Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 10 (25)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 10 (25)

Toán (tiết 46)

THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI

A. MT

- Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.

- Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với HS như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.

- Biết dùng mắt ước lượng độ dài (tương đối chính xác).

B. ĐDD - H

Thước thẳng HS và thước mét

C. HĐD - H

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 744Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 10 (25)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 10
TỪ NGÀY 17/10 – 21/10/2011
Tiết
Thứ/ ngày
Phân Mơn
Tiết
Tên Bài Dạy
1
Thứ hai
17/10/11
SHĐT
Chào Cờ
2
Tốn
46
Thực hành đo độ dài (tr47)
3
Tập Đọc
19
Giọng quê hương
4
KChuyện
10
Giọng quê hương
5
TNXH
19
Các thế hệ trong một gia đình
1
Thứ ba
18/10/11
Mĩ Thuật
Giáo Viên Chuyên
2
Thể Dục
19
Động tác vươn thở và tay chân và lường của bài TD phát triển chung TC “Chim về tổ”
3
Chính Tả
19
Giọng quê hương
4
Tập Đọc
20
Thư gửi bà
5
Tốn
47
Thực hành đo độ dài (Tiếp theo)(tr48)
1
Thứ tư
19/10/11
LT Câu 
10
So sánh dấu chấm
2
Tập Viết
10
Ơn chữ hoa G
3
Tốn
48
Luyện tập (tr 49)
4
Âm Nhạc
Giáo Viên Chuyên
5
T Anh
Giáo Viên Chuyên
1
Thứ năm
20/10/11
Chính Tả
20
Quê hương
2
Thể Dục
20
Động tác vươn thở và tay chân và lường của bài TD phát triển chung TC “Chim về tổ”
3
Tốn
49
Kiểm tra định kì giữa HKI
4
TNXH
20
Họ nội họ ngoại
5
Đạo Đức
10
Chia sẽ vui buồn cùng bạn (t2)
1
Thứ sáu
21/10/11
ThủCơng
10
Ơn tập chủ đề phối hợp gấp, cắt, dán hình
2
TL Văn
10
Tập viết thư và phong bì thư
3
T Anh
Giáo Viên Chuyên
4
Tốn
50
Bài tốn giải bằng hai phép tính (tr 50)
5
SHL
10
Sinh hoạt lớp.
Thứ hai, ngày 17 tháng 10 năm 2011
Toán (tiết 46)
THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
A. MT
- Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với HS như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.
- Biết dùng mắt ước lượng độ dài (tương đối chính xác).
B. ĐDD - H
Thước thẳng HS và thước mét
C. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : HS nêu các đơn vị đo độ dài
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : GV ghi tựa
2. Thực hành
a. Bài 1 : Giúp HS tự vẽ các độ dài như trong bài YC. Chẳng hạn, khi vẽ đoạn thẳng AB dài 7cm :
Tự bút trên đường thẳng kẻ 1 đoạn thẳng bắt đầu từ vạch có ghi số O đến vạch có ghi số 7, ghi chữ A và B ở hai đầu đoạn thẳng. Ta có đoạn thẳng AB dài 7cm
 7 cm
A I-------I-------I-------I-------I-------I-------I-------I B
 12 cm
C I----I----I----I----I----I----I----I----I----I----I----I----I D
 12 cm
E I----I----I----I----I----I----I----I----I----I----I----I----I G
b. Bài 2 : Giúp HS tự đo được các độ dài và đọc kết quả đo, sau đó ghi vào vở 
a/ Có thể giúp HS đo chiều dài cái bút của em như sau :
+ Cho HS suy nghĩ để nêu cách làm : Dùng thước áp sát vào cái bút, xê dịch sao cho vạch ghi số O trùng với đầu bên trái của bút, nhìn xem đầu kia của bút ứng với vạch nào của thước thì đọc lên, chẳng hạn : đó là vạch ghi 13 thì độ dài của bút là 13cm, ghi 13cm vào vở.
b/ Thảo luận nhóm 5 HS
c. Bài 3 (a, b): Hướng dẫn HS dùng mắt để ước lượng các độ dài
- Dựng thước mét thẳng đứng áp sát bức tường hoặc nằm dọc theo chân tường để HS biết được độ cao (hoặc chiều dài ) của 1m khoảng ngần nào. Sau đó GV hướng dẫn HS dùng mắt định ra bức tường những độ dài 1m và đếm nhẩm theo : Một mét, hai mét Sau đó gọi một số HS nêu kết quả ước lượng của mình.
3. Củng cố - dặn dò
YC VN thực hành 
Nhận xét
- HSLL
- HS thực hành cùng giáo viên
- HS thực hành cùng giáo viên
7 cm
A I-------I-------I-------I-------I-------I-------I-------I B
 12 cm
C I----I----I----I----I----I----I----I----I----I----I----I----I D
 12 cm
E I----I----I----I----I----I----I----I----I----I----I----I----I G
- HS thực hành cùng giáo viên
Tập đọc - Kể chuyện (tiết 19)
GIỌNG QUÊ HƯƠNG
A. MĐ - YC
* Tập đọc :
- Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong cau chuyện.
- Hiểu ý nghĩa: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen. (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4)
* Kể chuyện :
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
* HS khá, giỏi kể được cả câu chuyện.
B. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : Nhận xét bài kiểm tra
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : GV ghi tựa
2. Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài
b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu
 + Rút từ khó - luyện đọc : Rủ nhau, hỏi đường, vui vẻ, ngạc nhiên,gương mặt, cặp mắt, xin lỗi, quả thật, nghẹn ngào.
- Đọc từng đoạn trước lớp
+ HD đọc câu :
Xin lỗi.// Tôi quả thật chưa nhớ ra/ anh là ..// (hơi kéo dài từ là )
Dạ, không ! Bây giờ tôi mới biết hai anh. Tôi muốn làm quen ..(nhấn giọng các từ in đậm)
Mẹ tôi là người miền Trung// Bà qua đời / đã hơn tám năm rồi.// ( giọng trầm, xúc động )
+ Hiểu từ mới SGK: 
Em hiểu thế nào là đôn hậu?
Em hiểu thế nào là thành thực?
Em hiểu thế nào là bùi ngùi?
- Đọc từng đoạn trong nhóm
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- YC đọc thầm đoạn 1, trả lời :
+ Thuyên và Đồng vào quán gần đường làm gì?
+Thuyên vàĐồng cùng ăn trong quán với những ai ?
+Không khí trong quán ăn có gì đặt biệt?
Vì lạ đường và đói nên Thuyên và Đồng đã vào quán ăn. Trong quán có 3 thanh niên đang ăn cơm rất vui vẻ. Chuyện gì đã xảy ra trong quán ăn ven đường đó ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2.
- YC đọc thầm đoạn 2, trả lời :
+ Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên ?
+ Lúc đó Thuyên bối rối vì điều gì?
+ Anh thanh niên trả lời Thuyên và Đồng như thế nào?
Vì anh thanh niên muốn làm quen với Thuyên và Đồng? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn cuối của bài để biết được điều đó?
- YC đọc thầm đoạn 3, trả lời :
+ Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng ?
- YC đọc thầm lại đoạn 3, YC trao đổi nhóm và nêu kết quả :
+ Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương ?
- YC 3 HS đọc tiếp nối 3 đoạn của bài, YC trao đổi nhóm : Qua câu chuyện, em nghĩ gì về giọng quê hương ?
Nội dung bài:
4. Luyện đọc lại
- Chọn đọc mẫu đoạn 2&3
- Tổ chức thi đọc truyện theo vai.
- HSLL
- Đọc tiếp nối 
- Luyện đọc
- Đọc tiếp nối
Hiền từ, thật thà.
Có tấm lòng chân thật.
Có cảm giác buồn, thương, nhớ lẫn lộn.
- Đọc theo nhóm
- Cả lớp ĐT đoạn 3 (giọng nhẹ nhàng, xúc cảm )
+ Thuyên và Đồng vào quán để hỏi đường và để ăn co đỡ đói.
+ Cùng ăn với ba người thanh niên.
+Bầu không khí trong quán ăn vui vẻ lạ thường.
1 hs đọc đoạn 2 trước lớp, cả lớp đọc thầm.
+ Lúc Thuyên đang lúng túng vì quên tiền thì một trong ba thanh niên đến gần xin được trả giúp tiền ăn.
+ Thuyên bối rối vì không biết thanh niên này là ai.
+ Anh thanh niên nói bây giờ anh mới được biết Thuyên và Đồng, anh muốn làm quen với 2 người.
1 hs đọc đoạn 3 trước lớp, cả lớp đọc thầm.
+ Vì Thuyên và Đồng có giọng nói gợi cho anh thanh niên nhớ đến người mẹ thân thương quê ở miền Trung.
+ Người trẻ tuổi : lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đâu thương ; Thuyên và Đồng : yên lặng nhìn nhau, mắt rớm lệ.
- Giọng quê hương rất thân thiết, gần gũi./ Giọng quê hương gợi nhớ những kỉ niệm sâu sắc với quê hương, với người thân. / Giọng quê hương gắn bó những người cùng quê hương.
+ Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.
- HS đọc phân vai
- Thi đọc phân vai theo nhóm
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ : Dựa vào 3 tranh minh hoạ ứng với 3 đoạn của câu chuyện, HS kể được toàn bộ câu chuyện.
2. HD kể lại câu chuyện theo tranh
- YC quan sát từng tranh minh hoạ (SGK)
5. Củng cố - Dặn dò
- YC Vài HS nêu lại cảm nghĩ của mình về câu chuyện.
YC VN kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- 1 HS giỏi nêu nhanh sự việc được kể trong từng tranh, ứng với từng đoạn.
+ Tranh 1 : Thuyên và Đồng bước vào quán ăn. Trong quán đã có 3 thanh niên đang ăn.
+ Tranh 2 : Một trong 3 thanh niên (anh áo xanh) xin được trả tiền bữa ăn cho Thuyên, Đồng và muốn làm quen.
+ Tranh 3 : Ba người trò chuyện. Anh thanh niên xúc động giải thích lí do vì sao muốn làm quen với Thuyên và Đồng.
- Từng cặp HS nhìn tranh, tập kể 1 đoạn của câu chuyện.
- 3 HS tiếp nối nhau kể trước lớp theo 3 tranh.
- HS khá, giỏi kể toàn bộ câu chuyện.
TN&XH (tiết 19)
CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH
I. MT
 Học song bài này, học sinh có khả năng:
- Nêu được các thế hệ trong một gia đình nói chung và trong gia đình của bản thân hs.
- Phân biệt các thế hệ trong gia đình.
* Biết giới thiệu về các thế hệ trong gia đình của mình.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG NHÀ.
 -Kĩ năng giao tiếp: Tự tin với các bạn trong nhóm để chia sẽ,giới thiệu về gia đình của mình.
 - Trình bày, diễn đạt thông tin chính xác, lôi cuốn khi giới thiệu về gia đình của mình
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
 - Hoạt động nhóm,thảo luận.
 - Thuyết minh.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Các hình trong SGK trang: 38, 39
- Giấy (khổ to), bút – cho các nhóm.
- Bảng phụ ghi các câu hỏi thảo luận.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
A. Ổn định
B. KTBC : Nhận xét bài ôn tập
C. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khám phá (GTB) : GV ghi tựa
2. Hoạt động 1 : Thảo luận 
Bước 1: Hoạt động cả lớp.
- Gv hỏi : 
- Trong gia đình em, ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất ?
* Kết luận : Trong mỗi gia đình chúng ta có nhiều người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống – VD như ông ,bà,bố, mẹ, anh chị em và em.
Những người ở các lứa tuổi khác nhau đo ...  h là việc sai vì đã không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn bè.
3. Hoạt động 2 : Liên hệ và tự liên hệ
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ 
+ Em đã biết chia se vui buồn với bạn bè trong lớp, trong trường chưa ? Chia sẻ như thế nào ?
+ Em đã bao giờ được bạn bè chia sẻ vui buồn chưa ? Hãy kể một vài trường hợp cụ thể. Khi được bạn bè chia sẻ vui buồn, em cảm thấy như thế nào ?
* Kết luận : Bạn bè tốt cần phải biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng nhau.
4. Hoạt động 3 : Trò chơi phóng viên
- Hướng dẫn HS chơi trò chơi - Một số câu hỏi SGK/18
5. Củng cố - Dặn dò
* Kết luận chung : Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi. Mọi trẻ em đều có quyền được đối xử bình đẳng.
YC HS đọc câu ghi nhớ của bài.
- HSLL
- Cả lớp làm bài cá nhân
- Trình bày kết quả
- Thảo luận liên hệ và tự liên hệ trong nhóm
- Một số HS liên hệ trước lớp.
- Tiến hành chơi trò chơi
Thứ sáu, ngày 21 tháng 10 năm 2011
Thủ công (tiết 9)
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ
PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH
A. MT
- Oân tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng phối hợp gấp, cắt, dán để làm ddood chơi.
- Làm được ít nhất hai đồ chơi đã học.
* Với Hs khéo tay: 
+ Làm được ít nhất ba đồ chơi đã học.
+ Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
B. CB
Các hình mẫu của bài 1, 2, 3, 4, 5
C. NDKT
Em hãy gấp hoặc phối hợp gấp, cắt, dán một trong những hình đã học ở chương I
Tập làm văn (tiết 10)
TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ
A. MĐ - YC
- Biết viết một bức thư ngắn (nội dung khoảng 4 câu) để thăm hỏi, báo tin cho người thân dựa theo mẫu (SGK); biết cách ghi phong bì thư.
B. ĐDD - H
1 bức thư và phong bì thư đã viết mẫu
Chép bảng phụ phần gợi ý ở BT1
C. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : Nhận xét bài ôn tập
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : GV ghi tựa
GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. Hướng dẫn làm bài tập
a. BT1
- 4 hoặc 5 HS nói mình sẽ viết thư cho ai ?
- Gọi 1 HS làm mẫu, nói về bức thư mình sẽ viết (theo gợi ý)
+ Em sẽ viết thư cho ai ?
+ Dòng đầu thư, em sẽ viết thế nào ?
+ Em viết lời xưng hô với ông như thế nào để thể hiện sự kính trọng ?
+ Trong phần hỏi thăm tinh hình như nhận thư, em sẽ viết những gi?
+ Em sẽ thông báo những gì về tình hình gia đình và bản thân cho người thân?
+Em muốn chúc người thân của mình những gì? 
+ Em có hứa với người thân điều gì không?
+ Kết thúc lá thư, em viết những gì ?
* Nhắc nhở HS chú ý trước khi viết thư :
+ Trình bày thư đúng thể thức (rõ vị trí dòng ghi ngày tháng, lời xưng hô, lời chào)
+ Dùng từ, đặt câu đúng, lời lẽ phù hợp với đối tượng nhận thư (kính trọng người trên, thân ái với bạn bè)
b. BT2
- YC HS quan sát mẫu phong bì SGK, trao đổi về cách trình bày mặt trước phong bì :
+ Góc bê trái (phía trước ) phía trên của phong bì ghi những gì?
+ Góc bên phải (phía dưới) 
+ Cần ghi địa chỉ của người nhận như thế nào để thư đến tay người nhận?
Chúng ta dán tem ở đâu?
3. Củng cố - Dặn dò
YC vài HS nhắc lại cách viết 1 bức thư (BT1), cách viết trên phong bì thư (BT2)
YC VN hoàn thiện nội dung thư, phong bì thư.
Nhận xét
- HSLL
- Đọc thầm nội dung BT
- 1 HS đọc lại phần gợi ý
Em gửi thư cho ông, cho bố mẹ, cha anh,
- 1 HS làm mẫu. 
+ Em sẽ viết thư gửi ông nội (các tỉnh phía Nam thường gọi là nội
+ Thái Bình, ngày 28 - 11 - 2004
+ Em sẽ viết là : Ông nội kính yêu ! hoặc Nội yêu quý của con!
+2 Hs trả lơi: VD: Dạo nay ông có được khỏe không ạ? Oâng có đi tập dưỡng sinh vao buổi sáng không? Cây cam mà hai ông cháu mình trồng từ năm ngoái bây giờ chắc là lớn lắm rồi ông nhỉ?... 
+2 Hs trả lơi: VD:Cả nhà cháu vẫn khỏe. Bố cháu vẫn đi làm đều. Năm nay cháu đã lên lớp 3,em Ngọc đã bắt đầu vào mẫu giáo rồi ông ạ. Bố giao cho cháu phải dạy cho em ngọc tập tô chữ nhưng em nghịch và hay kêu mõi tay lắm. Giá mà ông ở đây, ông sẽ dạy em giống như ngày xưa ông dạy cháu, ông nhỉ
+ Em sẽ chúc ông luôn vui vẻ, mạnh khoẻ; những cây cảnh của ông luôn tươi tốtEm hứa với ông sẽ chăm học hơn và nhất định đến hè sẽ về thăm ông.
+2 Hs trả lơi: VD: Cháu kính chúc ông khỏe mạnh, sống lâu.
+2 Hs trả lơi: VD: Cháu sẽ cố gắng học giỏi, vâng lời bố mẹ để ông vui lòng.
+ Cháu của ông(bà),con của bố mẹ,em của anh, kí tên và ghi rõ họ và tên.
- HS thực hành viết thư.
- Đọc bài trước lớp.
- HS đọc YC BT
+ Ghi họ tên , địa chỉ người gửi thư.
+ Ghi họ tên và địa chỉ người nhận thư (viết không chính xác, thư sẽ không đến tay người nhận )
+ Phải ghi đầy đủ họ tên, số nhà, đường phố, phường, quận, thành phố (tỉnh)hoặc xóm (đội) thôn (làng, ấp), xã, huyện tỉnh.
+ Dán tem thư ở bên góc phải phía trên .
Học sinh viết phong bì ,Gv kiểm tra 1 số phong bì của học sinh.
- Ghi nội dung cụ thể trên phong bì
- 4 - 5 HS đọc kết quả.
Toán (tiết 50)
BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH
A. MT
- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải toán bằng hai phép tính.
B. ĐDD - H
Các tranh vẽ tương tự SGk
C. HĐD - H
I. Ổn định
II. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : GV ghi tựa
2. Hướng dẫn giải bài toán
a. Bài toán 1 :
- Giới thiệu bài toán
Hàng trên có mấy cái kèn?
- Vẽ sơ đồ minh hoạ lên bảng : Hàng trên có 3 cái kèn, hàng dưới nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn.
 3 kèn
Hàng trên : I-------I-------I-------I 2 kèn
Hàng dưới :I-------I-------I-------I-------I-------I ? kèn
 ? kèn
Hàng dưới có mấy cái kèn?
Vì sao để tìm số kèn hàng dưới còn lại thực hiện phép cộng 3 + 2 = 5 ?
Vậy cả 2 hàng có mấy cái kèn?
* Câu a/ hỏi gì ?
Đây là bài toán về nhiều hơn. Tìm số lớn (số kèn ở hàng dưới)
Hàng trên :
Hàng dưới :
Chọn phép tính thích hợp : 
* Câu b/ hỏi gì ? 
Đây là bài toán tìm tổng hai số (số kèn ở cả hai hàng)
Hàng trên :
Hàng dưới :
Chọn phép tính thích hợp 
* Trình bày bài giải như SGK
b. Bài toán 2 :
- Giới thiệu bài toán
Bể thứ nhất có mấy con cá? 
- Vẽ sơ đồ minh hoạ lên bảng.
 4 con cá
Bể thứ nhất : I---------------I 3 con cá ? con cá
Bể thứ hai : I---------------I---------I
Số cá bể 2 như thế nào so với bể 1?
Bài toán hỏi gì? 
Để tính được tổng số cácủa cả2 bể ta phải biết được những gì? 
Số cá ở bể 1 đã biết chưa?
Số cá ở bể 2 đã biết chưa?
Vậy để tính được tổng số cá của cả hai bể trước tiên ta phải tìm số cá của bể 2.
Hãy tính số cá của bể 2 .
Hãy tính số cá của cả 2 bể.
Bài giải
 Số cá bể thứ 2 là 
 4 + 3 = 7 (con)
 Số cá ở cả hai bể là 
 4 + 7 = 11 (con)
 Đáp số : 11 con.
* Giới thiêu : Đây là bài toán giải bằng hai phép tính
3. Thực hành
- Bài 1 : Bài toán
Anh có bao nhiêu tấm bưu ảnh?
Số bưu ảnh của em như thế nào so với số bưu ảnh của anh?
Bài toán hỏi gì?
Muốn biết cả 2 anh em có bao nhiêu bưu ảnh chúng ta phải biết được điều gì?
Chúng ta biết được số bưu ảnh của ai, chưa biết số bưu ảnh của ai?
Vậy chúng ta phải đi tìm số bưu ảnh của em trước, sao đó mới xem cả 2 anh em có tất cả bao nhiêu tấm bưu ảnh?
 Tóm tắt
 15 bưu ảnh
Anh : I------------I-------I ? bưu ảnh
Em : I------------I 7 bưu ảnh 
 Bài giải
 Số bưu ảnh của em là:
 15 – 7 = 8 (bưu ảnh)
 Số bưu ảnh của cả 2 anh em là:
 15 + 8 = 23 (bưu ảnh)
 Đáp số: 23 bưu ảnh
- Bài 3 : Bài toán
Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
Yc HS vẽ sơ đồ.
 27 kg
Bao gạo :I---------------------I 5kg ?kg
Bao ngô :I---------------------I----------I 
 ? kg 
Bao gạo cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Bao ngô như thế nào so với bao gạo?
 Bài toán hỏi gì?
Yều cầu HS đọc đề bài hoàn chỉnh.
 Bài giải 
 Bao ngô cân nặng là
 27 + 5 = 32 (kg)
 Cảhai bao cân nặng là
 27 + 32 = 59 (kg)
 Đáp số: 59 kg
4. Củng cố - Dặn dò
Các em vừa học toán dạng gì ?
YC VN xem lại cách giải các bài tập.
- HSLL
- 2 HS đọc lại bài toán
Hàng trên có 3 cái kèn.
Hàng dưới có 2 + 3 = 5 (cái kèn)
Vì hàng trên có 3 cái kèn, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn, số kèn hàng dưới là số lớn, muốn tính số lớn ta lấy số nhỏ cộng với phần hơn.
Cả 2 hàng có 3 + 5 = 8 (cái kèn)
- Cả hai hàng có mấy cái kèn ?
3 + 5 = 8
- 2 HS đọc BT
1 HS đọc đè toán.
Bể thứ nhất có 4 con cá. 
Số cá bể 2 nhiều hơn so với bể 1 là 3 con cá.
Bài toán hỏi tổng số cá của 2 bể.
Ta phải biết được số cá mỗi bễ.
Số cá ở bể 1 là 4 con .
Chưa biết số cá của bể 2 .
Số cá bể2 là : 4 + 3 = 7 (con)
Số cá ở cả hai bể là : 4 + 7 = 11 (con)
HS đọc đề toán. Anh có 15 tấm bưu ảnh, em có ít hơn anh 7 tấm bưu ảnh. Hỏi cả 2 anh em có bao nhiêu tấm bưu ảnh.
Anh có 15 tấm bưu ảnh.
Số bưu ảnh của em ít hơn số bưu ảnh của anh 7 cái.
Bài toán hỏi tổng số bưu ảnh của cả 2 anh em.
Chúng ta phải biết được số bưu ảnh của mỗi người.
Đã biết anh có 15 bưu ảnh, chưa biết số bưu ảnh của em.
HS đọc đề toán.
Bài toán yêu cầu chúng ta nêu bài toán theo sơ đồ rồi giải.
Bao gạo cân nặng 27 ki-lô-gam
Bao ngô cân nặng hơn bao gạo 5 kg
Số ki-lô-gam của cả2 bao gạo và ngô. 
Bao gạo cân nặng 27 kg, bao ngô cân nặng hơn bao gạo 5 kg. Hỏi cả hai bao cân nặng bao nhiêu kí- lô-gam?
 Bài giải 
 Bao ngô cân nặng là
 27 + 5 = 32 (kg)
 Cảhai bao cân nặng là
 27 + 32 = 59 (kg)
 Đáp số: 59 kg
- Dạng nhiều hơn ( Tìm số lớn )

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 10.doc