Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 10 (39)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 10 (39)

Tập đọc –kể chuyện

BÀI : GIỌNG QUÊ HƯƠNG

I. MỤC TIÊU

 A. Tập đọc:

- Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.

- Hiểu ý nghĩa: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen. (trả lời đước các CH 1,2,3,4).

 B. Kể chuyện:

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc 29 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 10 (39)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 
Thứ hai ngày 21 tháng 10 năm 2013
Tập đọc –kể chuyện
BÀI : GIỌNG QUÊ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU
 A. Tập đọc:
- Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen. (trả lời đước các CH 1,2,3,4).
 B. Kể chuyện:
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- Hát .
2. Bài cũ:
- GV nhận xét sơ kết quả của giữa HK1 và nhắc nhở hs cuối Hk1.
3. Dạy bài mới
TẬP ĐỌC
* Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài rồi ghi tựa bài lên bảng, gọi hs nhăc lại.
HĐ1: Luyện đọc
- Gv đọc mẫu bài 1 lượt
+ Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó
+ Hướng dẫn đọc từng đoạn trước lớp
- Y/C 1 em nêu nghĩa từ khó ở phần chú giải
+ Luyện đọc nhóm:
+ Thi đọc giữa các nhóm
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Cho HS đọc thầm đoạn 1.
- GV hỏi: “Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai ?”
- Cho HS đọc thầm đoạn 2.
- GV hỏi: “Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên ?”
- GV cho HS đọc thầm đoạn 3.
- Hỏi: “Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng ?”
v Làm việc theo nhóm đôi:
- Cho các nhóm đôi đọc thầm lại đoạn 3.
- Hỏi: “Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương ?”
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp của bài sau đó cho HS trao đổi nhóm.
- Hỏi: Qua câu chuyện, em nghĩ gì về “Giọng quê hương” ?(dành cho HS giỏi,khá)
HĐ3: Luyện đọc lại 
- GV đọc diễn cảm đoạn 2, 3.
- 2 nhóm HS (mỗi nhóm 3 em), phân vai (người dẫn chuyện, anh thanh niên, Thuyên), thi đọc đoạn 2, 3.
- Thi đọc toàn truyện theo vai.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
* KỂ CHUYÊN
 - GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào 3 tranh minh hoạ ứng với 3 đoạn của câu chuyện, HS kể được từng đoạn câu chuyện (Riêng HS giỏi, khá kể được cả câu chuyện)
- Gọi 1 HS lên banûg sắp xếp lại các tranh theo thứ tự của câu chuyện.
- Hướng dẫn kể lại câu chuyện theo tranh.
- Gọi 1 HS nêu nhanh sự việc được kể trong từng tranh, ứng với từng đoạn.
- GV nhận xét.
v Hoạt động nhóm đôi:
- Y/c hs kể chuyện theo nhóm 3, mỗi em kể 1 đoạn
- 3 HS đứng trước lớp kể nối tiếp nhau theo tranh.
- Cho 1 HS xung phong lên kể toàn bộ câu chuyện.
- GV gọi 2, 3 HS nêu lên cảm nghĩ của mình về câu chuyện.
- GV nhận xét, động viên HS đọc bài tốt, kể chuyện hay. 
IV. Củng cố - Dặn dò
- Hôm nay học bài gì?
- Nếu em là anh thanh niên trong câu chuyện thì em sẽ làm gì, khi gặp Thuyên và Đồng trong hoàn cảnh đó?
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe, chú ý thể hiện đúng gọng nhân vật
- Chuẩn bị bài: “Quê hương”
* Nhận xét tiết học
 Hát
- HS lắng nghe
- Lắng nghe nhắc lại tựa bài
- Theo dõi gv đọc mẫu, 1 em đọc lại
- Mỗi em đọc 1 câu tiếp nối nhau cho đến hết bài, đọc đúng các từ khó gv yêu cầu
- Đọc từng đoạn trong bài theo sự hướng dẫn của gv
- Mỗi hs đọc 1 đoạn trước lớp, ngắt giọng đúng ở các dấu phẩy, dấu chấm và thể hiện đúng khi đọc các lời thoại.
- 3 em, mỗi em nêu nghĩa từ khó ở sgk, lớp theo dõi nghe
- Mỗi nhóm 3 em, mỗi em đọc lần lượt 1 đoạn trong bài.
- 3 nhóm thi đọc nối tiếp nhau
- Cả lớp cùng đọc thầm.
- Cùng với 3 người thanh niên.
- Cả lớp đọc thầm.
- Lúc Thuyên đang lúng túng vì quên tiền thì 1 trong 3 thanh niên đến gần xin trả tiền giúp.
- Cả lớp đọc thầm.
- Vì Thuyên và Đồng có giọng nói gợi cho anh thanh niên nhớ đến người mẹ thân thương đang ở quê hương miền Trung.
- Các nhóm trao đổi.
- Người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương; Thuyên và Đồng yên lặng nhìn nhau, mắt rớm lệ.
- Trao đổi nhóm, cử đại diện 1 bạn phát biểu.
- Thân thiết, gần gũi, gợi nhớ những kỉ niệm sâu sắc với quê hương, với người thân, gắn bó những người cùng quê hương.
- Theo dõi gv đọc
- HS phân vai, thi đọc.
- Các nhóm thi đọc bài, lớp theo dõi nhận xét
- Theo dõi
- 1 HS lên sắp xếp thứ tự các tranh.
- HS quan sát từng tranh minh hoạ và nêu:
 + Tranh 1: Thuyên cà Đồng bước vào quán, trong quán đã có 3 thanh niên đang ăn.
 + Tranh 2: 1 trong 3 thanh niên (anh áo xanh) xin được trả tiền bữa ăn cho Thuyên, Đồng và muốn làm quen.
 + Tranh 3: 3 người trò chuyện. Anh thanh niện xúc động, giải thích kí do vì sao muốn làm quen với Thuyên và Đồng.
- Từng nhóm tập kể 1 đoạn.
- 3 HS xung phong lên kể.
- 1 HS xung phong lên kể.
- HS tự nêu cảm nghĩ của mình.
- Cả lớp nhận xét.
- Theo dõi phát biểu theo suy nghĩ của mình
- Lắng nghe
Toán
Tiết 46: THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
 I. MỤC TIÊU:
- Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với HS như độ đai cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.
- Biết dùng mắt ước lượng độ dài (tương đối chính xác)
* Bài tập cần làm: Bài1,2; 3(a,b).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Giáo viên : Thước thẳng, thước mét.
- Học sinh : thước thẳng, thước mét (hoặc thước dây)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Ôn định tổ chức lớp.
II. Dạy học bài mới.
1. Bài cũ
- Gọi HS đọc lại bảng đơn vị đo độ dài.
- Gọi HS lần lượt đọc các số đo sau: 3m 5dm, 9m8cm, 7dam.
- GVnhận xét ghi điểm
2. Dạy bài mới:
*Giới thiệu bài: gv giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng
HĐ1: Vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước 
- GV nêu vấn đề: “Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 7cm.”
- Yêu cầu HS suy nghĩ và nêu cách vẽ.
- GV vừa nói vừa ghi lên bảng: Có nhiều cách vẽ:
 + Cách 1: Tựa bút trên thước thẳng kể 1 đoạn thẳng bắt đầu từ vạch ghi số 0 đến vạch ghi số 7.
Nhấc thước ra. Ta có đoạn thẳng cần vẽ.
 + Cách 2: Dùng thước và bút chì vẽ 1 đường thẳng. Lấy 1 điểm trên đường thẳng vừa vẽ ghi tên điểm A. Tựa thước vào đường thẳng vừa vẽ, cho A trùng với vạch số 0. Dùng bút chấm 1 điểm tại vạch số 7. Ghi tên điểm B. Ta có đoạn thẳng AB cần vẽ.
- GV y/c hs vẽ đoạn thẳng.
- Cho HS đổi đơn vị đo rồi vẽ tiếp đoạn thẳng CD = 12cm, EG = 1dm2cm
- Gv theo dõi giúp đỡ các em còn yếu
v GV chốt: Có 2 cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. Tuỳ ý mà chọn cách vẽ thích hơp.
HĐ2: Thực hành đo độ dài 
 Bài 2: 
- Gọi HS đọc đề bài.
 a. Đo chiều dài cây bút của em.
- Cho HS suy nghĩ và nêu cách làm.
- Cả lớp thực hành.
- GV quan sát và sửa bài.
- Yêu cầu HS nhìn thước để đọc và nhớ kết quả đo mình đo.
 Câu b và c. 
- Chia nhóm từ 5 đến 6 em, tiến hành đo chiều dài mép bàn và chiều cao thân bàn.
- Yêu cầu mỗi HS tự đo và tự đọc kết quả.
- Thống nhất kết quả rồi về chỗ ghi kết quả vào vở.
v Lưu ý: Nhìn kỹ vạch trên thước để đọc cho đúng
HĐ3: Dùng mắt để ước lượng độ dài 
 Bài 3a.
- GV dựng thước thẳng đứng áp sát tường để HS biết độ cao của 1m khoảng bao nhiêu.
- Hướng dẫn HS dùng mắt xác định ra trên bức tường những độ dài 1m và đếm nhẩm 1m, 2m.
- Gọi 1 số em nêu kết quả ước lượng của mình.
- GV tiến hành đo để công nhận kết quả.
- GV khen ngợi các em có kết quả đúng.
 Bài b
- GV tiến hành tương tự bài a.
- GV theo dõi nhận xét sửa chữa
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Nêu cách vẽ một đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Về nhà các em thực hành đo chiều dài của một số đồ dùng trong nhà. Chuẩn bị bài sau
* Nhận xét tiết học.
- Vài HS đọc.
- 3 HS đọc, lớp theo dõi nhận xét
- NHắc lại tựa bài
- Lắng nghe
- HS nêu miệng các cách vẽ.
- Theo dõi gv giảng
- HS tự chọn 1 cách vẽ và vẽ vào vở
- HS đổi đơn vị đo rồi vẽ tiếp các đoạn thẳng vào vở
- Lắng nghe
Bài 2:
- 1 HS đọc đề.
- Áp sát thước vào bút, vạch trùng với đầu bên trái của bút chì, nhìn xem đầu kia của bút ứng với vạch nào của thước thì đọc lên.
- HS thực hành.
- HS nêu miệng và ghi kết quả.
- HS lần lượt đo và ghi kết quả vào vở nháp.
- Lắng nghe
Bài 3a:
- Theo dõi
- HS nêu miệng.
- HS nêu
- Cả lớp nhận xét.
- Theo dõi thực hiện theo y/c của gv.
- HS nhận xét sửa chữa bài tập
- HS nêu
- Lắng nghe
Tự nhiên xã hội
Bài 19: CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được các thế hệ trong 1 gia đình.
- Phân biệt các thế hệ trong gia đình
- Đổi xử đúng, tôn trọng, yêu quý các thế hệ trong gia đình.
*Các KNS cơ bản được giáo dục:
- Kĩ năng giao tiếp:Tự tin với bạn bàn trong nhó để chia sẻ, giới thiệu về gia đình mình.
 -Trình bày và diễn đạt thông tin chính xác,lôi cuốn, không phân biệt: biết trình bày các thế hệ trong gia đình mình với các bạn trong nhóm, lớp. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 Giáo viên : Các hình phóng to trong SGK trang 38, 39.
 Phiếu bài tập, phiếu thảo luận nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
1. Bài cũ:
- Gọi 2 em lên bảng trả lời câu hỏi:
- Kể tên cac cơ quan mà em đã học?
- Cơ quan bài tiết nước tiểu, hô hấp gồm những bộ phận nào?
- Nhận xét bài cũ.
2. Dạy bài mới
*Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm và vào bài mới rồi ghi tựa bài lên bảng gọi vài em nhắc lại
HĐ1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nhớ về GĐ mình và trả lời câu hỏi của GV: Trong gia đình em, ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất ?”
- GV gọi một số HS lên kể trước lớp.
v Kết luận: Trong mỗi gia đình thường có những người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống. Những người ở các lứa tuổi khác nhau đó, được gọi là các thế hệ trong một GĐ.
HĐ2: Gia đình các thế hệ
* Làm việc theo nhóm 
- GV y/c hs quan sát tranh và cùng nhau thảo luận các câu hỏi gợi ý sau:
- Gia đình bạn Minh có mấy người? Là những ai? Ai là người nhiều tuổi nhất? Ai là người ít tuổi nhất?
- GĐ bạn Lan có mấy người? Là những ai? Ai là người nhiều tuổi nhất? Ai là người ít tuổi nhất
- GĐ bạn Minh có mấy thế hệ cùng chung sống? Là những thế hệ nào?
- GĐ bạn Lan có mấy thế hệ cùng chung sống? Là những thế hệ nào?
- Đối với những gia đình chưa có con, Chỉ có 2 vợ chồng cùng chung sống thì được gọi là gia đình mấy thế hệ ?
- GV nhận xét tuyên dương những nhóm trả lời tốt.
v Kết luận: Trong mỗi gia đình thường có nhều thế hệ cùng chung sống, có những gia đình 3 thế hệ (gia đình bạn Minh), có những gia đình 2 thế hệ (gia đình bạn Lan), cũng có những gia đình chỉ có 1 thế hệ
HĐ3: Giới thiệu về gia đình mình 
- GV cho HS kể về gia đình của mình với bạn bên cạnh nghe.
- GV gọi 1 số HS giới thiệu về gia đình của mình trước lớp.
- Yêu cầu các em nêu được:
* Gia đình em có mấy thế h ... ung.
- Lắng nghe
- HS nêu.
- Theo dõi nghe
- Các nhóm thực hiện.
* 1 vài HS trong nhóm lên giới thiệu với cả lớp về họ hàng của mình và nói rõ cách xưng hô.
- Nghe
-Lắng nghe
- 3 nhóm nêu sự lựa chọn các tình huống của nhóm mình.
- Các nhóm lần lượt lên thể hiện phần đóng vai của nhóm mình, các nhóm khác quan sát và nhận xét.
+ Yêu quý, quan tâm, giúp đỡ.
-Hs trả lời
-Hs trả lời
- Lắng nghe, vài em nhắc lại
- HS thực hiện trò chơi.
- Theo dõi
- Lắng nghe
Thứ sáu ngày 25 tháng 10 năm 2013
Tập làm văn
Tiết 10: VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ
 I. MỤC TIÊU:
 - Biết viết một bức thư ngắn (nội dung khoảng 4 câu) để thăm hỏi, báo tin cho người thân dựa theo mẫu (SGK); biết cách ghi phong bì thư.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Giáo viên : 1 bức thư và phong bì thư đã viết mẫu.
- Học sinh : Giấy rời và phong bì thư để thực hành ở lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
1. Khởi động
- Hát .
2. Bài cũ
- Gọi HS đọc bài thư gửi bà.
- Nhận xét về cách trình bày bức thư:
 + Dòng đầu bức thư ghi những gì ?
 + Dòng tiếp theo ghi lời xưng hô với ai ?
 + Nội dung thư.
 + Cuối thư ghi những gì ?
3. Dạy bài mới:
*Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài ròi ghi tựa bài lên bảng gọi vài em nhắc lại.
HĐ1: Bài tập 1 
- GV cho cả lớp đọc thầm nội dung bài tập 1
- GV gọi 1 số HS và hỏi:
* Nếu viết em sẽ viết cho ai ?
 + Dòng đầu thư em sẽ viết như thế nào ?
* Em sẽ viết lời xưng hô như thế nào ?
* Lời xưng hô như thế nào để thể hiện sự kính trọng ?
* Trong phần nội dung em sẽ viết về điều gì ? Hỏi thăm hay là báo tin cho người thân ?
 + Ở cuối thư em viết lời chúc như thế nào ?
* Kết thúc thư em viết những gì ?
- GV gọi 1 HS làm mẫu.
v Chốt:
- Trình bày thư đúng như thể thức (ghi rõ vị trí dòng ghi ngày tháng, lời xưng hô, lời chào, ...)
- Dùng từ đặt câu đúng, lời lẽ phải phù hợp với đối tượng nhận thư (kính trọng người trên, thân ái bạn bè, ... )
- HS thực hành viết bức thư trên giấy rời.
- GV theo dõi, giúp HS yếu phát hiện những HS viết hay.
- Viết xong, GV mời 1 số em đọc thư trước lớp.
- GV nhận xét, chấm điểm, tuyên dương những em viết hay.
- Rút kinh nghiệm chung.
HĐ2: Bài tập 2
- Yêu cầu HS đọc đề bài tập.
- Cho HS quan sát phong bì viết mẫu trong sách.
- Chia lớp thành nhóm đôi: trong nhóm đôi các em cùng tìm hiểu cách trình bày mặt trước phong bì.
 + Góc bên trái, phía trên viết gì ?
 + Góc bên phải, phía dưới viết gì ?
 + Góc bên phải phía trên là gì ?
- GV: các em chú ý: Nếu ghi không chính xác phần này, thư sẽ không đến tay người nhận.
- Cho HS thực hành.
- GV theo dõi, nhắc nhở.
- Gọi 1số em đọc kết quả.
- Nhận xét.
- GV chốt cách viết 1 là thư và cách ghi phong bì thư.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- HS nhắc lại cách viết 1 bức thư.
- HS nhắc lại cách viết trên phong bì thư.
- GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành bức thư của mình: đẹp, sạch sẽ hơn và có thể gửi cho người thân qua đường bưu điện nếu em nào có người thân ở xa. Chuẩn bị bài sau
*Nhận xét tiết học
- Hát
- 1HS đọc.
 + Địa điểm, thời gian gửi thư với người nhận thư.
 + Bà ơi!
 + Thăm hỏi sức khỏe của bà, kể chuyện về mình và gia đình, nhớ những kỉ niệm, những ngày ở quê. Lời chúc lời hứa hẹn.
 + Lời chào, chữ ký và tên.
- Lắng nghe
- 1 HS đọc to trước lớp và 1 HS đọc đọc phần gợi ý.
 + HS tự trả lời.
 + Nơi chốn, ngày tháng viết thư.
 + Kính yêu hoặc bà yêu quý của cháu
+ Hỏi thăm sức khỏe, báo kết quả học tập cuối năm, chuyện vui trong gia đình, ...
 + Chúc vui vẻ, mạnh khỏe, hứa hẹn, ...
 + Lời chào, chữ kí, tên.
- Lớp theo dõi nhận xét
- Lắng nghe
- HS thực hành.
- HS lắng nghe và nhận xét.
- 1 HS đọc.
- HS quan sát
- Các nhóm trao đổi
- Trả lời:
 + Tên và địa chỉ người gửi.
 + Tên và địa chỉ người nhận.
 + Tem thư của bưu điện .
- Lắng nghe
- HS thực hành.
- HS nêu
- HS nhận xét.
- Lắng nghe
- HS nêu.
- Theo dõi nghe
Toán
Tiết 50: BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH
I. MỤC TIÊU :
- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính.
* Bài tập cần làm: Bài 1,3.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
1. Khởi động
- Hát .
2. Kiểm tra bài cũ
- Nhận xét bài kiểm tra GHK1
3. Dạy bài mới:
*Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài rồi ghi tựa bài lên bảng gọi vài em nhắc lại
HĐ1: Hướng dẫn bài toán 1 SGK
- v GV giới thiệu bài toán:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Hỏi:
 + Bài toán cho biết gì ?
 + Bài toán hỏi gì ?
 + Câu a: Muốn biết hàng dưới có mấy cái kèn ta làm sao?
- GV nói đây là bài toán về nhiều hơn, tìm số lớn.
- GV hỏi tiếp: Muốn biết cả 2 hàng có mấy cái ta làm sao?
- GV nói: đây là bài toán tìm tổng 2 số.
- GV gọi 1 em lên bảng trình bày cách giải như SGK.
- GV nêu lại bài toán 1 nhưng chỉ có 1 câu hỏi “Cả 2 hàng có mấy kèn ?”. Khi giải bài toán 1 câu hỏi vẫn tiến hành theo 2 bước như 2 câu hỏi.
HĐ2: Giới thiệu bài toán 2 SGK
v Giới thiệu bài toán.
- GV hỏi: 
 + Bài toán cho biết gì ?
 + Bài toán hỏi gì ?
- GV tóm tắt trên bảng như sgk (tr 50)
 + Phân tích: Muốn tìm số cá ở 2 bể ta phải làm sao?
 + Số cá ở bể thứ nhất ta đã biết chưa ?
 + Số cá ở bể thứ 2 ta đã biết chưa ?
 + Theo đề bài, muốn tìm số cá ở cả bể ta phải làm sao ?
 + Nói chung, để giải bài toán này trước tiên ta phải làm gì ?
 + Kế tiếp ta làm gì ?
- GV gọi 1 em lên bảng trình bày bài như sgk trình bày bài giải như SGK.
- GV giới thiệu: đây là bài giải bằng 2 phép tính.
HĐ3: Bài tập ở lớp 
 Bài 1:
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV phân tích đề như bài toán 2.
- Gọi 1 em lên bảng giải, lớp giải vào vở
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS
- Gv nhận xét, cho điểm hs.
Bài 3:
- Gọi hs đọc đề toán
- Cho HS nêu bài toán rồi giải.
- Gv nhận xét, ghi điểm
IV. Củng cố -Dặn dò:
- Hôm nay học toán bài gì?
- GV nhấn mạnh lại cách trình bày tóm tắt và giải dạng toán có hai phép tính
- Về nhà các em xem lại bài và luyện tập thêm ở VBT. Chuẩn bị bài sau
* Nhận xét tiết học.
- Hát
- Lắng nghe
- Nghe
- 1 HS đọc đề bài.
- Trả lời:
 + Hàng trên có 3 cái kèn, hàng dưới nhiều hơn hàng trên 2 cái.
 + Hỏi hàng dưới có mấy cái kèn, cả 2 hàng có mấy cái kèn.
 + Lấy số kèn ở hàng trên cộng thêm 2.
- Lắng nghe
 +Ta lấy số kèn của hàng trên là 3 cộng với số kèn hàng dưới nhiều hơn hàng trên là 2
- 1 em lên bảng giải, lớp giải vào vở
Giải
a) Số kèn ở hàng dưới là:
3 + 2 = 5 (kèn)
b) Số kèn ở cả 2 hàng là :
3 + 5 = 8 (kèn)
Đáp số: a) 5 kèn.
 b) 8 kèn.
- HS nêu
- HS đọc đề bài.
 + Bể thứ nhất có 4 con cá, bể 2 hơn bể 1 ba con.
 + Cả 2 bể có bao nhiêu con cá.
- HS quan sát trên bảng.
 +Lấy số cá bể thứ nhất cộng số cá bể thứ hai .
 + Đã biết : 4 con.
 + Chưa biết.
 + Lấy số cá bể thứ nhất cộng thêm 3
 +Tìm số cá bể thứ 2.
 + Tổng số cá cả 2 bể.
- 1 em lên giải, lớp giải vào vở.
- Lắng nghe
Bài 1:
- 1 em đọc bài
- HS theo dõi trả lời
- 1 HS giải trên bảng lớp.
 Bài giải
 Số bưu ảnh của em là:
 15 – 7 = 8(bưu ảnh)
 Số bưư ảnh của cả hai anh em là:
 15 + 8 = 23(bưu ảnh)
 Đáp số: 23 bưu ảnh
Bài 3:
- HS nêu bài toán.
- 1 HS làm trên bảng, lớp làm bài vào vở
Bài giải
 Bao ngô cân nặng là:
 27 + 5 = 32(kg)
 Cả hai bao cân nặng là:
 27 + 32 = 59(kg)
 Đáp số: 59 kg
- HS theo dõi nhận xét
- Theo dõi trả lời
- Lắng nghe
Đạo đức
Tiết 10: CHIA SẺ BUỒN VUI CÙNG BẠN (T2)
 I. MỤC TIÊU
- HS biết phân biệt hành vi đúng và hành vi sai đối với bạn bè khi có chuyện vui buồn.
- HS liên hệ thực tế chia sẻ vui buồn với bạn bè trong lớp trong trường
- Biết tham gia và chơi được trò chơi phóng viên.
* Các KNS cơ bản được giáo dục
- Kĩ năng nghe ý kiến của bạn: lăng nghe ý kiến của bạn và đóng góp ý kiến
- Kĩ năng thể hiện sự thông cảm, chia sẻ khi bạn vui ,buồn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
 I. Ổn định tổ chức lớp
II. Dạy học baì mới
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi:
 + Khi bạn có chuyện buồn, vui em cần làm gì ?
 + Chia sẻ buồn vui cùng bạn có ích lợi gì ?
- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới
*Giới thiệu bài: Gv giới thiệu rồighi tựa bài lên bảng
HĐ1: Phân biệt hành vi đúng và hành vi sai
- GV gọi hs nêu y/c bài tập
- GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi làm bài tập vào vở.
 GV kết luận.
* Các việc a, b, c, d, đ, g là việc làm đúng vì thể hiện sự quan tâm đến bạn bè khi vui buồn, thể hiện quyền không bị phân biệt đối xử, quyền được giúp đỡ, hổ trợ của các trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật.
* Các việc e, h là việc làm sai trái vì đã không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn bè.
HĐ2: Liên hệ và tự liên hệ 
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho HS liên hệ, tự liên hệ trong nhóm theo các nội dung của BT5 trang 17 VBT.
- GV mời 1 số hS liên hệ trước lớp.
v Kết luận: Bạn bè cần phải biết cảm thông, chia sẻ buồn vui cùng nhau.
HĐ3: Trò chơi phóng viên 
- Các HS trong lớp lần lượt đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp các câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học.
 Vd:
* Vì sao bạn bè cần quan tâm, chia sẻ buồn vui cùng nhau ?
 * Cần làm gì khi bạn có niềm vui hoặc khi bạn có chuyện buồn ?
 * Hãy kể 1 câu chuyện về sự chia sẻ buồn vui cùng bạn.
* Hãy hát 1 bài hát hoặc đọc thơ, ca dao, tục ngữ về chủ đề tình bạn.
- GV nhận xét.
v Kết luận: Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi. Mọi trẻ em đều có quyền được đối xử bình đẳng.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Hôm nay học bài gì?
*?Em có thể đọc một số câu ca dao, tục ngữ mà em biết nói về sự quan tâm ,chia sẻ vui buồn cùng bạn.
- Khi các bạn trong lớp có chuyện vui, buồn em sẽ làm gì?
- Về nhà các em luôn thực hiện đúng như nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài : “Tích cực tham gia việc lơp việc trường ”.
* Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS nêu, lớp theo dõi nhận xét
- Lắng nghe
- HS nêu yêu cầu bài tập 4 trang 17 VBT.
- Các cặp thảo luận rồi đại diện cặp trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
- Theo dõi
-Vài em đọc nội dung gợi ý ở sgk
- HS liên hệ, tự liên hệ trong nhóm.
VD: Một lần bạn Khanh bị đau bụng trong lớp em đã lấy dầu xoa cho bạn.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe
- HS nêu theo dõi, sau đó cùng nhau phóng vấn theo y/c của gv.
- 1, 2 HS thực hành làm phóng viên. Lớp theo dõi chọn bạn làm phóng viên hay nhất
- Theo dõi
- Lắng nghe, mội em nhắc lại kết luận
- HS trả lời
- Lắng nghe
-Thực hiện theo y/c của gv

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 10 NAM 2013 2014 THEO CHUAN KTKN.doc