Giáo án Đạo đức 3 tuần 1 đến 5

Giáo án Đạo đức 3 tuần 1 đến 5

Ngày soạn :

TUẦN : 1

TIẾT : 1 Ngày dạy :

MÔN : ĐẠO ĐỨC

BÀI : KÍNH YÊU BÁC HỒ

 (TG HCM – TOÀN PHẦN)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Kiến thức:

+ Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.

+ Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.

- Kĩ năng:

+ Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.

- Thái độ:

+ Học sinh cần phải học tập và làm theo lời Bác dạy.

GDTGĐĐHCM: Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu. Để thể hiện lòng yêu kính Bác Hồ, HS cần phải học tập và làm theo lời Bác dạy.

II.CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

- Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn.

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ khi bạn vui, buồn.

 

doc 10 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 836Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức 3 tuần 1 đến 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 	
TUẦN : 1 
TIẾT : 1
Ngày dạy : 	
MÔN : ĐẠO ĐỨC
BÀI : KÍNH YÊU BÁC HỒ
 (TG HCM – TOÀN PHẦN)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.
+ Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
- Kĩ năng: 
+ Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
- Thái độ:
+ Học sinh cần phải học tập và làm theo lời Bác dạy.
GDTGĐĐHCM: Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu. Để thể hiện lòng yêu kính Bác Hồ, HS cần phải học tập và làm theo lời Bác dạy.
II.CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn.
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ khi bạn vui, buồn.
III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
- Nói cách khác.
- Đóng vai.
- Lập kế hoạch.
IV. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: 
+ Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh về Bác Hồ.
- Học sinh:
+ SGK.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sách vở, ĐDHT của HS.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
* Khởi động :
- Bài học đạo đức hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về Bác Hồ. Giáo viên ghi tựa lên bảng.
Hoạt động 1: GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát các bức ảnh, tìm hiểu về nội dung và đặt tên cho từng ảnh.
Hoạt động 2: Giáo viên kể câu chuyện “Các cháu vào đây với Bác”
+ Qua câu chuyện các em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào?
+ Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ? 
*Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu. Để thể hiện lòng yêu kính Bác Hồ, các em cần phải học tập và làm theo lời Bác dạy.
Hoạt động 3:
-Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh đọc 1 điều. 
-Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
-Giáo viên phân nhóm, thảo luận
-Ghi lại những biểu hiện cụ thể của mỗi điều Bác Hồ dạy.
-Học sinh nhắc lại.
-Học sinh thực hiện theo nhóm.
-Đại diện mỗi nhóm lên giới thiệu 1 ảnh.
- HS lắng nghe.
-Học sinh thảo luận.
-Rất là thắm thiết và gắn bó với nhau.
-Học tốt, chăm ngoan, làm tốt 5 điều Bác dạy.
-Lắng nghe và ghi nhớ.
-Thảo luận theo nhóm, đại nhóm báo cáo trình bày của nhóm mình.
-Giáo viên ghi bảng – học sinh đọc.
- Biết nhắc nhở bạn bè cùng nhau thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
4. Củng cố: 
- Giáo viên củng cố lại nội dung 5 điều Bác Hồ dạy.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
- Về nhà thực hiện đúng 5 điều Bác Hồ dạy. 
- Sưu tầm những bài thơ, bài hát, hình ảnh nói về Bác Hồ để tiết sau chúng ta thực hành.
Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 2 
TIẾT : 2
Ngày dạy : 	
MÔN : ĐẠO ĐỨC
BÀI : KÍNH YÊU BÁC HỒ (TIẾP THEO)
 (TG HCM – TOÀN PHẦN)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.
+ Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
- Kĩ năng: 
+ Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
- Thái độ:
+ Học sinh cần phải học tập và làm theo lời Bác dạy.
GDTGĐĐHCM: Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu. Để thể hiện lòng yêu kính Bác Hồ, HS cần phải học tập và làm theo lời Bác dạy.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: 
+ Tư liệu “Cuộc đời và sự nghiệp Bác Hồ”
+ Một số tranh ảnh về hoạt động của Bác đối với thiếu nhi. Một số bài thơ, bài ca dao, mẫu chuyện, bài hát, đoạn phim tư liệu về Bác
+ Tranh vẽ SGK phóng to.
- Học sinh:
+ Sưu tầm những bài thơ, bài hát, hình ảnh nói về Bác Hồ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
* Khởi động:
* Hoạt động 1: Nghe nói về Bác Hồ
- Chia lớp làm 4 nhóm. Yêu cầu học sinh mở VBT cùng thảo luận nội dung bài tập về nhà. Thảo luận và đại diện nhóm lên bảng trình bày phần chuẩn bị 
- Giáo viên nhận xét, bổ sung thêm các nhóm báo cáo của các nhóm, chốt lại và hướng dẫn học sinh thảo luận thêm về Bác theo một số câu hỏi gợi ý sau:
+ Bác sinh vào ngày, tháng, năm nào?
+ Quê Bác ở đâu?
+ Em còn biết tên nào khác của Bác?
+ Tình cảm của Bác dành cho các cháu thiếu nhi như thế nào?
*Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu. Để thể hiện lòng yêu kính Bác Hồ, các em cần phải học tập và làm theo lời Bác dạy.
Hoạt động 2: Hái hoa dân chủ “ Tìm hiểu về Bác Hồ”
-Thi theo nhóm
- HS hát tập thể hoặc nghe băng bài hát Tiếng chim trong vườn Bác, nhạc và lời của Hàn Ngọc Bích.
- Học sinh thảo luận nhóm báo cáo phần chuẩn bị ở nhà – Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời, lớp nhận xét - bổ sung.
-Lắng nghe và ghi nhớ.
-Mỗi nhóm cử đại diện lên thi đua
-Đại diện lên bốc thăm – TLCH
- Đại diện nhóm lên bảng thực hiện. Lớp nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố: 
- Bản thân em đã thực hiện được gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ. 
- GDTT: Chăm ngoan, học giỏi, luôn có thực hiện tốt 5 điều Bác dạy.
- Giáo viên nhận xét chung tiết học
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau Giữ lời hứa
Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 3 
TIẾT : 3
Ngày dạy : 	
MÔN : ĐẠO ĐỨC
BÀI : GIỮ LỜI HỨA
(TG HCM – BỘ PHẬN)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Nêu được một vài ví dụ về việc giữ lời hứa.
+ Quý trọng những người biết giữ lời hứa. 
- Kĩ năng: 
+ Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
- Thái độ:
+ Giáo dục cho HS biết giữ và thực hiện lời hứa.
GDTGĐĐHCM: Bác Hồ là người rất trọng chữ tín, đã hứa với ai điều gì Bác đều cố gắng thực hiện bằng được. Qua bài học, giáo dục cho HS biết giữ và thực hiện lời hứa.
II.CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
-Kĩ năng tự tin mình có khả năng thực hiện lời hứa.
-Kĩ năng thương lượng với người khác để thực hiện được lời hứa của mình.
-Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm về việc làm của mình.
III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
-Nói tự nhủ.
-Trình bày 1 phút.
-Lập kế hoạch.
IV. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: 
+ Tranh minh hoạ truyện Chiếc vòng bạc.
+ Phiếu học tập.
- Học sinh:
+ SGK.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra bài đã học ở tiết trước.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
1. Hoạt động 1: 
- Thảo luận truyện “Chiếc vòng bạc” 
- Mục tiêu : Học sinh biết được thế nào là giữ lời hứa và ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
- Giáo viên kể chuyện. 
2. Hoạt động 2: Xử lí tình huống.
+ Mục tiêu: Học sinh biết được vì sao cần phải giữ lời hứa vá cần làm gì nếu không thể giữ lời hứa với người khác.
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm và giao cho mỗi nhóm xử lí một trong hai tình huống sau đây.
+ Tình huống 1: Tân cần sang nhà bạn học như đã hứa hoặc tìm cách báo cho bạn để bạn khỏi phải chờ.
+ Tình huống 2: Thanh cần dán trả lại truyện cho Hằng và xin lỗi bạn.
3.Hoạt động 3: Tự liên hệ.
- Mục tiêu: Học sinh biết tự đánh giá việc giữ lời hứa của bản thân.
- Thảo luận cả lớp và trả lời câu hỏi. 
- Lắng nghe.
- Học sinh hoạt động theo nhóm.
- Học sinh dựa vào yêu cầu của bài tập 2.
- Thảo luận và trình bày (có thể bằng lời hoặc đóng vai).
- Học sinh tự liên hệ thực tế ở bản thân và nêu.
-Nêu được thế nào là giữ lời hứa.
-Hiểu được ý nghĩa của việc biết giữ lời hứa.
4. Củng cố: 
- Em cần giữ lời hứa với bạn bè và mọi người như thế nào?
GDTGĐĐHCM: Bác Hồ là người rất trọng chữ tín, đã hứa với ai điều gì Bác đều cố gắng thực hiện bằng được. Do đó, các em biết giữ lời hứa và thực hiện lời hứa.
- GV nhận xét chung tiết học.
5. Dặn dò: 
- Về nhà xem lại bài.
- Sưu tầm các gương biết giữ lời hứa của bạn bè trong lớp, trong trường.
Điều chỉnh, bổ sung
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 4
TIẾT : 4
Ngày dạy : 	
MÔN : ĐẠO ĐỨC
BÀI : GIỮ LỜI HỨA (TIẾP THEO)
 (TT HCM – BỘ PHẬN)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Nêu được một vài ví dụ về việc giữ lời hứa.
+ Quý trọng những người biết giữ lời hứa. 
- Kĩ năng: 
+ Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
- Thái độ:
+ Giáo dục cho HS biết giữ và thực hiện lời hứa.
II.CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
-Kĩ năng tự tin mình có khả năng thực hiện lời hứa.
-Kĩ năng thương lượng với người khác để thực hiện được lời hứa của mình.
-Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm về việc làm của mình.
III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
-Nói tự nhủ.
-Trình bày 1 phút.
-Lập kế hoạch.
IV. CHUẨN BỊ
+ Tranh minh hoạ truyện Chiếc vòng bạc.
+ Phiếu học tập.
- Học sinh:
+ Sưu tầm các gương biết giữ lời hứa của bạn bè trong lớp, trong trường.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra bài đã học ở tiết trước.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Họat động 1: 
- Thảo luận theo nhóm đôi.
- Bài tập 2: Viết đúng sai vào ô trống.
- GVKL: Ý a, d là giữ lời hứa; ý b, c là không giữ lời hứa.
Hoạt động 2: Đóng vai
- GV chia lớp theo nhóm và thảo luận theo nhóm và chuẩn bị đóng vai theo yêu cầu của bài.
- GV KL: Em phải cần xin lỗi và giải thích lí do và khuyên bạn không nên làm điều sai trái.
Hoạt động 3: Bài tập 5
- GV kết luận: Đồng tình với ý: b; d ; đ - không đồng tình với ýa; c ; e.
- GV KL chung: Giữ lời hứa là thực hiện với điều mình đã nói, đã hứa. Người biết giữ lời hứa sẽ được người khác tin cậy và tôn trọng.
- Bác Hồ là người rất trọng chữ tín, đã hứa với ai điều gì Bác đều cố gắng thực hiện bằng được. Do đó, các em biết giữ lời hứa và thực hiện lời hứa.
- HS thảo luận theo nhóm 2 người. Sau đó làm vào PHT. 
- 1 số HS báo cáo bài làm của mình - lớp nhận xét bổ sung.
 + HS thảo luận cử người đóng vai theo nhóm với yêu cầu của bài.
 + Các nhóm lên đóng vai – lớp theo dõi nhận xét đánh giá xem có đồng ý với cách đóng vai của bạn không? Vì sao?
 + Em nào có ý kiến hay nói cho cả lớp nghe.
 - Thảo luận theo nhóm và đại diện nhóm thảo luận rồi báo kết quả của nhóm mình. 
- Nhóm bạn nhận xét bổ sung ý kiến.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
-Học tập theo gương Bác.
4. Củng cố: 
- Em đã hứa cùng bạn một việc gì đó, nhưng sau đó em hiểu ra việc làm đó là sai. Khi đó em sẽ làm gì?
- Giáo viên nhận xét chung tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn học sinh phải biết giữ lời hứa.
Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 5
TIẾT : 5
Ngày dạy : 	
MÔN : ĐẠO ĐỨC
BÀI : TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy.
+ Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
- Kĩ năng: 
+ Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường.
- Thái độ:
+ HS có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình.
II.CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
-Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán đánh giá những thái độ, việc làm thể hiện sự ỷ lại, không chịu tự làm lấy việc của mình).
-Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện ý thức tự làm lấy việc của mình.
-Kĩ năng lập kế hoạch tự làm lấy công việc của bản thân.
III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
-Thảo luận nhóm.
-Đóng vai xử lí tình huống.
-Lập kế hoạch.
IV. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: 
+ Tranh minh hoạ tình huống.
+ Phiếu thảo luận nhóm.
+ Một vài đồ dùng cần cho trò chơi đóng vai.
- Học sinh:
+ SGK.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra bài đã học ở tiết trước.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Hoạt động 1: Xử lí tình huống
+ Gặp bài toán khó, Đại loay hoay mãi mà vẫn giải chưa được. Thấy vậy An đưa bài đã giải sẵn cho bạn chép. Nếu là Đại em sẽ làm gì khi đó? Vì sao? 
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Phát phiếu học tập, tự luận theo nhóm và trả lời.
Hoạt động 3: Đóng vai
- Khi Việt đang cắt hoa giấy chuẩn bị cho cuộc thi “Hái hoa dân chủ” tuần tới của lớp thì Dũng đến chơi. Dũng bảo Việt.
- Tớ khéo tay, cậu để tớ làm thay cho, còn cậu giỏi toán thì làm bài hộ tớ.
- Xử lí tình huống.
-Vài em nêu cách xử lí của mình và nhận xét.
- Thảo luận nhóm TLCH.
-Đại cần tự làm bài mà không nên chép bài của bạn vì đó là nhiệm vụ.
- HS đóng vai.
-Hiểu được lợi ích của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hằng ngày.
4. Củng cố: 
- Em hiểu như thế nào là làm lấy việc của mình?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
- Về nhà cần sưu tầm những tấm gương về việc tự làm lấy công việc của mình để tiết sau thực hành.
Điều chỉnh, bổ sung
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docdao duc lop3 tuan 15.doc