Mục tiêu: Củng cố kiến thức bài Tôn trọng đám ma.
Gv tổ chức trò chơi: “Bức thư may mắn”. Cách chơi: Cho Hs chọn ngẫu nhiên 1 bức thư trong 3 bức thư và để có được bức thư may mắn Hs phải thực hiện được yêu cầu trong bức thư:
- thư 1: tôn trọng đám tang là gì? Nêu những việc nên làm khi đi đường gặp đám tang (TT đám tag là tôn trọng người đã khuất và những nguời thân của họ/ dừng xe, nhường đường, ngả mũ nón chào)
- thư 2: Vì sao phải tôn trọng đám tang? (vì đám tag là lễ chôn cất nguòi đã khuất - đây là sự kiện đau buồn đối với nguòi thân trg gia đình họ. Vậy nên cta cần chia sẻ nỗi buồn, lịch sự, nghiêm túc tôn trọng không khí tang lễ)
- thư 3: Tình huống: “2 bạn An và Nam đang trên đường đi chơi đá banh cười đùa vui vẻ, bỗng thấy phía trước có đám tang. An và Nam không nên làm gì?” hãy cùng làm với cả lớp.
A. Đứng nép vào lề đường, nhường đường cho đám tang.
B. Tiếp tục cười đùa, chỉ trỏ, nói to.
C. Ngã mũ, nón để chia buồn cùng người thân của người đã khuất.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: Đạo đức Lớp: 3/3 Tuần: 26 Bài: Tôn Trọng Thư Từ, Tài Sản Của Người Khác (tiết 1) Người thực hiện: Nguyễn Trần Tường Vy MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Sau khi học xong bài học, HS có thể: - nêu lên được thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác; vì sao cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và quyền được tôn trọng bí mật riêng tư của trẻ em.. - Tự nhận xét, đánh giá được hành vi của bản thân và hành vi của người khác về việc tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. - Phát triển phẩm chất trung thực, trách nhiệm của học sinh trong việc tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. - Phát triển NL giao tiếp và hợp tác trong việc thể hiện được những lời nói và hành động tôn trọng thư từ, tài sản của người khác; NL điều chỉnh hành vi qua việc thực hiện được những việc làm thể hiện sự tôn trọng thư từ, tài sản của người khác; NL tự chủ và tự học; NL giải quyết vấn đề. CHUẨN BỊ - GV: Bài giảng powerpoint. - HS: SGK. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1 : Khởi động (5 phút) Mục tiêu: Củng cố kiến thức bài Tôn trọng đám ma. Gv tổ chức trò chơi: “Bức thư may mắn”. Cách chơi: Cho Hs chọn ngẫu nhiên 1 bức thư trong 3 bức thư và để có được bức thư may mắn Hs phải thực hiện được yêu cầu trong bức thư: - thư 1: tôn trọng đám tang là gì? Nêu những việc nên làm khi đi đường gặp đám tang (TT đám tag là tôn trọng người đã khuất và những nguời thân của họ/ dừng xe, nhường đường, ngả mũ nón chào) - thư 2: Vì sao phải tôn trọng đám tang? (vì đám tag là lễ chôn cất nguòi đã khuất - đây là sự kiện đau buồn đối với nguòi thân trg gia đình họ. Vậy nên cta cần chia sẻ nỗi buồn, lịch sự, nghiêm túc tôn trọng không khí tang lễ) - thư 3: Tình huống: “2 bạn An và Nam đang trên đường đi chơi đá banh cười đùa vui vẻ, bỗng thấy phía trước có đám tang. An và Nam không nên làm gì?” hãy cùng làm với cả lớp. Đứng nép vào lề đường, nhường đường cho đám tang. Tiếp tục cười đùa, chỉ trỏ, nói to. Ngã mũ, nón để chia buồn cùng người thân của người đã khuất. Thư 1 và 2: Hs làm cá nhân - Hs khác nhận xét, Gv nhận xét. Thư 3: 1 Hs đọc câu hỏi, yêu cầu các Hs khác lôi bảng con ra và cùng làm - Hs trình bày bài làm - Hs khác nhận xét - Gv nhận xét. Gv nhận xét chung cả lớp. * Giới thiệu bài. Gv hỏi: - “chúng ta vừa chơi trò gì nhỉ?” (bức thư may mắn) Gv: “và bài học hôm nay của chúng ta cũng liên quan đến những lá thư. Vậy để xem bài học hnay có gì thì cta cùng vào bài luôn đó là bài Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác” - Gv ghi tựa bài. Hoạt động 2: Xử lí tình huống (10 phút) Mục tiêu: Nêu lên được thế nào là tôn trọg thư từ, tài sản của người khác.. Gv yêu cầu Hs quan sát tranh và cho biết: - “bức tranh vẽ gì?” (2 bạn HS đang cầm bức thư và đag muốn bóc thư ra xem). - “Các bạn đã đọc bài ở nhà rồi thì cho cô biết 2 bạn này tên gì?” (Nam và Minh). “Vậy muốn biết Nam và Minh đang nch gì với nhau thì cta cùng vô bt1 (SGK/44)” Gv ycau 1 Hs đọc bài - Hs đọc bt1 - Gv hướng dẫn : - “Bạn vừa đọc bài, ai cho cô biết NAm và Minh đang làm gì ở nhà?” (học nhóm) - “Khi đang học nhóm thì có gì xảy ra?” (có bác đưa thứ ghé qua nhờ chuyển lá thư cho ông Tư hàng xóm vì cả nhà ông đi vắng). - “lúc đó Nam đã nói gì với Minh?” (Đây là ... chúng mình bóc ra xem đi). Gv ycau Hs hoạt động nhóm 4 (trong 5’) cùng thảo luận với nhau: “Nếu là Minh, em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?” và cùng nhau sắm vai để giải quyết tình huống. Hs các nhóm thảo luận tình ra cách giải quyết rồi phân vai dựng lại tình huống (gồm: dẫn chuyện, bác đưa thư, Nam và Minh). Gv gọi 1,2 nhóm lên trình bày bài làm của nhóm qua hoạt động sắm vai. - Gv ghi nhận lại các cách giải quyết của Hs lên bảng. Gv ycau cả lớp cùng thảo luận: “Trong những cách giải quyết mà các bạn vừa đưa ra, cách nào phù hợp nhất? Em thư đoán xem ông Tư sẽ nghĩ gì về bạn Nam và Minh khi thư bị bóc? (khuyên bạn Nam trao tận tay ông Tư lá thư nguyên vẹn/ nghĩ 2 bạn là ng vô duyên, bất lịch sự, ...) - Hs thảo luận nhóm đôi và đưa ra câu tloi Gv nxet và ket luận: “nếu là Minh cta cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác, khi mà ta bóc thư của ngkhac đó là ta đag bất lịch sự, vô duyên hay nói cách khác là không tôn trọng thư từ của người khác. Và không những thư từ mà còn những của cải, tài sản của người khác cta không nên tò mò, đụng chạm và điều đó thể hiện sự tôn trọng thư từ, tài sản của người khác” Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (5 phút) Mục tiêu: Nêu lên được vì sao cần tôn trọng thư từ tài sản của người khác và quyền được tôn trọng bí mật riêng tư của trẻ em. GV phát phiếu học tập và ycau Hs thảo luận theo nhóm 2 để hoàn thành phiếu học tập - Hs thảo luận nhóm đôi hoàn thành phiếu học tập (bt2.a) trong 2 phút. Hs báo cáo bài làm trong nhóm, Hs khác nhận xét - Gv hỏi: - “Đối với thư từ, tài sản của người khác ta cần phải làm gì?” (ta cần tôn trọng) “vì sao?” ( vì thư từ là của riêng mỗi người) - “Nếu ta không tôn trọng hay nói cách khác là xâm phạm thư từ, tài sản người khác thì sẽ thế nào?” (sẽ đc cho là việc làm vi phạm pháp luật) - “Ngoài người lớn ra thì còn phải tôn trọng bí mật của ai nữa nhỉ?” (trẻ em, những thư được coi là bí mật thì k ai có quyền được xem, đụng vào trừ khi cta cho phép) Hoạt động 4: Biểu quyết (6 phút) Mục tiêu: Tự nhận xét, đánh giá được hành vi của người khác về việc tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. Gv nêu chủ đề thảo luận: Những trường hợp nào dưới đây là những việc nên làm và không nên làm? (Bt2.b) GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ: • Nhóm1 thảo luận để trả lời tình huống 1, 2. • Nhóm 2 thảo luận để trả lời tình huống 3, 4, 5. • Nhóm 3 thảo luận để trả lời tình huống 6, 7, 8. • Nhóm 4 thảo luận để trả lời tình huống 9, 10. GV quy định thời gian thảo luận là 3 phút - Hs các nhóm thảo luận. Đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày, các nhóm khác biểu quyết xem có đồng ý với nhóm đại diện không bằng cách giơ tay (đồng ý, không đồng ý, ý kiến khác các nhóm khác bổ sung ý kiến). Gv Kết luận chung: Những nên làm của người biết tôn trọng thư từ tài sản của ngkhac là: 2,3,5 Gv Hỏi: “Qua bài này các bạn biết thêm được thế nào là tôn trọng tt, tsan của ng khác nữa?” (Hỏi mượn khi cần; giữ gìn bảo quản khi ngkhac cho mượn; chỉ sử dụng khi đc phép) Hoạt động 5: Trò chơi “Phóng viên nhí” (5 phút) * Mục tiêu: Tự nhận xét, đánh giá được hành vi của bản thân về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi và trao đổi với nhau trong vòng 3 phút để câu hỏi: - “Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác chưa?” - “Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản gì? Của ai?” - “Việc đó xảy ra như thế nào?” GV tổ chức trò chơi “Phóng viên nhí” và Gv sẽ là phóng viên đầu tiên và sẽ gọi và hỏi 1Hs để pvan - Hs trả lời xong thì sẽ là phóng viên và chọn 1Hs khác để phỏng vấn (4Hs) GV tổng kết, khen ngợi HS đã biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. Hoạt động 6: Củng cố (4 phút) Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài. Gv Hỏi: - “Những ai cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác? (Tất cả mọi người) - “Vì sao phải tôn trọng tt, ts của ngkhac?” (Cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác vì đó là tài sản riêng của họ.Tự ý xem, sử dụng chúng là thiếu lòng tự trọng và vi phạm pháp luật.) - “Nêu những việc nên làm?” (Giữ gìn, bảo quản cẩn thận khi người khác cho mượn, hỏi mượn khi cần,) Hoạt động tiếp nối: Yêu cầu Hs sưu tầm những tấm gương, mẩu chuyện về tôn trọng tt, ts của ngkhac. Gv nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: