Giúp học sinh:
- Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, với dân tộc.
- Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ.
- Thực hiện theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
II. Tài liệu và phương tiện
- Vở bài tập Đạo đức 3.
- Các bài thơ, bài hát, câu chuyện về Bác Hồ, tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi.
III. Các hoạt động dạy - học
TUẦN 2 Thứ hai, ngày 24 tháng 8 năm 2009 Đạo đức Tiết 2 Kính yêu Bác Hồ (tiết 2) Mục tiêu Giúp học sinh: Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, với dân tộc. Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ. Thực hiện theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. Tài liệu và phương tiện Vở bài tập Đạo đức 3. Các bài thơ, bài hát, câu chuyện về Bác Hồ, tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi. Các hoạt động dạy - học Giáo viên Học sinh Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 3 HS. Nhận xét - đánh giá. Dạy bài mới Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học Hoạt động 2.1 Hoạt động 1 : Tự liên hệ GV cho HS tự nhận xét về bản thân về thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy theo gợi ý: Em đã thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy chưa? Thực hiện như thế nào? Còn điều nào chua tốt? Vì sao? Em dự định sẽ làm gì trong thời gian tới? Nhận xét – trao đổi để HS phát huy tính tích cực của mình 3 HS nói về Bác Hồ theo mẫu: Bác sinh ngày, tháng, năm nào? Quê Bác ở đâu? Bác đã có công lao to lớn như thế nào với dân tộc ta? - HS nghe HS tự liên hệ theo cặp HS tự liên hệ trước lớp. 2.2 Hoạt động 2 : Cuộc thi “ Hái hoa dân chủ” Gv chia lớp thành 5 đội. Vòng 1: GV đọc 5 câu hỏi cho HS lựa chọn A, B, C, D. HS chia thành 5 đội. HS làm việc theo tổ. Trong các tên gọi sau, tên gọi nào là của Bác Hồ ? a. Nguyễn Sinh Sắc b. Nguyễn Sinh Cung c. Nguyễn Sinh Khiêm Tên nào sau đây không phải là tên gọi của Bác ? a. Nguyễn Tất Thành b. Nguyễn Ái Quốc c. Nguyễn Văn Tư Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập vào năm ? a. 1954 b. 1945 c. 1950 Bác đã đọc Tuyên ngôn độc lập ở quảng trường nào ? a. Hà Nội b. TP. Hồ Chí Minh c. Ba Đình Tìm cụm từ đúng nhất điền vào chỗ chấm trong câu: “................................................................ đều kính yêu Bác Hồ” a. Thiếu nhi b. Các chiến sĩ bộ đội c. Mọi người dân Việt Nam Vòng 2 : Hát, múa, kể chuyện Bác Hồ Yêu cầu HS cử đại diện múa, hát, kể chuyện. Nhận xét – đánh giá Củng cố, dặn dò. Nhận xét tiết học. Về thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy trong học tập cũng như trong sinh hoạt. HS múa, hát, ... Thứ hai, ngày 31 tháng 08 năm 2009 Đạo đức Tiết 3 Giữ lời hứa (tiết 1) Mục tiêu Giúp học sinh: Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa. Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người. Có thái độ quý trọng người biết giữ lời hứa. Tài liệu và phương tiện Vở bài tập Đạo đức 3. Tranh minh hoạ truyện Chiếc vòng bạc. Bảng phụ ghi câu hỏi hoạt động 1. Các hoạt động dạy - học Giáo viên Học sinh Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2 HS Nhận xét – đánh giá. Dạy bài mới Giới thiệu bài: Gv giới thiệu bài Giữ lời hứa Hoạt động 2.1 Hoạt động 1 : Thảo luận truyện Chiếc vòng bạc. GV kể chuyện Yêu cầu 2HS đọc lại truyện. Bác Hồ đã làm gì khi gặp em bé sau 2 năm đi xa ? Em bé và mọi người trong truyện cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác ? Việc làm của Bác thể hiện điều gì? Kết luận: - HS nói những điều mình biết về Bác Hồ - HS nghe - HS nghe. - 2 HS đọc lại truyện - Bác Hồ mua chiếc vòng bạc cho em. - Cảm động. - Giữ lời hứa. Tuy bận nhiều công việc nhưng Bác Hồ không quên lời hứa với em bé dù qua thời gian dài. Việc làm của Bác khiến mọi người kính phục. 2.2 Hoạt động 2 : Xử lý tình huống Gv nêu tình huống Tình huống 1: Tân hẹm bạn chiều chủ nhật sang nhà Tiến giúp bạn học toán. Nhưng Tân vừa chuẩn bị đi thì trên ti vi có phim hoạt hình. Theo em Tân sẽ chọn cách nào? Vì sao? Tình huống 2: Hằng có quyển truyện mới. Thanh mượn bạn đem về nhà xem và hứa giữ cẩn thận. nhưng về nhà Thanh sơ ý để em nghịch là rách truyện. Theo em Thanh có thể làm gì? Nếu là Thanh em sẽ chọn cách nào? Vì sao? HS thảo luận xử lý tình huống. Tân cần sang học với bạn như đã hứa hoặc báo cho bạn biết. Thanh cần dán truyện và trả lại cho Hằng, xin lỗi bạn. Kết luận : Cần phải giữ lời hứa với mọi người vì giữ lời hứa là tự trọng và tôn trọng người khác. Củng cố, dặn dò. Nhận xét tiết học. Về sưu tầm thơ, truyện về giữ lời hứa. TUẦN 4 Đạo đức Tiết 4 Giữ lời hứa (tiết 2) Mục tiêu Giúp học sinh: Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa. Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người. Có thái độ quý trọng người biết giữ lời hứa. Tài liệu và phương tiện Vở bài tập Đạo đức 3. Các tấm thẻ Xanh – Đỏ - Vàng. Bảng phụ ghi BT - hoạt động 3. Các hoạt động dạy - học Giáo viên Học sinh Kiểm tra bài cũ: Thế nào là giữ lời hứa ? Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào ? Khi không thực hiện được lời hứa, ta cần phải làm gì? Nhận xét bài cũ. Dạy bài mới. Giới thiệu bài : Giữ lời hứa ( tiết 2 ) Hoạt động: Hoạt động 1 : Thảo luận theo nhóm đôi. GV phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh làm bài tập trong phiếu. Hãy ghi vào ô chữ Đ trước những hành vi đúng, chữ S trước những hành vi sai : a) Vân xin phép mẹ sang nhà bạn chơi đến 9 giờ sẽ về. Đến giờ hẹn, Vân vội tạm biệt bạn ra về, mặc dù đang chơi vui. b) Giờ sinh hoạt lớp tuần trước, Cường bị phê bình vì hay làm mất trật tự trong giờ học. Cường tỏ ra rất hối hận, hứa với cô giáo và cả lớp sẽ sửa chữa. Nhưng chỉ được vài hôm, cậu ta lại nói chuyện riêng và đùa nghịch trong lớp học. c) Quy hứa với em bé sau khi học xong sẽ cùng chơi đồ hàng với em. Nhưng khi Quy học xong thì trên ti vi có phim hoạt hình. Thế là Quy ngồi xem phim, bỏ mặc em bé chơi một mình. d) Tú hứa sẽ làm một chiếc diều cho bé Dung, con chú hàng xóm. Và em đã dành cả buổi sáng chủ nhật để hoàn thành chiếc diều. Đến chiều, Tú mang chiếc diều sang cho bé Dung. Bé mừng rỡ cám ơn anh Tú. Giáo viên nhận xét câu trả lời của các nhóm Giáo viên kết luận : Các việc làm a, d là giữ lời hứa. Các việc làm b, c là không giữ lời hứa. Hoạt động 2 : Đóng vai. GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai trong tình huống : Em đã hứa cùng bạn làm một việc gì đó, nhưng sau đó em hiểu ra việc làm đó là sai ( VD : hái trộm quả trong vườn nhà khác, đi tắm sông ) Khi đó em sẽ làm gì ? Giáo viên cho các nhóm lên đóng vai. Giáo viên cho cả lớp trao đổi, thảo luận + Em có đồng tình với cách ứng xử của nhóm bạn không ? Vì sao ? + Theo em, có cách giải quyết nào khác tốt hơn không ? Giáo viên kết luận : Em cần xin lỗi bạn, giải thích lí do và khuyên bạn không nên làm điều sai trái. Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến. GV nêu từng ý kiến, quan điểm có liên quan đến việc giữ lời hứa, yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ đồng tình, không đồng tình hoặc lưỡng lự bằng cách giơ phiếu màu. Màu đỏ : đồng tình. Màu xanh : không đồng tình Màu vàng : lưỡng lự Không nên hứa hẹn với ai bất cứ điều gì. Chỉ nên hứa những điều mình có thể thực hiện được. Có thể hứa mọi điều, còn thực hiện được hay không thì không quan trọng. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy, tôn trọng. Cần xin lỗi và giải thích lí do khi không thể thực hiện được lời hứa. Chỉ cần thực hiện lời hứa với người lớn tuổi. Giáo viên cho học sinh bày tỏ thái độ về từng ý kiến và giải thích lí do Giáo viên kết luận : đồng tình với các ý kiến b, d, e; không đồng tình với ý kiến a, c, f. Giáo viên đọc cho học sinh nghe một số câu ca dao, tục ngữ về giữ lời hứa : - Nói lời phải giữ lấy lời Đừng như con bướm đậu rồi lại bay. - Lời nói đi đôi với việc làm. - Lời nói gió bay Kết luận chung : Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy và tôn trọng. Củng cố GV nhận xét tiết học. Thực hiện giữ lời hứa với bạn bè và mọi người. Sưu tầm các gương biết giữ lời hứa của bạn bè trong lớp, trong trường. Chuẩn bị : bài : Tự làm lấy việc của mình ( tiết 1 ) Học sinh trả lời - HS thảo luận nhóm đôi. - Học sinh trình bày ý kiến của mình. Học sinh khác lắng nghe, bổ sung Lớp nhận xét. HS tiến hành thảo luận nhóm, phân công chuẩn bị đóng vai. Các nhóm lên đóng vai Cả lớp trao đổi, thảo luận Đại diện nhóm trình bày nội dung thảo luận của mình. Học sinh khác lắng nghe, bổ sung Lớp nhận xét TUẦN 5 Thứ hai, ngày 14 tháng 09 năm 2009 Đạo đức Tiết 5 Tự làm lấy việc của mình (tiết 1) Mục tiêu Giúp học sinh: Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy. Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình. Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường. Tài liệu và phương tiện Vở bài tập Đạo đức 3. Bảng phụ ghi BT - hoạt động 2. Các hoạt động dạy - học Giáo viên Học sinh Kiểm tra bài cũ: Giữ lời hứa ( tiết 2 ) Thế nào là giữ lời hứa ? Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào ? Khi không thực hiện được lời hứa, ta cần phải làm gì ? Nhận xét bài cũ. Dạy bài mới Giới thiệu bài : Tự làm lấy việc của mình (tiết 1) Hoạt động : Hoạt động 1: Xử lý tình huống GV đưa ra các tình huống, chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một tình huống. Giáo viên gọi đại diện các nhóm đưa ra cách giải quyết. Giáo viên cho lớp nhận xét. Đến phiên Hoàng trực nhật lớp. Hoàng biết em rất thích quyển truyện mới nên hứa sẽ cho em mượn nếu em chịu trực nhật thay Hoàng. Em sẽ làm gì trong hoàn cảnh đó? Bố giao cho Nam rửa chén, giao cho chị Nga quét dọn. Nam rủ chị Nga làm cùng để đỡ công việc bớt cho mình. Nếu là chị Nga, bạn có giúp Nam không? Bố đang bận việc nhưng Tuấn cứ nằn nì bố giúp mình giải toán. Nếu là bố Tuấn bạn sẽ làm gì ? Hùng và Mạnh là đôi bạn thân với nhau. Trong giờ kiểm tra, thấy Hùng không làm được bài, sợ Hùng về bị bố mẹ đánh, Mạnh cho Hùng xem chung bài kiểm tra. Việc làm của Mạnh như thế đúng hay sai? Giáo viên nhận xét câu trả lời của các nhóm Giáo viên hỏi : + Thế nào là tự làm lấy việc của mình? + Tự làm lấy việc của mình sẽ giúp em điều gì ? Giáo viên kết luận : Trong cuộc sống, ai cũng có công việc của mình và mỗi người cần phải tự làm lấy việc của mình. Hoạt động 2 : Tự liên hệ bản thân Giáo viên phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm thảo luận những nội dung sau : Điền những từ : tiến bộ, bản thân, cố gắng, làm phiền, dựa dẫm vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp. Tự làm lấy việc của mình là làm lấy công việc của mà không vào người khác. Tự làm lấy việc của mình giúp cho em mau và không người khác. Giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bày. Giáo viên cho lớp nhận xét. Tự làm lấy việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác. Tự làm lấy việc của mình giúp cho em mau tiến bộ và không làm phiền người khác. Hoạt động 3 : Xử lý tình huống GV nêu tình huống cho học sinh xử lí : khi Việt đang cắt hoa giấy chuẩn bị cho cuộc thi : “ Hái hoa dân chủ” tuần tới của lớp thì Dũng đến chơi. Dũng bảo Việt : + Tớ khéo tay, cậu để tớ làm thay cho. Còn cậu giỏi toán thì làm bài hộ tớ. Nếu em là Việt, em có đồng ý với đề nghị của Dũng không ? Vì sao ? Giáo viên cho học sinh bày tỏ thái độ và giải thích lí do Giáo viên kết luận : đề nghị của Dũng là sai. Hai bạn cần tự làm lấy việc của mình. Kết luận : Luôn luôn phải tự làm lấy công việc của mình, không được ỷ lại vào người khác. Củng cố GV nhận xét tiết học. Tự làm lấy những công việc hằng ngày của mình ở trường, ở nhà. Sưu tầm các gương về việc tự làm lấy công việc của mình. Chuẩn bị bài : Tự làm lấy việc của mình ( tiết 2 ). Học sinh trả lời HS chia nhóm và thảo luận Đại diện các nhóm đưa ra cách giải quyết tình huống của nhóm mình. Cả lớp nhận xét cách giải quyết của mỗi nhóm Mặc dù rất thích nhưng em sẽ từ chối lời đệ nghị đó của Hoàng. Hoàng làm thế không nên, sẽ tạo sự ỷ lại trong lao động. Hoàng nên tiếp tục làm trực nhật cho đúng phiên của mình. Nếu là chị Nga, em sẽ không giúp Nam. Làm như thế em sẽ làm cho Nam lười thêm, có tính ỷ lại, quen dựa dẫm vào người khác Nếu là bài toán dễ, yêu cầu Tuấn tự làm một mình để củng cố kiến thức. Nếu là bài toán khó thì yêu cầu Tuấn phải suy nghĩ trước, sau đó mới đồng ý hướng dẫn, giảng giải cho Tuấn Mạnh làm như thế là sai, là hại bạn. Dù Hùng có đạt đểm cao thì điểm đó không phải thực chất là của Hùng. Hùng sẽ không cố gắng học và làm bài nữa. Tự làm lấy việc của mình là luôn cố gắng để làm lấy các công việc của bản thân mà không phải nhờ vả hay trông chờ, dựa dẫm vào người khác. Tự làm lấy việc của mình sẽ giúp bản thân mỗi chúng ta tiến bộ, không làm phiền người khác. HS chia nhóm và thảo luận Đại diện các nhóm trình bày. Học sinh khác lắng nghe, bổ sung Lớp nhận xét Cả lớp trao đổi, thảo luận Học sinh trình bày nội dung thảo luận của mình. Học sinh khác lắng nghe, bổ sung Lớp nhận xét
Tài liệu đính kèm: