I/ MỤC TIÊU:
Tập đọc:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật
- Hiểu nội dung: Người mẹ rất yêu con . Vì con, người mẹ có thể làm tất cả ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
Kể chuyện:
- Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh minh hoạ bài đọc; bảng phụ.
- Một vài đạo cụ để dựng lại câu chuyện.
Tuần 4 Thứ 2 ngày 14 tháng 9 năm 2010 Tập đọc - Kể chuyện Người mẹ. I/ Mục tiêu: Tập đọc: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật - Hiểu nội dung: Người mẹ rất yêu con . Vì con, người mẹ có thể làm tất cả ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK). Kể chuyện: - Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai. II/ Đồ dùng dạy học. - Tranh minh hoạ bài đọc; bảng phụ. - Một vài đạo cụ để dựng lại câu chuyện. III/ Hoạt động dạy và học. ND HĐ của GV và HS A/ Bài cũ: 7’ B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: 1’ 2/ Luyện đọc: 18’ 3/ Hướng dẫn tìm hểu bài. 15’ 4/ Luyện đọc lại. 15’ Kể chuyện. 20’ 5/Củng cố, dặn dò. 2’ Gọi 2 HS đọc: Chú sẻ và bông hoa bằng lăng và TLCH : Mỗi người bạn của bé thơ có điều gì tốt? a- Gv đọc toàn bài. b- GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu. - Đọc từng đoạn trước lớp. HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của truyện. - Đọc từng đoạn trong nhóm. - Các nhóm thi đọc. - Hỏi : Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà? Người mẹ đã làm gì để bụi nước chỉ đường cho bà? Thái độ của thần chết như thế nào khi thấy bà mẹ? Người mẹ trả lời như thế nào? - HS đọc thầm toàn bài , chọn ý đúng nhất nói lên nội dung câu chuyện ( người mẹ có thể làm tất cả vì con). - GV đọc lại đoạn 4. - Hướng dẫn 2 nhóm HS (mỗi nhóm 3 em) tự phân vai để đọc diễn cảm đoạn 4 thể hiện đúng lời của nhân vật. - Một nhóm HS ( 6 em) tự phân các vai (người dẫn chuyện, bà mẹ. Thần chết, bụi gai, hồ nước, thần đêm tối) đọc lại chuyện. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất. a/ Giáo viên nêu nhiệm vụ. b/ Hướng dẫn HS dựng lại câu chuyện theo vai. - Lưu ý HS : Nói lời nhân vật mình đóng vai theo trí nhớ. Có thể kèm động tác, cử chỉ , điệu bộ như là đang đóng một màn kịch nhỏ. - HS tự lập nhóm và phân vai. - HS chỉ dựng lại câu chuyện theo phân vai. - Cả lớp và GV bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hay nhất. HS TLCH: Qua truyện này , em hiểu gì về tấm lòng người mẹ? Giáo viên yêu cầu HS về nhà kể lại chuyện cho người thân. ------------------------------------------------------------------------ Toán Luyện tập chung I/ Mục tiêu: - Biết làm tính cộng, trừ các số có ba chữ số, tính nhân, chia trong bảng đã học. - Biết giải toán có lời văn ( liên quan đến so sánh hai số hơn, kém nhau một số đơn vị). II/ Hoạt động dạy và học. ND HĐ của GV và HS A/ Bài cũ: 5’ B/ Bài mới: 30’ 1/ Giới thiệu bài. 2/ Luyện tập: a- Bài 1: . b- Bài 2: c- Bài 3: VD:5 x 9 + 27 = 45+ 27 = 72. d- Bài 4: . C / Củng cố, dặn dò. 1’ Gọi HS nêu kết quả của bất kì phép tính trong các bảng nhân, bảng chia đã học. -GVnhận xét. -GV giới thiệu và ghi tựa bài *Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tìm kết quả phép tính. Gọi 1 số HS nêu miệng 1 số phép tính. *Cho HS nêu cách tìm tổng số,số bị chia, số trừ chưa biết rồi làm vào vở. GV theo dõi HD thêm *Cho HS nêu cách thực hiện dãy tính = 2 bước tính Gọi 2 HS lên bảng làm- Cả lớp làm vào vở *GV HD cho HS đọc và phân tích đề bài để tìm cách giảI . Cho HS làm bảng lớp và làm vào vở. GV và HS nhận xét cgữa bài Giải Ngày thứ 2 sửa được hơn ngày thứ nhất số mét đường là: 100 - 75 = 25 (m). Đáp số : 25 mét ------------------------------------------------------------- Luyện tiếng viêt Luyện đọc : Người mẹ A) Mục tiêu - Cũng cố kĩ năng đọc : Đọc đúng các từ địa phương dễ sai, ngắt nghỉ đúng ở các dấu câu ; Đọc phân vai các nhân vật - Nhớ lại nội dung bài tập đọc B) Các hoạt động dạy học ND HĐ của GV và HS 1) Giới thiệu bài 2) Hoạt động 1: Luyện đọc - HS đọc nối tiếp từng câu ,đoạn cả bài Đọc phân vai : GV : Chia lớp thành các nhóm yêu cầu các nhóm phân vai đọc bài HS :Thảo luận phân vai GV- HS : Nhận xét 3) Hoạt động 2: Nhớ lại nội dung bài - GV nêu các câu hỏi ở SGK gọi HS trả lời - 1HS nêu lại nội dung bài tập đọc 4) Cũng cố : 1 HS đọc lại bài Nhận xét ------------------------------------------ Luyện toán Luyện tập chung I) Mục tiêu - Giúp HS : Cũng cố cách tính cộng, trừ các số có 3 chữ số, cách tính nhân chia trong bảng đã học . - Cũng cố cách giải toán có lời văn . II ) Các hoạt động dạy học: 1) Giới thiệu bài: 2) Luyện tập: Y/C HS mở vở bài tập trang 21 a ) HS nêu y/c BT1: Đặt tính rồi tính HS làm bài 2 em lên bảng làm HS nhận xét b) HS nêu y/c BT2: Tìm x GV ghi bảng BT2 Gọi HS nhắc lại cách tìm Các thành phần chưa biết HS làm bài 1 em lên bảng làm HS nhận xét c) HS nêu y/c BT3: Tính GV nghi lên bảng 5 x 4 + 117 = Gọi HS nêu cách thực hiện phép tính này HS làm bài HS làm bài- 1 em lên bảng HS nhận xét d)HS nêu y/c BT4: Giải bài toán có lời văn Y/c HS đọc và phân tích bài toán GV chấm 1 số bài 1em lên bảng tóm tắt rồi giải HS nhận xét Số mét đưòng ngày thứ 2 sửa được nhiều hơn ngày thứ nhất là 100 – 75 = 25 (m) Đáp số : 25 m 3 ) Bài tập làm thêm: Bài 1/ Đặt tính rồi tính: 346 -78 478 - 189 289 - 145 125 + 398 278 + 329 789 + 38 Bài 2: Lớp 3A trồng được 168 cây, lớp 3B trồng được ít hơn lớp 3A 29 cây. Hỏi lớp 3B trồng được bao nhiêu cây? 4 ) Cũng cố dặn dò: Nhận xét tiết học ------------------------------------------------- Luyện: Tự nhiên và xã hội Ôn bài 5, 6 I/ Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về bệnh lao phổi và bài Máu và cơ quan tuần hoàn thông qua làm bài tập. II/ Đồ dùng dạy học: VBT Tự nhiên và xã hội III/ Các hoạt động dạy học: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 5 : Bệnh lao phổi Câu 1: - Nêu nguyên nhân dẫn đến bệnh lao phổi? - Bệnh lao phổi có thể lây từ người bệnh sang người lành bằng con đường nào? HS : Trình bày GV: Nhận xét và chữa bài a / Do một loại vi khuẩn gây ra b / Đường hô hấp. Câu 2: Viết chữ Đ trước câu trả lời đúng, chữ S trước câu trả lời sai. Vi khuẩn lao có thể tấn công và gây bệnh đối với những người nào? Người mắc bệnh lao thường có những biểu hiện nào? HS: Nối tiếp trình bày và hoàn thành bài. Câu 3: HS: Nối tiếp trình bày những việc nên làm và không nên làm để phòng bệnh lao phổi sau đó quan sát các tranh điền N (nên làm) và K (không nên làm) để thể hiện phòng bệnh lao phổi. Bài 6: Máu và cơ quan tuần hoàn Câu 1: Nêu thành phần của máu? HS: Nối tiếp trình bày và hoàn thành bài GV: Máu được chia làm 2 thành phần là huyết tương và huyết cầu Câu 2: - Cơ quan tuần hoàn có gồm những bộ phận nào? - Cơ quan tuần hoàn có chức năng gì? HS: Nối tiếp trình bày GV: Chốt lại Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và các mạch máu Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể gọi là cơ quan tuần hoàn GV: Nhận xét tiết học ---------------------------------------------------- Đạo đức Giữ lời hứa. I / Mục tiêu: - Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người. - Quý trọng những người biết giữ lời hứa. II / Đồ dùngng dạy học: Phiếu III / Các hoạt động dạy học: ND HĐ của GV và HS A/ Bài cũ: 5’ B/ Bài mới: 30’ 1/ Giới thiệu bài: 2/Bài mới: * Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm 2 người. *Hoạt động 2: Đóng vai. * Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến. 3/ Củng cố –Dặn dò: 2’ Cho HS TLCH về nội dung bài trước. GV nhận xét đánh giá. GV giới thiệu và ghi tựa bài - GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS làm bài tập trong phiếu. Nội dung phiếu: Hãy ghi vào ô trống chữ Đ trước những hành vi đúng , chữ S trước những hành vi sai. - Thảo luận: Một số nhóm trình bày kết quả. - GV kết luận: + Các việc làm a , d là giữ lời hứa. + Các việc làm b, c là không giữ lời hứa. - GV chia nhóm , giao nhiệm vụ cho từng nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai trong tình huống: Em đã hứa cùng bạn làm 1 việc gì đó , nhưng sau đó em hiểu ra việc đó là sai. Khi đó em sẽ làm gì? - Các nhóm lên đóng vai. - Các nhóm trao đổi, thảo luận: + Em có đồng tình với cách ứng xử của nhóm vừa trình bày không? Vì sao? + Theo em , có cách giải quyết nào khác tốt hơn không? - GV kết luận: Em cần xin lỗi bạn , giải thích lý do và không nên làm điều sai trái. - GV nêu từng ý kiến , HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình bằng cách giơ tay. a- Không nên hứa hẹn với ai bất cứ điều gì? b- Chỉ nên hứa những điều mình có thể thực hiện được. c- Có thể hứa mọi điều còn thực hiện được hay không là không quan trọng. d- Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy tôn trọng. g- Cần xin lỗi và giả thích lý do khi không thực hiện được lời hứa. * Kết luận : Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn. Người biết giữ lời hứa sẻ được mọi người tin cậy và tôn trọng. - Cho HS đọc nội dung ghi nhớ - Nhận xét tiết học. -------------------------------------------------------------- Thứ 3 ngày 15 tháng 9 năm 2010 Thể dục Ôn đội hình đội ngũ - Trò chơi: Thi xếp hàng I/ Mục tiêu: - Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm số, quay phải, quay trái. - Biết cách chơi và tham gia chơi được : Trò chơi “ Thi xếp hàng”. II/ Địa điểm , phương tiện: Còi , sân cho trò chơi. III/ Nội dung và phương pháp lên lớp. ND HĐ của GV và HS 1/ Phần mở đầu: 8’ 2/ Phần cơ bản: 25’ 3/ Phần kết thúc: 5’ - Tập hợp lớp và báo cáo. - GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Giậm chân tại chổ. - Ôn đứng nghiêm nghĩ, quay trái, quay phải.... - Ôn tập hợp hàng ngang, hàng dọc, điểm số , quay trái, quay phải. + Lần 1: GV hô cho HS tập. + Lần 2: Chia tổ cho HS tập, các em thay nhau làm chỉ huy. - Học trò chơi: Thi xếp hàng. + GV nêu tên trò chơi , hướng dẫn nội dung trò chơi, cách chơi. Sau đó GV cho HS đoc vần điệu của trò chơi, HS chơi thử 1-2 lần. + GV chọn vị trí đứng cố định và phát lệnh chơi. - Đi thường theo vòng tròn. - GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét giờ học. --------------------------------------------------------------- Toán Kiểm tra I/ Mục tiêu: Tập trung vào đánh giá: - Kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần). - Khả năng nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị ( dạng 1/2 ; 1/3 ; 1/4 ; 1/5; ). - Giải được bài toán có một phép tính. đơn. - Biết tính độ dài đường gấp khúc (trong phạm vi các số đã học). II/ Đề kiểm tra: Sử dụng đề kiểm tra ở vỏ BT (tr . 23). III/ Đánh giá: - Bài 1: (4 điểm) Mỗi phép tính đúng được 1 điểm. - Bài 2: (1 điểm) khoanh đúng vào mỗi câu được 1/2 điểm. - Bài 3: ( 2,5 điểm) + Viết câu lời giải đúng được 1 điểm. + Viết phép tính đúng được ... lên bảng gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau. Quả dừa - Đàn lợn con. Tàu dừa - Chiếc lược. b- Bài 4: 2 HS đại diện 2 nhóm lên thi điền nhanh các từ so sánh, đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Ví dụ: Tựa, như là, tựa như, như thế.... 3/ Củng cố, dặn dò. - HS nhắc lại những nội dung vừa học. - GV nhận xét giờ học. ------------------------------------------------------- @&? Đạo đức. Tự làm lấy việc của mình. I/ Mục tiêu: HS hiểu. - Thế nào là tự làm lấy việc của mình vầ ích lợi của nó. - HS tự biết làm lấy việc của mình trong học tập lao động. - Có thái độ tự gíac, chăm chỉ thực hiện công việc của mình. II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạt: Phiếu thảo thuận nhóm. III/ Hoạt động dạy và học: A/Bài cũ : - Thế nào là gĩư lời hứa? - Người biết gĩư lời hứa sẽ đợc mọi người đánh giá như thế nào? B/ Bài mới : * Hoạt động 1: Xử lý tình huống: - GV nêu tình huống: Gặp bài toán khó, Đại loay hoay mãi mà vẫn chưa giải được. Thấy vậy, An đa bài giải sẵn cho Đại chép. - Nếu là Đại em sẽ làm gì khi đó? Vì sao? - HS thảo luận nêu cácxử lý đúng. - GV kết luận: Nên tự làm lấy việc của mình.... * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. - GV phát phiếu học tập , yêu cầu các nhóm thảo luận: Điền những từ tiến bộ, bản thân, cố gắng, làm phiền , dựa dẫm vào chổ trống:( nội dung BT2). - Đại diện nhóm trình bày. - GV nêu kết luận. * Hoạt động3: Xử lý tình huống. - GV nêu tình huống cho HS xử lý ( phiếu học tập cá nhân). - HS suy nghĩ cáh giải quyết. - Một vài HS nêu cách xử lý của mình. - GV kết luận. * Hướng dẫn thực hành: - Tự làm lấy việc của mình ở trường , ở nhà. - Su tầm chuẩn bị cho tiết 2. ----------------------------------------------------------------- @&? Tập viết. Ôn chữ hoa C. I/ Mục tiêu: Củng cố cách viết chữ hoa C thông qua bài tập ứng dụng. - Viết tên riêng ( Chu Văn An) bằng cở chữ nhỏ. - Viết câu ứng dụng bằng cở chữ nhỏ. II/ Đồ dùng dạy học: A/Bài cũ : 3 HS lên bảng viết: Cửu long, Công. B/ Bài mới : 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn HS viết trên bảng con: a- Luyện viết chữ hoa: - HS tìm tất cả chữ hoa có trong bài: Ch, V, A, N. - GV vết mẫu, đồng thời nhắc lại cách viết từng chữ. - HS tập viết trên bảng con. b- Luyện viết từ ứng dụng: - HS đọc từ ứng dụng , GV giới thiệu về Chu Văn An. - HS tập viết trên bảng con . c- Luyện viết câu ứng dụng: - HS đọc câu ứng dụng, GV giúp HS hiểu lời khuyên câu Tục ngữ. - HS tập viết các chữ trên bảng con: Chim; Người. 3/ Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết. - GV nêu yêu cầu: + Viết chữ Ch : 1 dòng; Chữ V, A : 1 dòng. + Viết tên riêng: 2 dòng. + Viết câu TN : 2 lần. - HS viết bài vào vở, GV chú ý hướng dẫn các em. 4/ Chấm, chữa bài. 5/ Củng cố, dặn dò. -------------------------------------------------------------------------- @&? Tự nhên xã hội. Hoạt động bài tiết nước tiểu. I/ Mục tiêu: Sau học bài HS biết: - Kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và chức năng của chúng. - Giải thích tại sao hàng ngày mỗi người đều cần uống đủ nước. II/ Đồ dùng dạy học: Các hình trong SGK phóng to ( Tr 22, 23). III/ Hoạt động dạy và học: A/Bài cũ : 1 HS nêu cách phòng bệnh tim mạch. B/ Bài mới : 1/ Giới thiệu bài. 2/ Các hoạt động: * Họat động 1: - Bớc 1: Làm việc theo cặp. GV yêu cầu HS quan sát H1 SGK để chỉ đâu là thận, đâu là ống dẫn nước tiểu. - Bớc 2: Làm việc cả lớp. GV treo hình phóng to lên bảng, yêu cầu HS chỉ các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu. Kết luận: Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm 2 quả thận, 2ống dẫn nước tiểu, bong đái, ống đái. * Hoạt động 2: Thảo luận. - Bước 1: Làm việc cá nhân: Quan sát hình 2 và trả lời câu hỏi. - Bước 2: Làm việc theo nhóm: + Nước tiểu được tạo thành ở đâu? + Trong nước tiểu có những chất gì? - Bớc 3: Thảo luận cả lớp: HS các nhóm đặt câu hỏi trả lời.... 3/ Củng cố, dặn dò. Gọi 1 số HS lên bảng chỉ vào sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu và nói tóm tắt lại hoạt động của cơ quan này. ------------------------------------------------------------------------ Thứ 5 ngày 12 tháng 10 năm 2006. @&? Thể dục. Trò chơi: Mèo đuổi chuột. I/ Mục tiêu: - Tiếp tục ôn tập hợp ....Yêu cầu biết thực hiện động tác tương đối chính xác. - Học trò chơi: Mèo đuổi chuột. Biết cách chơi và bắt đầu tham gia trò chơi. II/ Đia điểm, phơng tiện. III/ Nội dung và phương pháp lên lớp: 1/ Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Chạy chậm theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên. - Giậm chân tại chổ, đếm to theo nhịp. - Chơi trò chơi: Qua đường lội. 2/ Phần cơ bản: - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. - Tập theo tổ, các em thi nhau làm chỉ huy. - Ôn : Đi vợt chướng ngại vật. Cả lớp tập theo đội hình hàng dọc , cách tập theo dòng nước chảy. - Học trò chơi: Mèo đuôỉ chuột. + GV nêu tên trò chơi, giải thích trò chơi, cách chơi luật chơi. + Cho HS học thuộc vần điệu trớc khi chơi. + Cho HS chơi thử 1-2 lần rồi mới chơi chính thức. + GV giám sát cuộc chơi. 3/ Phần kết thúc: - Đứng vổ tay và hát. - GV hệ thống bài và nhận xét. ------------------------------------------------------------------------ @&? Toán. Luyện tập. I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố cách thực hiện phép chia trong phạm vi 6. - Nhận biết 1/6 của 1 hình CN trong 1 số trờng hợp đơn giản. II/ Hoạt động dạy và học: A/Bài cũ : Hỏi 1 số phép tính trong bảng chia 6. B/ Bài mới : 1/ Giới thiệu bài. 2/ các hoạt động: * Hoạt động 1: HS làm BT1, 2, 3, 4 ( vỡ BT) - GV cho HS đọc đúng yêu cầu bài tập. - HS làm BT, GV theo dõi, hướng dẫn thêm. Chấm bài. * Hoạt động 2: Chữa bài. - Bài 1: HS nêu miệng kết quả tính nhẩm ( cc bảng chia 6 ). - Bài 2: Củng cố cho HS mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. ( HS điền vào các ô trống trên bảng phụ). - Bài 3: Cung cấp dạng toán chia thành số phần bằng nhau. Mỗi can có số lít dầu là: 30 : 6 = 5. - Bài 4: Cung cấp cho HS biết 1/6 của 1 hình. III/ Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. ----------------------------------------------------------------------------- @&? Chính tả (tập chép). Mùa thu của em. I/ Mục tiêu: - Chép lại chính xác bài thơ (sgk). - Từ bài chép , củng cố cách trình bày bài thơ thể 4 chữ. - Ôn luyện vần khó: Oam. II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III/ Hoạt động dạy và học: A/Bài cũ : 3 HS lên bảng viết: Hoa lựu, lũ bớm, lơ đãng. B/ Bài mới : 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn HS tập chép: a- Hướng dẫn chuẩn bị: GV đọc bài thơ, 2 HS nhìn bảng đọc lại bài. - Bài thơ viết theo thể thơ nào? - Tên bài thơ viết ở vị trí nào? - Những chữ nào trong bài thơ viết hoa? - HS tập viết chữ khó vào nháp. b- HS chép bài vào vỡ. c- Chấm, chữa bài. 3/ Hướng dẫn HS làm BT chính tả: - HS làm BT 1, 2a vào vỡ BT. - Mời 2 HS lên bảng chữa bài: a- Sóng vỗ oàm oạp. b- Mèo ngoam. miếng thịt. c- Đứng nhai nhồm nhoàm. 4/ Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. -------------------------------------------------------------------- Thứ 6 ngày 13 tháng 10 năm 2006. @&? Tập làm văn. Tập tổ chức cuộc họp. I/ Mục tiêu: HS biết tổ chức cuộc họp. Cụ thể: + Xác định được rỏ nội dung cuộc họp. + Tổ chức họp đúng trình tự đã học. II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III/ Hoạt động dạy và học: A/Bài cũ : 1 HS kể lại câu chuyện : Dại gì mà đổi, 2 HS đọc bức điện báo. B/ Bài mới : 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn HS làm BT: a- GV giúp HS xác định yêu cầu BT: - Một HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý nội dung họp. Cả lớp đọc thầm. Hỏi: Để tổ chức 1 cuộc họp , các em phải chú ý những gì? GV chốt lại: + Phải xác định rõ nội dung họp bàn về vấn đề gì? + Nắm được trình tự tổ chức cuộc họp. - Một HS nhắc lại trình tự tổ chức cuộc họp: + Nêu mục đích cuộc họp. + Nêu tình hình của lớp + Nêu nguyên nhân. + Nêu cách giải quyết. + Giao việc cho mỗi ngời. b- Từng tổ làm việc. c-Các tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp . Cả lớp bình chọn tổ họp tốt nhất. 3/Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. -------------------------------------------------------------- Thủ công. Gấp cắt dán ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng (t1). I/ Mục tiêu: - HS biết gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh. - Gấp cắt dán được ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng đúng quy trình kỷ thuật. - Yêu thích sản phẩm gấp, cắt, dán. II/ Chuẩn bị: - Mẫu lá cờ đỏ sao vàng. - Giấy thủ công, kéo, hồ dán. - Tranh quy trình. III/ Hoạt động dạy và học: * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. - HS quan sát mẫu, nhận xét: + Lá cờ hình chữ nhật , màu đỏ, trên có ngôi sao vàng. + Ngôi sao có 5 cánh bằng nhau. - HS liên hệ nêu ý nghĩa. * Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu - Bước1: Gấp giấy để cắt ngôi sao vàng 5 cánh. + Lấy giấy màu vàng, cắt 1 hình vuông có cạnh 8 ô. Gấp làm 4 phần bằng nhau. + Mở 1 đường gấp đôi ra. + Gấp ra phía sau theo đường dấu gấp. - Bước 2: Cắt ngôi sao vàng 5 cánh: + Đánh dấu 2 điểm trên cạnh dài , kẻ nối 2 điểm thành đường chéo, dùng kéo cắt theo đường kẻ chéo. + Mở hình mới cắt ra đợc ngôi sao 5 cánh. - Bước3: Dán ngôi sao vàng 5 cánh vào tờ giấy màu đỏ để được lá cờ đỏ sao vàng. + GV yêu cầu 1-2 HS nhắc lại và các thực hiện thao tác gấp, cắt ngôi sao 5 cánh. + HS tập gấp, cắt ngôi sao vàng 5 cánh. GV theo dõi, hướng dẫn thêm. IV/ Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. @&? Toán. Luyện tập. I/ Mục tiêu: Giúp HS: Củng cố và nhận biết về phép chia hết, chia có dư và đặc điểm của số dư. III/ Hoạt động dạy và học: A/Bài cũ : 2 HS thực hiện: 27 : 9 29 : 9 B/ Bài mới : 1/ Giới thiệu bài: 2/ Luyện tập: HS làm BT 1, 2, 3, 4 (vỡ BT). - HS đọc yêu cầu BT, GV hướng dẫn thêm. - HS làm bài, GV chấm 1 số bài. * Chữa bài: a- Bài 1: Gọi 1 số HS lên bảng chữa bài, có HS khác đối chiếu nhận xét. (Củng cố về chia hết, chia có d). Ví dụ: 96 : 3 45 : 6 9 32 42 7 06 3 6 0 96 : 3 = 32 45 : 6 = 7 (d3). b- Bài2: HS nhận biết thực hiện phép tính đúng hay sai thông qua bài tập trắc nghiệm. ( học sinh lên điền vào bảng phụ). c- Bài 3: Yêu cầu HS giải thích ( vì số chia là 5 nên số d lớn nhất là 4). d- Bài 4: HS tìm được các số 1, 2, 3, 4, 5. C/ Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. ---------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: