Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tuần 16 - Biết ơn thương binh, liệt sỹ (Tiết 2)

Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tuần 16 - Biết ơn thương binh, liệt sỹ (Tiết 2)

Mục tiêu: HS biết vận dụng tình huống vào cuộc sống.

Phương pháp: Thảo luận, đóng vai.

 - Yêu cầu HS xử lý các tình huống sau:

 Nhóm 1, 2: Em phải làm gì khi thấy chú thương binh muốn qua đường, khi đó đường rất đông xe?

 Nhóm 3, 4: Ngày 27/ 7, Trường em mời các chú thương binh tới nói chuyện trước toàn trường. Trong lúc cả trường đang ngồi lắng nghe chăm chú thì 1 anh HS lớp 4 cười đùa, trêu chọc các bạn ngồi cạnh và bắt chước hành động của chú thương binh. Em sẽ làm gì khi đó?

 Nhóm 5, 6: Lớp 3A có bạn Lan là con thương binh. Nhà bạn Lan rất nghèo, lại có ít người nên bạn thường nghỉ học để làm giúp bố mẹ. Bạn học kém đi. Nếu là HS lớp 3A, em sẽ làm gì?

 

doc 3 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1867Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tuần 16 - Biết ơn thương binh, liệt sỹ (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 16	
ĐẠO ĐỨC
BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SỸ (tiết 2)
I – Mục tiêu: 
 - Hiểu biết: Thương binh, liệt sỹ là những người hy sinh xương máu vì Tổ Quốc. Chúng ta cần biết ơn, kính trọng những người thương binh liệt sỹ
 - Tham gia các hoạt động, phong trào đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ các thương binh, liệt sỹ 
 - Tôn trọng, biết ơn các thương binh liệt sỹ.
II – Chuẩn bị:
 - Tình huống ở hoạt động 2.
 - Tranh ở hoạt động 3.
III – Các hoạt động:
1) Khởi động: (1’)
2) Bài cũ: (4’) Biết ơn thương binh, liệt sỹ (tiết 1)
 - Em phãi làm gì để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sỹ?
 - Hãy kể tên các hoạt động em đã tham gia?
3) Bài mới: (25’) Biết ơn thương binh, liệt sỹ (tiết 2)
a) Giới thiệu bài.
b) Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kể tên việc em đã làm hoặc trường em tổ chức.
Mục tiêu: HS kể được việc làm và hoạt động trường tổ chức.
Phương pháp: Đàm thoại
 - Yêu cầu HS báo cáo việc đã làm ở phần chuẩn bị của tiết 1.
 - GV ghi lại 1 số việc làm tiêu biểu của HS trên bảng.
 + Tại sao chúng ta phải biết ơn , kính trọng các thương binh, liệt sỹ?
=> Chốt ý: Cần phải biết ơn, kính trọng thương binh, liệt sỹ vì họ đã hy sinh xương máu cho đất nước. Có rất nhiều việc mà các em có thể làm được để cản ơn thương binh, liệt sỹ.
* Hoạt động 2: Xử lý tình huống
Mục tiêu: HS biết vận dụng tình huống vào cuộc sống.
Phương pháp: Thảo luận, đóng vai.
 - Yêu cầu HS xử lý các tình huống sau:
Œ Nhóm 1, 2: Em phải làm gì khi thấy chú thương binh muốn qua đường, khi đó đường rất đông xe?
 Nhóm 3, 4: Ngày 27/ 7, Trường em mời các chú thương binh tới nói chuyện trước toàn trường. Trong lúc cả trường đang ngồi lắng nghe chăm chú thì 1 anh HS lớp 4 cười đùa, trêu chọc các bạn ngồi cạnh và bắt chước hành động của chú thương binh. Em sẽ làm gì khi đó?
Ž Nhóm 5, 6: Lớp 3A có bạn Lan là con thương binh. Nhà bạn Lan rất nghèo, lại có ít người nên bạn thường nghỉ học để làm giúp bố mẹ. Bạn học kém đi. Nếu là HS lớp 3A, em sẽ làm gì?
 - Nhận xét.
® Chốt ý: Chỉ cần 1 hành động rất nhỏ, chúng ta cũng đã góp phần đền đáp công ơn của các thương binh, liệt sỹ.
* Hoạt động 3: Xem tranh và kể về các anh hùng thương binh, liệt sỹ.
Mục tiêu: Xem tranh và kể lại được tiểu sử của các anh hùng.
Phương pháp: Trực quan.
 - GV treo 1 số tranh anh hùng: Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Lý Tự Trọng, Lê Văn Tám.
 - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trả lời 2 câu hỏi:
 + Bức tranh vẽ ai?
 + Hãy kể đôi điều về người trong tranh?
=> GV chốt ý, giáo dục tư tưởng.
 - Yêu cầu HS hát bài hát ca ngợi anh Kim Đồng, Võ Thị Sáu.
4) Củng cố – Dặn dò: (5’)
 - Xem lại bài.
 - Chuẩn bị bài sau: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
 - Nhận xét tiết học.
- HS nêu.
- HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận theo nhóm trình bày cách xử lý tình huống.
- Nhận xét.
- HS quan sát.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS hát.
Các bông hoa có ghi tình huống
Tranh

Tài liệu đính kèm:

  • docDao duc.doc