Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 1 (26)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 1 (26)

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

 Cậu bé thông minh (2 tiết)

 I. Mục đích- yêu cầu:

 A. Tập đọc:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK )

 B. Kể chuyện:

 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ

 II. Đồ dùng dạy- học:

- Viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 14 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 848Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 1 (26)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
 Cậu bé thông minh (2 tiết)
 I. Mục đích- yêu cầu:
 A. Tập đọc:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK )
 B. Kể chuyện:
 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ
 II. Đồ dùng dạy- học: 
- Viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
 III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Tập đọc
Hoạt động dạy
 Hoạt động 1: Mở đầu: Giới thiệu khái quát nội dung chương trình phân môn tập đọc học kì I của lớp 3.
 - Giáo viên yêu cầu. 
Hoạt động học
- Mở mục lục đọc thầm.
- Một học sinh đọc tên các chủ điểm.
 Hoạt động 2 : Giới thiệu bài:
 - Treo tranh: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Khi nói chuyện với nhà vua, vẻ mặt cậu bé như thế nào?
- Giáo viên: Muốn biết nhà vua và cậu bé nói gì với nhau chúng ta cùng học bài: “ Cậu bé thông minh”.
 - Giáo viên ghi tên bài.
 Hoạt động 3 :Luyện đọc
 a. Đọc mẫu:
 Giáo viên đọc mẫu toàn bài. 
 b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
 * Đọc từng câu: 
 - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu.
 - Giáo viên hướng dẫn sửa phát âm sai.
 - Giáo viên yêu cầu đọc câu lần 2.
 * Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
 + Đoạn 1: (từ đầu đến lên đường) :
- Tìm từ trái nghĩa với “bình tĩnh”.
- Giáo viên: “ bình tĩnh” ở đây là cậu bé làm chủ được mình, không bối rối lúng túng trước mệnh lệnh kỳ quặc của nhà vua.
 - Nơi nào được gọi là “ kinh đô”?
 + Đoạn 2:
 - Yêu cầu một học sinh đọc thành tiếng đoạn 2.
 - “ Om sòm” có nghĩa là gì?
 + Đoạn 3:
 - Giáo viên sửa cách ngắt giọng.
 - “ Sứ giả” là người như thế nào?
 - Thế nào là “ trọng thưởng”?
 - Yêu cầu học sinh nối tiếp đọc đoạn.
 * Đọc theo nhóm:
 - Giáo viên theo dõi sửa sai.
 * Đọc đồng thanh:
 Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 - Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
 - Khi nhận được lệnh, thái độ của dân chúng như thế nào?
 - Vì sao họ lại lo sợ? 
Dân chúng lo sợ, nhưng cậu bé lại muốn gặp vua. Cuộc gặp gỡ giữa cậu bé và nhà vua như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2.
 - Cậu bé làm thế nào để được gặp nhà vua?
 - Khi gặp nhà vua, cậu bé nói điều vô lý gì?
 - Đức vua nói gì khi nghe điều vô lý đó?
 - Cậu bé bình tĩnh đáp lại lời nhà vua như thế nào?
 Vậy cậu bé buộc nhà vua thừa nhận gà trống không thể đẻ trứng.
- Giáo viên yêu cầu.
- Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì?
 - Có thể rèn được một con dao từ một chiếc kim khâu không?
 - Vì sao cậu bé lại tâu với nhà vua một việc không thể làm được?
- Cậu bé trong truyện có gì đáng khâm phục
2.4. Luyện đọc lại bài :
- Chia lớp thành nhóm 4.
- Tuyên dương các nhóm đọc tốt.
- Cảnh một cậu bé đang nói chuyện với nhà vua, quần thần chứng kiến cảnh nói chuyện của hai người.
- Trông rất tự tin.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh nối tiếp đọc từng câu trong bài.
- Học sinh luyện phát âm.
- Học sinh nối tiếp đọc từng câu đến hết bài.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của giáo viên.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 (từ đầu đến chịu tội).
- Một học sinh đọc thành tiếng.
- Trái với bình tĩnh là: bối rối, lúng túng.
- Nơi vua và triều đình đóng.
- Lớp đọc thầm đoạn 2
- Một học sinh đọc.
- Là ầm ĩ , gây náo động.
- Cả lớp đọc thầm.
- Một HS đọc thành tiếng đoạn 3.
- Là người được vua phái đi giao thiệp với người khác , nước khác.
- Là tặng cho phần thưởng lớn.
- 3 học sinh đọc.
- Mỗi nhóm 2 đến 3 học sinh tự đọc bài và sửa cho nhau.
- Học sinh đọc đồng thanh đoạn 3. 
- Đọc thầm đoạn 1. 
- Ra lệnh cho mỗi làng ở vùng nọ phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
- Rất lo sợ.
- Vì gà trống không thể đẻ được trứng.
- Đọc thầm đoạn 2.
- Đến trước cung vua và kêu khóc om sòm.
- Bố cậu mới đẻ em bé.
- Đức vua quát cậu và nói rằng bố cậu là đàn ông thì không thể đẻ được.
- Cậu bé hỏi lại tại sao đức vua lại ra lệnh cho dân làng nộp một con gà trống biết đẻ trứng?
- Đọc thầm đoạn 3. Thảo luận nhóm rồi phát biểu.
- Rèn chiếc kim khâu thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
- Không thể rèn được.
- Để cậu không phải thực hiện lệnh của nhà vua là làm 3 mâm cỗ từ một con chim sẻ.
- Cậu bé trong truyện là người rất thông minh, tài trí.
- 1 học sinh khá đọc lại bài.
- Thực hành luyện đọc trong nhóm theo từng vai: “người dẫn truyện, cậu bé, nhà vua.
- 3 đến 4 nhóm thi đọc.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
Kể chuyện (0,5 tiết)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Giới thiệu: Dựa vào nội dung bài tập đọc và quan sát tranh minh hoạ để kể lại từng đoạn câu chuyện “Cậu bé thông minh”.
- Học sinh quan sát lần lượt từng bức tranh.
 2. Hướng dẫn kể chuyện:
 * GV chỉ tranh 1:
- Học sinh quan sát.
 - Quân lính đang làm gì?
- Đang thông báo lệnh của Đức vua.
 - Lệnh của Đức vua là gì?
- Đức vua ra lệnh cho mỗi làng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
 - Dân làng có thái độ ra sao khi nhận được lệnh?
- Vô cùng lo sợ.
- Kể thành đoạn.
 - GV yêu cầu học sinh kể nội dung đoạn 1.
- 1 học sinh kể.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
 + Có đúng nội dung, trình tự không?
 + Nói đã thành câu chưa?
 + Từ ngữ dùng có phù hợp không?
 + Kể có tự nhiên không?
 * Kể đoạn 2, 3 làm tương tự:
 - Yêu cầu học sinh nối tiếp kể lại câu chuyện.
 - Giáo viên tuyên dương học sinh kể tốt, có sáng tạo.
 * Câu hỏi gợi ý đoạn 2:
- 2 lần, mỗi lần 3 học sinh kể.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
 - Khi gặp nhà vua, cậu bé đã nói gì, làm gì ?
- Học sinh trả lời.
 - Thái độ của nhà vua như thế nào khi nghe điều cậu bé nói?
- Nhà vua giận dữ, quát là láo và nói: “Cha ngươi là đàn ông thì làm sao đẻ được”.
 * Câu hỏi gợi ý đoạn 3:
 - Lần thử tài thứ 2, vua yêu cầu cậu bé làm gì?
- Học sinh kể.
 - Đức vua quyết định ra sao sau lần thử tài thứ 2 ?
- Học sinh kể lại.
3. Củng cố :
 - Em có suy nghĩ gì về Đức vua trong câu chuyện vừa học?
4. Dặn dò: Về chuẩn bị bài sau.
- Chuẩn bị bài sau: Tập đọc Hai bàn tay em.
- Là người tốt, biết cách chọn và trọng dụng người tài. 
TOÁN
Tiết 1: Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số 
 I. Mục đích- yêu cầu:
 1. Kiến thức: Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
 2. Kỹ năng: Thực hiện làm tốt phần thực hành.
 3. Giáo dục: Nghiêm túc, sôi nổi khi làm bài.
* HS KG: BT5
 II. Đồ dùng dạy- học: 
 - SGK.
 III . Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. ổn định tổ chức:
 B. Kiểm tra bài cũ:
 - Hát.
- Kiểm tra chuẩn bị của học sinh.
 C. Dạy- học bài mới:
 1. Giới thiệu: Trong giờ học này, các em sẽ được ôn về đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
 2. Ôn tập về đọc, viết số:
 - Giáo viên đọc các số: 456; 227; 134; 506; 609; 780.
- Học sinh viết bảng lớp.
- Lớp viết bảng con.
 - Giáo viên ghi bảng: 178; 596; 683; 277; 354; 946; 105; 215; 664; 355.
- Học sinh nối tiếp đọc.
- Lớp nhận xét.
Bài 1: Làm phiếu học tập
- Học sinh đọc bài.
- Ghi ngay kết quả vào bài.
- Đổi kiểm tra chéo, nhận xét.
 3. Ôn tập về thứ tự lớp:
Bài 2: Làm phiếu:
 - Giáo viên treo bảng phụ.
- 2 học sinh lên bảng làm.
- Lớp làm phiếu.
- Nhận xét bài trên bảng, sửa sai.
 - Tại sao lại điền 312 vào sau 311?
- Vì theo cách đếm 310; 311; 312.
 Hoặc: 310 + 1 = 311
 311 + 1 = 312
 312 + 1 = 313 ...
 - Nhận xét gì về dãy số?
- Là dãy số tự nhiên liên tiếp từ 310 đến 319.
 - Tại sao trong phần b lại điền 398 vào sau 399?
- Vì 400 - 1 = 399
 399 - 1 = 398
 Hoặc: 399 là số liền trước của 400.
 398 là số liền trước của 399. 
 - Nhận xét gì về dãy số?
- Là dãy số tự nhiên liên tiếp xếp theo thứ tự giảm dần từ 400 đến 391.
 4. Ôn luyện về so sánh số và thứ tự số:
Bài 3:( làm vở )
- Đọc đề bài.
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- So sánh các số.
 * Hướng dẫn HS làm bài:
- Tại sao điền được 303 < 330?
- Chấm, nhận xét
- Vì 2 số đều có hàng trăm là 3 nhưng 303 có 0 chục, còn 330 có 3 chục. 0 chục < 3 chục nên 303 < 330.
- Học sinh tự làm bài vở ô ly
* GV củng cố cách so sánh
Bài 4: ( làm vở )
- Chấm, chữa bài
- Đọc đề.
- Lớp làm vở ô ly.
 - Số lớn nhất trong dãy số trên là số nào?
- 735.
 - Vì sao 735 là số lớn nhất trong dãy số trên?
- Vì có số hàng trăm lớn nhất.
 - Số bé nhất trong dãy số trên là số nào? Vì sao?
- 142. Vì có số hàng trăm bé nhất. 
Bài 5:( làm nháp )
- Đọc đề bài.
- Học sinh làm bài nháp
- 2 học sinh lên bảng làm.
- Chữa bài
 3. Củng cố- dặn dò:
- Ôn thêm đọc, viết các số có 3 chữ số.
– Về làm lại các BT
ĐẠO ĐỨC
Bài 1: Kính yêu Bác Hồ (Tiết 1)
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Học sinh biết: 
 - Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước,với dân tộc
 - Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ.
 - Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác.
 2. Kĩ năng: Học sinh hiểu ghi nhớ và làm theo “5 điều Bác hồ dạy Thiếu niên Nhi đồng”.
 3. Giáo dục: Học sinh có tình cảm yêu quý và kính trọng Bác Hồ.
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Các bài thơ bài hát , tranh ảnh băng hình về Bác Hồ,về tình cảm giữa Bác Hồ với Thiếu nhi.
 - Các bức ảnh dùng cho hoạt động 1của tiết 1
 III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1. Khởi động:
Hoạt động dạy:
A. ổn định tổ chức: Hát, kiểm tra sĩ số.
 B. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
 C. Bài mới:
 - Giới thiệu bài: Các em vừa hát một bài về Bác Hồ Chí Minh .Vậy Bác Hồ là ai? Vì saoThiếu niên Nhi đồng lại yêu quý Bác như vậy. Bài học Đạo đức hôm nay, ta cùng tìm hiểu về điều đó.
 Ghi bảng tên bài.
 2. Hoạt động 1: 
 * Thảo luận nhóm:	
 - Giáo viên yêu cầu.
 * Thảo luận lớp:
 - Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi
 + Em còn biết gì về Bác Hồ?
 + Bác sinh ngày, tháng, năm nào?
 + Quê Bác ở đâu?
 + Bác Hồ còn có tên gọi nào khác?
 + Tình cảm của Bác Hồ đối với Thiếu nhi như thế nào?
 + Bác có công lao gì với đất nước, với dân tộc ta?
 Hoạt động 2: Kể chuyện: “Các cháu vào đây với Bác”:
 - Giáo viên kể chuyện.
 - Qua câu chuyện, em thấy tình cảm của Bác đối với các cháu thiếu nhi như thế nào? 
 - Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác?
 Hoạt động 3: Tìm hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy:
 - Giáo viên ghi bảng 5 điều Bác Hồ dạy.
 - Giáo viên củng cố lại nội dung về 5 điều Bác Hồ dạy.
 D. Hướng dẫn thực hành:
 - Ghi nhớ, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
 - Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh, truyện về Bác...
Hoạt động học:
- Hát tập thể bài: “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn Thiếu niên Nhi đồng”, nhạc và lời Phong Nhã.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
- Học sinh chia làm 5 nhóm.
- Quan sát ảnh 1, 2, 3, 4, 5 trong sách giáo khoa phóng to, tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Học sinh làm vở.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
- 19-5-1890
- Làng Sen- xã Kim Liên- huyện Nam Đàn- tỉnh Nghệ An.
- Học sinh trả lời: Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn ái Quốc, Anh Ba, Ông Ké, Hồ Chí Minh ...
- Luôn quan tâm, yêu quý các cháu.
- Bác đã ra đi tìm đường cứu nước, lãnh đạo nhân dân đánh giặc và đã giành độc lập.
- Bác rất yêu quý quan tâm tới các cháu thiếu nhi.
- Ghi nhớ, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- Mỗi học sinh đọc một điều.
- Thảo luận, ghi lại những biểu hiện cụ thể của mỗi điều Bác dạy.
- Đại diện nhóm trình bày.
Tiết TOÁN
Tiết 2:Cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ) 
 I. Mục đích- yêu cầu:
 1. Kiến thức: Biết cách tính cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ).
 2. Kỹ năng: áp dụng phép tính cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ) để giải bài toán có lời văn: nhiều hơn, ít hơn.
 3. Giáo dục: Cẩn thận, tự tin khi làm bài.
*HSKG: BT1b, BT5
 II. Đồ dùng dạy- học:
 - Học sinh: Sách vở.
 - Giáo viên: Phấn màu.
 III . Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A. ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS làm bài tập 5 của tiết 1.
 - Giáo viên nhận xét, chữa bài, cho điểm.
 C. Dạy- học bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Trong giờ học này, chúng ta cùng ôn về cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ).
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
 - Ghi tên bài lên bảng.
 2. Ôn tập về phép cộng và phép trừ các số có 3 chữ số (không nhớ):
Bài 1:
Bài tập 1 yêu cầu chúng ta làm gì?
Bài 2: ( làm vở )
* Nêu lại cách đặt tính
- Chấm, nhận xét
- Bài tập yêu cầu tính nhẩm.
- Học sinh nối tiếp nhẩm các phép tính trong bài (9 học sinh).
- 1 học sinh đọc đề bài: Đặt tính rồi tính
- HS nêu
- Lớp làm vở.
 3. Ôn tập về giải toán nhiều hơn, ít hơn:
Bài 3: ( làm vở ) 
- 1 học sinh đọc đề bài.
 - Bài toán cho biết gì?
- Khối 1 có 245 học sinh. Khối 2 ít hơn khối 1 là 32 em.
 - Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Tính số học sinh khối lớp 2.
- Học sinh làm bài vào vở.
 - Giáo viên chữa bài, cho điểm.
Bài 4: ( làm nháp )
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Chữa bài
- HS trả lời
- HS làm bài 
Bài 5: ( làm nháp )
- Với 3 số 315,40,355 và các dấu +, -, |= lập các phép tính.
- Chữa bài
- HS suy nghĩ làm bài .
- 2 HS lên bảng
 4. Củng cố- dặn dò:
 - Về nhà làm lại các BT
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 1: Ôn về từ chỉ sự vật. So sánh 
 I. Mục đích- yêu cầu:
 1. Kiến thức:
- Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật ( BT1 ).
- Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ ( BT2 ).
- Nêu được hình ảnh so sánh mình thích và lí do vì sao thích hình ảnh ( BT3 ).
 2. Kỹ năng: Thực hiện tốt các bài thực hành.
 3. Giáo dục: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
 II. Đồ dùng dạy- học:
 - Giáo viên:+ Bảng phụ viết sẵn bài thơ trong bài tập 1.
 - Học sinh: Sách, vở bài tập.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Mở đầu : (Kiểm tra bài cũ) :
 - Kiểm tra sách vở chuẩn bị của học sinh.
 2. Giới thiệu bài : 
 - Ghi bảng đầu bài.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
 3. Dạy- học bài mới:
Bài 1: (Trò chơi):
- Nhận xét 2 đội, tuyên dương.
- Học sinh đọc đề bài: 1 học sinh đọc trước lớp; lớp đọc thầm.
- 2 học sinh lên thi làm nhanh (gạch chân dưới các từ chỉ sự vật):
 Tay em đánh răng
 Răng trắng hoa nhài
 Tay em chải tóc
 Tóc ngời ánh mai.
- Lớp đổi vở kiểm tra.
 Bài 2:
 - Giới thiệu: “Trong thực tế, rất nhiều lúc các em nói theo cách so sánh. Bài hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về vẻ đẹp của câu thơ, câu văn có dùng cách so sánh”.
- Học sinh đọc đề bài.
 a. Giáo viên hướng dẫn làm bài mẫu:
- Đọc lại câu thơ phần a (2 câu đầu).
 - Tìm từ chỉ sự vật trong câu thơ trên?
- Đó là: “hai bàn tay em và hoa đầu cành”.
 KL: Hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành. Hai bàn tay em và hoa đầu cành đều rất đẹp, rất xinh.
 * Hướng dẫn học sinh làm phần còn lại:
- 3 học sinh lên bảng làm.
- Lớp làm vở bài tập.
 - Giáo viên chữa bài.
 b. Theo em, vì sao có thể nói: “Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch”?
- Vì mặt biển và tấm thảm khổng lồ đều rộng và phẳng. Và màu ngọc thạch là màu xanh gần giống với màu nước biển.
 - Giơ chiếc vòng bằng ngọc thạch cho học sinh xem.
 c. Cho học sinh quan sát tranh hoặc diều giống như dấu á.
 - Cánh diều này và dấu á có nét gì giống nhau?
- Có cùng hình dáng, hai đầu đều cong lên.
- 3 học sinh cùng lên bảng vẽ to dấu á.
 Kết luận: Vì hai vật này có hình dáng giống nhau nên tác giả mới so sánh: “Cánh diều như dấu á”.
 d. Giáo viên yêu cầu:
- Hai học sinh ngồi cạnh nhau quan sát vành tai của nhau.
 - Em thấy vành tai giống với gì?
- Giống dấu hỏi.
 - Vẽ một dấu hỏi to lên bảng cho học sinh quan sát lại.
 Kết luận: Vì có hình dáng gần giống nhau nên tác giả so sánh dấu hỏi với vành tai nhỏ.
- 2 học sinh ngồi cạnh nhau kiểm tra vở của nhau.
 - Tuyên dương học sinh làm bài đúng.
 3. Giới thiệu tác dụng của biện pháp so sánh:
 - Giáo viên chép 2 câu lên bảng:
 + Đôi bàn tay em bé rất đẹp.
 + Hai bàn tay em
 Như hoa đầu cành.
 - Em thấy câu nào hay hơn? Vì sao?
- Em thấy câu 2 hay hơn. Vì hai bàn tay em bé không chỉ đẹp mà còn đẹp như hoa.
 Kết luận: Việc so sánh làm câu thơ hay hơn.
Bài 3:
- Học sinh đọc đề bài.
 - Giáo viên gợi ý, hướng dẫn để học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời: “Trong các hình ảnh bài 2, em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao?
 - Giáo viên: Mỗi hình ảnh so sánh trên đều có một nét đẹp riêng. Các con cần chú ý quan sát các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống hằng ngày để cảm nhận được vẻ đẹp của chúng và biết cách so sánh.
 4. Củng cố:
 Nhận xét tiết học
 5. dặn dò:
- Về ôn lại về từ chỉ sự vật và các hình ảnh so sánh vừa học.
- Chuẩn bị bài sau.
......................................................................................
Tiết TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Bài 1: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh:
 - Nhận biết sự thay đổi của lồng ngực khi thở ra hít vào.
 - Quan sát hình vẽ, chỉ và nêu tên của cơ quan hô hấp.
 - Chỉ được đường đi của không khí khi hít vào, thở ra.
 2. Kỹ năng: Hiểu vai trò của cơ quan hô hấp với con người.
 3. Giáo dục: Bước đầu có ý thức giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
 II. Đồ dùng dạy học
 - Phóng to tranh.
 - Phiếu học tập dùng cho hoạt động 1.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 A. ổn định tổ chức:
- Hát
 B. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra chuẩn bị của học sinh.
 C. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 - Giáo viên giới thiệu.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
 2. Hoạt động 1: Cử động hô hấp:
 - Giáo viên phát phiếu bài tập.
- Hai học sinh 1 phiếu có nội dung sau:
 1. Thực hành hoạt động thở.
 2. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:
 - Khi hít vào lồng ngực..., khi thở ra lồng ngực....
 - Sự phồng lên và .....khi.....và thở ra của lồng ngực diễn ra.....
 - Giáo viên yêu cầu học sinh thở sâu và thở bình thường để quan sát sự thay đổi của lồng ngực.
- Cả lớp thở sâu và thở bình thường để quan sát sự thay đổi của lồng ngực.
- Cả lớp đặt tay lên ngực thực hiện động tác thở.
- Cả lớp đặt tay lên ngực bạn để nhận biết.
- Học sinh thảo luận theo cặp rồi làm phiếu bài tập. 
.
- Đổi chéo phiếu kiểm tra.
 - Gọi đại diện một số học sinh báo cáo kết quả.
 - Giáo viên kết luận nội dung.
 * Hoạt động 2: Cơ quan hô hấp.
 - Những hoạt động nào của cơ thể giúp chúng ta thực hiện hoạt động thở?
- Học sinh phát biểu theo suy nghĩ của mình.
 - Treo tranh: hình 2, trang 5.
- Học sinh quan sát.
- Chỉ rõ đọc, tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trong hình vẽ.
 Kết luận: Cơ quan thực hiện việc trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường là cơ quan hô hấp. Cơ quan hô hấp gồm mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi.
 * Hoạt động 3: Đường đi của không khí:
 - Treo tranh: hình 3, trang 5.
- Học sinh quan sát tranh.
 - Hình nào minh hoạ đường đi của không khí khi ta hít vào?
- Học sinh trả lời: Hình bên trái vì mũi tên có xu hướng chỉ từ ngoài vào trong cơ thể con người.
 - Hình nào minh hoạ đường đi của không khỉtong hoạt động thở ra?
- Hình bên phải.
- Học sinh chỉ hình minh hoạ chỉ đường đi của không khí khi hít vào, thở ra.
 Giáo viên kết luận về đường đi của không khí trong hoạt động thở.
 * Hoạt động 4: Vai trò của cơ quan hô hấp
 - Giáo viên đưa ra yêu cầu.
 - Em đã bao giờ có một vật mắc vào mũi chưa, khi đó em thấy thế nào?
 - Giáo viên kết luận: Khi bịt mũi không thở, cơ thể thiếu ô xi sẽ khó chịu. Nếu nín thở 3- 4 phút, người ta có thể bị chết. Vì vậy cần giữ cho cơ quan hô hấp luôn hoạt động.
- Học sinh thực hiện bịt mũi, nín thở trong giây lát.
- Học sinh tự do phát biểu theo suy nghĩ của mình.( Ví dụ: khó chịu ...)
 * Hoạt động 5:Củng cố dặn dò.
 - Giáo viên đưa ra yêu cầu.
 - Dặn dò: Về ôn lại bai
 * Chơi trò chơi: “ Ai đúng đường” 
- Học sinh đọc mục bạn cần biết trong sách giáo khoa.
- Hai đội học sinh, mỗi đội có 4 em, mỗi đội đều có các bảng ghi: mũi, khí quản, phế quản, phổi.
- Cách chơi:
 + Khi hô “ hít vào” học sinh cầm bảng sẽ dứng theo thứ tự : mũi - khí quản - phế quản - phổi.
 + Khi hô “ thở ra” học sinh cầm bảng sẽ dứng theo thứ tự ngược lại thứ tự trên.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 1 tron bo theo chuan KTKN.doc