Giáo án dạy học các môn Lớp 3 - Tuần 16

Giáo án dạy học các môn Lớp 3 - Tuần 16

Tập đọc – Kể chuyện

ĐÔI BẠN

 I . YÊU CẦU

A.Tập đọc

 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng

_ Chú ý các từ ngữ sơ tán, san sát, nườm nượp, lấp lánh, lăn tăn, vùng vẫy, tuyệt vọng, lướt thướt, hốt hoảng

_ Đọc phân biệt lôừi dẫn truyện và lời nhân vật (lời kêu cứu, lời bố )

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :

 _ Hiểu các từ ngữ khó :sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng.

 _ Hiểu ý nghĩa của truyện : ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở làng quê và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp đỡ mình lúcgian khổ khó khăn

B.Kể chuyện :

-Rèn kĩ năng nói : kể lại được từng đoạnvà toàn bộ câu chuyện theo gợi ý . Kể tự nhiên , biết thay đổi giọng kể cho phú hợp với từng đoạn.

- Rèn kĩ năng nghe .

 

doc 27 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 10/01/2022 Lượt xem 328Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học các môn Lớp 3 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
Tuần 16
Thứ
Môn
Tên bài dạy
Thứ hai
Tập đọc
Tập đọc
Toán
Đạo đức
Đôi bạn 
Đôi bạn
Luyện tập chung
Biết ơn thương binh gia đình Liệt sĩ
Thứ ba
Tập đọc
Chính tả
Toán
Tự nhiên –xã hội
Thể dục
Về quê ngoại
Nghe –viết (Đôi bạn)
Làm quen với biểu thức
Hoạt động công nghiệp
Bài 31
Thứ tư
Luyện từ và câu
Tập viết
Toán
Aâm nhạc
Từ ngữ về nội thành, nông thôn
Ôn chữ hoa M
Tính giá trị của biểu thức
Thứ năm
Tập đọc
Tự nhiên xã hội
Toán
Thủ công
Thể dục
Ba điều ước
Làng quê và đô thị
Tính giá trị của biểu thức (T2)
Cắt dán chữ VUI VẺ
Bài 32
Thứ sáu
Mĩ thuật
Chính tả
Tập làm văn
Toán
Sinh hoạt lớp
Vẽ màu vào hình có sẵn
Nhớ –viết :Về quê ngoại
Nghe –Kể : Kéo cây lúa lên
Luyện tập
Thứ hai
Tập đọc – Kể chuyện
ĐÔI BẠN
 I . YÊU CẦU 
A.Tập đọc
 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
_ Chú ý các từ ngữ sơ tán, san sát, nườm nượp, lấp lánh, lăn tăn, vùng vẫy, tuyệt vọng, lướt thướt, hốt hoảng
_ Đọc phân biệt lôừi dẫn truyện và lời nhân vật (lời kêu cứu, lời bố )
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
 _ Hiểu các từ ngữ khó :sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng.
 _ Hiểu ý nghĩa của truyện : ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở làng quê và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp đỡ mình lúcgian khổ khó khăn
B.Kể chuyện :
-Rèn kĩ năng nói : kể lại được từng đoạnvà toàn bộ câu chuyện theo gợi ý . Kể tự nhiên , biết thay đổi giọng kể cho phú hợp với từng đoạn.
- Rèn kĩ năng nghe .
II . CHUẨN BỊ 
-Tranh minh hoa bài đọc trong sách giáo khoa, kèm tranh, ảnh cầu trược, đu quay (cho những lớp HS chưa biết trò chơi này)
-Bảng phụ viết gợi ý kể từng đoạn ( SGK )
III . LÊN LỚP 
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
1 . Ổn định
2 . Kiểm tra 
 Nhà rông dùng để làm gì ?
Nhận xét cho điểm Hs
3 . Bài mới 
Giới thiệu bài : yêu cầu HS mở SGK trang 129 và đọc tên chủ điểm , sau đó GT trong tuần 16 và 17 có các bài học Tiếng Việt sẽ cho các em có thêm hiểu biết về con người và cảnh vật của thành thị và nông thôn. Bài tập đọc mỡ đầu chủ điểm là bài “Đôi Bạn” qua câu chuyện về tình bạn của Thành và Mến, chúng ta sẽ biết rỏ hơn về những phẩm chất tốt đẹp của người thành phố và người làng quê.
- GV ghi tựa
Hoạt động 1:Luyện đọc
 Tiến hành theo quy trình hướng dẫn luyện đọc đã GT ở các bài tập đọc trước.
a/ Đọc mẫu :
GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý :Giọng người dẫn chuyện: thong thả, rõ ràng.
- Giọng chú bé :kêu cứu thất thanh 
- Giọng bố Thành : trầm lắng, xúc động 
b/ Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
*Đọc từng câu
HD đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dể nhầm
*Đọc từng đoạn trước lớp
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó .
+ Yêu cầu 3 HS tiếp nối đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõûi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS 
+ HD HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài .
+Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn 
*Đọc từng đoạn trong nhóm
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm . 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài .
*Yêu cầu HS đọc đoạn 1
+Thành và Mến kết bạn với nhau vào dịp nào ?
Giảng: Vào những năm 1965 đến năm 1973 giặc Mĩ không ngừng ném bom phá hoại miền Bắc, nhân dân thủ đô và các thành thị ở miền Bắc đều phải sơ tán về nông thôn , chỉ những người có nhiệm vụ mới ở lại thành phố .
*Yêu cầu HS đọc đoạn 2
+ Mến thấy thị xã có gì lạ?
- Ra thị xã Mến thấy cái gì cũng lạ nhưng em thích nhất là ở công viên .Cũng chính ở công viênMến đã có 1 hành động đáng khen để lại trong lòng những người bạn thành phố sự khâm phục. Vậy ở công viên Mến đã có hành động gì đáng khen ?
+ Qua hành động này, em thấy Mến có đức tính gì đáng quý?
*Yêu cầu HS đọc đoạn 3
+Hãy đọc câu nói của người bố và cho biết em hiểu như thế nào về câu nói của người bố?
+ HS đọc câu hỏi 5 và thảo luận cặp đôi để TLCH:Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thuỷ chung của gia đình Thành đối với người giúp đỡ mình.
Kết luận: Câu chuyện cho ta thấy phẩm chất tốt đẹp của những người làng quê, họ sẵn sàng chia sẻ kho khăn với người khác,sẵn sàng hi sinh cứu người và lòng thuỷ chung của người thành phố đối với những người đã giúp đỡ mình
Hoạt động 3:Luyện đọc lại
- GV đọc mẫu 1 đoạn trong bài ,sau đó yêu cầu HS chọn đọc lại 1 đoạn trong bài.
Nhận xét và cho điểm HS
KỂ CHUYỆN
Gọi 1 HS đọc yêu cầu 1 của phần kể chuyện trang 132, SGK.
- Gọi HS kể mẫu đoạn 1.
- Nhận xét phần kể chuyện của HS.
- Yêu cầu HS chọn 1 đoạn chuyện và kể cho bạn bên cạnh nghe .
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện .Sau đó , gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện .
Nhận xét và cho điểm HS.
4 . Củng cố –Dặn dò 
-Hỏi: Em có suy nghĩ gì về người thành phố ( người nông thôn )?
-Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
2 hs tiếp nối nhau đọc bài : Nhà rông ở tây nguyên và trả lời câu hỏi :
- HS nhắc tựa
HS theo dõi GV đọc mẫu
 - HS nhìn bảng đọc các từ ngữ cần chú ý phát âm đã nêu ở mục tiêu .
- Mỗi HS đọc một câu , tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài . Đọc 2 vòng .
-Đọc từng đoạn theo HD của Gv 
-Đọc từng đoạn trước lớp . Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc ở các câu khó .
-Người làng quê như thế đấy ,/ con ạ.//Lúc đất nước có chiến tranh,/họ sẵn lòng se ûnhà /sẻ cửa .// Cứu người ,/ họ không hề ngần ngại.// 
HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới . HS đặc câu với từ tuyệt vọng
-3 HS tiếp nối nhau đọc bài cả lớp theo dõi bài trong SGK .
- Mỗi nhóm 3 HS ,lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc nối tiếp 
- 1 HS đọc bài trước lớp đoạn 1
Mến và Thành với nhau từ ngày nhỏ ,
Khi giặc Mĩ ném bom Miền Bắc , gia đìng Thành phải rời thành phố , sơ tán về quê Mến ở nông thôn .
1HS đọc, cả lớp đọc thầm
 Mến thấy cái gì ở thị xã cũng lạ, thị xã có nhiều phố, phố nào nhà ngói cũng san sát, cái cao, cái thấp chẳng giống những ngôi nhà ở quê Mến, những dòng xe cộ đi lại nườm nượp, đêm dèn điện sáng như sao sa.
- Khi chơi ở công viên, nghe tiếng kêu cứu Mến lập rtức lao xuống hồ cứu 1 em bé đang vùng vẫy, tuyệt vọng.
-Mến dũng cảm và sẵn sàng cứu người, bạn còn rất khéo léo trong khi cứư người
1HS đọc đoạn 3
- Câu nói của người bố khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người làng quê, họ sẵn sàng giúp đỡ,chia sẻ gian khổ khó khăn với người khác, khi cứu người họ không hề ngần ngại.
- HS thảo luận và trả lời : Gia đìng Thành tuy đã về thị xã nhưng vẫn nhớ gia đìng Mến .Bố Thành về lại nơi sơ tán đón Mến ra chơi. Khi Mến ở thị xãchơi,Thành đã đưa bạn đi khắp nơi trong thị xã, bố Thành luôn nhớ và dành những suy nghĩ tốt đẹp cho Mếnvà những người dân quê.
Tự luyện đọc, sau đó 3 đến 4 HS đọc 1 đoạn trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS khác đọc lại gợi ý.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét:
+Bạn ngày nhỏ : ngày Thành và Mến còn nhỏ ,giặc Mĩ ném bom phá hoại miền Bắc, gia đìng Thành phải về sơ tán ở quê Mến, vậy là 2 bạn kết bạn với nhau.Mĩ thua, Thành chia tay Mến trở về thị xã.
+ Đón bạn ra chơi : 2 năm sau ,bố Thành đón Mến ra chơi. Thành đưa bạn đi chơi khắp thành phố , ở đâu Mến cũng thấy lạ .Thị xã có nhiều phố quá, nhà cửa san sát nhau không như ở quê Mến, trên phố người và xe đi lại nườm nượp. Đêm đếùn đèn điện sáng như sao sa .
- Kể chuyện theo cặp.
- 4 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 2-3 HS trả lời theo suy nghĩ của từng em.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I . YÊU CẦU
Giúp HS củng cố về :
Kĩ năng thực hiện tính nhân , chia số có 3 chữ số với số có 1 chữ số. 
Tìm số chưa biết trong phép nhân.
Giải bài toán có 2 phép tính liên quan đến tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số. 
Gấp , giảm 1 số đi 1 số lần .Thêm , bớt 1 số đi 1 số đơn vị.
Góc vuông và góc không vuông .
II . LÊN LỚP
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
1 . Ổn định 
2 . Kiểm tra 
- Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà bài5 tr/ 77.
- Nhận xét và sửa bài và cho điểm HS.
3 . Bài mới 
Giới thiệu bài: Củng cố lại bảng nhân và chia.
 GV ghi tựa
 Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài1: Yêu cầu HS tự làm bài
- Chữa bài, yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân khi biết các thành phần còn lại .
Chữa bài và cho điểm HS . 
Bài 2: 
- Yêu cầu HS đặt tính và tính 
- Lưu ý cho HS phép chia c,d là các phép chia có o ở tận cùng của thương.
Bài3: 
- Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài .
- Chữa bài và cho điểm HS 
Bài4:
Yêu cầu HS đọc cột đầu tiên trên bảng.
- Muốn thêm 4 đơn vị cho 1 số ta làm thế nào ?
- Muốn gấp 1 số lên 4 lần ta làm thế nào ?
- Muốn bớt đi 4 đơn vị của 1 số ta làm thế nào ?
- Muốn giảm 1 số đi 4 lần ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài
- Chữa bài và cho điểm HS
Bài 5 
- Yêu cầu HS quan sát hình để tìm đồng hồ có 2 kim tạo thành góc vuông.
- Yêu cầu HS so sánh 2 góc của 2 kim đồng hồ còn lại với góc vuông
 ... , U, I, E như tiết trước đã kẻ. 
- Cắt dấu hỏi : kẻ dấu hỏi trong một ô vuông như hình 2a.(mẫu tranh quy trình). Cắt theo đường kẻ, lật mặt sau được dấu hỏi. 
Bước 2: dán thành chữ VUI VẺ 
- Kẻ một đường thẳng sắp các chữ lên đường kẻ, bôi hồ và dán avò các vị trí đã định sẵn (sao cho các khoảng cách cho đúng : Giữa các chữ trong tiếng ta cách 1 ô, còn cách này tiếng này với tiếng kia ta cách hai ô, dấu hỏi dán trên đầu chữ E. 
* GV tổ chức cho HS thực hành cắt dấu hỏi. 
- Quan sát uốn nắn những em còn lúng túng. 
- Nhận xét, chấm đánh giá sản phẩm. 
Gv đánh giá sự chuẩn bị cùa HS. 
- Dặn tiết sau cắt dán chữ VUI VẺ (tt). 
Quan sát
-Có 5 chữ cái. 
- Khoảng cách các con chữ : Giữa các chữ trong tiếng ta cách 1 ô, còn cách này tiếng này với tiếng kia ta cách hai ô. 
* Thực hành cắt dấu hỏi. 
- Thu gom giấy vụn. 
Thứ sáu
Chính tả
NHỚ VIẾT: VỀ QUÊ NGOẠI
I.Mục tiêu 
Nhớ – viết chính xác đoạn : Em về quê ngoại nghỉ hè. . . .thuyền trôi êm êm .
Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt thanh hỏi / thanh ngã 
Trình bày đúng đẹp thể thơ lục bát.
II.Chuẩn bị 
Bảng phụ viết bài tập
III. Hoạt động dạy và học 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ 
Bài Đôi bạn .
 Nhận xét 
3.Bài mới 
Giới thiệu :Tiết chính tả này các em sẽ nhớ và viết lại 10 dòng thơ đầu trong bài thơ Về quê ngoại .
 GV ghi tựa 
 Hoạt động 1:Hướng dẫn viết chính tả 
 - GV đọc khổ thơ 1 lượt 
-Hướng dẫn nắm nội dung và cách trình bày
+ Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ ?
+ Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào ?
+ Trình bày thể thơ này như thế nào ?
+ Trong đoạn thơ những chữ nào được viết hoa ? 
-Hướng dẫn viết chữ khó .
-Viết bài
-Chấm điểm – nhận xét .
Hoạt động 2:Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2 b: Đặt đấu hỏi hay đấu ngã trên các chữ in đậm ? Giải câu đố ?
4.Củng cố – Dặn dò 
Về nhà học thuộc các câu thơ , ca dao ở bài tập 2, HS nào viết xấu , 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng và chuẩn bị bài sau .
HS lên bảng viết 1 số tiếng từ khó , HS bên dưới viết bảng con : cơn bão,vẻ mặt, sữa, sửa soạn .
HS nhắc lại 
3 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ 
Ở quê có đầm sen nở ngát hương , gặp trăng , gặp gió bất ngờ , con đường đất rực màu rơm phơi, bóng tre rợp mát , vầng trăng như lá thuyền trôi.
Thể thơ lục bát .
Dòng 6 chữ viết lùi vào 1 ô, đòng 8 chữ viết sát lề .
Những chữ đầu dòng thơ.
HS làm theo nhóm
HS tìm và viết vào bảng con : hương trời ,ríu rít , con đường , vầng trăng . . nho
HS đọc lại các từ vừa tìm được 
HS tự nhớ lại đoạn thơ và viết vào vở .
HS Soát lỗi .
HS đọc yêu cầu, làm bảng con:
Cái gì mà lưỡi bằng gang 
Xới lên mặt đất những hàng thẳng băng 
 Giúp nhà có gạo để ăn 
Siêng làm thì lưỡi sáng bằng mặt gương . ( Là cái lưỡi cày )
 Thuở bé em có hai sừng 
Đến tuổi nữa chừng mặt đẹp như hoa 
 Ngoài hai mươi tuổi đã già 
Gần ba mươi lại mọc ra hai sừng .
 ( Là mặt trăng vào những ngày đầu tháng , giữa tháng , cuối tháng .)
Tập làm văn
NGHE KỂ : KÉO CÂY LÚA LÊN .NÓI VỀ THÀNH THỊ- NÔNG THÔN.
I.Mục tiêu 
Nghe và kể lại được câu chuyện Kéo cây lúa lên .Biết nghe và nhận xét lời bạn kể .
Kể đươc những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị dựa theo gợi ý . Nói thành câu , dùng từ đúng .
II.Chuẩn bị 
Tranh minh hoạ truyện Kéo cây lúa lên (SGK) 
Tranh ảnh về cảnh nông thôn hoặc thành thị 
III.Hoạt động dạy và học 
 HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ 
 Nghe kể: Giấu cày 
 Nhận xét 
3.Bài mới :
Giới thiệu bài: tiết tập làm văn này em sẽ tập kể câu chuyệnKéolúalên 
 GV ghi tựa 
Hoạt động 1:Nghe kể:Kéo cây lúa lên
 -GV đính tranh
 - GV kể lần một 
+ Truyện này có những nhân vật nào ?
+Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu , chàng ngốc đã làm gì ? 
+ Chị vợ ra đồng thấy kết quả ra sao?
+ Vì sao lúa nhà anh ngốc lại bị héo ?
-GV kể lại lần 2 
-Tổ chức cho HS tập kể
GV nhận xét 
+ Câu chuyện buồn cười ở điểm nào ?
Kết luận :1 chàng ngốc ra thăm đồng , thấy lúa ruộng nhà mình xấu hơn lúa ruộng bên cạnh nên anh kéo cây lúa lên để cây lúa cao hơn . Khi chị vợ ra thăm đồng thấy lúa nhà mình đã héo rũ .
Hoạt động 2:Nói về thành thị(Nông thôn)
Kể những điều em biết về nông thôn ( thành thị )
 -GV giúp HS hiểu gợi ý a của bài : Các em có thể kể những điều mình biết về nông thôn hay thành thị nhờ 1 chuyến đi chơi ( về thăm quê , đi thăm quan . . . ., xem chương trình ti vi , nghe 1 ai đó kể chuyện . .
-Tổ chức cho HS làm bài.
4.Củng cố –Dặn dò
 Nhận xét và biểu dương những HS học tốt 
 Về nhà suy nghĩ thêm về nôïi dung , cách diễn đạt của bài kể về thành thị hoặc nông thôn . Chuẩn bị tốt bài TLV tuần 17 : Viết thư cho bạn kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn .
HS kể lại câu chyện Giấu cày +1 em đọc lại bài viết giới thiêụ về tổ em và các bạn trong tổ .
Cả lớp theo dõi + nhận xét 
HS nhắc lại 
-HS đọc yêu cầu của bài 
- Cả lớp đọc thầm và quan sát tranh Chàng ngốc và vợ .
Kéo cây lúa lên cho cao hơn lúa ruộng hà bên cạnh .
Cả ruộng lúa nhà mình héo rũ.
Cây lúa bị kéo lên , đứt rễ , nên héo rũ .
1 HS giỏi kể lại câu chuyện 
Từng cặp HS kể .
3- 4 HS thi kể kại câu chuyện trước lớp .
Chàng ngốc kéo lúa lên làm lúa chết hết , lại tưởng mình đã làm cho lúa ruộng nhà mọc nhanh hơn .
HS đọc yêu cầu của bài và phần gợi ý .
1 HS làm mẫu – Dựa vào câu hỏi gợi ý trên bảng , tập nói trước lớp để cả lớp nhận xét về nội dung và cách diễn đạt .
HS làm việc theo nhóm đôi
HS xung phong nói trước lớp 
Cả lớp bình chọn những bạn nói về thành thị hoặc nông thôn hay nhất .
TOÁN
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu
Giúp học sinh củng cố về tính giá trị biểu thức có dạng
-Chỉ có các phép tính cộng ,trừ.
-Chỉ có các phép tính nhân, chia.
-Có các phép tính cộng, trừ ,nhân ,chia.
II.Các hoạt động lên lớp 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 
Gv kiểm tra các bài tập đã giao tiết trước.
Yêu cầu HS nhắc lại các qui tắc
GV nhận xét , ghi điểm từng HS.
GV nhận xét chung.
2.Dạy bài mới
Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp, ghi tựa.
Hướng dẫn thực hành
Bài 1:
-GV hướng dẫn: Cần đọc kĩ biểu thức để xem biểu thức có những dấu tính nào và áp dụng qui tắc tính cho đúng.
-Tổ chức cho HS làm bài
-chốt lại bài làm đúng.
Bài 2:
-GV hướng dẫn
Yêu cầu HS nhắc lại cách tính.
-Tổ chức cho HS làm bài.
Bài 3:Tính giá trị biểu thức
Tổ chức cho HS thi đua giữa các nhóm.
Bài 4: Nối giá trị tương ứng với biểu thức
Lưu ý HS cách làm.
Tổ chức cho HS làm bài.
3. Củng cố dặn dò 
GV nhận xét tiết học, dặn HS làm bài 1,3 vào vở; ôn lại các qui tắc tính giá trị biểu thức.
2HS lên bảng thực hiện tính giá trị biểu thức, cả lớp làm bảng con.
3 HS nhắc lại qui tắc tính giá trị biểu thức.
3 HS nhắc tựa
HS nêu yêu cầu
HS thực hiện bảng con theo dãy
125-85+80=40+80 21x2x4=42x4
 =120 =168
147:7x6=21x6 68+32-10=100-10
 =126 =90
HS nhận xét, nhắc lại các qui tắc tính.
HS tự làm vào vở, 4HS lên bảng sửa bài.
HS làm theo nhóm, 2nhóm cùng thực hiện 1phần.
81:9+10=9+10 
 =19
20x9:2=180:2 
 =90
HS nêu yêu cầu
HS nêu cách làm.
Mĩ thuật
VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN
I.Mục tiêu
-HS hiểu biết hơn về tranh dân gian Việt Nam và vẻ đẹp của nó.
-Vẽ màu theo ý thích có độ đậm, nhạt.
-HS yêu thích nghệ thuật dân tộc.
II.Chuẩn bị
-Sưu tầm một số tranh dân gian có đề tài khác nhau.
III.Các hoạt động lên lớp 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài
GV đưa tranh, dẫn dắt, giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Giới thiệu tranh dân gian
-GV giới thiệu một số tranh và tóm tắt để HS biết:
+Tranh dân gian là là các dòng tranh cổ truyền của Việt Nam, có tính nghệ thuật độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc, thường được vẽ, in, bán vào dịp Tết nên còn gọi là tranh Tết.
+Tranh dân gian do nhiều nghệ nhân sáng tác và sản xuất mang tính truyền nghề từ từ đời này qua đời khác, nổi bật nhất là dòng tranh Đông Hồ ở tỉnh Bắc Ninh.
+Tranh dân gian có nhiều đề tài khác nhau như: tranh sinh hoạt xã hội, lao động sản xuất,
Hoạt động 2:Cách vẽ màu
-GV cho HS xem tranh đấu vật .
-Gợi ý HS cách vẽ màu theo ý thích để vẽ người, khố, đai, thắt lưng,
-Vẽ màu nền trước, vẽ màu ở các hình người sau hoặc ngược lại.
Hoạt động 3: Thực hành
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
-Cùng HS nhận xét, đánh giá những bài vẽ đẹp.
-Khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp.
Dặn dò
-Sưu tầm thêm tranh dân gian.
-Tìm tranh, ảnh về đề tài bộ đội.
3HS nhắc tựa
HS quan sát tranh, nhận xét về tranh.
HS nêu một số tranh mà em biết.
HS quan sát, nhận ra dáng người ngồi, các thế vật
HS thực hành vẽ
SINH HOẠT LỚP
Nội dung chính
1.Lớp trưởng nhận xét hoạt động của lớp trong tuần.
2.Giáo viên đánh giá từng hoạt động, nêu những mặt còn hạn chế ,cần khắc phục.
Khiển trách những HS thực hiện chưa tốt, tuyên dương những HS thực hiện tốt.
3.GV nêu nội dung tuần tới, nhắc nhở HS ôn tập chuẩn bị thi cuối kì, hướng dẫn cho HS cách ôn tập.
4.Tổ chức cho HS chơi một số trò chơi tập thể mà học sinh thích.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_cac_mon_lop_3_tuan_16.doc