Giáo án Đạo đức 3 - Tiết 35: Thực hành kĩ năng cuối học kì ii và cuối năm

Giáo án Đạo đức 3 - Tiết 35: Thực hành kĩ năng cuối học kì ii và cuối năm

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh ôn tập củng cố lại các chuẩn mực đạo đức đã học ở kì II.

 - Kiểm tra việc nắm những kiến thức và các hành vi đã học trong học kì II.

2. Kỹ năng:

 - Học sinh hiểu vì sao phải thực hiện đầy đủ các chuẩn đạo đức đó.

 - Vận dụng vào làm bài nhanh, chính xác với những hành vi đúng.

3. Thái độ:

 - Có ý thức, thái độvà các hành vi đúng đắn qua các bài học, .

II. Tài liệu và phương tiện:

1. Giáo viên:

 - Hệ thống câu hỏi ôn tập.

2. Học sinh:

 - Chuẩn bị bài trước ở nhà.

III. Phương pháp:

 - Vấn đáp, giảng giải, luyện tập, thực hành, .

 

doc 3 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 3524Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức 3 - Tiết 35: Thực hành kĩ năng cuối học kì ii và cuối năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/02/2010.	 Ngày giảng: Thứ Hai ngày 03 tháng 05 năm 2010.
Người soạn, giảng: Lê Phạm Chiến.
Tiết 5: ĐẠO ĐỨC.
Tiết 35: THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ II VÀ CUỐI NĂM.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh ôn tập củng cố lại các chuẩn mực đạo đức đã học ở kì II.
	- Kiểm tra việc nắm những kiến thức và các hành vi đã học trong học kì II.
2. Kỹ năng:
	- Học sinh hiểu vì sao phải thực hiện đầy đủ các chuẩn đạo đức đó.
	- Vận dụng vào làm bài nhanh, chính xác với những hành vi đúng.
3. Thái độ:
	- Có ý thức, thái độvà các hành vi đúng đắn qua các bài học, ...
II. Tài liệu và phương tiện:
1. Giáo viên:
	- Hệ thống câu hỏi ôn tập.
2. Học sinh:
	- Chuẩn bị bài trước ở nhà.
III. Phương pháp:
	- Vấn đáp, giảng giải, luyện tập, thực hành, ...
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định, tổ chức: (1’).
- Cho học sinh hát chuyển tiết.
2. Kiểm tra bài cũ: (2’).
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
- Nhận xét qua kiểm tra.
3. Bài mới: (25’).
 a. Giới thiệu bài:
- Đặt câu hỏi để học sinh nhớ lại các bài.
? Trong học kì II này các con đã được học những bài Đạo đức nào?
- Nhận xét, bổ sung.
- Ghi đầu bài lên bảng.
- Gọi học sinh nhắc lại đầu bài.
 b. Hướng dẫn học sinh ôn tập:
. Bài: “Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế”.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận:
? Vì sao phải đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và tuyên dương.
=> Kết luận chung: Thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ, điều kiện sống, ... Song đều là anh em, bạn bè, cùng là chủ nhân tương lai của thế giới. Vì vậy chúng ta cần phải đoàn kết, hữu nghị với Thiếu nhi Thế giới, ...
‚. Bài: “Tôn trọng khách nước ngoài”.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận:
? Hãy kể về một số hành vi lịch sự với khách nước ngoài mà con biết (qua chứng kiến, ti vi, đài báo, ...) ?
? Con có nhận xét gì về những hành vi đó ?
- Gọi đại diện các nhóm trình bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
=> Kết luận: Cư xử lịch sự với khách nước ngoài là một việc làm tốt mà chúng ta nên làm.
ƒ. Bài: “Tôn trọng đám tang”.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận:
? Vì sao cần phải tôn trọng đám tang ?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
=> Kế luận: Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sống văn hoá.
„. Bài: “Tôn trọng thư từ tài sản ...”.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận:
? Vì sao phải tôn trọng thư từ tài sản của người khác ?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
=> Kết luận: Thư từ, tài sản của mỗi người thuộc về riêng họ, không ai được xâm phạm, tự ý bóc, đọc thư hoặc sử dụng tài sản của người khác là việc không nên làm.
…. Bài: “Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước”.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận:
? Vì sao phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
=> Kết luận: Nước là tài nguyên quý. Do nguồn nước phải sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy chúng ta cần sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
†. Bài: “CS và BV vật nuôi, cây trồng”.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận:
? Vì sao phải chăm sóc cây trồng vật nuôi ?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
=> Kết luận: Cây trồng, vật nuôi là nguồn thức ăn và lương thực, phục vụ cho cuộc sống của con người. Ngoài ra nó còn mang lại niềm vui cho con người. Vì vậy chúng ta phải biết chăm sóc cây trồng, vật nuôi, ... 
4. Củng cố, dặn dò: (2’).
- Nhận xét tiết học, nhấn mạnh nội dung bài
- Về thực hiện theo các hành vi đã học.
- Tổng kết môn học.
- Lớp hát chuyển tiết.
- Chuẩn bị bài, giấy kiểm tra.
- Lớp trưởng kiểm tra và báo cáo.
- Nêu tên các bài Đạo đức đã học trong học kì II.
- Nhận xét, bổ sung cho bạn.
- Ghi đầu bài vào vở.
- Nhắc lại đầu bài.
. Bài: “Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế”.
- Thảo luận để giải quyết vấn đề:
=> Vì thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi Thế giới đều là anh em, bạn bè, ... do đó cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
- Các nhóm đại diện trả lời.
- Nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.
- Lắng nghe, ghi nhớ và thực hiện.
‚. Bài: “Tôn trọng khách nước ngoài”.
- Thảo luận để giải quyết vấn đề:
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Lắng nghe, ghi nhớ và thực hiện.
ƒ. Bài: “Tôn trọng đám tang”.
- Thảo luận để giải quyết vấn đề:
=> Đám tang là nghi lễ chôn cất người đã mất. Đây là sự kiện đau buồn đối với người thân của họ nên ta phải tôn trọng không được làm gì xúc phạm đến đám tang.
- Các nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi nhớ và thực hiện.
„. Bài: “Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác”.
- Thảo luận để giải quyết vấn đề:
=> Thư từ tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm sai trái, vi phạm pháp luật.
- Các nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi nhớ và thực hiện.
…. Bài: “Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước”.
- Thảo luận để giải quyết vấn đề:
=> Vì nước là nhu cầu thiết yếu của con người. Nước là tài nguyên quý và có hạn, nên chúng ta cần phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước và giữ gìn nguồn nước không bị ô nhiễm.
- Các nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi nhớ và thực hiện.
†. Bài: “Chăm sóc và BV vật nuôi, cây trồng”.
- Thảo luận để giải quyết vấn đề:
=> Cây trồng vật nuôi phục vụ cho cuộc sống và mang lại niềm vui cho con người.
- Các nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi nhớ và thực hiện.
- Lắng nghe, theo dõi.
- Về thực hiện theo các hành vi đã học.
*******************************************************************************
Thị trấn; Ngày 27 tháng 04 năm 1010.
NGƯỜI THỰC HIỆN
Lê Phạm Chiến.

Tài liệu đính kèm:

  • docT 33.doc