I – Mục tiêu:
- HS hiểu: thế nào là quan tâm, giúp dỡ hàng xóm, láng giềng, HS thấy sự cần thiết phải quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.
- HS biết quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng trong cuộc sống hàng ngày.
- Tôn trọng, quan tâm đến hàng xóm, láng giềng.
II – Chuẩn bị:
Giáo viên: Nội dung truyện “Tình làng nghĩa xóm”
Học sinh: Bảng Đ/S, vở BT.
III – Các hoạt động:
1 – Khởi động
- Cho HS hát
2 – Bài cũ: Quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng (T1)
Kế hoạch bài dạy tuần 14 ĐẠO ĐỨC QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (Tiết 2) I – Mục tiêu: - HS hiểu: thế nào là quan tâm, giúp dỡ hàng xóm, láng giềng, HS thấy sự cần thiết phải quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. - HS biết quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng trong cuộc sống hàng ngày. - Tôn trọng, quan tâm đến hàng xóm, láng giềng. II – Chuẩn bị: Giáo viên: Nội dung truyện “Tình làng nghĩa xóm” Học sinh: Bảng Đ/S, vở BT. III – Các hoạt động: 1 – Khởi động - Cho HS hát 2 – Bài cũ: Quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng (T1) - Cho HS giơ bảng Đ/S trả lời trắc nghiệm: „ Giúp đỡ hàng xóm, láng giềng là 1 hàng động không tốt. „ Bà con xa không bằng láng giềng gần. „ Giúp đỡ hàng xóm là việc làm cần thiết. 3 – Bài mới: Quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng (tiết 2) a – Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến. Mục tiêu: HS biết cách bày tỏ ý kiến của mình về hành động đúng và chưa đúng. Phương pháp: Thảo luận, giải thích, thuyết trình, hái hoa dân chủ. - GV cho HS hái hoa có câu hỏi tình huống. - GV nhận xét, chốt ý. * Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng là việc làm tốt nhưng cần phải chú ý đến sức mình, chỉ nên giúp những công việc hoàn toàn phù hợp và vừa sức với hoàn cảnh của mình. * Hoạt động 2: Liên hệ bản thân. Mục tiêu: HS biết được những việc mình làm là việc tốt. Phương pháp: Thảo luận. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. - Nhận xét -> Chốt ý: Khen những HS đã biết quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng của mình một cách hợp lí. * Hoạt động 3: Tìm hiểu truyện “Tình làng nghĩa xóm” Mục tiêu: HS rút ra được bài học qua câu chuyện. Phương pháp: Thảo luận, kể chuyện, đàm thoại. - GV kể chuyện “Tình làng nghĩa xóm” - Cho HS thảo luận các câu hỏi. + Em hiểu “Tình làng nghĩa xóm” được biểu hiện trong câu chuyện này? + Em rút ra được bài học gì cho mình qua câu chuyện trên. + Ở khu phố, em đã làm gì để góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa hàng xóm, láng giềng của mình? => GV chốt ý 4 – Dặn dò - HS nhắc lại - HS hái hoa - Các nhóm thảo luận + Tình huống1: Bác Tư sống một mình, lúc bị ốm không có ai bên cạnh chăm sóc. Thương Bác, Hằng đã nghỉ học hẳn 1 buổi ở nhà giúp bác làm công việc nhà. + Tình huống 2: Thấy bà Lan vừa phải trông bé Bi, vừa phải thổi cơm. Huy chạy lại xin được trông bé Bi giúp bà. + Tình huống 3: Chủ nhật nào, Việt cũng giúp cu Tuấn, con cô Hạnh ở nhà bên học thêm môn Toán. + Tình huống 4: Tùng nô đùa với các bạn trong khu tập thể, đá bóng vào cả quán nước nhà bác Lưu. - HS trình bày - Các nhóm khác nhận xét - HS thực hiện, ghi lại những việc mình đã giúp đỡ hàng xóm, láng giềng vào vở nháp. - 3 -> 4 cặp phát biểu - Nhận xét - HS nghe - 3 -> 4 HS trả lời - HS nghe Bảng Đ/S Bình hoa Câu hỏi Vở nháp
Tài liệu đính kèm: