Giáo án dạy học Lớp 3 - Tuần 30

Giáo án dạy học Lớp 3 - Tuần 30

1. Khởi động:(5 phút) Hát .

 +Kiểmtra bài cũ:

13546 + 25145 , 56347 + 21876 ; 64897 +23564

-GV nhận xét và cho điểm.

 2.Giới thiệu bài: Luyện tập. (15)

 3. Các hoạt động chính:

*Hoạt động 1: Làm tính.

+MT: Rèn kĩ năng làm tính cộng trong phạm vi 100 000.

+Bài 1:

-Yêu cầu HS tự làm phần a) phần b

-GV chữa bài, yêu cầu 3 HS vừa lên bảng lần lượt nêu các bước thực hiện phép tính của mình.

*Hoạt động 2: Giải toán.(15)

+Mục tiêu: Rèn kĩ năng tính diện tích và giải các bài toán có liên quan về cộng các số trong phạm vi 100 000.

 

doc 21 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 439Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 3 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 	 Toán 
 Tiết: 146 LUYỆN TẬP.	
I/YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
Biết cộng các số có năm chữ sốv (có nhớ ) 
Giải bài toán bằng hai phép tính và tính chu vi diện tích hình chữ nhật Làm BT 1( cột 2, 3) cột 1 (HSK,G ) bài 2,3 
II/ CHUẨN BỊ: - Bảng phụ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
1. Khởi động:(5 phút) Hát .
 +Kiểmtra bài cũ:
13546 + 25145 , 56347 + 21876 ; 64897 +23564 
-GV nhận xét và cho điểm.
 2.Giới thiệu bài: Luyện tập. (15’) 
 3. Các hoạt động chính:
*Hoạt động 1: Làm tính.
+MT: Rèn kĩ năng làm tính cộng trong phạm vi 100 000.
+Bài 1:
-Yêu cầu HS tự làm phần a) phần b
-GV chữa bài, yêu cầu 3 HS vừa lên bảng lần lượt nêu các bước thực hiện phép tính của mình.
*Hoạt động 2: Giải toán.(15’)
+Mục tiêu: Rèn kĩ năng tính diện tích và giải các bài toán có liên quan về cộng các số trong phạm vi 100 000.
+Bài 2:
-Yêu cầu HS đọc đề bài.
-Bài tập cho chúng ta biết điều gì?
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-GV nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
+Bài 3:
-GV vẽ sơ đồ bài toán lên bảng, yêu cầu HS quan sát sơ đồ.
+con:
+mẹ : 
-Bài toán hỏi gì?
-GV yêu cầu HS đọc thành đề bài toán.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-GV chữa bài và cho điểm HS.
* Củng cố (3’) Thi đua 
- Dặn dò (2phút) 
 -Yêu cầu HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-GV nhận xét tiết học.
-3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một bài.
- HS cả lớp làm bài vào bảng con 
-HS cả lớp theo dõi bài làm mẫu của GV.
 52379 29107 cột 1 (HS,KG 
 38421 34693
b/ 46215 53028 
 + 4972 +18436 
 19360 9127 
HS cả lớp làm bài vào vở 
Bài giải:
Chiều dài hình chữ nhật ABCD là:
3 x 2 = 6 (cm)
Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
(6 + 3 ) x 2 = 18 (cm)
Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
6 x 3 = 18 (cm2)
Đáp số: 18cm; 18 cm2
-HS cả lớp quan sát sơ đồ bài toán.
HS cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải 
Cân nặng của mẹ là 
17 x3 = 51 (kg)
Cân nặng của hai mẹ con là :
17 + 51 = 68 (kg)
 Đáp số : 68 kg
	 Toán 
 Tiết: 147	PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000.	
I/YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
Biết trừ các sô trong phạm vi 100 000 (đặt tính và tính đúng ) 
Giải bài toán có phép trừ gắn với quan hệ giữa km và m Làm BT 1`,2,3 
II/ CHUẨN BỊ: - Bảng phụ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
1. Khởi động:(5 phút) Hát .
 +Kiểmtra bài cũ:
13452+ 54098+ 4505 , 19742 + 56298+ 9875
-GV nhận xét và cho điểm.
 2.GT: Phép trừ các số trong phạm vi 100 000. 
 3. Các hoạt động chính:
*HĐ 1: HD cách thực hiện phép trừ 85674 – 58329.(10’) 
+MT: Biết thực hiện phép trừ trong phạm vi 100 000.
a) Giới thiệu phép trừ: 85674 - 58329
-GV nêu bài toán : Hãy tìm hiệu của hai số 
85674 - 58329
-GV hỏi: Muốn tìm hiệu của hai số 85674 – 58329 ta phải làm như thế nào?
- HS tìm kết quả của phép tính trừ 85674 – 58329.
b) Đặt tính và tính 85674 - 58329.
- HS dựa vào cách đặt tính trừ các số có bốn chữ số và cộng các số có năm chữ số để đặt tính và thực hiện phép tính trên.
GV: Khi tính 85674 – 58329 chúng ta đặt tính như thế nào?
-Chúng ta bắt đầu thực hiện phép tính từ đâu đến đâu?
-GV hãy nêu từng bước tính từ 85674 – 58329.
c) Nêu quy tắc.
-GV hỏi: Muốn thực hiện phép tính trừ các số có năm chữ số với nhau ta làm như thế nào?
*Hoạt động 2:Luyện tập – thực hành.(15’)
+Mục tiêu: Rèn kĩ năng làm tính trừ các số trong phạm vi 100 000 và giải toán có liên quan.
+Bài 1: -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu HS làm bài.
-Yêu cầu HS nêu các tính của hai trong bốn phép tính.
+Bài 2: -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS nêu lại cách thực hiện tính trừ số có năm chữ số.
-Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
-GV nhận xét và cho điểm HS.
+Bài 3: -GV yêu cầu HS đọc đề bài. - HS tự làm bàivào vở 
-GV nhận xét và cho điểm HS.
* Củng cố (3’) Thi đua 
- Dặn dò (2phút) 
- HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm về phép trừ trong phạm vi 100 000, và chuẩn bị bài sau. -GV nhận xét tiết học.
-2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 bài.
- Chúng ta thực hiện phép trừ: 
85674 – 58329.
-2 HS lên bảng làm, cảø lớp làm vào giấy nháp.
-1 số HS nêu cách đặt tính.
-Thực hiện phép tính bắt đầu từ hàng đơn vị (từ trái sang phải )
-HS nêu cách thực hiện tính.
Cả lớp làm bài vào bảng con 
 92896 73581 59327 32484
- - - -
 65748 36029 53841 9177
Đặt tính rồi tính 
a/ 63780 – 18546 b/ 91462 – 53406 c/ bỏ
 Bài giải 
Số mét đường chưa rải nhựa là 
25850 – 9850 = 16000 (m)
16000m = 16km
Đáp số : 16m
Toán
 Tiết: 148 	 TIỀN VIỆT NAM 	
I/YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
Nhận biết được các tờ giấy bạc : 20 000đ , 50 000đ , 100 000 đ 
Bước đầu biết đổi tiền 
Biết làm tính trên các số với đơn vị là đồng Làm BT 1,2,3,4 ( dòng 1,2 ) 
 II/ CHUẨN BỊ: Bảng phụ, các tờ giấy bạc 20 000 đồng, 50 000 đồng và 100 000 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
1. Khởi động:(5 phút) Hát .
 +Kiểmtra bài cũ:Tính 
54615 + 32854 , 95976 + 72605 
-GV nhận xét và cho điểm.
 2.Giới thiệu bài: Tiền việt nam
3.Các hoạt động chính:
 *HĐ 1: Giới thiệu các tờ giấy bạc 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng.(5’)
+Mục tiêu: Nhận biết được các tờ giấy bạc 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng.
-GV cho HS quan sát các tờ giấy bạc trên và nhận biết giá trị các tờ giấy bạc trên bằng dòng chữ và con số ghi giá trị trên tờ giấy bạc.
*Hoạt động 2: Luyện tập – Thực hành.(25’)
+Mục tiêu: Giải được các bài toán có liên quan đến tiền tệ.
Bài 1:
-GV bài toán hỏi gì?
-Để biết trong mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền, chúng ta làm như thề nào?
+Trong chiếv ví a) có bao nhiêu tiền?
+GV hỏi tương tự đối với các ví còn lại.
+Bài 2: -Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
Cặp sách: 15000đ
Quần áo : 25000đ
Đưa : 50000đ 
Trả lại : .đ ?
-GV nhận xét và cho điểm HS.
+Bài 3: -Yêu cầu HS đọc đề bài.
-GV chữa bài và cho điểm HS.
+Bài 4 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầy HS đọc mẫu và trả lời: Em hiểu bài làm mẫu như thế nào?
-Chữa bài và cho điểm HS.
* Củng cố (3’) Thi đua 
- Dặn dò (2phút) 
 -Yêu cầu HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-GV nhận xét tiết học.
-2 HS lên bảng làm bài.
-Quan sát và nhận biết các tờ giấy bạc kể trên.
-Trong mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền 
-Chúng ta thực hiện phép tính cộng.
-Chiếc ví a 10 000 + 20 000 + 20 000 = 50 000 (đ )
Chiếc ví b: 10000+20000+50000+10000= 90000(đ)
Chiếc víc: 20000+50000+10000+10000=90000(đ)
Chiếc víd 10000+2000+500+2000= 14500(đ)
HS cả lớp làm bài vào vở 
Bài giải 
Số tiền mẹ Lan phải trả là :
15000 +25000 = 40000 (đồng)
Số itền cô bán hàng trả lại là :
50000 – 40000 = 10000 (đồng )
Đáp số : 10000 đồng 
 - HS làm vào SGK 
- HS làm vào SGK 
	 Toán 
 Tiết: 149 	 LUYỆN TẬP.	
I/YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
Biết trừ nhẩm các số tròn chục nghìn 
Biết trừ các số có đên`1 năm chữ số (có nhớ) và giải bài toán có phép trừ Làm BT1,2,3,4 (a) b (HS K,G )
II/ CHUẨN BỊ: - bảng phu 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
1. Khởi động:(5 phút) Hát .
 +Kiểmtra bài cũ:
1quyển 3000 đ ,2q :đ , 6 q : đ , 7q : đ
- GV nhận xét và cho điểm.
 2.Giới thiệu bài: Luyện tập 
 3. Các hoạt động chính:
*Hoạt động 1: Làm tính.(25’)
+Mt: Rèn kĩ năng làm tính trừ trong phạm vi 100 000.
+Bài 1:
-GV viết lên bảng phép tính: 80 000 – 50 000 = ?
-GV hỏi: bạn nào có thể nhẩm được 80 000 – 50 000 = ?
-Em nhẩm như thế nào?
-Nêu cách nhẩm đùng như trong SGK đã trình bày.
-Yêu cầu HS làm bài.
+Bài 2:
HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính trừ các số có năm chữ số.
*Hoạt động 2: Giải toán có liên quan.(25’)
+Mục tiêu: Rèn kĩ năng giải toán có liên quan.
+Bài 3:
-GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
Có :23560
Đã bán : 21800 l
Còn lại :..lit ?
-GV nhận xét và cho điểm HS.
+Bài 4a):
-GV viết phép tính trừ như bài tập lên bảng.
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu HS làm bài và báo cáo kết quả.
+Bài 4b):
-Yêu cầu HS đọc đề bài.
+Trong năm, có những tháng nào có 30 ngày?
-Vậy chúng ta chọ ý nào?
* Củng cố (3’) Thi đua 
- Dặn dò (2phút) 
-Yêu cầu HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-GV nhận xét tiết học.
-2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 bài.
-HS nhẩm 
a/60000-30000= 30000
100000- 40000= 60000
b/ 80000- 50000= 30000
100000- 70000= 30000 
Đặt tính rồi tính 
a/ 81981- 54245 b/ 93644- 26107 
 86296 – 74981 6590 - 245
HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Số lít mật ong trại đó còn lại 
23560 – 21800= 1760 (l)
Đáp số : 1760 lít 
-HS đọc phép tính.
-Điền số thích hợp vào chỗ trống trong phép tính.
-Làm bài và báo cáo: Điền số 9 vào ô trống.
-1HS đọc yêu cầu bài.
-HS K,G )
-Chọn ý D.
 Toán 
 Tiết : 150 LUYỆN TẬP CHUNG	.	
I/YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
Biết cộng trừ các số trong phạm vi 100 000 
Giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán rút về đơn vị Làm BT 1,2,3,4 
 II/ CHUẨN BỊ: - Bảng phụ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Khởi động:(5 phút) Hát .
 +Kiểmtra bài cũ:
20000+10000+..=90000đ
80000+10000+.. =100000đ , 40000+20000+ = 70000 đ
 - -GV nhận xét chữa bài và cho điểm HS.
 +Giới thiệu bài: Luyện tập chung 
 2.Các hoạt động chính:
 *Hoạt động 1: Làm tính.(10’)
+MT: Rèn làm tính cộng, trừ các số trong phạm vi 100 000.
Bài 1: 
-GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Khi biểu thức chỉ có dấu cộng, trừ, chúng ta thư ... xét gì về màu sắc trên bề mặt quả địa cầu?
3/Từ những quan sát được trên bề mặt quả địa cầu, em hiểu biết thêm gì về bề mặt trái đất?
-Nhận xét, tổng kết các ý kiến của HS.
-GT: Trong thực tế, Trái Đất không có trục xuyên qua và không được nằm trên một giá đỡ nào cả. Trái Đất nằm lơ lửng trong không gian. Vũ trụ rất rộng lớn và Trái Đất chỉ là một hành tinh nhỏ bé trong vô vàn các hành tinh nằm trong vũ trụ.
-Hoạt động 2: Trò chơi : Thi tìm hiểu về quả địa cầu.(10’)
-Mục tiêu: Có những hiểu biết đúng đắn về Trái Đất.
-GV tổ chức thực hành dưới hình thức thi giữa các đội.
-GV chia lớp thành các đội Vòng 1: Thi tiếp sức.
Vòng2: Vẽ quả địa cầu.
+GV tổ chức cho các nhóm HS chơi. +GV tổng kết 
4. Củng cố (3’) Hs đọc ghi nhớ 
– Dặn dò: (2phút) - HS nêu lại các ghi nhớ -Dặn dò HS về nhà chuẩn bị cho bài sau.
* Nhận xét tiết học
- Hát
-2 HS lên bảng trình bày.
-Hoạt động cả lớp.
-3 đến 4 HS trả lời.
-Quan sát, lắng nghe, ghi nhớ.
-Tiến hành thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
+ So với mặt bàn, trục của quả địa cầu nghiêng.
+Màu sắc trên quả địa cầu khác nhau; có một màu cơ bản là màu xanh nước biển, màu vàng 
+Từ những gì quan sát được, em hiểu thêm về trái đất là: Trái đất có trục nghiêng, bề mặt trái đất không như nhau ở các vị trí.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ xung.
-HS chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV.
	 Tự nhiên xã hội 
 Tiết 60	SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT.	
I/YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
Biết trái đất tự quay quanh mình nó , vừa chuyển động quanh Mặt Trời 
Biết sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời 
Biết cả hai chiều chuyển động của Trái Đất theo hướng ngược chiều kim đồng hồ (HSK,G )
GDMT : Trái đất là hành tinh có sự sống , chúng ta cần phải bảo vệ và giữ gìn môi trường luôn luôn trong sạch 
II/ CHUẨN BỊ: - Phiếu thảo luận, quả địa cầu, bảng phụ 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
1.Khởøi động: (2 phút) - Hatù
2. Bài cũ: (5 phút) Trái Đất có dạng hình gì? 
Qủa địa cầu có các bộ phận nào ? - GV nhận xét.
3. Bài mới: Sự chuyển động của Trái Đất( 15 phút )
*Hoạt động 1: Trái Đất tự quay quanh trục của nó 
+Mục tiêu: Hiểu trái đất tự quay quanh trục của nó.
+GV vẽ một hình tròn lên bảng phụ và hỏi HS về cách vẽ trục (nghiêng hay thẳng), vẽ hai cực.
*Thảo luận nhóm:
+ Các nhóm HS thảo luận, theo yêu cầu như trong SGK.
+Quay mẫu ,làm mẫu một lần trên quả địa cầu để HS quan sát.
+Hỏi: Nhìn từ cực Bắc xuống, Trái Đất quay quanh trục của nó theo hướng cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ?
+Hỏi: Hướng đó đi từ phương nào sang phương nào?
+Bạn nào lên bảng vẽ chiều quay của Trái Đất trên hình vẽ?
+Kết luận: Trái Đất không đứng yên mà luôn tự quay quanh mình nó theo hướng ngược chiều kim đồng hồ (Nếu nhìn từ cựa Bắc xuống ) hay từ Tây sang Đông. 
Hoạt động 2: Trái đất chuyển động quanh Mặt trời.(10’)
Mục tiêu: Biết trái đất chuyển động quanh mặt trời.
- Các nhóm quan sát hình 3 SGK và thảo luận theo 2 câu hỏi 1)Hãy mô tả những gì em quan sát được ở hình 3.
2) Trái Đất tham gia vào mấy chuyển động? Đó là những chuyển động nào?
3) Hướng của những chuyển động đó đi từ phương nào sang phương nào?
 +Kết luận: Trái Đất đồng thời tham ra vào 2 chuyển động: chuyển động tự quay quanh mình nó và chuyển động quay quanh Mặt Trời. Hướng của hai chuyển động trên đều là từ Tây sang Đông.
+ HS lên vẽ thể hiện lại hai chuyển động của Trái Đất.
Hoạt động 3: Trò chơi củng cố “ Trái đất quay”(5’)
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 115 SGK sau đó hướng dẫn HS chơi:
4. Củng cố (3’) Hs đọc ghi nhớ 
– Dặn dò: (2phút) 
HS về nhà chuẩn bị bài sau.
* Nhận xét tiết học
-2 HS lên bảng trả lời 
-HS tham gia tạo nên hình vẽ .
-Tiến hành thảo luận nhóm.
+Đại diện các nhóm báo cáo kết quả bằng cách lên thực hành trước lớp.
-HS trả lới 
+ Nhìn từ cực Bắc xuống, Trái Đất quay quanh trục của nó theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
+Hướng từ Tây sang Đông.
-1 HS lên bảng vẽ. HS dưới lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
-1 đến 2 HS nhắc lại.
+Quan sát hình 3 em thấy: Trái Đất đang vừa quay quanh mình nó theo hướng từ Tây sang Đông: đồng thời Trái Đất cũng quay quanh Mặt Trời. 
+ Trái Đất tham gia vào 2 chuyển động. Đó là chuyển độngntự quay quanh mình nó và chuyển động quay quanh Mặt Trời.
+Hướng tự chuyển động quay quanh trục và chuyển động quay quanh Mặt Trời.
-Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
-2 HS lên bảng vẽ 
-Các nhóm cử đại diện trình bày.
-HS nhận xét, bổ sung.
	 Thủ công
 	LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (Tiết 3 )
I/YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
 -Biết làm đồng hồ để bàn 
 - Làm được đồng hồ để bàn .Đồng hồ tương đối cân đối 
 - làm được đồng hồ để bàn cân đối . Đồng hồ trang trí đẹp (HS khéo tay ) 
II/ CHUẨN BỊ
	Giáo viên: Mẫu đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.
 -Quy trình làm đồng hồ để bàn. Giấy thủ công, hồ, kéo
 Học sinh: Giấy bìa màu, kéo, hồ dán
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG
1.KHỞØI ĐỘNG: ( 2 Phút)
2. BÀI CŨ: (5 phút )
- Kiểm tra đồ dùng học tập
 3. BÀI MỚI:
Giới thiệu bài: 
Làm đồng hồ để bàn.
(Tiết 2 ).
Hoạt động 1: HS thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí.(15’) 
Mục tiêu: Làm được đồng hồ để bàn và trang trí.
-GV nhắc lại 1 hoằc HS nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn.
-GV nhận xét và sử dụng quy trình làm đồng hồ để hệ thống lại các bước làm đồng hồ:
+Bước 1: Cắt giấy.
+Bước 2: Lám các bộ phận của đồng hồ (khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ )
+Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
-GV nhắc HS khi gấp và dán các tờ giấy để làm đế, khung, chân đỡ đồng hồ cần miết kĩ các nếp gấp và bôi hồ cho đều.
-GV gợi ý cho HS thực hành làm đồng hồ để bàn. Trong khi HS thực hành, GV đến từng bàn, quan sát , giúp đỡ các em còn lúng túng hoặc chưa hiểu rõ cách làm để các em hoàn thành sản phẩm.
-HS trang trí , trưng bày và tự đánh giá sản phẩm. GV khen ngợi tuyên dương những em trang trí đẹp, có nhiều sáng tạo.
-Đánh giá kết quả học tập của HS.
 Củng cố (3’) 
 Nêu các bước` làm đồng hồ đề bàn 
– Dặn dò: (2phút)
-GV nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần và kết quả học tập của HS.
* Chuẩn bị tiết sau 
- Hát
-Một vài HS nhắc lại cách làm đồng hồ để bàn.
-HS lắng nghe.
-Cả lớp thực hành làm đồng hồ để bàn.
-Trưng bày sản phẩm.
-Nhận xét sản phẩm của các bạn.
 Đạo đức
 Tuần 30 CHĂM SÓC CÂY TRỒNG , VẬT NUÔI (Tiết 1 ) 	 
I/YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
Kể được một số lợi ích của cây trồng , vật nuôi đối với cuộc sống con người .
Nêu được những việc phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng , vật nuôi 
Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng vật nuôi ở gia đình , nhà trường 
Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng ,vật nuôi (HSK,G ) 
 GDMT : Tham gia bảo vệ , chăm sóc cây trồng ,vật nuôi là góp phần phát triển ,giữ gìn và BVMT 
II/ CHUẨN BỊ: - Giấy khổ to, bút dạ, tranh ảnh, phiếu thảo luận.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
 1. Khởi động :(5 phút) Hát 
 +Kiểm tra bài cũ: 
Vì sao chúng ta pgải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước 
2.Gt:Chăm sóc cây trồng, vật nuôi (Tiết 1)
3.Các hoạt động chính:
 *HĐ 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.(10’)
+Mục tiêu: Biết chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- HS thảo luận về những bức tranh và trả lời câu hỏi.
1/Trong tranh, các bạn đang làm gì?
2/Làm như vậy có tác dụng gì?
3/Cây trồng, vật nuôi có ích lợi gì đối với con người?
4/Với cây trồng, vật nuôi ta phải làm gì?
-GV kết luận: 
+Các tranh đều cho thấy các bạn nhỏ đang chăm sóc cây trồng, vật nuôi trong gia đình.
+ Cây trồng, vật nuôi cung cấp cho con người thức ăn, lương thực, thực phẩm cần thiết với sức khoẻ.
+Để cây trồng, vật nuôi mau lớn khoẻ mạnh, chúng ta phải chăm sóc chu đáo cây trồng, vật nuôi.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi.(15’)
+Mục tiêu: Biết cách chăm sóc cây trồng vật nuôi.
- õ Kể tên một vật nuôi, một cây trồng trong gia đình mình rồi nêu những công việc mình đã làm để chăm sóc con vật 
-Yêu cầu các nhóm báo cáo 
Nhóm 1: Cây trồng. 
Nhóm 2: Vật nuôi.
-Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- KL: +Chúng ta có thể chăm sóc cây trồng, vật nuôi
bằng cách bón phân, chăm sóc, bắt sâu, bỏ lá già, cho con vật ăn, làm sạch chỗ ở 
+Được chăm sóc chu đáo, cây trồng, vật nuôisẽ phát triển rất nhanh. Ngược lại cây sẽ khô héo dễ chết, vật nuôi gầy gò, bệnh tật.
*Củng cố (3’) Hs đọc ghi nhớ 
– Dặn dò: (2’) 
- HS thực hiện tốt bài học 
-GV nhận xét tiết học.
Hstrả lời 
-HS chia nhóm, trả lời câu hỏi.
-Đại diện các nhóm trình bày 
1/Tranh vẽ các bạn nhỏ đang bắt sâu cho cây
2/Bạn nhỏ cho gà ăn. Để gà õ mau lớn.
3/Các bạn nhỏ đang tưới nước cho cây non mới trồng, giúp cây thêm khoẻ mạnh, cứng cáp.
4/Bạn gái đang tắm cho đàn lợn. Nhờ vậy đàn lợn sẽ sạnh, mát mẻ, chóng lớn.
Cây trồng vật nuôi là thức ăn cho chúng ta. Chúng ta cần chăm sóc cây trồng vật nuôi
-HS chia thành nhóm, thảo luận 
-Các nhóm dán báo cáo lên bảng.
-Đại diện các nhóm trình bày.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_3_tuan_30.doc