Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 1 (3)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 1 (3)

TIẾT 2 – 3 : TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

$1+2 : CẬU BÉ THÔNG MINH

I. Mục đích yêu cầu:

A. Tập đọc

 - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dâu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 - Hiểu nội dung truyện : Ca ngợi sự thông minh tài trí của cậu bé.( trả lời được câu hỏi trong sách giáo khoa)

 B. Kể chuyện :

 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

II. Chuẩn bị

- Tranh minh hoạ SGK

III. Các hoạt động dạy và học.

 

doc 28 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 814Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 1 (3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Thứ hai ngày 23 tháng 8 năm 2010
Tiết 1 : Sinh hoạt đầu tuần
 Tập trung toàn trường
- Lớp trực tuần nhận xét 
 + Ưu điểm : 
 + Nhược điểm :
 + Phương hướng tuần sau.
__________________________________
TIếT 2 – 3 : TậP đọc – kể chuyện
$1+2 : cậu bé thông minh
I. Mục đích yêu cầu:
A. Tập đọc
 - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dâu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
 - Hiểu nội dung truyện : Ca ngợi sự thông minh tài trí của cậu bé.( trả lời được câu hỏi trong sách giáo khoa)
 B. Kể chuyện :
 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
II. Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ SGK 
III. Các hoạt động dạy và học.
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra đầu giờ
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
- Nhật xét
3. Bài mới.
* Mở đầu : Giới thiệu các chủ điểm của sách giáo khoa.
- HS quan sát tranh trong sách giáo khoa.
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Luyện đọc
a) Giáo viên đọc toàn bài
- Người dẫn chuyện : chậm rãi
- Cậu bé : Lễ phép , bình tĩnh, tự tin
- Giọng nhà vua : Oai nghiêm	 
b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc và giải nghĩa từ
* Đọc câu trong đoạn : 
- Học sinh tiếp sức đọc từng câu
- Sửa phát âm
* Đọc đoạn trước lớp : 
- GV hướng dẫn học sinh đọc ngắt nghỉ hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy trên bảng phụ : GV đọc mẫu
- Cho học sinh đọc đoạn trước lớp (3 đoạn)
- Sửa phát âm
- Giải nghĩa các từ mới trong đoạn 
 - kinh đô 
 - om sòm
* Đọc đoạn trong nhóm
- Nhận xét
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh
3. Tìm hiểu bài
* Cho học sinh đọc thầm đoạn 1
- Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ?
- Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ?
- Nhận xét
* Cho học sinh đọc thầm đoạn 2
- Cậu bé đã làm cách nào để thấy lệnh nhà vua là vô lý ?
- Nhận xét
* Cho học sinh đọc thầm đoạn 3
- Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé yêu cầu điều gì ?
 - Vì sao cậu yêu cầu nhà vua như vậy ?
- Cho học sinh rút ra nội dung bài học ?
4. Luyện đọc lại
- Giáo viên đọc lại đoạn 3
- Hướng dẫn học sinh đọc đoạn 3
- Nhận xét và bình chọn
- Cho học sinh thi đọc cả bài
- Nhận xét
5. Kể chuyện
a. Giáo viên nêu nhiệm vụ
b. Hướng dẫn học sinh tập kể lại câu chuyện từng đoạn theo tranh
- GV hướng dẫn học sinh tập kể từng đoạn theo tranh 
+ Tranh 1: Quân lính đang làm gì?
+ Tranh 2: Trước mặt vua cậu bé đang làm gì
+ Tranh 3 : Cậu bé yêu cầu xứ giả điều gì?
- Nhận xét
- Gọi 3 học sinh kể tiếp nối từng đoạn đến hết cả bài
- Nhận xét và cho điểm
4. Củng cố – dặn dò 
- Qua câu chuyện này giúp em hiểu điều gì ?
- Nhận xét giờ học
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
 - Hát
- HS theo dõi
- Học sinh theo dõi giáo viên đọc bài 
- Học sinh đọc tiếp sức từng câu
- Luyện phát âm đúng một số từ ngữ mà học sinh phát âm sai 
- Học sinh luyện đọc nghỉ hơi đúng một số câu sau 
 Ngày xưa/ có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước.// Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ/ nộp một con gà trống biết đẻ trứng,/ nếu không có thì cả làng phải chịu tội.//
- Học sinh đọc tiếp sức đoạn
- Các từ được chú giải cuối bài : kinh đô, om sòm, trọng thưởng. 
- Học sinh đọc nhóm đôi
- Đại diện các nhóm thi đọc
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài
* Học sinh đọc thầm 
- Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
- Vì gà trống không đẻ trứng được.
* Học sinh đọc thầm 2
- Cậu bé nói một câu chuyện khiến vua cho là vô lý (bố đẻ em bé) từ đó nhà vua phải thừa nhận là lệnh của vua là vô lí.
* Học sinh đọc thầm đoạn 3
- Cậu yêu cầu xứ giả rèn chiếc kim thành con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
- Yêu cầu một việc mà vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh vua.
- Ca ngợi sự thông minh tài trí của cậu bé.
- Học sinh thi đọc phân vai đoạn 3
- Nhận xét
- Thi đọc cả bài
- Học sinh nêu nhiệm vụ
- Học sinh tập kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh
- HS dựa theo câu hỏi, tranh để kể lại từng đoạn câu chuyện 
- HS kể tiếp nối 
- Bình chọn bạn kể hay
.
Tiết 4: tiếng anh.
( GV bộ môn dạy).
____________________________________________________________
Tiết 5: Toán
 Đ1:Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số
I. Mục tiêu:
Biết cách đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số.
HS thực hành làm đúng các bài tập trong SGK.
 - HS hoàn thành các bài tập 
 - Yêu thích học toán.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: - Bài tập 1, 2, ra bảng phụ
2. Học sinh: - Sách giáo khoa, bảng con, bảng phụ
3. Hình thức: Thực hành cá nhân, nhóm 2, nhóm 4
III. Các hoạt động dạy và học.
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò 
1. ổn định tổ chức 
- Hát
2. Kiểm tra đầu giờ 
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
3. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Ôn tập
Bài 1(3) : Viết ( theo mẫu) 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài
- Nhận xét
Bài 2(3) : Viết số thích hợp
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài: Điền số còn thiếu vào ô trống theo thứ tự của dãy số 
- Nhận xét
Bài 3(3): >, <, = ?
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài
- Nhận xét
Bài 4(3) : Tìm số lớn nhất số bé nhất trong các số sau 
- Học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài
- Nhận xét
Bài 5(3) 
- Học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài
- Cho học sinh làm bài theo nhóm 
- Nhận xét và cho điểm 
4. Củng cố – dặn dò 
- Nhận xét giờ học
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Học sinh theo dõi 
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài bảng lớp, bảng con 
M: Một trăm sáu mươi: 160
Một trăm sáu mươi mốt: 161
Ba trăm lăm mươi tư: 354
Ba trăm linh bảy: 307
Năm trăm lăm mươi năm: 555
Sáu trăm linh một: 601 
Chín trăm: 900
Chín trăm hai mươi: 920
Chín trăm linh chín: 909
Bảy trăm bảy mươi bảy: 777
Ba trăm sáu mươi lăm: 365
Một trăm mười một: 111
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài bảng con, bảng lớp 
a.
310
311
312
313
314
315
316
317
318
b.
400
399
398
397
396
395
394
393
392
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài
 303 < 330 
30 + 100 < 131
 615 > 516
410 -10 < 400 +1
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh thi làm bài theo nhóm 4
a. Số lớn nhất: 735
b. Số bé nhất: 142
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài theo nhóm 
a. Các số từ bé đến lớn
 162, 241, 425, 519, 537, 830.
b. Các số từ lớn đến bé
 830, 537, 519, 425, 241, 162
- Nhận xét
......................................................................................................................................
________________________________________
 Thứ ba ngày 24 tháng 8 năm 2010
 Tiết 1 : Toán
 $2 : Cộng trừ các số có ba chữ số (không nhớ)
I. Mục tiêu:
- Biết cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ) và giải toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn.
- HS hoàn thành bài tập trong SGK.
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên :- SGK, giáo án
2. Học sinh :- Sách giáo khoa, b/c;, nháp
3. Hình thức:- HS thực hành làm bài theo nhóm 2, nhóm 4, cá nhân.
III. Các hoạt động dạy và học.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức 
- Hát
2. Kiểm tra đầu giờ 
- Gọi 2 học sinh lên bảng: Điền dấu thích hợp vào ô trống
- Nhận xét- cho điểm
3. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Nêu MT tiết học
2.HD học sinh thực hành
Bài 1(4) Tính nhẩm
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn mẫu một phép tính 
M: 400 + 300 = 700
- Nhận xét
Bài 2(4) : Đặt tính rồi tính 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài
- GV nhận xét và sửa sai
Bài 3(4) 
- Gọi học sinh đọc bài toán
- Hướng dẫn học sinh làm bài 
 Tóm tắt 
Khối 1 : 245 HS
Khối 2 : ít hơn khối một 32 HS
Khối 2 : ... HS ?
- GV nhận xét và sửa sai cho học sinh 
Bài 4(4): Cách thực hiện tương tự bài 3 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài : Phân tích đề bài tìm cách giải
- Nhận xét 
Bài 5(4) Với 3 số: 315, 40, 355 và các dấu: +, -, = lập phép tính đúng 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài 
- Nhận xét và sửa sai cho học sinh 
4. Củng cố – dặn dò
- Hệ thống lại nội dung bài học
- Nhận xét giờ học
- Về nhà các em học bài và chuẩn bị bài sau.
- Học sinh làm b/c; b/l
 502 < 567
 231 > 123
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh thực hành nhẩm cá nhân
a. 400 + 300 = 700
 700 - 400 = 300
 700 - 300 = 400
b. 500 + 40 = 540
 540 - 40 = 500
 540 - 500 = 40
c. 100 + 20 + 4 = 124
 300 + 60 + 7 = 367
 800 + 10 + 5 = 815
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài bảng lớp, bảng con
- Học sinh đọc bài, phân tích
- Học sinh làm bài trên bảng lớp, bảng con
 Bài giải
 Số học sinh khối lớp 2 là :
 245 - 32 = 213 ( học sinh)
 Đáp số: 213 học sinh.
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài trên bảng lớp và vở
 Bài giải
 Giá tiền một tem thư là:
 200 + 600 = 800 ( đồng) 
	Đáp số: 800 đồng
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài theo nhóm 4
355 - 40 = 315
355 - 315 = 40
 40 + 315 = 355
315 + 40 = 355 
..
______________________________________________
Tiết 2 : Tập viết
$ 1: Ôn chữ hoa A
i. Mục đích, yêu cầu:
- Viết chữ hoa A (1dòng), V, D (1dòng); viết đúng tên riêng Vừ A Dính (1dòng) và viết câu ứng dụng Anh em như thể chân tay (1lần) bằng cữ chữ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng ; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
- Trình bày sạch sẽ.
ii. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Mẫu chữ A
- Tên riêng : Vừ A Dính và câu ứng dụng
2. Học sinh:
- Vở tập viết, bảng.
iii. Các hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra đầu giờ
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
- Nhận xét
2. Bài mới.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Hướng dẫn viết trên bảng con
a. Luyện viết chữ hoa
- Đưa từ ứng dụng : Vừ A Dính
+ Giáo viên viết mẫu nhắc lại quy trình viết chữ A, V, D
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con
- Nhận xét
b. Luyện viết từ ứng dụng
- GV đọc từ ứng dụng
- Giới thiệu: Vừ A Dính là một thiếu nhi dân tộc HMông anh dũng hi sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp để bảo vệ cán bộ cách mạng. 
- Giáo viên viết mẫu 
- HD HS viết bài 
c. Luyện viết câu ứng dụng
- Gọi học sinh đọc câu ứng dụng
- Giúp HS hiểu câu ứng dụng
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con chữ: Rách, Anh.
- Nhận ... ược các từ ngữ chỉ sự vật (BT1).
- Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ (BT2)
- Nêu được hình ảnh so sánh mình thích và lí do vì sao thích hình ảnh đó (BT3).
ii. Chuẩn bị
iii. Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định tổ chức
- Hát
2. Kiểm tra đầu giờ
- Kiểm tra đồ dùng học tập
3. Bài mới.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Dựa vào bài tập đọc Hai bàn tay em hãy tìm các từ chỉ sự vật ?
- Đại diện các nhóm lên dán vào bảng lớp
- Nhận xét- chốt lại 
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài
a. Hai bàn tay của bé được so sánh với gì?
b. Mặt biển được so sánh với gì ?
c. Cánh diều được so sánh với gì ?
d. Dấu hỏi được so sánh với gì ?
- Nhận xét
Bài 3: Em thích hình ảnh so sánh nào trong bài tập 2
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh phát biểu suy nghĩ
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh tìm nhanh theo nhóm
Tay em đánh răng
Răng trắng hoa nhài
Tay em chải tóc
Tóc ngời ánh mai
- Các nhóm lên dán vào bảng lớp
- Nhận xét
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài
a. Hai bàn tay của bé được so sánh với hoa đầu cành.
b. Mặt biển được so sánh với tấm biển khổng lồ.
c. Cánh diều được so sánh với dấu á.
d. Dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ.
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh phát biểu theo ý của mình
4. Củng cố - Dặn dò
- Hệ thống lại nội dung bài
- Nhận xét giờ học
- Về nhà các em học bài và chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
________________________________________
Tiết 5 : tiếng anh.
( GV bộ môn dạy).
___________________________________________
 Thứ sáu ngày 27 tháng 8 năm 2010
Tiết 1: Chính tả : Nghe- viết
 $ 2: Chơi chuyền
i. Mục đích, yêu cầu :
- Nghe và viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ Chơi chuyền. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Điền đúng bài tập điền vào chỗ ao/oao (BT2)
- Làm đúng bài tập(3) a/b.
 - ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
ii. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- SGK, bài tập chuẩn bị ra bảng phụ
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, bảng, vở
iii. Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định tổ chức
- Hát
2. Kiểm tra đầu giờ
- Kiểm tra bài viết của học sinh
- Giáo viên đọc cho học sinh viết từ: làng nọ, rèn luyện
- Nhận xét 
3. Bài mới.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn viết chính tả
a. Chuẩn bị
- Giáo viên đọc bài viết
CH: Khổ thơ 1 muốn nói lên điều gì?
CH: Khổ thơ 2 muốn nói lên điều gì?
CH: Các chữ đầu dòng viết như thế nào?
b. Hướng dẫn viết từ khó
- Giáo viên đọc một số từ khó viết cho HS viết bảng con
- Nhận xét
c. Viết bài
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài
d.. Chấm chữa
- Giáo viên thu bài
- Chấm 5 bài tại lớp 
- Nhận xét
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a. Bài tập 1 Điền vào chỗ trống
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm phần a
- Nhận xét
a. Bài tập 2 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm phần a
- HS chú ý
- Học sinh theo dõi vào SGK
- 3 học sinh đọc bài viết
- Các bạn đang chơi chuyền.
- Chơi chuyền giúp các bạn tinh mắt hơn, nhanh nhẹn hơn.
- Những chữ cái viết hoa
- Học sinh viết vào bảng con: chuyền, sáng người, cuội,...
- Học sinh viết bài
- HS đổi vở soát lỗi
- Thu bài
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm phần a 
 ao hay oao
- ngọt ngào
- mèo kêu ngoao ngoao
- ngao ngán
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm phần a 
 Lành, nổi, liềm
4. Củng cố - dặn dò 
- Cho học sinh viết lại các từ, tiếng hay viết sai
- Nhận xét giờ học
- Về nhà các em học bài và chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
________________________________________
Tiết 2 : Toán
 $ 5: Luyện tập
i. Mục tiêu:
- B iết thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm). 
- HS yêu thích môn học.
ii. Chuẩn bị
iii. Các hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra đầu giờ 
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm bảng con
Tính: 	 
- Nhận xét- cho điểm
2. Bài mới.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Bài tập
Bài 1 : Tính
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài
- Nhận xét và sửa sai 
Bài 2: Đặt tính rồi tính 
367 + 125 ; 487 + 130
 93 + 58 ; 168 + 503
- GV nhận xét và sửa sai
Bài 3 Bài toán
- Gọi học sinh đọc bài toán 
CH: Bài toán cho biết những gì ?
CH: Hỏi gì ?
 Tóm tắt
Thùng thứ nhất: 125 l
Thùng thứ hai : 135 l
Cả hai thùng : ...lít dầu ?
- Nhận xét
Bài 4 : Tính nhẩm 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài
- Nhận xét và tuyên dương 
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài trên bảng lớp và bảng con
- Nhận xét
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài
- Nhận xét và sửa sai cho bạn
- Học sinh đọc bài 
- Xác định bài toán để tóm tắt và giải 
- Học sinh tóm tắt và giải bài toán 
 Bài giải
 Số dầu ở hai thùng là
 125 + 135 = 260 ( l)
 Đáp số: 260 lít dầu.
- Nhận xét và sửa sai
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm nhẩm
310 + 40 = 350 150 + 250 = 400
450 – 150 = 300 400 + 50 = 450
305 + 45 = 350 515 – 15 = 500
- Nhận xét và sửa sai cho bạn
3. Củng cố – dặn dò
- Hệ thống lại nội dung bài
- Nhận xét giờ học
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
_________________________________________________________________________________
Tiết 3 : Tập làm văn
 $1: Nói về Đội TNTP. Điền vào tờ giấy in sẵn
i. Mục đích, yêu cầu:
- Trình bày được một số thông tin về tổ chức đội TNNTHCM (BT1).
- Điền đúng nội dung vào mẫu Đơn xin cấp thẻ đọc sách (BT2).
ii. Chuẩn bị
iii. Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định tổ chức
- Hát
2. Kiểm tra đầu giờ
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
3. Bài mới.
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 1
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm.
a. Đội TNTPHCM thành lập ngày nào? ở đâu? 
b. Những đội viên đầu tiên của đội là ai? 
c. Đội được mang tên Bác Hồ khi nào?
- Nhận xét -tuyên dương
Bài tập 2
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Giáo viên hướng dẫn học sinh điền vào chỗ trống 
- Gọi 4 em đọc tờ đơn đã điền xong
- Nhận xét và chô điểm
CH: Hìmh thức của một lá đơn xin cấp thẻ đọc sách ? 
- Nhận xét và sửa sai
- HS theo dõi
- Học sinh đọc yêu cầu bài 
- Học sinh thảo luận theo nhóm.
- Các nhóm trình bày
- Đội TNTPHCM thành lập ngày 15/5/1941 tại Pắc Bó – Cao bằng. Tên gọi lúc đầu là đội nhi đồng cứu quốc.
- Lúc đầu Đội chỉ có 5 đội viên 
+ Đội trưởng: Nông Văn Dền bí danh Kim Đồng.
+ Nông văn Thàn( Cao Sơn)
+ Lí Văn Tịnh ( Thanh Minh)
+ Lí Thị Mì ( Thuỷ Tiên)
Lí Thị Xậu( Thanh Thuỷ)
- Lúc đầu là đội nhi đồng cứu quốc15/5/1941. Đội nhi đồng tháng Tám 15/5/1951. ĐộiTNTP: 2/1956. Đội TNTPHCM: 30/1 1971
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh theo dõi
- Học sinh điền vào chỗ trống 
- 4 HS đọc tờ đơn đã điền xong
- Nhận xét
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ
+ Địa điểm ngày tháng
+ Tên đơn
+ Địa chỉ gửi đơn
+ Họ và tên, ngày sinh của người viết đơn
+ Nguyện vọng và lời hứa
+ Tên và chữ ký
4. Củng cố - dặn dò
- Hệ thống lại nội dung bài học
- Nhận xét giờ học
- Về nhà các em học bài và chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
_______________________________________
Tiết 4: Thủ công
 $1: Gấp tàu thuỷ hai ống khói( tiết 1)
i. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói.
- Gấp tàu thuỷ hai ống khói. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. Tàu thuỷ tương đối cân đối.
- Giáo dục học sinh có ý thức thu dọn sản phẩm sau khi thực hành xong.
ii. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Mẫu tàu thuỷ hai ống khói
- Quy trình gấp tàu thuỷ hai ống khói
2. Học sinh:
- Giấy thủ công, kéo
iii. Các hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra đầu giờ
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
2. Bài mới.
 Hoạt động của thầy
1.Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
- GV giới thiệu mẫu tàu thuỷ hai ống khói
Nêu lợi ích và công dụng của tàu thuỷ hai ống khói
3. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu
Bước 1: Gấp, cắt tờ giấ y hình vuông
Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông.
Bước 3: Gấp thành tàu thuỷ hai ống khói
- Gọi học sinh nêu các bước gấp tàu thuỷ hai ống khói
- Hướng dẫn học sinh thực hành
- Quan sát giúp đỡ học sinh 
* Thu dọn lớp học sau khi học xong
 Hoạt động của trò
- HS quan sát tàu thuỷ hai ống khói: Giống nhau ở giữa tàu, mỗi bên thành tàu có hai hình tam giác... mũi tàu thẳng đứng.
- Là phương tiện giao thông đường biển, chở hàng, người,...
- 1 học sinh lên mở dần mẫu tàu thuỷ cho đến khi tờ giấy hình vuông ban đầu
- Học sinh theo dõi và nêu lại các bước
Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông
Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông.
Bước 3: Gấp thành tàu thuỷ hai ống khói
- Học sinh thực hành gấp thành tàu thuỷ hai ống khói trên giấy nháp 
- Với học sinh khéo tay: gấp được tàu thuỷ hai ống khói. Các nếp gấp thẳng, phẳng. Tàu thuỷ cân đối.
- Học sinh thu gom giấy vụn vút đúng nơi quy định
4. Củng cố - dặn dò 
- Hệ thống lại nội dung bài học
- Nhận xét, đánh giá giờ học
- Về nhà các em thực hành gấp thành tàu thuỷ hai ống khói
Tiết 5 : Sinh hoạt cuối tuần
I. Mục tiêu
	1. Đánh giá lại các hoạt động tuần qua.
 - ổn định tổ chức nề nếp lớp.
- Học nội quy trường lớp.
2. Đề ra phương hướng tuần tới
II. Nội dung:
	- GV ổn định tổ chức lớp học.
	- Chia các tổ, bình bầu tổ trưởng, tổ phó.
- Học nội quy của trường lớp.
+ Học thuộc bài và làm bài tập đầy đủ.
+ Mua sắm đầy đủ dụng cụ, sách vở phục vụ học tập.
+ Đi học đều, nghỉ học phải có lý do chính đáng.
+ Khi đi học cần ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, khăn quàng, guốc dép đầy đủ.
+ Trong lớp giữ trật tự.
	- GV khen 1 số em trong tuần đầu có ý thức học tập tốt.
- Nhắc nhở 1 số em chưa ngoan để tuần sau tiến bộ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 1 nam 2010 2011.doc