Tiết 1 TOÁN
TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
(CÓ NHỚ MỘT LẦN)
I.Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần sang hàng chục hoặc hàng trăm )
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn ( có một phép trừ )
II.Đồ dùng dạy học
-Bảng con
III.Hoạt động lên lớp
LỊCH SOẠN GIẢNG TUẦN 2 (Từ ngày 27/8- 31/8/ 2012) Thứ ngày Tiết Môn Tên bài dạy Thứ 2 27/8 1 Toán Trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần) 2 Đạo đức Kính yêu Bác Hồ (T2) 3 Âm nhạc 4 Mỹ thuật 5 SHĐT Thứ 3 28/08 1 Tập đọc Ai có lỗi ? 2 TĐ- KC 3 Toán Luyện tập 4 Anh văn 5 TN-XH Vệ sinh hô hấp Thứ 4 29/8 1 Toán Ôn tập các bảng nhân 2 Tập đọc Cô giáo tí hon 3 TD 4 Chính tả Nghe viết : Ai có lỗi ? 5 Thủ công Gấp tàu thủy hai ống khói (T2) Thứ 5 30/8 1 Toán Ôn tập các bảng chia 2 Tập viết Ôn chữ hoa Ă, Â 3 Thể dục 4 Luyện từ và câu Từ ngữ về thiếu nhi.Ôn tập câu ai là gì ? 5 TN-XH Phòng bệnh đường hô hấp Thứ 6 31/8 1 Toán Luyện tập 2 Chính tả Nghe viết : Cô giáo tí hon 3 Tập làm văn Viết đơn 4 Anh văn 5 SHCT Thứ hai, ngày 27 tháng 8 năm 2012 Tiết 1 TOÁN TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (CÓ NHỚ MỘT LẦN) I.Mục tiêu: - Biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần sang hàng chục hoặc hàng trăm ) - Vận dụng được vào giải toán có lời văn ( có một phép trừ ) II.Đồ dùng dạy học -Bảng con III.Hoạt động lên lớp Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ: -Chữa bài 1và 2 tiết trước -GV nhận xét , chữa bài 2.Bài mới : *Giới thiệu bài : -Nêu yêu cầu của tiết học *Hoạt động 1 : Hướng dẫn thực hiện phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần ) a) Phép trừ : 432 - 215 . -Viết lên bảng phép tính 432- 215 = và yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc. _Cho nêu HS cách tính . Nếu HS cả lớp không tính được , giáo viên hướng dẫn HS tính từng bước . _ Yêu cầu HS thực hiện lại từng bước của phép trừ trên b)Phép trừ 627 – 143 _ Tiến hành các bước tương tự như với phép trừ 432 – 215 = 217 *Lưu ý : + Phép trừ 432 – 215 = 217 là phép trừ có nhớ một lần ở hàng chục + Phép trừ 627 – 143 = 484 là phép trừ có nhớ một lần ở hàng trăm *Hoạt động 2 :Luyện tập Bài 1 (cột 1,2,3 ; cột 4, 5 dành HS khá, giỏi) -Mời HS đọc yêu cầu của bài toán . _ Yêu cầu HS tự làm bài _ GV nhận xét bài làm và cho điểm Bài 2 : (cột 1,2,3; cột 4, 5 dành HS khá, giỏi) thực hiện tương tự như BT1 . Bài 3 : - Mời HS đọc đề bài . _ Hỏi :Tổng số tem của hai bạn là bao nhiêu ? +Trong đó bạn Bình có bao nhiêu tem +Bài toán yêu cầu ta tìm gì ? _ Yêu cầu học sinh làm bài _ Chữa bài , nhận xét bài làm và cho điểm Bài 4( HS khá, giỏi) : - Cho HS tự làm 3. Củng cố - Dặn dò - Nêu lại cách trừ số có ba chữ số (có nhớ một lần) -HS khá giỏi về nhà làm thêm bài tập 4.Chuẩn bị bài :Luyện tập -4HS lên bảng làm lại bài . -Lớp nhận xét _ HS nghe giới thiệu bài . -1 HS lên bảng đặt tính , HS cả lớp thực hiện đặt tính vào bảng con 432 * 2 không trừ được 5 - 215 lấy 12 trừ 5 bằng 7 , viết 217 7 nhớ 1 , 1nhớ 1 bằng 2, viết 23 trừ 2 bằng 1, 4 trừ 2 bằng 2, viết 2 . - 2 HS thực hiện trước lớp . Cả lớp theo dõi và nhận xét _ 2 HS đọc _ 3 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào bảng con -HS lên bảng nêu lại cách thực hiện. -Lớp nhận xét , chữa bài vào vở _ 3 HS đọc đề bài _ HS trả lời _ Bạn Bình có 128 con tem _ tìm số tem của bạn Hoa. _ 1 HS khá lên bảng làm bài , Học sinh cả lớp làm bài vào vở -HS chữa bài . -1HS lên bảng thực hiện -HS khá nhắc lại ********************** Tiết 2: ĐẠO ĐỨC KÍNH YÊU BÁC HỒ ( tiết 2 ) I.Mục tiêu -Củng cố kiến thức bài học - Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng - HS thực hiện tốt biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy -Kính yêu và biết ơn Bác Hồ II.Đồ dùng dạy học : - Các bài thơ,bài hát , truyện về Bác Hồ . - Vở bài tập Đạo đức 3 III.Hoạt động lên lớp Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động: 2. Kiểm tra bài cũ: -Đọc Năm điều Bác Hồ dạy 3.Bài mới : -Hát bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng -2,3HS đọc Năm điều Bác Hồ dạy * Giới thiệu bài : Bài học Đạo đức hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục cùng nhau tìm hiểu về : Kính yêu Bác Hồ . a/Hoạt động 1: Tìm hiểu Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên , nhi đồng *Mục tiêu :Giúp học sinh tự đánh giá việc thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy , nhi đồng * Cách tiến hành : - Yêu cầu HS suy nghĩ và trao đổi với bạn ngồi bên cạnh : Em đã thực hiện những điều nào trong Năm điều Bác Hồ dạy ? Thực hiện như thế nào? Còn điều gì em chưa thực hiện tốt ? Vì sao? - Mời một vài HS tự liên hệ trước lớp . - Khen những Hs đã thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy và nhắc nhở cả lớp học tập các bạn - Học sinh thảo luận nhóm đôi . - HS trả lời các câu hỏi : Mỗi học sinh đọc một điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng . -HS liên hệ trước lớp b/Hoạt động 2 : Học sinh trình bày , giới thiệu những tư liệu (Tranh ảnh , bài báo , câu chuyện , bài thơ , bài hát , ca dao ) đã sưu tầm được về Bác Hồ , về Bác Hồ với thiếu nhi và các tấm gương cháu ngoan Bác Hồ Mục tiêu : Giúp học sinh biết thêm những thông tin về Bác Hồ , về Bác Hồ với thiếu nhi và các tấm gương Cháu ngoan Bác Hồ *Cách tiến hành : _Nhóm rình bày kết quả sưu tầm được -HS trình bày theo nhóm tổ và giới thiệu Giáo viên khen những học sinh , nhóm học sinh đã sưu tầm được nhiều tư liệu tốt c/Hoạt động 3 : Trò chơi phóng viên -Mục tiêu : Củng cố lại bài học * Cách tiến hành : - HS trong lớp lần lượt thay nhau đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp về Bác Hồ , về Bác Hồ với thiếu nhi . -Các câu hỏi có thể là : +Xin bạn vui lòng cho biết Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác ? + Quê Bác ở đâu ? + Bác sinh vào ngày, tháng, năm nào? + Thiếu nhi chúng ta cần phảøi làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ ? + Vì sao thiếu nhi lại yêu quý Bác Hồ? + Bạn hãy đọc Năm điều Bác Hồ dạy? + Hãy kể tên một tấm gương cháu ngoan Bác Hồ? + Bạn hãy đọc một câu ca dao nói về Bác Hồ . + Bác hồ đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào khi nào ? Ở đâu ? *Kết luận chung : Giáo viên nhận xét về các câu trả lời của các nhóm 4.Củng cố -Dặn dò: -Gọi HS đọc Năm điều Bác Hồ dạy . -Về nhà: Đọc lại Năm điều Bác Hồ dạy _Chuẩn bị bài : Giữ lời hứa - Một số HS trong lớp lần lượt thay nhau đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp về Bác Hồ , về Bác Hồ với thiếu nhi . -HS tham gia trả lời các câu hỏi . -Lớp nhận xét , bổ sung -Kết thúc tiết học : Cả lớp cùng đồng thanh câu thơ : “Tháp Mười đẹp nhất bông sen. Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ -Vài HS đọc *********************** Tiết 3: ÂM NHẠC ==================== Tiết 4: MĨ THUẬT .*********************** Tiết 5 : HSĐT ********************* Thứ ba, ngày 28 tháng 08 năm 2012 Tiết 1-2 TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN AI CÓ LỖI ? I.Mục tiêu : A .Tập đọc - Biết ngắc hơi hợp lí sau dấu chấm , dấu phẩy và giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật . - Hiểu ý nghĩa : Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn ( trả lời được các câu hỏi trong SGK ) B.Kể chuyện -Kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. C.Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp: ứng xử văn hoá, thể hiện sự cảm thông, kiểm soát cảm xúc. II.Đồ dùng dạy học Tranh minh hoạ SGK III.Hoạt động lên lớp A .Tập đọc Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ : HS đọc thuộc lòng 2-3 khổ thơ bài Hai bàn tay em . -GV nhận xét , cho điểm 2.Bài mới : * Giới thiệu bài : -GV giới thiệu bài và sát tranh minh họa bài. * Hoạt động 1 : Luyện đọc a) Giáo viên đọc bài văn . b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ ngữ . _ Đọc từng câu + Giáo viên viết bảng : Cô-rét-ti , En-ri-cô +Trong khi theo dõi học sinh đọc giáo viên uốn nắn cho các em _ Đọc từng đoạn trước lớp + Giúp các em hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải( kiêu căng , hối hận , can đảm , ngây) _ Đọc từng đoạn trong nhóm + Theo dõi để biết học sinh thực sự làm việc và hướng dẫn các nhóm đọc đúng *Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài +Tổ chức cho HS đọc thầm từng đoạn . _ Hai bạn nhỏ trong truyện tên là gì ? _Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau ? +Cả lớp đọc thầm đoạn 3 , trả lời câu hỏi : Vì sao En-ri-cô hối hận , muốn xin lỗi Cô-rét-ti ? _ Một học sinh đọc lại đoạn 4 , cả lớp đọc thầm theo , trả lời câu hỏi : + Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao? + Em đoán Cô-rét-ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn? Hãy nói một câu ý nghĩ của Cô-rét-ti . _ Học sinh đọc thầm đoạn 5,trả lời câu hỏi : + Bố đã trách mắng En-ri-cô như thế nào ? + Lời trách mắng của bố đúng không? Vì sao? + Theo em, mỗi bạn có điểm gì đáng khen? - GV chốt lại ý chính của bài * Hoạt động 3 : Luyện đọc lại _ GV chọn đọc mẫu một đoạn lưu ý HS về giọng đọc ở các đoạn văn _ Uốn nắn cách đọc cho học sinh . Chú ý một số câu dài _ Nhận xét , tuyên dương . B.KỂ CHUYỆN * Giáo viên nêu nhiệm vụ * Hướng dẫn học sinh kể chuyện : _Nhắc HS :Câu chuyện vốn được kể theo lời của En-ri-cô. Để hiểu yêu cầu kể bằng lời của em , các em cần đọc ví dụ về cách kể . - HS kể chuyện -GV nhận xét , tuyên dương . 3.Củng cố - Dặn dò - Em học được điều gì qua câu chuyện này ? - Giáo viên nhận xét tiết học . -Về nhà: Tập đọc và tập kể lại câu chuyện này .Chuẩn bị bài mới. -2,3 HS đọc và trả lời câu hỏi trong bài _ HS nghe và quan sát tranh minh hoạ _ Học sinh chú ý lắng nghe _ HS tiếp nối đọc từng câu đến hết bài _2-3 HS nhìn bảng đọc , cả lớp đọc đồng thanh . _ HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn trong bài _ Học sinh nêu nghĩa của các từ ngữ _ Luyện đọc theo cặp _ Học sinh đọc thầm đoạn 1 và 2 _ En-ri-cô và Cô-rét-ti . _HS trả lời . _HS trả lời . -HS phát biểu - HS thảo luận cặp. . _HS trả lời . _ HS thảo luận cặp _HS khá ,giỏi phát biểu . _ Hai nhóm HS ( mỗi nhóm 3 em) đọc theo cách phân vai ( En-ri-cô , Cô-rét-ti , bố En-ri-cô ) . -Bình chọn HS và các nhóm đọc hay nhất _ HS chú ý lắng nghe . _ Cả lớp quan sát 5 tranh minh hoạ( phân biệt En-ri-cô mặc áo xanh, Cô-rét-ti mặc áo nâu) -HS tập kể theo cặp -Từng tốp 5 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn của câu chuyện dựa theo 5 tranh minh hoạ . - Cả lớp bình chọn người kể tốt nhất . -HS phát biểu *********************** Tiết 3: TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu - Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các số có ba chữ số( không nhớ hoặc có nhớ một lần ) - Vận dụng được và ... i câu hỏi ( cái gì , con gì ) ? là thiếu nhi. Bộ phận câu trả lời câu hỏi (là gì )? là măng non đất nước . _ 3 HS làm bài trên bảng _ HS cả lớp làm vào vở. _ 1 HS đọc to , cả lớp đọc thầm theo -HS đặt miệng trước lớp _ Học sinh làm bài vào vở -HS nghe và thực hiện *********************** Tiết 5: TỰ NHIÊN XÃ HỘI PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP I. Mục tiêu : -Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi - HS khá ,giỏi biết cách giữ ấm cơ thể, vệ sinh mũi miệng. - Có ý thức giữ vệ sinh đường hô hấp. - Giáo dục các kĩ năng sống: kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kĩ năng làm chủ bản thân, kĩ năng giao tiếp. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình trang 10 và 11 sách giáo khoa . III. Hoạt động dạy - học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: “Vệ sinh hô hấp “ + Nêu ích lợi việc thở không khí trong lành? + Hằng ngày em phải làm gì để giữ vệ sinh đường hô hấp? - GV nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: * Giới thiệu bài: - Giới thiệu bài “Phòng bệnh đường hô hấp “ *Hoạt động 1: Động não. - Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau: + Hãy kể tên các bộ phận của cơ quan hô hấp ? + Hãy kể một số bệnh về đường hô hấp mà em biết ? * Giáo viên giảng thêm: Tất cả các bộ phận của đường hô hấp đều có thể bị bệnh như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản và viêm phổi * Hoạt động 2: làm việc với SGK. Bước 1: Làm việc theo cặp - Yêu cầu 2 em cùng quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 10 và 11 SGK và thảo luận : +Bức tranh 1 và 2 Nam đã nói gì với bạn Nam? Em có nhận xét gì về cách ăn mặc của Nam và bạn của Nam? Nguyên nhân nào khiến Nam bị viêm họng? Bạn của Nam khuyên Nam điều gì? +Hình 3 Bác sĩ đang làm gì? Khuyên Nam điều gì? + Hình 4: Tại sao thầy giáo lại khuyên học sinh mặc ấm ? +Hình 5: Vì sao hai bác đi qua đường lại khuyên hai bạn nhỏ đang ăn kem ? +Bệnh viêm phế quản và viêm phổi có biểu hiện gì ? Nêu tác hại của hai bệnh này ? Bước 2 : Làm việc cả lớp - Gọi một số cặp HS lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - Yêu cầu lớp theo dõi bổ sung. +Nguyên nhân nào khiến ta bị mắc bệnh đường hô hấp ? +Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh đường hô hấp ? * Giáo viên kết luận như SGV. * Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Bác sĩ “ - Hướng dẫn học sinh cách chơi - Yêu cầu học sinh đóng vai bệnh nhân và bác sĩ và cách thực hiện trò chơi. - Cho HS chơi thử trong nhóm, sau đó mời 1 số cặp biểu diễn trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. c) Củng cố - Dặn dò: -Mời HS đọc nội dung bài học (SGK). - Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học và xem trước bài mới . - 2HS lên bảng trả lời bài cũ - Lớp nhận xét . - Lắng nghe giáo viên giới thiệu bài - Vài học sinh nhắc lại tựa bài. - Lớp tiến hành làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên - Từng cặp quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo tranh. - Từng cặp HS lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. -HS khá g,iỏi trả lời - HS khá ,giỏi trả lời -HS theo dõi hướng dẫn -Lớp tiến hành chơi trò chơi. - Lần lượt từng cặp lên chơi, lớp theo dõi nhận xét, bổ sung. - Vài HS đọc -HS nghe - Chuẩn bị bài mới: "Bệnh lao phổi" ********************** Thứ sáu , ngày 31 tháng 8 năm 2012 Tiết 1: TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu - Biết tính giá trị của biểu thức có phép nhân , phép chia . - Vận dụng được vào giải toán có lời văn ( có một phép tính ) -Làm được Bài 1, Bài 2, Bài 3 (HS khá giỏi làm thêm BT còn lại ) -HS yêu thích môn học II. Đồ dùng dạy học - Bảng con, hình minh họa SGK; 8 hình tam giác bằng nhau III. Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS đọc các bảng chia đã học - Nhận xét, cho điểm HS. 2. Bài mới a/ Giới thiệu : -Nêu yêu cầu của tiết học b/ Luyện tập -vài HS . Bài 1 - GV ghi lên bảng : 5 x 3 + 132 - Y/c HS nêu cách tính giá trị của biểu thức trên -HS khá , giỏi nêu cách tính -GV nhận xét , chốt cách thực hiện - Y/c HS làm bài b,c. - 2 HS lên bảng, HS cả lớp làm vào vở -Chữa bài và cho điểm HS.Chốt lại cách tính biểu thức -Lớp nhận xét chữa bài -Gọi HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức -HS nhắc lại Bài 2 - Mơì HS nêu y/c của bài. -2,3 HS nêu - Y/c HS quan sát hình vẽ và hỏi : Hình nào đã khoanh vào 1 phần 4 số con vịt ? vì sao? - HS thảo luận theo cặp ,trả lời - Hình b đã khoanh vào 1 phần mấy số con vịt ? Vì sao ? - HS khá trả lời Bài 3 - Gọi HS đọc đề bài - 2,3HS đọc - Y/c HS suy nghĩ và tự làm bài - 1 HS làm bảng bài, HS cả lớp làm vở - Chữa bài và cho điểm HS Bài 4( HS khá, giỏi) -2HS lên bảng xếp hình. 3/ Củng cố, dặn dò - Gọi HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức có phép nhân , chia . - HS khá , giỏi Về nhà làm thêm bài tập4 - Nhận xét tiết học -2,3HS nhắc lại **************** Tiết 2: CHÍNH TẢ CÔ GIÁO TÍ HON I.Mục tiêu -Nghe -viết đúng bài chính tả , chình bày đúng hình thức bài văn xuôi . đoạn văn trong bài : Cô giáo tí hon . -Làm đúng bài tập 2b -Có ý thức giữ gìn sách vở , chữ viết sạch đẹp II.Đồ dùng dạy học - Chuẩn bị sẵn nội dung bài tập 2b - Bảng con III.Hoạt động lên lớp Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ : -Chữa bài tập 3a -GV nhận xét , chữa bài . 2.Bài mới : * Giới thiệu bài : -Nêu yêu cầu của tiết học * Hoạt động 1 :Hướng dẫn HS nghe-viết _ GV đọc 1 lần đoạn văn sẽ viết chính tả. + Đoạn văn có mấy câu ? + Chữ đầu các câu viết như thế nào ? + Chữ đầu đoạn văn viết như thế nào _ Tìm tên riêng trong đoạn văn ? + Cần viết tên riêng như thế nào ? -Yêu cầu HS tìm và viết ra những chữ dễ viết sai . _ Nhận xét , sửa lỗi _GV đọc cho HS viết bài vào vở . -Giáo viên theo dõi uốn nắn -Cho HS soát bài * Hoạt động 2:Chấm và chữa bài _Chấm 5 đến 7 bài , nhận xét . _GV chữa lỗi trên bảng * Hoạt động 3: Làm bài tập chính tả Bài tập 2b _ Mời HS đọc yêu cầu của bài tập _ GV chốt : + Phải tìm đúng những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng đã cho , tìm được càng nhiều tiếng càng tốt + Viết đúng chính tả những tiếng đó _ Giáo viên cho các em làm vào vở _ Nhận xét , tuyên dương. 3. Củng cố - Dặn dò -Nhận xét tiết học - HS về nhà làm BT2a.Chuẩn bị bài : Chiếc áo len -3 HS chữa bài _ HS nghe giới thiệu bài . - 2 HS đọc lại , cả lớp đọc thầm theo . _ 5 Câu . _Viết hoa chữ cái đầu . _Viết lùi vào một chữ . _HS tìm và nêu _ Viết hoa . _ HS tìm và viết vào bảng con . _ Học sinh nghe -viết bài vào vở . -HS tự soát bài . _ HS chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở . - 2 HS đọc to . Cả lớp đọc thầm theo _ 1HS khá làm mẫu trên bảng . -Cả lớp nêu miệng . _ Cả lớp chữa bài theo lời giải đúng ******************** Tiết 3: TẬP LÀM VĂN VIẾT ĐƠN I. Mục tiêu -Bước đầu viết được đơn xin vào Đội TNTP Hồ Chí Minh dựa theo mẫu đơn của bài Đơn xin vào Đội (SGK tr.9) -GD tình cảm kính yêu Đội TNTP Hồ Chí Minh II. Đồ dùng dạy - học Mẫu đơn xin vào Đội III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ : -Nhận xét bài viết điền vào mẫu Đơn xin cấp thẻ đọc sách . 2.Bài mới *Giới thiệu bài : -Nêu yêu cầu của tiết học *Hoạt động 1 :Hướng dẫn HS làm bài tập . _ Mời HS đọc yêu cầu . _Hỏi : Lá đơn gồm mấy phần ? +Phần nào trong đơn phải viết theo mẫu ? +Phần nào không nhất thiết phải hoàn toàn như mẫu ? Vì sao ? _GV chốt lại : Lá đơn phải trình bày theo mẫu (SGK) -Lưu ý HS :Trong các nội dung trên thì phần lí do viết đơn , bày tỏ nguyện vọng , lời hứa là những nội dung không cần viết khuôn mẫu . *Hoạt động 2 : Học sinh làm bài -GV theo dõi , giúp HS yếu - _ GV nhận xét, cho điểm , đặc biệt khen ngợi những HS viết được lá đơn có ý riêng . 3.Củng cố – dặn dò -Nhắc lại các phần và những yêu cầu khi viết đơn . -Nhắc HS về nhà tập viết lại bài .Chuẩn bị tiết tập làm văn sau -Nghe GV nhận xét _ HS nghe giới thiệu bài . -2,3 đọc yêu cầu của bài _ Học sinh phát biểu. _ Học sinh phát biểu _ Học sinh làm bài vào vở _ Một số học sinh đọc đơn . -Cả lớp nhận xét bài của bạn -HS nhắc lại *********************** Tiết 4 ANH VĂN *********************** Tiết 5 SINH HOẠT CUỐI TUẦN I/ MỤC TIÊU: -Nhận xét đánh giá hoạt động tuần qua của lớp . -HS nắm được những nết cơ bản của tuần sau. II / NỘI DUNG 1/ Nhận xét hoạt động của lớp tuần qua. * Ưu điểm:--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- * Khuyết điểm:----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------:------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ * Giáo dục ý thức phòng dịch sốt xuất huyết 2/ Kế hoạch tuần sau: - Thực hiện học tập theo thời khoá biểu. - Thực hiện tốt nội quy của trường lớp. - Ktra đồ dùng học tập 3/ Rèn luyện học sinh yếu : Rèn kĩ năng đọc ************************** KÍ DUYỆT Khối trưởng BGH
Tài liệu đính kèm: