Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Học kì I - Năm học 2020-2021

Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Học kì I - Năm học 2020-2021

b. Hoạt động 2: Phân tích truyện “Các cháu vào đây với Bác” (10 phút)

 Mục tiêu: HS biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và những việc các em cần làm để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.

 Cách tiến hành:

- Kể chuyện ”Các cháu vào đây với Bác”(Vở bài tập đạo đức 3, NXB Giáo dục).

- Yêu cầu thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau:

1. Qua câu chuyện, em thấy tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác Hồ như thế nào?

2. Em thấy tình cảm của Bác Hồ với các thiếu nhi như thế nào?

c. Hoạt động 3 : Thảo luận cặp đôi (10 phút)

 Mục tiêu:

Giúp HS hiểu và ghi nhớ nội dung năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.

 Cách tiến hành:

- Yêu cầu: Thảo luận cặp đôi, ghi ra giấy các việc cần làm của thiếu nhi để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.

- Yêu cầu HS tìm hiểu Năm điều Bác Hồ dạy.

- Nhận xét, tuyên dương những HS đã thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy.

- Nhắc nhở cả lớp noi gương những HS ngoan như thế.

* GV liên hệ giáo dục HS: Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu. Để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ, HS cần phải học tập va làm theo lời Bác dạy.

3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):

Giáo viên nhận xét tiết học, chuẩn bị tiết sau.

 

doc 36 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 614Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Học kì I - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201...
Đạo đức tuần 1
Kính yêu Bác Hồ (tiết 1)
(HCM)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc. Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
	2. Kĩ năng: Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
3. Hành vi: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
* HCM:
	- Chủ đề: Cần, kiệm, liêm, chính.
	- Nội dung: Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu. Để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ, HS cần phải học tập va làm theo lời Bác dạy (toàn phần).
* Lưu ý: Giáo viên gợi ý và tạo điều kiện cho học sinh tập hợp và giới thiệu những tư liệu sưu tầm được về Bác Hồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Một số bài thơ, bài hát, câu chuyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ. Giấy khổ to, bút viết bảng (phát cho các nhóm). Năm điều Bác Hồ dạy.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: kiểm tra đồ dùng của học sinh.
- Nhận xét chung.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (10 phút)
Mục tiêu: HS biết được: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc. Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ.
Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát các bức ảnh trang 2 vở Bài tập đạo đức 3 tìm hiểu nội dung và đặt tên phù hợp cho từng bức ảnh đó.
- GV thu kết quả thảo luận.
- Nhận xét bổ sung ý kiến của các nhóm.
- Yêu cầu thảo luận cả lớp để tìm hiểu thêm về Bác theo những câu hỏi gợi ý.
- Yêu cầu 3 đến 4 HS trả lời.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Tiến hành quan sát từng bức tranh và thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác chú ý lắng nghe. Bổ sung sửa chữa cho nhóm bạn.
- 3 đến 4 HS trả lời. HS khác chú ý lắng nghe, bổ sung.
- HS chú ý lắng nghe
b. Hoạt động 2: Phân tích truyện “Các cháu vào đây với Bác” (10 phút)
Mục tiêu: HS biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và những việc các em cần làm để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
Cách tiến hành:
- Kể chuyện ”Các cháu vào đây với Bác”(Vở bài tập đạo đức 3, NXB Giáo dục).
- Yêu cầu thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau:
1. Qua câu chuyện, em thấy tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác Hồ như thế nào?
2. Em thấy tình cảm của Bác Hồ với các thiếu nhi như thế nào?
- HS cả lớp chú ý lắng nghe. Một HS đọc lại truyện.
- 3 - 4 HS trả lời.
- HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
c. Hoạt động 3 : Thảo luận cặp đôi (10 phút)
Mục tiêu:
Giúp HS hiểu và ghi nhớ nội dung năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu: Thảo luận cặp đôi, ghi ra giấy các việc cần làm của thiếu nhi để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
- Yêu cầu HS tìm hiểu Năm điều Bác Hồ dạy.
- Nhận xét, tuyên dương những HS đã thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy.
- Nhắc nhở cả lớp noi gương những HS ngoan như thế.
* GV liên hệ giáo dục HS: Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu. Để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ, HS cần phải học tập va làm theo lời Bác dạy.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
Giáo viên nhận xét tiết học, chuẩn bị tiết sau.
- Thảo luận cặp đôi:
- 2 đến 3 HS đọc những công việc mà thiếu nhi cần làm.
- 2 - 3 HS đọc Năm điều Bác Hồ dạy.
- 3 đến 4 HS trả lời, lấy ví dụ cụ thể của bản thân.
@ RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201...
Đạo đức tuần 2
Kính yêu Bác Hồ (tiết 2)
(HCM)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc. Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
	2. Kĩ năng: Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
3. Hành vi: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
* HCM:
	- Chủ đề: Cần, kiệm, liêm, chính.
	- Nội dung: Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu. Để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ, HS cần phải học tập va làm theo lời Bác dạy (toàn phần).
* Lưu ý: Giáo viên gợi ý và tạo điều kiện cho học sinh tập hợp và giới thiệu những tư liệu sưu tầm được về Bác Hồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Một số bài thơ, bài hát, câu chuyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ. Giấy khổ to, bút viết bảng (phát cho các nhóm). Năm điều Bác Hồ dạy.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 tiết 1.
- Nhận xét, nhận xét chung.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến (12 phút)
Mục tiêu : Củng cố để HS hiểu rõ hơn việc thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy.
Cách tiến hành :
- Yêu cầu thảo luận nhóm.
- Yêu cầu các nhóm đưa ra ý kiến của mình: đúng (Đ) hay sai (S). Giải thích lý do.
Năm điều Bác Hồ dạy là để dạy cho thiếu nhi.
Muốn trở thành cháu ngoan Bác Hồ, thiếu nhi phải làm đúng theo Năm điều Bác Hồ dạy.
Phấn đấu để trở thành con ngoan trò giỏi là đã thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
Chỉ cần học thuộc 5 điều Bác Hồ dạy, không cần phải thực hiện bằng hành động.
Ai cũng kính ÿêu Bac Hồ kể cả bạn bè và thiếu nhi thế giới.
- Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của mình.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
b. Hoạt động 2: Cuộc thi : “Hái hoa dân chủ” (15 phút)
Mục tiêu: Củng cố lại bài học.
Cách tiến hành :
- GV phổ biến nội dung cuộc thi: Mỗi một nhóm cử 2 HS lập thành một đội để dự thi tìm hiểu về chủ đề Bác Hồ .
- Phổ biến luật thi: Mỗi đội sẽ được tham dự 3 vòng thi.Mỗi một vòng thi sẽ có những hình thức thi khác nhau. Cụ thể như sau:
* Vòng 1:
- GV đọc cho các đội 5 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 4 lựa chọn khác nhau.Các đội sẽ chọn câu trả lời bằng cách lựa chọn A, B, C, D.
- Mỗi câu trả lời đúng, đội ghi được một điểm.Mỗi câu trả lời sai đội không ghi được điểm.
* Vòng 2: Bốc thăm và trả lời câu hỏi:
- Mỗi đội được bốc thăm 1 lần và trả lời câu hỏi của mình.
* Vòng 3: Hát, múa, kể chuyện Bác Hồ.
- Đội thắng cuộc là đội ghi được số điểm cao nhất
- GV nhận xét phần thi của các đội.
- Mỗi đội sẽ cử ra đại diện để múa, hát hoặc kể chuyện về Bác Hồ.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
* Giáo dục học sinh: Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu. Để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ, HS cần phải học tập va làm theo lời Bác dạy.
Giáo viên nhận xét tiết học, dặn dò HS chăm chỉ thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng, chuẩn bị tiết sau.
@ RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201...
Đạo đức tuần 3
Giữ Lời Hứa (tiết 1)
(KNS)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa. Nêu được thế nào là giữ lời hứa.
	2. Kĩ năng: Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người. Hiểu được ý nghĩa của việc biết giữ lời hứa.
3. Hành vi: Quý trọng những người biết giữ lời hứa.
* KNS:
	- Rèn các kĩ năng: kĩ năng tự tin mình có khả năng thực hiện lời hứa; kĩ năng thương lượng với người khác để thực hiện được lời hứa của mình; kĩ năng đảm nhận trách nhiệm về việc làm chủ của mình. 
	- Các phương pháp: Nói tự nhủ; trình bày 1 phút; lập kế hoạch.
* Lưu ý: Giáo viên điều chỉnh các tình huống đóng vai cho phù hợp với học sinh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Câu chuyện : ”Chiếc vòng bạc - Trích trong tập Bác Hồ - Người Việt Nam đẹp nhất, NXB Giáo dục, 1986” và”Lời hứa danh dự – Lê - ô - nít Pan - tê - lê - ép, Hà Trúc Dương dịch”. 4 phiếu ghi tình huống cho 4 nhóm (Hoạt động 2- Tiết2). 4 bộ thẻ Xanh và Đỏ. Bảng phụ ghi nội dung hoạt động 2- Tiết 2.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: gọi 2 học sinh làm bài tập tiết trước.
- Nhận xét, nhận xét chung.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2.  ...  nhóm thảo luận, trả lời vào phiếu của nhóm.
- Đại diện của nhóm làm việc nhanh nhất trả lời.
- Các nhóm khác lắng nghe bổ sung ý kiến, nhận xét.
@ RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201...
Đạo đức tuần 17
Biết Ơn Thương Binh - Liệt Sĩ (tiết 2)
(KNS)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương đất nước. 
	2. Kĩ năng: Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức.
3. Hành vi: Kính trọng biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng nhiều việc làm phù hợp với khả năng.
* Lưu ý: Không yêu cầu học sinh thực hiện và báo cáo kết quả điều tra tìm hiểu về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các thương binh, gia đình liệt sĩ ở địa phương; có thể cho học sinh kể lại một số hoạt động đền ơn đáp nghĩa các thương binh, gia đình liệt sĩ ở địa phương mà em biết.
* KNS:
	- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về những người đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc. Kĩ năng xác định giá trị về những người đã quên mình vì Tổ quốc.
	- Các phương pháp: Trình bày 1 phút. Thảo luận. Dự án.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Tranh vẽ minh hoạ truyện”Một chuyến đi bổ ích - Hà Trang”. Tranh, ảnh và câu chuyện về các anh hùng (Kim Đồng, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Trần Quốc Toản).
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: gọi 2 học sinh làm bài tập tiết trước.
- Nhận xét, nhận xét chung.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Kể tên việc em đã làm hoặc trường em tổ chức (10 phút)
* Mục tiêu: Làm các công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các cô chú thương binh, liệt sĩ.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS dựa vào kết quả tìm hiểu (trong yêu cầu về nhà ở tiết1) trả lời/báo cáo.
- Ghi lại một số việc làm tiêu biểu, những việc được nhiều HS thực hiện lên bảng.
- Hỏi: Tại sao chúng ta phải biết ơn?
- HS lần lượt báo cáo.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
b. Hoạt động 2: Xử lí tình huống (10 phút)
* Mục tiêu: HS làm các công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các cô chú thương binh, liệt sĩ.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, xử lí các tình huống trong phiếu nhóm.
- GV tóm tắt ý kiến thảo luận của cácnhóm.
Kết luận: Chỉ bằng những hành động rất nhỏ, ta cũng đã góp phần đền đáp công ơn của các thương binh, liệt sĩ.
- Tiến hành thảo luận nhóm.
- Đại diện mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận- Nhóm có cùng tình huống sẽ nhận xét, bổ sung. Cácnhóm khác góp ýnhận xét.
c. Hoạt động 3: Xem tranh và kể về các anh hùng liệt sĩ (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS hiểu rõ hơn về gương chiến đấu, hi sinh của các anh hùng liệt sĩ thiếu niên
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu các nhóm HS xem tranh, thảoluận, trả lời 2 câu hỏi sau:
+ Bức tranh vẽ ai?
+ Hãy kể đôi điều về người trong tranh- (GV treo tranh: Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Lý Tự Trọng, Trần Quốc Toản lên bảng).
GV kết luận và yêu cầu HS hát 1 bài ca ngợi gương anh hùng (Anh Kim Đồng) hoặc GV có thể hát cho HS nghe(nghe băng).
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhận xét giờ học, kết thúc tiết học, chuẩn bị bài sau.
- Tiến hành thảo luận (mỗi nhóm1 tranh)
- Đại diện mỗi nhóm lên bảng chỉ vào tranh và giới thiệu về anh hùng trong
tranh.
- 1 HS hát
@ RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201...
Đạo đức tuần 18
Ôn Tập Và Thực Hành Kĩ Năng Cuối Học Kì Một
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Củng cố lại những kiến thức đã học về các nội dung: chia sẻ vui buồn cùng bạn, tích cực tham gia việc trường, việc lớp, quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng, biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
	2. Kĩ năng: HS biết ứng xử và nhận xét những hành vi đúng với các chuẩn mực đạo đức đã học.
	3. Thái độ: Giúp học sinh có các hành vi ứng xử đúng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
	1. Giáo viên: Phiếu bài tập.Thẻ Đ - S, một số câu hỏi cho nội dung bài, phiếu học tập
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Bài cũ : Gọi HS lên làm bài tập.
 Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài mới : trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm (15 phút)
* Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức đã học về các nội dung: chia sẻ vui buồn cùng bạn, tích cực tham gia việc trường, việc lớp, quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng, biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
* Cách tiến hành:
- Bước1: Gv đưa ra các câu lệnh:
- Chia các nhóm thảo luận theo gợi ý sau:
+ Khi bạn có chuyện vui, em sẽ làm gì?
+ Khi bạn có chuyện buồn,em sẽ làm gì?
+ Em đã làm những việc gì để chia sẻ vui buồn cùng bạn?
+ Vì sao chúng ta phải tích cực tham gia việc trường, việc lớp?
+ Các em đã tham gia những việc gì ở trường, ở lớp?
+ Vì sao em phải quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng?
+ Em đã làm những việc gì để giúp đỡ hàng xóm, láng giềng?
+ Thương binh, liệt sĩ là những người như thế nào?
+ Để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ, các em phải làm gì?
- Bước2:
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại từng nội dung đã ôn tập, chuyển ý sang hoạt động 2.
b. Hoạt động 2 : Hoạt động cá nhân (12 phút)
* Mục tiêu: Củng cố lại những kiến thức đã học bằng hình thức kiểm tra viết.
* Cách tiến hành:
- Nội dung:
+ Khi bạn có chuyện vui hay buồn, em phải làm gì?
+ Vì sao chúng ta phải tích cực tham gia việc trường, việc lớp?
+ Để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ, em phải làm gì?
+ Em đã làm gì để giúp đỡ bà con lối xóm?
- Hs làm bài.
- Gọi một số hs đọc bài của mình.
- Gv chấm tại chỗ từ 5 đến 7 bài, nhận xét
- Thu hết bài của hs để chấm.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- 4 hs đọc lại các phần ghi nhớ đã ôn tập.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn hs ôn lạibài đã học.
- Chuẩn bị bài sau: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
-3 hs trả lời.
- Các nhóm trưởng nhận nhiệm vụ và điều khiển các bạn trong nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhóm khác bổ sung.
- Làm việc cá nhân.
- Một số hs đọc bài làm của mình.
- 4 hs đọc.
@ RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_3_hoc_ki_i_nam_hoc_2020_2021.doc