I. MỤC TIÊU :
1. HS hiểu:
- Thư từ, tài sản là sở hữu riêng của từng người.Mỗi người có quyền giữ bí mật riêng.Vì thế cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, không xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
- Quyền trẻ em: Trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư.
2. HS biết : không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
3. HS có thái độ thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở , đồ dùng của bạn bè và mọi người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Vở bài tập Đạo đức lớp 3
- Phiếu thảo luận nhóm.
- Phim, powerpoint.
Tuần 25 Ngày 01/03/2010 KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN : ĐẠO ĐỨC TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC ( Tiết 1 ) MỤC TIÊU : HS hiểu: Thư từ, tài sản là sở hữu riêng của từng người.Mỗi người có quyền giữ bí mật riêng.Vì thế cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, không xâm phạm thư từ, tài sản của người khác. Quyền trẻ em: Trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư. HS biết : không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác. HS có thái độ thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở , đồ dùng của bạn bè và mọi người. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Vở bài tập Đạo đức lớp 3 Phiếu thảo luận nhóm. Phim, powerpoint. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ ( 3 phút) Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh - GV lần lượt chiếu từng câu hỏi lên màn hình cho HS thực hiện 1. Khi gặp đám tang, ta phải làm gì ? a. Chạy theo xem, chỉ trỏ b. Ngả mũ, nón, nhường đường c. Luồn lách, vượt lên trước 2. Vì sao ta phải tôn trọng đám tang ? a. Tôn trọng người đã khuất và người thân của họ. b. Tôn trọng đám tang của những người mình quen biết. - GV nhận xét. HS làm việc cá nhân và lựa chọn đáp án Hoạt động 2 : Giới thiệu bài mới ( 2 phút) Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh GV hỏi HS: Khi con muốn sử dụng cục gôm, cây thước của bạn thì con phải làm gì ? Khi con muốn sử dụng cục gôm, cây thước của bạn thì trước hết con phải hỏi mượn bạn.Nếu bạn cho mượn thì con mới được sử dụng chứ con không được tự ý lấy đồ của bạn mà dùng, phải tôn trọng đồ của bạn.Hay nói chung là chúng ta phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.Đây cũng chính là nội dung của bài học ngày hôm nay. GV giới thiệu bài Con phải hỏi mượn bạn. Hoạt động 2 : Sắm vai xử lí tình huống ( Bài tập 1) ( 10 phút) Mục tiêu: Giúp HS biết được biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. Phương pháp : đóng vai. Hình thức : nhóm 4. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh GV cho 5 HS lên đóng vai tình huống của bài tập 1 + 3 HS đóng vai Minh, Nam, Huy + 1 HS đóng vai bác đưa thư + 1 HS đóng vai người dẫn chuyện Sau đó đưa ra câu hỏi : Nếu bạn là Minh, bạn sẽ làm gì khi đó? Vì sao? Yêu cầu HS đọc tình huống của bài tập 1 Yêu cầu các nhóm thảo luận cách xử lí và sắm vai thể hiện cách xử lí đó. Cho HS đóng vai ( phải giới thiệu bài nào đóng nhân vật nào) Cho HS nhận xét về cách giải quyết mà các nhóm vừa đóng vai GV hỏi : + Cách giải quyết của nhóm nào hay nhất? + Em thử đoán xem chú Hà sẽ nghĩ gì khi bạn Minh bóc thư ? + Đối với thư từ của người khác chúng ta phải làm gì? GV kết luận: + Ở tình huống trên, Minh nên khuyên Nam không nên mở thư, phải đảm bảo bí mật thư từ của người khác. Nên cất đi và chờ chú Hà về đưa cho Chú. + Với thư từ của người khác, chúng ta cần phải tôn trọng, đảm bảo bí mật, giữ gìn, không xem trộm. HS đóng vai đưa ra tình huống HS đọc Các nhóm thảo luận tìm cách xử lí tình huống , phân vai và diễn tình huống. HS nhận xét Chú Hà sẽ trách Minh vì xem thư của chú mà chưa được chú cho phép.Chú sẽ cho Minh là người tò mò. Đối với thư từ của người khác, chúng ta cần phải tôn trọng, đảm bảo bí mật, không xem trộm. Hoạt động 2 : Trò chơi học tập ( Bài tập 2 ) (5 phút) Mục tiêu : Giúp học sinh hiểu thế nào là tôn trọng thư từ và tài sản của người khác Phương pháp: thảo luận nhóm, luyện tập thực hành Hình thức: nhóm 4, toàn lớp Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Điền những từ bí mật, pháp luật, của riêng vào các chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp: + Thư từ, tài sản của người khác là..mỗi người nên cần được tôn trọng.Xâm phạm chúng là việc làm vi phạm.. + Mọi người cần tôn trọng riêng của trẻ em. GV cho HS đọc yêu cầu a và cho biết đề bài yêu cầu làm gì? GV hỏi HS: + “ bí mật” có nghĩa là gì? + “pháp luật” có nghĩa là gì? GV cho HS làm bài vào vở bài tập GV gọi 1 số HS đọc bài làm GV nhận xét và chiếu đáp án đúng lên màn hình. GV nhắc lại quyền trẻ em : Các con đã được biết rất nhiều đến quyền trẻ em hôm nay chúng ta sẽ biết thêm một điều nữa là bí mật của trẻ em cũng được tôn trọng đó. Xếp những cụm từ sau đây vào 2 cột “Nên làm” hoặc “Không nên làm” liên quan đến thư từ, tài sản của người khác GV đưa ra một bảng liệt kê các hành vi để HS theo dõi. GV cho HS làm bài vào vở bài tập GV gọi 1 số HS đọc bài làm Vì sao việc đó ta nên làm và vì sao những việc đó không nên làm? GV nhận xét và kết luận 1, 4,6,7 : không nên làm 2,3,5 : nên làm GV nói cho HS hiểu thêm tài sản có thể là những vật dụng rất nhỏ như thước, bút chì, cục gômchứ không hẳn là những vật có giá trị như bạc, vàng GV kết luận : Thư từ, tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng.Xâm phạm chúng là việc làm vi phạm pháp luật. Mọi người cần tôn trọng bí mật riêng của trẻ em. Tôn trọng thư từ, tài sản là phải hỏi mượn khi cần; giữ gìn, bảo quản khi người khác cho mượn; chỉ sử dụng khi được phép và bảo quản, giữ gìn khi dùng. Bài tập yêu cầu điền những từ bí mật, pháp luật, của riêng vào chỗ trống. Bí mật là những điều cần được giữ kín, không cho người khác biết. Pháp luật là những điều mà nhà nước đưa ra nhằm bắt buộc con người tuân theo để bảo vệ quyền lợi của con người. HS làm bài và trả lời HS nhận xét HS trả lời HS nhận xét HS trả lời Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế (Bài tập 3 ) ( 10 phút) Mục tiêu: HS tự đánh giá việc mình tôn trọng thư từ ,tài sản của người khác. Phương pháp : đàm thoại Hình thức : nhóm đôi Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Yêu cầu HS trao đổi với nhau theo nhóm đôi : Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác chưa? Việc đó xảy ra như thế nào ? GV cho HS chơi trò “Phóng viên” GV khen ngợi HS biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và đề nghị các bạn khác noi theo. GV kết luận : Thư từ, tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng.Xâm phạm chúng là sai trái, vi phạm pháp luật.Mọi người cần tôn trọng bí mật riêng của trẻ em vì đó là quyền trẻ em được hưởng. GV đặt câu hỏi : Thư từ, tài sản của mỗi người thuộc về ai? Tự ý xem thư, tài sản của người khác là người như thế nào ? GV cho HS đọc ghi nhớ. HS thảo luận Em bảo quản, giữ gìn cẩn thận quyển vở của bạn 1 HS làm phóng viên đi phỏng vấn các bạn 2 câu hỏi trên HS trình bày trước lớp Thư từ, tài sản của mỗi người thuộc về riêng họ. Tự ý xem thư, sử dụng tài sản của người khác là thiếu lòng tự trọng và vi phạm pháp luật. Hoạt động 4 : Củng cố (5 phút) Phương pháp : trò chơi học tập Hình thức : toàn lớp Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh GV cho HS chơi trò chơi “Bông hoa bí mật”. Luật chơi như sau : Cho HS chọn lần lượt từng cánh hoa, tương ứng với mỗi cánh hoa là một câu hỏi.GV chiếu lần lượt từng câu hỏi lên màn hình. 1. Những ai cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ? 2. Vì sao phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác? 3. Nêu những việc nên làm liên quan đến tôn trọng thư từ, tài sản của người khác? 4. Nêu những việc không nên làm liên quan đến tôn trọng thư từ, tài sản của người khác? GV chiếu đáp án lên màn hình GV nhận xét. GV kết luận:Chúng ta phải biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác để thể hiện mình là người có văn hóa, biết sống đẹp. Tất cả mọi người. Phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác vì thư từ, tài sản của mỗi người thuộc về riêng họ, xâm phạm chúng là việc làm vi phạm pháp luật. - Phải hỏi mượn khi cần, giữ gìn ,bảo quản khi người khác cho mượn. Tự ý sử dụng khi chưa được phép,xem trộm nhật kí. Dặn dò : HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài “Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác” (Tiết 2) Sưu tầm những tấm gương, những mẩu chuyện kể về việc tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn Ngày 01 tháng 03 năm 2010 Sinh viên thực hiện Phan Thị Thanh Trúc
Tài liệu đính kèm: