Môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mỗi năm trên thế giới có hơn 22 vạn người chết vì các loại bệnh tật do nguồn nước và môi trường bị ô nhiễm (theo số liệu trong đề tài CNKH cấp bộ mã B2002-49-08, Vụ Giáo viên chủ trì). Một trong những nguyên nhân gây ra là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) trở thành một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu.
Trong chương trình giáo dục tiểu học, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được thực hiện theo hướng tích hợp vào các môn học.
Nguyên tắc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường:
- Tích hợp nhẹ nhàng, tự nhiên, đưa vào các môn học có hệ thống, khoa học, phù hợp với học sinh, không trùng lặp, không gây quá tải ảnh hưởng đến quá trình dạy – học.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH KHÁNH HÒA ÑAÏO ÑÖÙC LÔÙP 2 (Tài liệu giảng dạy dành cho giáo viên) PHẦN I GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIAÙO DUÏC BAÛO VEÄ MOÂI TRÖÔØNG CHO HOÏC SINH TIEÅU HOÏC Môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mỗi năm trên thế giới có hơn 22 vạn người chết vì các loại bệnh tật do nguồn nước và môi trường bị ô nhiễm (theo số liệu trong đề tài CNKH cấp bộ mã B2002-49-08, Vụ Giáo viên chủ trì). Một trong những nguyên nhân gây ra là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) trở thành một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu. Trong chương trình giáo dục tiểu học, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được thực hiện theo hướng tích hợp vào các môn học. Nguyên tắc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường: - Tích hợp nhẹ nhàng, tự nhiên, đưa vào các môn học có hệ thống, khoa học, phù hợp với học sinh, không trùng lặp, không gây quá tải ảnh hưởng đến quá trình dạy – học. - Nội dung GDBVMT phải có liên quan đến nội dung kiến thức trong chương trình. - Những hiện trạng môi trường giáo viên đưa ra phải gần gũi, dễ hiểu đối với học sinh. Tùy theo thực tế địa phương mà giáo viên có thể lựa chọn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp. I. Những điều kiện của nhà trường, lớp học để thực hiện nội dung GDBVMT: 1. Xây dựng môi trường thiên nhiên phong phú: - Trồng nhiều các loại cây khác nhau: Cây ăn quả, bóng mát, rau, hoa, cỏ - Có thể có khu nuôi những con vật không gây ảnh hưởng đến môi trường học tập và sức khỏe để tạo điều kiện cho học sinh quan sát, chăm sóc các con vật. 2. Tiết kiệm trong tiêu dùng: - Làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu có sẵn, rẻ tiền hoặc vỏ hộp các đồ đã dùng (lốp xe cũ, dây thừng, tấm ván, bìa giấy, gạch, sỏi) - Có thùng, hộp để bảo quản đồ dùng, đồ chơi sau khi sử dụng. - Có bể chứa nước, có van khóa vòi. - Có nội quy hướng dẫn sử dụng tiết kiệm điện, nước. 3. Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ: - Đặt thùng rác ở nơi để học sinh và phụ huynh có thể vứt rác thuận tiện. Thùng rác phải có nắp đậy, rác được đổ, xử lý và thùng rác phải rửa sạch hàng ngày. - Cống phải có nắp đậy, thường xuyên khơi thông hệ thống cống rãnh. - Mở các cửa lớp, đảm bảo tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên. - Dọn vệ sinh lớp học thường xuyên. 4. Xây dựng nếp sống lành mạnh: - Có đầy đủ phòng, lớp cho học sinh học tập và tham gia các hoạt động ngoại khóa. - Có nhà vệ sinh riêng cho học sinh - giáo viên; nam - nữ. 5. Thu hút học sinh tham gia bảo vệ môi trường của trường, lớp: - Tổ chức cho học sinh tham gia lao động: dọn vệ sinh, thu gom rác thải sân trường, trồng và chăm sóc cây xanh - Hướng dẫn học sinh tham gia phân loại rác và biết một số cách xử lý rác thông thường, đảm bảo vệ sinh. II. Đối với lớp học cần có: - Góc thiên nhiên để học sinh gieo trồng, làm thí nghiệm hoặc chăm sóc cây xanh. - Có đầy đủ các đồ dùng phục vụ cho sinh hoạt của học sinh nhất là các trường có tổ chức bán trú (chậu, khăn mặt, ca uống nước, bình đựng nước uống, chăn, gối, nơi cho học sinh rửa tay) - Khuyến khích giáo viên, học sinh làm các đồ dùng làm từ nguyên vật liệu sẵn có của địa phương. Đồ dùng học tập được được sắp xếp gọn gàng, tiện dụng, dễ lấy; - Có thùng đựng rác, có dầy đủ dụng cụ để học sinh tham gia các buổi lao động vệ sinh trường lớp (chổi, bình tưới cây, khăn, xô, chậu) - Có lịch vệ sinh trường, lớp hàng ngày, hàng tuần cụ thể, rõ ràng cho từng khối, lớp, học sinh. III. Những việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường: - Tổ chức ngày lao động cho học sinh và giáo viên để dọn dẹp trường lớp, đường phố, khu vực xung quanh trường - Đặt các thùng rác trong sân trường, lớp học, hành lang hoặc tại nhà và những nơi công cộng. - Sử dụng tiết kiệm điện: Tắt điện sau khi ra khỏi phòng, sử dụng nguồn sáng, nguồn gió thiên nhiên, phơi quần áo ngoài trời... - Tiết kiệm nước: Quét đường hơn là dùng vòi phun, tưới cây vào sáng sớm và chiều muộn để giảm thiểu sự bay hơi của nước, sử dụng máy giặt, máy rửa bát khi thật sự cần thiết để tiết kiệm điện, nước - Tiết kiệm thức ăn: Thức ăn thừa dùng để làm thức ăn gia súc hoặc làm phân. - Gom những vật liệu bỏ đi: sách báo cũ, vỏ hộp, giấy một mặt, mẫu gỗ để làm đồ dùng học tập. IV. Một số hình thức khai thác nội dung giáo dục bảo vệ môi trường: + Quan sát: Gợi ý cho học sinh quan sát các vấn đề gần gũi, thiết thực xung quanh: - Môi trường lớp học, khu dân cư gần trường học, nơi cư trú... - Nguồn nước sạch, nguồn nước bị ô nhiễm, quan sát bụi khói trong không khí. - Các hoạt động lao động của người lớn: lau dọn, sắp xếp đồ dùng,. để làm sạch môi trường. Học sinh nhận xét, đánh giá về môi trường nơi đó và tìm biện pháp khắc phục. + Hoạt động thực tiễn: - Tổ chức các hoạt động lao động vừa sức với học sinh (cần chuẩn bị đồ dùng cần thiết, thời gian, địa điểm thích hợp): quét dọn sân trường, lớp học, xung quanh trường học, dọn dẹp, lau chùi bàn ghế, cửa - Tổ chức hướng dẫn cho học sinh cách sử dụng cũng như bảo quản, giữ gìn các công trình công cộng nhất là nhà vệ sinh trong trường học. - Phát động phong trào thi đua cho học sinh làm các đồ dùng học tập từ các nguyên vật liệu tự nhiên, đã qua sử dụng. Giáo dục học sinh ý thức tiết kiệm và biết lao động, phát huy tính sáng tạo của học sinh. - Thực hiện các bài đánh giá về vệ sinh môi trường, các hoạt động gây ảnh hưởng tốt, xấu đến môi trường. + Xem tranh, ảnh, băng hình: - Cho học sinh xem những hình ảnh về các hoạt động có tác động tích cực hoặc gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. + Xử lý tình huống: - Giáo viên có thể đưa ra nhiều tình huống khác nhau có trong thực tế về vấn đề môi trường và yêu cầu học sinh giải quyết. - Xử lý các tình huống thường xảy ra trong lớp hay ở nhà, các tình huống giả định có tính chất giáo dục về BVMT: bảo vệ cây trồng, bảo vệ động vật, xử lý rác, tiết kiệm điện nước trong sinh hoạt(khi thấy vòi nước chảy ra ngoài, khi đi qua nơi có khói, bụi phải làm gì? Xử lý rác như thế nào khi đi qua nơi không có thùng rác?). SỬ DỤNG NHÀ VỆ SINH HỢP VỆ SINH (2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh biết được một số loại nhà vệ sinh hợp vệ sinh thường dùng hiện nay, cách sử dụng và bảo quản từng loại nhà vệ sinh đó. 2. Kỹ năng: - Học sinh biết sử dụng nhà vệ sinh đúng cách. 3. Thái độ: - Học sinh có thái độ tích cực khi sử dụng nhà vệ sinh mọi lúc, mọi nơi; Không đi đại, tiểu tiện bừa bãi. - Có ý thức giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh. II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN: - Bộ tranh Các loại nhà vệ sinh gồm 4 tranh H.1a, H.1b, H.1c, H.1d và Cách sử dụng nhà vệ sinh gồm 4 tranh: H.2a, H.2b, H.2c và H.2d. NỘI QUY SỬ DỤNG NHÀ VỆ SINH CỦA HỌC SINH Học sinh nam đi ở nhà vệ sinh nam; Học sinh nữ đi vệ sinh ở nhà vệ sinh nữ. Đi tiểu: Đúng nơi quy định. Tiểu xong phải dội nước sạch sẽ ngay. Phải rửa tay sau khi đi vệ sinh. Đi đại tiện: Vào khu vực quy định và đóng cánh cửa lại. Đi đại tiện đúng lỗ. Lấy giấy lau chùi sạch sẽ. Bỏ giấy bẩn vào sọt rác. Múc nước (mở vòi nước) dội sạch hoặc xúc tro, vôi đổ vào lỗ cẩn thận. Rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh. Nghiêm cấm tất cả học sinh: Không vứt giấy, rác vào hố tiểu và hố đại tiện. Không vẽ bậy, bôi bẩn lên tường và sàn nhà khu vệ sinh. Không đi tiểu tiện và đại tiện bừa bãi ở ngoài khu vệ sinh. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Tiết 1 1. Hoạt động 1: Giới thiệu một số loại nhà vệ sinh hợp vệ sinh 1.1. Mục tiêu: - Học sinh biết được một số nhà vệ sinh hợp vệ sinh. 1.2. Đồ dùng: - Bộ tranh Các loại nhà vệ sinh gồm 4 tranh H.1a, H.1b, H.1c, H.1d. 1.3. Cách tiến hành: + Bước 1: Quan sát tranh - Giáo viên giới thiệu tranh Các loại nhà vệ sinh gồm 4 tranh H.1a, H.1b, H.1c, H.1d, yêu cầu các em quan sát tranh, tìm hiểu các loại nhà vệ sinh và xác định: Ở nhà (ở trường) em sử dụng loại nhà vệ sinh nào? Em đã sử dụng những loại nhà vệ sinh nào? Ở đâu? + Bước 2: Học sinh thảo luận - Học sinh quan sát tranh, thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. + Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả thảo luận - Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh hiểu thêm về các loại nhà vệ sinh được giới thiệu, một số loại nhà vệ sinh khác hiện có và những nơi thường sử dụng những loại nhà vệ sinh đó. - Kết thúc hoạt động này giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp liên hệ em đã sử dụng loại nhà vệ sinh nào, ở đâu? (ở gia đình, ở trường...) 2. Hoạt động 2: Cách sử dụng một số loại nhà vệ sinh 2.1. Mục tiêu: - Học sinh biết sử dụng nhà vệ sinh đúng cách và những việc nên làm để giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh. 2.2. Đồ dùng: - Bộ tranh Cách sử dụng nhà vệ sinh gồm 4 tranh: H.2a, H.2b, H.2c, H.2d. 2.3. Cách tiến hành: + Bước 1: Phân nhóm quan sát tranh - Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm với 4 tranh a, b, c và d. Mỗi nhóm được phát một tranh về một trong 4 loại nhà vệ sinh và thảo luận, trả lời câu hỏi: Chúng ta phải làm gì sau khi đi đại tiện ở nhà vệ sinh đó? Làm thế nào để giữ gìn vệ sinh các nhà vệ sinh này ? + Bước 2: Thảo luận nhóm - Các nhóm làm việc theo yêu cầu của giáo viên. Nội dung thảo luận của học sinh cần nêu rõ cách sử dụng và bảo quản 4 loại nhà vệ sinh được giới thiệu. + Bước 3: Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung. Học sinh nêu lại cách sử dụng nhà vệ sinh ở trường mình. - Giáo viên kết luận và đưa ra gợi ý để học sinh trả lời: Việc sử dụng nhà vệ sinh không đúng quy định sẽ gây ra những hậu quả như thế nào? (làm hỏng nhà vệ sinh, bẩn nhà vệ sinh, gây hôi thối ảnh hưởng đến sức khỏe...). Cho học sinh liên hệ thực tế ở trường, ở nhà hoặc ở nơi công cộng khác. 3. Hoạt động 3: Nội quy sử dụng nhà vệ sinh 3.1. Mục tiêu: Giúp học sinh - Biết được những quy định về việc sử dụng nhà vệ sinh - Có ý thức giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh. 3.2. Đồ dùng: - Bảng “Nội quy sử dụng nhà vệ sinh của học sinh”. 3.3. Cách tiến hành: + Bước 1: Thảo luận nhóm - Phân nhóm nhỏ thảo luận các nội dung sau: Nội quy khi đi tiểu. Nội quy khi đi đại tiện. Những điều nghiêm cấm học sinh để giữ gìn vệ sinh các công trình nhà vệ sinh trong trường. + Bước 2: Báo cáo kết quả thảo luận - Mỗi nhóm cử 1 đại diện báo cáo kết ... Trong quá trình sử dụng nhà vệ sinh cần lưu ý điều gì?... - Giáo viên nhắc nhở học sinh hàng ngày thực hiện sử dụng nhà vệ sinh đúng cách và tự giác giữ gìn các công trình vệ sinh trong nhà trường. - Học sinh về nhà nói lại với cha mẹ và người thân trong gia đình những gì đã học được. CÁC LOẠI NHÀ VỆ SINH H.1a CÁC LOẠI NHÀ VỆ SINH H.1b CÁC LOẠI NHÀ VỆ SINH H.1c CÁC LOẠI NHÀ VỆ SINH H.1d CÁCH SỬ DỤNG NHÀ VỆ SINH H.2a CÁCH SỬ DỤNG NHÀ VỆ SINH H.2b CÁCH SỬ DỤNG NHÀ VỆ SINH H.2c CÁCH SỬ DỤNG NHÀ VỆ SINH H.2d PHẦN II GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Kỹ năng sống như những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành những hành vi và thói quen lành mạnh. Những người có kỹ năng sống là người luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách, họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính họ. Giáo dục kỹ năng sống còn giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con người, quyền công dân được ghi trong luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, bên cạnh sự phát triển mạnh về thể chất như tăng nhanh chiều cao, cân nặng, sức bền... thì óc tò mò, xu thế thích cái mới lạ, thích được tự khẳng định, dễ hành động bột phát, chịu ảnh hưởng lớn từ bạn bè cùng trang lứa... cũng phát triển. Do thiếu kinh nghiệm và kỹ năng sống, do suy nghĩ còn nông cạn nên các em có thể ứng phó không lành mạnh trước những áp lực trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống là hết sức quan trọng để giúp các em học sinh rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, với gia đình và cộng đồng, có khả năng ứng phó tích cực trước sức ép của cuộc sống và lôi kéo thiếu lành mạnh của bạn bè cùng trang lứa, phòng ngừa những hành vi có hại cho sức khỏe, thể chất và tinh thần của các em, giúp các em biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống của cuộc sống. Các hoạt động giáo dục kỹ năng sống rất phong phú, đa dạng, có thể là: thảo luận, xử lý tình huống, chơi trò chơi, phân tích trường hợp điển hình, đóng vai, bày tỏ ý kiến, thái độ về các vấn đề có liên quan... Điều quan trọng là để học sinh có thể tham gia một cách thoải mái, tự tin, giáo viên cần xây dựng bầu không khí cởi mở, thân thiện, hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau trong lớp học; Cần tăng cường khen ngợi, động viên, khích lệ học sinh và tránh thái độ phê phán hoặc coi thường, không quan tâm đến ý kiến của học sinh. KĨ NĂNG GIAO TIẾP (1 tiết) I. MỤC TIÊU: - Học sinh hiểu ý nghĩa của kĩ năng giao tiếp trong cuộc sống. - Biết được cách thức để giao tiếp có hiệu quả, thể hiện con người có văn hóa. - Biết vận dụng kĩ năng giao tiếp vào cuộc sống và các mối quan hệ với mọi người xung quanh. II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN: Phiếu thảo luận nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động 1: Trò chơi “Truyền tin” a. Mục tiêu: - Học sinh biết được ý nghĩa của việc lắng nghe khi giao tiếp. - Học sinh biết cách làm thế nào để truyền và nhận thông tin được chính xác. b. Cách tiến hành: - Chia học sinh thành hai nhóm có số người bằng nhau, mỗi nhóm gồm khoảng mười người, đứng thành hai hàng dọc. - Giáo viên đưa 1 mẩu tin cho hai học sinh đầu tiên của hai nhóm xem. Sau đó yêu cầu học sinh phải nói lại nội dung mẩu tin cho người kế tiếp trong nhóm (Yêu cầu nói nhỏ đủ nghe để những học sinh khác không nghe thấy). Cứ như vậy, cho đến khi tin được truyền người cuối cùng của nhóm. - Người cuối cùng của nhóm sẽ nói to tin mình đã nhận được. Giáo viên cùng cả lớp so sánh giữa thông tin ban đầu và thông tin cuối cùng. - Thảo luận lớp theo các câu hỏi sau: 1. Em nghĩ gì khi thực hiện trò chơi này? 2. Tại sao lại có thể có sự khác biệt giữa thông tin ban đầu và thông tin nhận được cuối cùng của các nhóm? 3. Làm thế nào để truyền và nhận thông tin được chính xác? c. Kết luận: - Truyền tin bằng lời nói là một hình thức phổ biến của giao tiếp. Để truyền và nhận thông tin được chính xác, cần chú ý đến cả hai phía, người truyền tin và người nhận tin. - Người truyền tin phải nói rõ ràng, chính xác, dễ hiểu. Người nhận tin phải biết chú ý lắng nghe và biết phản hồi lại. Hoạt động 2: Lắng nghe tích cực a. Mục tiêu: - Học sinh hiểu được vai trò của lắng nghe tích cực trong giao tiếp. - Học sinh có thái độ tôn trọng ý kiến của người khác và biết tạo điều kiện để người khác nói. b. Cách tiến hành: Giáo viên chia học sinh làm 2 nhóm 3 - 4 người/nhóm. Yêu cầu các nhóm thảo luận về một chủ đề như: Em hãy nói về ước mơ của mình, hoặc hãy nói lên suy nghĩ của mình về một vấn đề nào đó ... + Lần 1: - Giáo viên yêu cầu các học sinh trong nhóm cùng bày tỏ ý kiến riêng của mình một lúc, không cần lắng nghe xem người khác nói gì. - Sau khi các nhóm kết thúc, giáo viên yêu cầu một số học sinh nói rõ cảm giác của mình trong cuộc nói chuyện và những thông tin gì nghe được từ các bạn khác. - Thảo luận lớp theo các câu hỏi: 1. Tại sao mọi người không lắng nghe ý kiến của người khác? 2. Kết quả giao tiếp sẽ thế nào khi mọi người cùng nói một lúc, không ai chịu lắng nghe người khác? + Lần 2: - Giáo viên yêu cầu học sinh trong nhóm bày tỏ ý kiến của mình, nhưng lần này, từng người nói và những bạn khác lắng nghe. - Thảo luận: 1. Cảm giác của mình khi được người khác lắng nghe? 2. Làm thế nào để trở thành người biết lắng nghe tích cực? 3. Cần làm gì để khuyến khích người khác nói? c. Kết luận: - Lắng nhe tích cực là yếu tố cần thiết để quá trình giao tiếp có hiệu quả. Mỗi người cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác khi họ đang nói. - Học sinh thảo luận: Để lắng nghe tích cực chúng ta phải làm gì? Một số cách để thực hiện lắng nghe tích cực: - Im lặng, tạo điều kiện để cho người ta nói thoải mái (gợi chuyện). - Thể hiện sự đồng cảm, chăm chú lắng nghe bằng cách: nhìn chăm chú, nghiêng đầu, gật đầu, mỉm cười, đặt câu hỏi... - Kiềm chế những biểu hiện tiêu cực (sốt ruột, không chú ý vào câu chuyện, nhìn chỗ khác...), không ngắt lời, để người nói bày tỏ suy nghĩ, cảm tưởng của họ. Trong trường hợp buộc phải ngắt lời thì phải xin lỗi và hẹn họ sẽ tiếp tục cuộc nói chuyện vào một dịp khác. Hoạt động 3: Giao tiếp không lời - Giáo viên chọn 4 học sinh, phát cho mỗi học sinh một tờ giấy, trong đó có ghi một tâm trạng: Ví dụ vui mừng, tức giận, buồn rầu, tuyệt vọng... Những học sinh này chuẩn bị 5 phút sau đó họ phải thể hiện tâm trạng của mình bằng điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, nét mặt... mà không được dùng lời. Các bạn khác của lớp quan sát và đoán tâm trạng của các học sinh này. - Thảo luận: Việc thể hiện tâm trạng hoặc nhận biết được tâm trạng của người khác qua điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, nét mặt,... có ý nghĩa như thế nào? Vì sao? Kết luận: Trong cuộc sống, có thể giao tiếp bằng lời nói và không bằng lời nói. Giao tiếp không lời cũng rất quan trọng. Để quá trình giao tiếp có hiệu quả, mỗi người chúng ta cần làm gì? - Tôn trọng nhu cầu của đối tượng khi giao tiếp. - Tự đặt mình vào địa vị của người khác. - Chăm chú lắng nghe khi đối thoại. - Lựa chọn cách nói sao cho phù hợp với người nghe. - Kết hợp giữa lời nói với cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt,... để tạo ra sự hấp dẫn đối với người khác khi giao tiếp. - Chân thành, cầu thị, luôn tìm ra những điểm tốt, điểm mạnh của người khác để học tập. - Luôn vui vẻ, hòa nhã khi giao tiếp. Đặc điểm của một người giao tiếp tốt: - Tự tin, tự trọng. - Biết lắng nghe tích cực. - Biết thể hiện sự đồng cảm. - Biểu lộ ý nghĩ cảm xúc một cách rõ ràng. - Thân thiện, gần gũi. - Biết nhìn nhận, phân tích vấn đề. - Cân nhắc trước khi nói. - Phản hồi đúng lúc, đúng sự việc. Những điều cần tránh trong giao tiếp: - Tự hào, nói về mình quá nhiều. - Tranh cãi với bạn đến cùng. - Giọng nói mỉa mai châm biếm. - Tỏ vẻ ta đây, tỏ vẻ biết nhiều. - Dùng những từ không hay. - Lơ đãng, không chú ý vào câu chuyện. Giao tiếp là quá trình gặp gỡ, tiếp xúc trao đổi những thông tin, suy nghĩ, tình cảm giữa con người với con người về các vấn đề khác nhau. Giao tiếp có thể bằng lời và không bằng lời, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Kỹ năng giao tiếp giúp cho các mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp, gần gũi hơn. Bài tập: Giáo viên phát phiếu cho học sinh và yêu cầu các em tự trắc nghiệm, đánh giá kĩ năng giao tiếp của mình (nếu không có điều kiện giáo viên có thể viết lên bảng phụ bài tập và cho học sinh trong lớp tự đánh giá). Sau đó liệt kê những kĩ năng các em đã có, những kĩ năng còn thiếu. Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận những kĩ năng còn thiếu, biện pháp khắc phục từng kĩ năng. 1. Không ngắt lời người khác khi nói chuyện. 2. Giọng nói vừa phải (không quá to, không quá nhỏ). 3. Luôn gợi ý, tạo điều kiện để người khác nói. 4. Hướng về phía người đang nói chuyện. 5. Không chỉ trích người khác. 6. Luôn thể hiện lắng nghe người khác. 7. Đáp lại, thể hiện sự quan tâm. 8. Ngồi đối diện với người nói, chú ý lắng nghe, thỉnh thoảng đưa ra vấn đề cần hỏi (để để tỏ sự quan tâm, thể hiện sự tập trung và tôn trong người nói) 9. Không ngắt lời người khác khi họ nói hoặc góp ý về bạn. 10. Luôn thể hiện cảm xúc. 11. Bình tĩnh, tự tin nói trước đám đông. 12. Trả lời đủ câu, xưng hô trên dưới. MỤC LỤC Nội dung Trang Phần I. Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học 3 Sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh (2 tiết) 8 Phần II. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 23 Kỹ năng giao tiếp (1 tiết) 25 Chịu trách nhiệm nội dung PHÒNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA Biên soạn HOÀNG THỊ LÝ NGUYỄN THỊ THU HÀ Tài liệu tham khảo 1. Tài liệu hướng dẫn Giáo dục vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường (dùng trong trường tiểu học và trường trung học cơ sở) - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội - 2007. 2. Tài liệu Giáo dục và bảo vệ môi trường trong nhà trường (Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên) - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đà Nẵng - 5/2007. 3. Giáo dục bảo vệ môi trường (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên) - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án phát triển giáo viên tiểu học - Nhà Xuất bản Giáo dục - 2006. 4. Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe trong trường Tiểu học - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Tổ chức y tế thế giới - Bộ Y tế, Hà Nội 2004 5. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn - Viện chiến lược và Chương trình giáo dục, Hà Nội 2006. &
Tài liệu đính kèm: