Giáo án Đạo đức 3 - Tuần 1 đến 7 - Năm học 2018-2019

Giáo án Đạo đức 3 - Tuần 1 đến 7 - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa. Nêu được thế nào là giữ lời hứa.

 2. Kĩ năng: Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người. Hiểu được ý nghĩa của việc biết giữ lời hứa.

3. Hành vi: Quý trọng những người biết giữ lời hứa.

* KNS:

 - Rèn các kĩ năng: kĩ năng tự tin mình có khả năng thực hiện lời hứa; kĩ năng thương lượng với người khác để thực hiện được lời hứa của mình; kĩ năng đảm nhận trách nhiệm về việc làm chủ của mình.

 - Các phương pháp: Nói tự nhủ; trình bày 1 phút; lập kế hoạch.

* Lưu ý: Giáo viên điều chỉnh các tình huống đóng vai cho phù hợp với học sinh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Câu chuyện : ”Chiếc vòng bạc - Trích trong tập Bác Hồ - Người Việt Nam đẹp nhất, NXB Giáo dục, 1986” và”Lời hứa danh dự – Lê - ô - nít Pan - tê - lê - ép, Hà Trúc Dương dịch”. 4 phiếu ghi tình huống cho 4 nhóm (Hoạt động 2- Tiết2). 4 bộ thẻ Xanh và Đỏ. Bảng phụ ghi nội dung hoạt động 2- Tiết 2. GAĐT

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 27 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 02/07/2022 Lượt xem 421Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức 3 - Tuần 1 đến 7 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Ngày soạn: 02/09/2018
Ngày dạy: 04/09/2018
ĐẠO ĐỨC: Lớp 3
Bài 1: KÍNH YÊU BÁC HỒ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc. Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
	2. Kĩ năng: Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
3. Hành vi: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
* HCM:
	- Chủ đề: Cần, kiệm, liêm, chính.
	- Nội dung: Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu. Để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ, HS cần phải học tập va làm theo lời Bác dạy (toàn phần).
* Lưu ý: Giáo viên gợi ý và tạo điều kiện cho học sinh tập hợp và giới thiệu những tư liệu sưu tầm được về Bác Hồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Một số bài thơ, bài hát, câu chuyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ. Giấy khổ to, bút viết bảng (phát cho các nhóm). Năm điều Bác Hồ dạy. GAĐT
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2’
2’
28’
3’
1’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: Đồ dùng.
3. Bài mới:
- Khởi động: Cho Hs nghe hát.
- Giới thiệu bài: Kính yêu Bác Hồ.
- Nhận xét chung.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm Mục tiêu: HS biết được: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc. Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ.
Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát các bức ảnh trang 2 vở Bài tập đạo đức 3 tìm hiểu nội dung và đặt tên phù hợp cho từng bức ảnh đó.
- GV thu kết quả thảo luận.
- Nhận xét bổ sung ý kiến của các nhóm.
- Yêu cầu thảo luận cả lớp để tìm hiểu thêm về Bác theo những câu hỏi gợi ý.
- Yêu cầu 3 đến 4 HS trả lời.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
b. Hoạt động 2: Phân tích truyện “Các cháu vào đây với Bác” 
Mục tiêu: HS biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và những việc các em cần làm để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
Cách tiến hành:
- Kể chuyện ”Các cháu vào đây với Bác”(Vở bài tập đạo đức 3, NXB Giáo dục).
- Yêu cầu thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau:
1. Qua câu chuyện, em thấy tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác Hồ như thế nào?
2. Em thấy tình cảm của Bác Hồ với các thiếu nhi như thế nào?
c. Hoạt động 3 : Thảo luận cặp đôi 
Mục tiêu:
Giúp HS hiểu và ghi nhớ nội dung năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu: Thảo luận cặp đôi, ghi ra giấy các việc cần làm của thiếu nhi để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
- Yêu cầu HS tìm hiểu Năm điều Bác Hồ dạy.
- Nhận xét, tuyên dương những HS đã thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy.
- Nhắc nhở cả lớp noi gương những HS ngoan như thế.
* GV liên hệ giáo dục HS: Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu. Để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ, HS cần phải học tập va làm theo lời Bác dạy.
4. Củng cố :
- Giáo viên nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị tiết sau.
- Hát.
- Nghe bài hát: Ai yêu Bác Hồ ...  nhi đồng.
- Tiến hành quan sát từng bức tranh và thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác chú ý lắng nghe. Bổ sung sửa chữa cho nhóm bạn.
- 3 đến 4 HS trả lời. HS khác chú ý lắng nghe, bổ sung.
- HS chú ý lắng nghe
- HS cả lớp chú ý lắng nghe. Một HS đọc lại truyện.
- 3 - 4 HS trả lời.
- HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận cặp đôi:
- 2 đến 3 HS đọc những công việc mà thiếu nhi cần làm.
- 2 - 3 HS đọc Năm điều Bác Hồ dạy.
- 3 đến 4 HS trả lời, lấy ví dụ cụ thể của bản thân.
Rút kinh nghiệm:....................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
TUẦN 2
Ngày soạn: 09/09/2018
Ngày dạy: 11/09/2018
ĐẠO ĐỨC: Lớp 3
Bài 1: KÍNH YÊU BÁC HỒ (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc. Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
	2. Kĩ năng: Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
3. Hành vi: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
* HCM:
	- Chủ đề: Cần, kiệm, liêm, chính.
	- Nội dung: Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu. Để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ, HS cần phải học tập va làm theo lời Bác dạy (toàn phần).
* Lưu ý: Giáo viên gợi ý và tạo điều kiện cho học sinh tập hợp và giới thiệu những tư liệu sưu tầm được về Bác Hồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Một số bài thơ, bài hát, câu chuyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ. Giấy khổ to, bút viết bảng (phát cho các nhóm). Năm điều Bác Hồ dạy. GAĐT
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2’
2’
28’
3’
1’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: 
- Kiểm tra bài cũ: gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 tiết 1.
- Nhận xét, nhận xét chung.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
3. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến 
Mục tiêu : Củng cố để HS hiểu rõ hơn việc thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy.
Cách tiến hành :
- Yêu cầu thảo luận nhóm.
- Yêu cầu các nhóm đưa ra ý kiến của mình: đúng (Đ) hay sai (S). Giải thích lý do.
Năm điều Bác Hồ dạy là để dạy cho thiếu nhi.
Muốn trở thành cháu ngoan Bác Hồ, thiếu nhi phải làm đúng theo Năm điều Bác Hồ dạy.
Phấn đấu để trở thành con ngoan trò giỏi là đã thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
Chỉ cần học thuộc 5 điều Bác Hồ dạy, không cần phải thực hiện bằng hành động.
Ai cũng kính ÿêu Bac Hồ kể cả bạn bè và thiếu nhi thế giới.
- Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
b. Hoạt động 2: Cuộc thi : “Hái hoa dân chủ”
Mục tiêu: Củng cố lại bài học.
Cách tiến hành :
- GV phổ biến nội dung cuộc thi: Mỗi một nhóm cử 2 HS lập thành một đội để dự thi tìm hiểu về chủ đề Bác Hồ .
- Phổ biến luật thi: Mỗi đội sẽ được tham dự 3 vòng thi.Mỗi một vòng thi sẽ có những hình thức thi khác nhau. Cụ thể như sau:
* Vòng 1:
- GV đọc cho các đội 5 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 4 lựa chọn khác nhau.Các đội sẽ chọn câu trả lời bằng cách lựa chọn A, B, C, D.
- Mỗi câu trả lời đúng, đội ghi được một điểm.Mỗi câu trả lời sai đội không ghi được điểm.
* Vòng 2: Bốc thăm và trả lời câu hỏi:
- Mỗi đội được bốc thăm 1 lần và trả lời câu hỏi của mình.
* Vòng 3: Hát, múa, kể chuyện Bác Hồ.
- Đội thắng cuộc là đội ghi được số điểm cao nhất
- GV nhận xét phần thi của các đội.
4. Củng cố :
* Giáo dục học sinh: Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu. Để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ, HS cần phải học tập va làm theo lời Bác dạy.
Giáo viên nhận xét tiết học, dặn dò HS chăm chỉ thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng, chuẩn bị tiết sau.
5. Dặn dò:
- Chăm chỉ thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng, chuẩn bị tiết sau.
- Hát.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của mình.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Mỗi đội sẽ cử ra đại diện để múa, hát hoặc kể chuyện về Bác Hồ.
Rút kinh nghiệm:....................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
TUẦN 3
Ngày soạn: 16/09/2018
Ngày dạy: 18/09/2018
ĐẠO ĐỨC: Lớp 3
Bài 2: GIỮ LỜI HỨA (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa. Nêu được thế nào là giữ lời hứa.
	2. Kĩ năng: Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người. Hiểu được ý nghĩa của việc biết giữ lời hứa.
3. Hành vi: Quý trọng những người biết giữ lời hứa.
* KNS:
	- Rèn các kĩ năng: kĩ năng tự tin mình có khả năng thực hiện lời hứa; kĩ năng thương lượng với người khác để thực hiện được lời hứa của mình; kĩ năng đảm nhận trách nhiệm về việc làm chủ của mình. 
	- Các phương pháp: Nói tự nhủ; trình bày 1 phút; lập kế hoạch.
* Lưu ý: Giáo viên điều chỉnh các tình huống đóng vai cho phù hợp với học sinh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Câu chuyện : ”Chiếc vòng bạc - Trích trong tập Bác Hồ - Người Việt Nam đẹp nhất, NXB Giáo dục, 1986” và”Lời hứa danh dự – Lê - ô - nít Pan - tê - lê - ép, Hà Trúc Dương dịch”. 4 phiếu ghi tình huống cho 4 nhóm (Hoạt động 2- Tiết2). 4 bộ thẻ Xanh và Đỏ. Bảng phụ ghi nội dung hoạt động 2- Tiết 2. GAĐT
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3’
28’
3’
1’
1. Hoạt động khởi động:
- Kiểm tra bài cũ: gọi 2 học sinh làm bài tập tiết trước.
- Nhận xét, nhận xét chung.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Thảo luận truyện “Chiếc vòng bạc” (10 phút)
Mục tiêu: HS biết thế nào là giữ lời hứa và ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
Cách tiến hành:
- Giới thiệu truyện ”Bài trước cô và các em đã thấy được tình yêu bao la của Bác đối với thiếu nhi và sự kính yêu của thiếu nhi đối với Bác”.
- GV kể chuyện”Chiếc vòng bạc”.
- Yêu cầu 1 hoặc 2 HS kể hoặc đọc lại truyện.
- Chia lớp làm 6 nhóm để thảo luận các câu hỏi SGV.
- Đại diện mỗi nhóm phát biểu ý kiến.
b. Hoạt động 2: Nhận xét tình huống (10 phút)
Mục tiêu: HS biết được vì sao cần phải giữu lời hứa và cần làm gì nếu không thể giữu lời hứa với người khác.
Cách tiến hành:
- Chia lớp làm 4 nhóm. Phát phiếu giao việc cho mỗi nhóm và thảo luận theo nội dung của phiếu trong SGV.
- Nhận xét, kết luận về câu trả lời của các nhóm.
c. Hoạt động 3: Tự liên hệ bản thân (10 phút)
Mục tiêu: HS biết tự đánh giá việc giữ lời hứa.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS tự liên hệ theo định hướng:
+ Em đã hứa với ai, điều gì?
+ Kết quả lời hứa đó thế nào?
+ Thái độ của người đó ra sao?
+ Em nghĩ gì về bài học của mình?
- Yêu cầu HS khác nhận xét về việc làm của các bạn, đúng hay sai, tại sao?
- Nhận xét, tuyên dương các em biết giữ lời hứa, nhắc nhở các em chưa biết giữ lời hứa
4. Củng cố :
- Hỏi lại nội dung bài học.
5. Dặn dò:
Hướng dẫn thực hiện ở nhà: GV yêu cầu HS về sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, những câu chuyện về việc giữ lời hứa.
- HS chú ý lắng nghe.
- 1 - 2 HS đọc (kể) lại truyện.
 ... c những công việc mà mình đã làm trước lớp.
Rút kinh nghiệm:....................................................................................................
TUẦN 6
Ngày soạn: 29/09/2018
Ngày dạy: 02/10/2018
ĐẠO ĐỨC: Lớp 3
Bài 3:TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy.
	2. Kĩ năng: Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình. Hiểu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hằng ngày. Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường.
3. Hành vi: Luôn luôn làm lấy việc của mình và khuyến khích người khác thực hiện.
* KNS:
	- Rèn các kĩ năng: kĩ năng tư duy phê phán: (biết phê phán đánh giá những thái độ, việc làm thể hiện sự ỷ lại, không chịu tự làm lấy việc của mình.); kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện ý thức tự làm lấy việc của mình; kĩ năng lập kế hoạch tự làm lấy công việc của bản thân. 
	- Phương pháp: Thảo luận nhóm; đóng vai, xử lí tình huống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Nội dung tiểu phẩm”Chuyện bạn Lâm”. Phiếu ghi 4 tình huống(Hoạt động 2- Tiết1). Giấy khổ to in nội dung Phiếu bài tập(4 tờ) (Hoạt động- Tiết 2). GAĐT
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3’
30’
2’
1’
1. Hoạt động khởi động :
- Kiểm tra bài cũ: gọi 2 học sinh làm bài tập tiết trước.
- Nhận xét, nhận xét chung.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến lên quan.
Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Phát biểu thảo luận cho 4 nhóm.
- Yêu cầu sau 3 phút, các nhóm phải lên gắn kết quả trên bảng.
Nội dung phiếu thảo luận:
Điền đúng(Đ) hay sai(S) và giải thích tại sao vào trước mỗi hành động sau:
a) Lan nhờ chị làm hộ bài tập về nhà cho mình
b) Tùng nhờ chị rửa bộ ấm chén - công việc mà Tùng được bố giao.
c) Trong giờ kiểm tra, Nam gặp bài toán khó không giải được, bạn Hà bèn cho Nam chép bài nhưng Nam từ chối.
d) Vì muốn mượn Toàn quyển truyện, Tuấn đã trực nhật hộ Toàn.
đ) Nhớ lời mẹ dặn 5 giờ chiều phải nấu cơm nên đang chơi vui với các bạn Hường cũng chào các bạn để về nhà nấu cơm.
- Nhận xét câu trả lời của các nhóm và đưa ra đáp án đúng. Đáp án đúng: S; b) S; c) Đ; d) S; đ) Đ.
b. Hoạt động 2: Đóng vai 
Mục tiêu: HS biết thực hiện được một số hành động và biết bày tỏ thái độ phù hợp trong việc tự làm lấy việc của mình.
Cách tiến hành:
- Chia lớp làm 4 nhóm. Phát phiếu giao việc cho mỗi nhóm và thảo luận và đống vai xử lí tình huống sau:
Tình huống: Việt và Nam là đôi bạn rất thân. Việt học giỏi còn Nam lại học yếu. Bố mẹ Nam hay đánh Nam mỗi khi Nam bị điểm kém. Thương bạn ở trên lớp hễ có dịp là Việt lại tìm cách nhắc bài để Nam làm bài tốt, đạt điểm cao. Nhờ thế, Nam ít bị đánh đòn hơn. Nam cảm ơn Việt rối rít. Là bạn học cùng lớp, nghe được lời cảm ơn của Nam tới Việt, em sẽ làm gì?
- Nhận xét, đóng góp ý kiến cho cách giải quyết của từng nhóm.
4. Củng cố :
- Hỏi lại nội dung bài học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị tiết sau.
- Chia nhóm và tiến hành thảo luận.
- Sau 3 phút, đại diện các nhóm lên
trình bày kết quả.
- Sau đại diện mỗi nhóm trình bày, cả lớp nhận xét.
- Tiến hành thảo luận nhóm và đóng vai. Sau đó đại diện 4 nhóm đóng vai, giải quyết tình huống. Sau mỗi lần có nhóm đóng vai. Các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
Rút kinh nghiệm:....................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
TUẦN 7
Ngày soạn: 21/10/2018
Ngày dạy: 23/10/2018
ĐẠO ĐỨC: Lớp 3
Bài 4: QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM.
(TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu
+ Chúng ta cần quan tâm, chăm sóc Ông bà, cha mẹ, anh chị em vì đó là những người thân ruột thịt của chúng ta.
+ Quan tâm, chăm sóc Ông bà, cha mẹ, anh chị em làm cho gia đình đầm ấm hơn, hạnh phúc hơn.
+ Những bạn không có gia đình, ông bà, cha mẹ, anh chị em cần được xã hội quan tâm, giúp đỡ.
2. Thái độ:
+ Yêu quý, quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
3. Hành vi:
+ Biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em bằng lời nói, việc làm cụ thể, phù hợp với tình huống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
+ Chuẩn bị nội dung câu chuyện “Khi mẹ ốm”. (xem phụ lục)
+ Phiếu thảo luận nhóm.
+ Bộ thẻ Xanh (Sai) và Đỏ (Đúng).
+ Nội dung trò chơi “Phản ứng nhanh”
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
Tiết 1.
TG
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1¢
2¢
30’
3’
1’
1. Kiểm tra: 
2.Bài mới 
Giới thiệu:
3.Các HĐ: Hoạt động 1: Phân tích truyện : “Khi mẹ ốm”
Mục tiêu: HS biết được bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà , cha mẹ, anh chị em. 
- Nêu câu hỏi ( trong bài 3)
để KT 
- Gọi HS trả lời
- GV nhận xét.
- GT ND bài 3
+ Đọc truyện “Khi mẹ ốm”.
+ Chia học sinh thành 4 nhóm, yêu cầu trả lời các câu hỏi sau:
1. Bà mẹ trong truyện là người như thế nào?
2. Khi mẹ bị ốm, mẹ có nghỉ làm việc không? Hãy tìm những ý trong bài nói lên điều đó?
3. Thấy mẹ ốm mà vẫn cố làm việc, bạn nhỏ trong truyện đã có suy nghĩ gì và làm gì?
4. Theo em, việc làm của bạn nhỏ là đúng hay sai? Vì sao?
+ Nhận xét, tổng kết ý kiến của các nhóm.
+ Kết luận: Cha mẹ, ông bà, anh chị em là những người thân thiết, ruột thịt của chúng ta, bởi vậy chúng ta cần quan tâm và chăm sóc ông bà, cha mẹ
Họat động 2: Bày tỏ ý kiến.
Mục tiêu: Bày tỏ ý kiến của mình để HS hiểu được việc quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
+ Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho các nhóm phiếu thảo luận và yêu cầu nhóm thảo luận.
 Theo em, mỗi bạn trong các tình huống sau xử sự đúng hay sai? Vì sao?
1. Mẹ bị ốm, bố đi công tác xa. Ở nhà chỉ còn hai anh em Linh trông mẹ, thế mà hai anh em Linh nhiều lúc còn tị nhau, xem ai là người trông mẹ nhiều hơn.
2. Em Bi bị ốm, bố mẹ tập trung vào chăm sóc cho em, Lan hay dỗi dằn để bố mẹ quay ra quan tâm chú ý đến mình vì Lan sợ bố mẹ quá quan tâm đến em Bi mà quên mất Lan.
3. Thư giúp mẹ nấu cháo cho bà em đang bị ốm.
4. Hai chị em Minh cùng nhau thổi cơm, giúp mẹ đang bị mệt phải nằm nghỉ ở trên giường.
Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
+ Giả sử em bị ốm và được mọi người trong gia đình quan tâm, chăm sóc, em sẽ cảm thấy như thế nào?
Kết luận: Bất cứ ai trong gia đình khi được mọi người quan tâm, chăm sóc đều cảm thấy hạnh phúc. Việc quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong nhà sẽ làm cho gia đình đầm ấm và hạnh phúc hơn. ...
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: HS biết đồng tình với những hành vi đúng và không đồng tình với những hành vi không đúng.
+ Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu thảo luận và thẻ ghi Đúng-Sai.
 Theo em, mỗi ý kiến sau Đúng hay Sai? Vì sao?
¨ Chỉ khi ông, bà, cha mẹ, anh chị em trong nhà ốm đau thì mới cần phải quan tâm, chăm sóc.
¨ Luôn cần quan tâm, chăm sóc mọi người trong gia đình hàng ngày.
¨ Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em mới làm cho gia đình hạnh phúc. 
¨ Chỉ cần chăm sóc ông bà, cha mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình.
¨ Em là thành viên bé nhất trong gia đình, không cần phải chăm sóc, quan tâmtới những người khác.
+ Nhận xét câu trả lời của học sinh.
Kết luận: Mọi người trong gia đình cần luôn quan tâm, chăm sóc lẫn nhau hàng ngày chứ không chỉ quan tâm, chăm sóc những lúc ốm đau, bệnh tật, khó khăn ...
Hướng dẫn thực hành ở nhà.
 Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm của những người thân trong gia đình với nhà
4. Củng cố :
- Hỏi lại nội dung bài học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị tiết sau.
Trả lời
+ Một học sinh đọc lại bài.
+ Học sinh thảo luận nhóm.
1. Bà mẹ trong truyện là người tần tảo, hết lòng vì chồng con. Điều đó thể hiện ở chỗ bà mẹ luôn luôn làm mọi việc để chăm sóc gia đình, đến lúc ốm bà vẫn không ngơi tay.
2. khi bị ốm, mẹ cũng chẳng nghỉ làm việc, mẹ vẫn muốn dậy để lo nấu cơm cho mấy bố con.
3. Mẹ ốm mà vẫn cố làm việc, bạn nhỏ trong truyện thương mẹ lắm. bạn đã cố gắng dấu những giọt nước mắt, bạn đã giúp mẹ thổi cơm, quét nhà, rửa bát ... để mẹ có thêm thời gian nằm nghỉ.
4. Theo em việc làm của bạn nhỏ đó là đúng. Vì khi mẹ hay bất cứ người thân nào trong gia đình bị ốm, chúng ta cũng cần phải quan tâm, gip đỡ người đó.
+ Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
+ 1à2 học sinh nhắc lại.
+ Tiến hành thảo luận, đại diện các nhóm trình bày kết quả có kèm câu trả lời đúng.
1. Mẹ bị ốm, đã rất mệt. Do đó hai anh em Linh càng không nên tị nhau, làm như vậy chỉ khiến mẹ thêm lo nghĩ, không mau khỏi bệnh được.
2. Lan làm thế không đúng. Thay vì hay dỗi dằn, Lan hãy cùng một tay với bố mẹ để lo cho em Bi.
3. Thư làm thế là học sinh ngoan.
4. Hai chi em Minh làm như thế là đúng. Khi mẹ bị ốm, hai chị em đã biết bảo ban nhau, làm các công việc để đỡ đần để mẹ có thời gian nghỉ ngơi, mau khỏi ốm.
+ các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Em sẽ cảm thất rất hạnh phúc và vui sướng, hay Em sẽ rất vui và sẽ mau chóng khỏi bệnh hoặc Em sẽ rất cảm động ...
+ 1à2 học sinh nhắc lại.
+ Thảo luận nhóm, đại diện các nhóm trình bày và đưa ra lời giải thích của mình.
+ Sai, bởi vì ông, bà, cha mẹ, anh chị em cần được quan tâm, chăm sóc hàng ngày.
+ Đúng, bởi vì như thế sẽ làm cho không khí gia đình đầm ấm, vui vẻ và hạnh phúc hơn.
+ Sai, vì quan tâm, chăm sóc sẽ làm gia đình hạnh phúc hơn, chứ không phải mới làm cho gia đình hạnh phúc.
+ Sai, vì mọi người trong gia đình đều cần được chăm sóc, quan tâm mọi nơi, mọi lúc.
+ Sai, bất kể ai trong gia đìnhđều phải có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc đến mọi người.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ 1à2 học sinh nhắc lại.
Rút kinh nghiệm:....................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_3_tuan_1_den_7_nam_hoc_2018_2019.doc