Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Bài 12: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Vũ Huyền Thương

Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Bài 12: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Vũ Huyền Thương

Hoạt động 1: Xử lý tình huống đóng vai

-GV mời nhóm HS đã chuẩn bị trước lên đóng vai tình huống trong sách giáo khoa:

Bài tập 1

 Hãy cùng bạn đóng vai theo tình huống sau:

 Nam và Minh đang cùng nhau học nhau học nhóm ở nhà thì có bác đưa thư ghé qua nhờ chuyển lá thư cho ông Tư hàng xóm vì cả nhà đi vắng. Nam nói với Minh:

- Đây là thư của chú Hà con ông Tư gửi từ nước ngoài về. Chúng mình bóc ra xem đi.

Nếu là Minh em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?

Nếu thư bị bóc, ông tư sẽ nghĩ gì về Nam và Minh?

Kết luận: Minh khuyên bạn không được bóc thư của người khác. Đó là việc làm thể hiện tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.

Hoạt động 2: Bài tập 2

-GV cho HS đọc đề bài

a) GV chia lớp thành 4 nhóm: trong thời gian 2 phút điền các từ thích hợp vào chỗ trống( Giáo viên chuẩn bị 4 bảng phụ cho 4 nhóm):

 

docx 6 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 761Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Bài 12: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Vũ Huyền Thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: Tiểu học Võ Thị Sáu
Môn: Đạo đức
Lớp: 3I
Tiết dạy: 
Giáo sinh: Vũ Huyền Thương
Ngày soạn: 15/3/2021
Ngày dạy: 16/3/21021
Bài 12: TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC
 (TIẾT 1)
I. Mục tiêu
Sau bài học, học sinh đạt được:
1. Kiến thức
Hiểu được thư từ, tài sản là sở hữu riêng tư của từng người. Mỗi người có quyền giữ bí mật riêng vì thế cần tôn trọng thư từ tài sản của người khác. 
2. Kỹ năng
Không xâm phạm, xem, sử dụng thư từ, tài sản của người khác khi không được sự đồng ý.
3. Thái độ
Tôn trọng thư từ của người khác.
Yêu thích môn học
4. Năng lực
Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. Phương tiện dạy học
1. Giáo viên
-Sách giáo khoa, giáo án, slide, bảng phụ, phiếu học tập, đồ dùng diễn tình huống.
2. Học sinh
-Sách giáo khoa.
III. Phương pháp dạy học
Sử dụng phương pháp đóng vai, phương pháp trực quan, phương pháp xử lý tình huống.
IV. Hoạt động dạy học
1. Khởi động
	Ban văn nghệ cho lớp sinh hoạt
2. Kiểm tra hoạt động ứng dụng
	Ban học tập làm việc
3. Bài mới
-GV gợi lên tình huống.
-Giáo viên ghi bài lên bảng: Bài 12: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
HS ghi bài vào vở: Bài 12: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
-GV hỏi: - Tài sản là gì? Thư từ là gì?
Tài sản là vật có giá trị vật chất( sách, bút, vở,..) hoặc tinh thần ( lời nói, ý nghĩa,..) đem lại lợi ích thiết thực cho chủ sở hữu.
-GV mời học sinh đọc mục tiêu bài học
-GV chốt lại mục tiêu bài học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Hoạt động 1: Xử lý tình huống đóng vai
-GV mời nhóm HS đã chuẩn bị trước lên đóng vai tình huống trong sách giáo khoa:
Bài tập 1
 Hãy cùng bạn đóng vai theo tình huống sau:
 Nam và Minh đang cùng nhau học nhau học nhóm ở nhà thì có bác đưa thư ghé qua nhờ chuyển lá thư cho ông Tư hàng xóm vì cả nhà đi vắng. Nam nói với Minh:
Đây là thư của chú Hà con ông Tư gửi từ nước ngoài về. Chúng mình bóc ra xem đi.
Nếu là Minh em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?
Nếu thư bị bóc, ông tư sẽ nghĩ gì về Nam và Minh?
Kết luận: Minh khuyên bạn không được bóc thư của người khác. Đó là việc làm thể hiện tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Hoạt động 2: Bài tập 2
-GV cho HS đọc đề bài
a) GV chia lớp thành 4 nhóm: trong thời gian 2 phút điền các từ thích hợp vào chỗ trống( Giáo viên chuẩn bị 4 bảng phụ cho 4 nhóm): 
Điền những từ ngữ bí mật, pháp luật, của riêng vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp:
- Thư từ, tài sản của người khác . mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm vi phạm .
- Mọi người cần tôn trọng . riêng của trẻ em.
-GV cho HS trình bày kết quả.
-GV mời các nhóm nhận xét.
-GV nhận xét, kết luận.
b) Giáo viên phát phiếu bài tập cho HS, HS hoàn thành trong 3 phút.
PHIẾU BÀI TẬP
Họ và tên: 
Đánh dấu + vào ô o trước những việc nên làm, đánh dấu – vào ô o trước những việc không nên làm trong những hành động, việc làm dưới đây.
o 1. Tự ý sử dụng thư từ, sách vở, đồ dùng của người khác khi chưa được phép.
o 2. Giữ gìn, bảo quản cần thận khi mượn sách vở, đồ dùng của người khác.
o 3. Xin phép, hỏi mượn khi muốn sử dụng sách vở, đồ dùng của người khác.
o 4. Xem trộm nhật kí của người khác.
o 5. Nhận giùm thư khi hàng xóm đi vắng.
o 6. Tự ý lấy đồ của người khác để dùng.
o 7. Sử dụng đồ của người khác xong rồi mới hỏi mượn.
o 8. Làm hỏng đồ chơi của người khác mà không xin lỗi.
o 9. Hái trái cây trong vườn nhà hàng xóm để ăn mà không hỏi xin chủ nhà.
o 10. Lấy sách, truyện của người khác để đọc rồi lại cất trả vào chỗ cũ.
-GV thu 5 phiếu bất kì, đọc và nhận xét.
 -HS quan sát? 
-HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.
-HS trả lời, ví dụ:
+Em sẽ khuyên bạn Nam không nên bóc thư khi chưa có sự cho phép. Vì điều đó thể hiện sự lịch sự, tôn trọng.
-Nam và Minh là người tò mò, thiếu sự tôn trọng thư từ của người khác.
-HS đọc đề bài.
a) Điền những từ ngữ bí mật, pháp luật, của riêng vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp:
- Thư từ, tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm vi phạm pháp luật.
- Mọi người cần tôn trọng bí mật riêng của trẻ em.
-HS treo kết quả thảo luận.
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS nhắc lại kết luận.
-HS hoàn thành phiếu bài tập.
+NHững việc nên làm là: 2,3,5
+Những việc không nên làm là: 1,4,6,7,8,9,10
-HS lắng nghe và sửa lỗi.
Hoạt động 3: Tự liên hệ (Bài tập 3)
+Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác chưa?
+Việc đó xảy ra như thế nào?
Em hãy kể thêm những việc làm thể hiện tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Hoạt động 5: Nhận xét, góp ý
GV tố chức HS thảo luận nhóm 4, nhận xét các tranh.
a)Bố đi công tác về, Thắng liền lục túi xem bố mua quà gì cho mình.
b) Mỗi lần sang nhà hàng xóm xem ti vi, Bình đều chào hỏi mọi người và xin phép bác chủ nhà rồi mới ngồi xem.
c) Bố công tác ở xa, Hải thường viết thư cho bố, mấy bạn lấy thư xem Hải viết gì.
d) Sang nhà bạn, thấy bạn có đồ chơi đẹp và lạ mắt, Phú bảo với bạn: “Cậu cho tớ xem đồ chơi này được không?”.
-GV mời HS nhận xét 
-GV nhận xét, kết luận
-HS, ví dụ:
Em đã chưa biết tôn trọng, thư từ tài sản của người khác.
Vì tò mò, em đã lén đọc thư tình của các bạn.
-Không tự ý lấy bút của bạn, không lục cặp bạn, hỏi mượn đồ dùng khi cần, không xem trộm nhật kí, không nghe lén người khác nói chuyện,
a) Việc làm của Thắng là không tôn trọng cá nhân của bố, không biết bố vừa đi công tác về còn đang mệt.
 b) Bình rất lễ phép
c) Các bạn không tôn trọng thư từ của Hải.
d) Việc xin phép, hỏi thăm như vậy của Phú là rất đúng.
-HS nhận xét.
4. Củng cố dặn dò
Thư từ, tài sản của mỗi người thuộc về riêng họ. Tự ý xem thư, sử dụng tài sản của người khác là thiếu tự trọng và vi phạm pháp luật.
HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài cũ.
	Giáo sinh thực tập

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_3_bai_12_ton_trong_thu_tu_tai_san_cua_ng.docx