Giáo án Đạo đức khối 3 tuần 2: Kính yêu Bác Hồ (Tiết 2)

Giáo án Đạo đức khối 3 tuần 2: Kính yêu Bác Hồ (Tiết 2)

Đạo đức:

Kính yêu Bác Hồ (Tiết 2)

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS biết:

- Thiếu nhi cần làm gì để bày tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.

2. Kĩ năng: Học sinh hiểu, ghi nhớ và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.

3. Giáo dục: Học sinh có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Phấn màu

 -HS: Vở bài tập Đạo đức, tranh ảnh, tư liệu về Bác Hồ, về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi, bài hát , bài thơ về Bác Hồ.

III. Hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 4 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1282Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức khối 3 tuần 2: Kính yêu Bác Hồ (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 17 tháng 8 năm 2008
Đạo đức:
Kính yêu Bác Hồ (Tiết 2) 
I.Mục tiêu: 
Kiến thức: Giúp HS biết: 
Thiếu nhi cần làm gì để bày tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
Kĩ năng: Học sinh hiểu, ghi nhớ và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
Giáo dục: Học sinh có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Phấn màu
 -HS: Vở bài tập Đạo đức, tranh ảnh, tư liệu về Bác Hồ, về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi, bài hát , bài thơ về Bác Hồ.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1.Khởi động: 
Cả lớp hát tập thểbài“TiếngchimtrongvườnBác” – Nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích.
2.Giới thiệu bài: Kính yêu Bác Hồ (Tiết 2)
3.Các hoạt động:
*Hoạt động 1 : HS tự liên hệ (Bài tập 4)
 Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá việc thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng của bản thân và có phương hướng phấn đấu,rèn luyện theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng 
 Cách tiến hành: 
- HS tự liên hệ trướclớp 
*Hoạt động 2: HS trình bày,giới thiệu những tư liệu đã sưu tầm được về Bác Hồ,về Bác Hồ với thiếu nhi
 Mục tiêu: HS biết được thêm những thông tin về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi và thêm kính yêu Bác Hồ.
 Cách tiến hành: 
-Trình bày kết quả sưu tầm trước lớp theo nhóm hoặc cá nhân.
-GV giới thiệu thêm một số tư liệu khác về Bác Hồ với thiếu nhi.
*Hoạt động 3:Trò chơi Phóng viên
 Mục tiêu: Củng cố lại bài học(Bài tập 6)
 Cách tiến hành:
4. Củng cố, dặn dò:
Ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- Đọc đồng thanh 2 câu thơ:
Tháp Mười đẹp nhất bông sen,
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
-1 HS nêu yêu cầu bài tập 4 trong vở bài tập trang 4.
-Thảo luận theo cặp.
-3HS tự liên hệ trước lớp.
-GV nhận xét.
-Làm việc cả lớp.
-Vấn đáp
-HS đóng vai dựa trên các câu hỏi bài tập 6.
*Tháp Mười
.Bác Hồ.
Môn: Đạo đức	Thứ hai ngày tháng năm 2004
Lớp: 2 A	
Tiết: 10 tuần 10 Tên bài dạy: 
chia sẻ buồn vui cùng bạn (tiết 2)
Mục tiêu: 
Học sinh hiểu:
Cần chúc mừng khi bạn có chuyện vui, an ủi, động viên, giúp đỡ khi bạn có chuyện buồn.
ý nghĩa của việc chia sẻ buồn vui cùng bạn.
Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ khi khó khăn.
Học sinh biết cảm thông, chia sẻ buồn vui cùng bạn trong những tình huống cụ thể, biết đánh giá và tự đánh giá bản thẩntong việc quan tâm giúp đỡ bạn.
Quý trọng các bạn, biết quan tâm chia sẻ vui buồn với bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Vở BT Đạo đức, bài hát , bài thơ, ca dao, tục ngữ về tình bạn.
III. Hoạt động dạy học.
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
PPDH và hình thức tổ chức
Ghi chú
5’
10'
10'
5’
2’
Kiểm tra bài cũ: 
? Khi bạn có chuyện buồn, con cần làm gì?
? Khi bạn có chuyện vui, con cần làm gì?
Bài mới.
Hoạt động 1 : Phân biệt hành vi đúng – sai
Mục tiêu:HS biết phân biệt hành vi đúng, hành vi sai đối với bạn bè khi có chuyện vui hoặc buồn.
Cách tién hành: 
HS làm bài trong VBT:
Hỏi thăm, an ủi khi bạn có chuyện buồn. - Đ
Động viên, giúp đỡ khi bạn bị điểm kém. - Đ
Chúc mừng khi bạn được điểm 10. - Đ
Vui vẻ nhận khi được phân công giúp đỡ bạn học kém.-Đ
Tham gia cùng các bạn quyên góp sách vở, quần áo cũ để giúp các bạn nghèo trong lớp. - Đ
Thờ ơ cười nói khi bạn đang có chuyện buồn. – S
Kết bạn với các bạn bị khuyết tật, các bạn nhà nghèo. - Đ
Ghen tức khi thấy bạn học giỏi hơn mình. – S
- Chọn một trong các ý, nêu nhận xét và cho biét lý do tại sao là đúng ( hoặc sai ).
GV kết luận: Các ý sai vì không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn.
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế
Mục tiêu: HS biết tự đánh giá việc thực hiện chuẩn mực đạo đức của bản thân và của các bạn khác trong lớp, trong trường. Đồng thời giúp các em khắc sâu hơn ý nghĩa của việc cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn.
Cách tiến hành: Chia nhóm 5
HS tự liên hệ trong nhóm theo nội dung sau:
? Con đã biết chia sẻ buồn vui với bạn bè trong lớp, trong trường chưa? Chia sẻ như thế nào?
? Con đã bao giờ được bạn bè chia sẻ vui buồn chưa? Cụ thể như thế nào? 
? Khi được bạn bè chia sẻ, con cảm thấy như thế nào?
Đại diện học sinh lên trình bày trước lớp.
KL: Bạn bè tốt cần biết chia sẻ cùng nhau.
Hoạt động 3: Trò chơi phóng viên
Mục tiêu: Củng cố bài học 
Cách tiến hành: Lần lượt học sinh trong lớp đóng vai phóng viên để phỏng vấn các bạn trong lớp theo nội dung bài học.
? Vì sao bạn bè cần quan tâm chia sẻ vui buồn cùng nhau?
? Cần làm gì khi bạn có niềm vui hoặc khi bạn có chuyện buồn?
? Hãy kể một kỷ niệm của mình khi được bạn chia sẻ, cảm thông lúc mình gặp chuyện buồn.
? Hãy hát một bài hát, hoặc đọc thơ, ca dao, tục ngữ về tình bạn.
? Bạn sẽ làm gì khi trong lớp có bạn phân biệt đối xử với các bạn nghèo, khuyết tật?
Gv kết luận : Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần biết chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi. Mọi trẻ em đều có quyền được đối xử bình đẳng.
C. Củng cố, dặn dò.
- Khi bạn gặp chuyện vui buồn, cần biết chia sẻ với bạn.
Vấn đáp
Làm bài trên VBT, thảo luận lớp.
Vấn đáp
HS làm bài
Thảo luận lớp
Thảo luận nhóm
GV kết luận
Học sinh tự tổ chức trò chơi , GV định hướng và quan sát.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: .......................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docdaoductuan2.doc