Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tuần 29, Tiết 29: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (Tiết 2) - Năm học 2006-2007 - Trần Thị Thanh Hà

Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tuần 29, Tiết 29: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (Tiết 2) - Năm học 2006-2007 - Trần Thị Thanh Hà

I. MỤC TIÊU:

1. HS hiểu được :

- Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống.

- Sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.

2. HS biết sử dụng tiét kiêmk nước, bảo vệ nguồn nước để khkông bị ô nhiễm.

3. HS có thái độ phản đối những hvi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Vở bài tập Đạo đức 3.

- Các tư liệu về việc sử dụng nước và tình hình ô nhiễm nước ở các địa phương.

- Phiếu học tập cho hoạt động 2 tiết 2.

 

doc 2 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1794Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Tuần 29, Tiết 29: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (Tiết 2) - Năm học 2006-2007 - Trần Thị Thanh Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ hai ngày 2 tháng 4 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn đạo đức
Tiết 29: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước
 (tiết 2)
I. Mục tiêu:
HS hiểu được :
Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống.
Sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
HS biết sử dụng tiét kiêmk nước, bảo vệ nguồn nước để khkông bị ô nhiễm.
HS có thái độ phản đối những hvi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nước.
II. Đồ dùng dạy học 
- Vở bài tập Đạo đức 3.
Các tư liệu về việc sử dụng nước và tình hình ô nhiễm nước ở các địa phương.
Phiếu học tập cho hoạt động 2 tiết 2.
 III. Các Hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
1’
2,
A. Ôn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
- Nêu vai trò của nước?
* Kiểm tra, đánh giá.
- 3 HS TLCH
- GV nhận xét, đánh giá.
 30,
C. Bài mới
Giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục học bài “Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (tiết 2)
2. Hoạt động 1: Xác định các biện pháp
* Mục tiêu : HS đưa ra các biện pháp tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
*Nội dung:Trình bày kết quả điều tra thực trạng và nêu các biện pháp tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
3. Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm
*Mục tiêu: HS đưa ra ý kiến đúng, sai.
*Nội dung: HS đánh giá các ý kiến ghi trong phiếu và giải thích lí do:
Nước sạch không bao giờ cạn.
b. Nước giếng khơi, giếng khoan không phải trả tiền nên không cần tiết kiệm.
c. Nguồn nước cần được giữ gìn và bảo vệ cho cuộc sống hôm nay và mai sau.
d. Nước thải của nhà máy, bệnh viện cần được xử lí.
đ. Gây ô nhiễm nguồn nước là phá hoạu môi trường.
e. Sử dụng nước ô nhiễm sẽ có hại cho sức khoẻ.
* Kết luận: 
a. Sai, vì lượng nước sạch chỉ có hạn và rất nhỏ so với nhu cầu của con người.
Sai, vì nguồn nước ngầm có hạn.
Đúng vì nếu không làm như vậy thì ngay từ bgiờ chúng ta cũng không đủ nước để dùng.
Đúng, vì không làm ô nhiễm nguồn nước.
đ. Đúng, vì nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng xấu đến cây cối, loài vật và con người.
e. Đúng, vì sử dụng nước bị ô nhiễm sẽ gây ra nhiều bệnh cho con người.
*Trực tiếp:
- GV nêu vấn đề và ghi tên bài lên bảng bằng phấn màu.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả 
- Các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến
- GV nhận xét. 
* Thảo luận
- GV chia nhóm, phát phiếu học tập, yêu cầu các nhóm đánh giá các ý kiến ghi trong phiếu và giải thích lí do.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày. các nhóm khác trao đổi, bổ sung.
- GV kết luận.
Hoạt động 3: Trò chơi Ai nhanh, ai đúng.
* Mục tiêu: Học sinh ghi nhớ các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
*Nội dung: Trong một khoảng thời gian quy định, các nhóm phải liệt kê các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ra giấy. Nhóm nào ghi được nhiều nhất, đúng nhất, nhanh nhất, nhóm đó thắng cuộc.
*Trò chơi:
- GV chia HS thành các nhóm và phổ biến luật chơi.
- HS làm việc theo nhóm.
- GV nhận xét và đánh giá kết quả chơi.
Việc làm tiết kiệm nước
Việc làm gây lãng phí nước
Việc làm bảo vệ nguồn nước
Việc làm gây ô nhiễm nguồn nước
* Kết luận: Nước là tài nguyên quý. Nguồn nước sử dụng trong cuộc sống chỉ có hạn. Do đó, chúng ta cần phải sử dụng hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm.
- GV kết luận chung
2 ,
D. Củng cố- dặn dò:
- Dặn HS thực hành tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước và nhắc nhở người thân cùng thực hiện.
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docDduc tuan 29.doc