ĐẠO ĐỨC: TIẾT KIỆM BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC ( TT )
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Nước sạch rất cần thiết đối với cuộc sống của con người. Nước dùng trong sinh hoạt (ăn, uống, ) dùng trong lao động sản xuất. Nhưng nguồn nước không phải là vô tận. Vì thế chúng ta cần phải biết sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Quý trọng nguồn nước. Có ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. - Thực hành tiết kiệm nước, vệ sinh nguồn nước.
- Tham gia vào các hoạt động, phong trào tiết kiệm nước ở địa phương.
II. Chuẩn bị
- Tranh, bảng phụ ( Hoạt động 3 - Tiết 1 )
- Bảng nhóm ( Hoạt động 1- Tiết 2 )
ĐẠO ĐỨC: TIẾT KIỆM BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC ( TT ) I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nước sạch rất cần thiết đối với cuộc sống của con người. Nước dùng trong sinh hoạt (ăn, uống,) dùng trong lao động sản xuất. Nhưng nguồn nước không phải là vô tận. Vì thế chúng ta cần phải biết sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. - Quý trọng nguồn nước. Có ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. - Thực hành tiết kiệm nước, vệ sinh nguồn nước. - Tham gia vào các hoạt động, phong trào tiết kiệm nước ở địa phương. II. Chuẩn bị - Tranh, bảng phụ ( Hoạt động 3 - Tiết 1 ) - Bảng nhóm ( Hoạt động 1- Tiết 2 ) III. Các hoạt động dạy học TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3’ 1’ 12’ 15’ 3’ Bài cũ : -Thế nào là tôn trọng thư từ ,tài sản của người khác 2.Bài mới : a. Giới thiệu bài : Trực tiếp b . Các hoạt động Hoạt động 1: Trình bày kết quả điều tra - Yêu cầu học sinh chia nhóm. Yêu cầu các học sinh căn cứ vào kết quả phiếu điều tra của mình để điền vào bảng báo cáo của nhóm. - Giúp học sinh rút ra nhận xét chung về nguồn nước nơi các em đang sống đã sử dụng tiết kiệm hay còn lãng phí, nguồn nước được bảo vệ hay ô nhiễm. - Yêu cầu học sinh hãy nêu một vài việc các em có thể làm để tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước. * Kết luận: Chúng ta phải thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước để bảo vệ và duy trì sức khoẻ cuộc sống của chúng ta. * Hoạt động 2: Sắm vai xử lý tình huống. - Yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận tìm cách xử lý tình huống và sắm vai thể hiện. * Tình huống 1: Em và Nam đang cùng nhau đi dọc bờ suối. Bỗng Nam dừng lại, nhặt một vỏ hộp thuốc trừ sâu quẳng xuống sông cho nó trôi bập bềnh. Nam còn nói: “ Nước sạch ở đây chẳng bao giờ bị bẩn đâu, chỗ này bị bẩn rồi sẽ trôi đi chỗ khác, chẳng việc gì phải lo “. Trong trường hợp đó em sẽ làm gì ? ( Hoặc nói gì ? ) * Tình huống 2: Mai và An đang đi trên đường phố thì phát hiện một chỗ ống nước sạch bị rò rỉ. Nước chảy ra khá nhiều và nhanh. Mai định dừng lại xem xét thì An cau lại: “Ôi dào, nước này chẳng cạn được đâu. Cậu lo làm gì cho mệt “ Nếu em là Mai em sẽ làm gì - Yêu cầu học sinh trình bày cách xử lý. * kết luận: Nước sạch có thể bị cạn và hết. Nước bẩn có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ. Do đó chúng ta phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Phê phán hành vi tiêu cực, ủng hộ và thực hiện tiết kiệm bảo vệ nguồn nước. - Nước là một trong những nguồn sống của chúng ta, vì thế tiết kiệm và bảo vệ nước tức là bảo vệ và duy trì sự sống trên trái đất. 3. Củng cố - dặn dò: - Vì sao phải tiết kiệm nguồn nước ? - Em hãy kể một số việc làm thể hiện việc tiết kiệm nguồn nước. * Bài sau: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi. 1 HS trả lời . - Chia nhóm, nhận 4 tờ báo cáo, học sinh lần lượt viết lại kết quả từ phiếu điều tra của mình vào bảng báo cáo của nhóm - Dựa trên kết quả chung tự rút ra nhận xét. - Một vài học sinh trả lời - Một vài học sinh nhắc lại - Các nhóm thảo luận tìm giải đáp cho từng trường hợp. - Một vài nhóm lên sắm vai thể hiện tình huống và cách giải quyết của nhóm. - Các nhóm khác bổ sung nhận xét - Vì chúng ta cần phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm. - Học sinh liên hệ - Không dùng nước bừa bãi - Vòi nước chảy xong vặn lại
Tài liệu đính kèm: