Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 10 (47)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 10 (47)

Tập đọc - kể chuyện

GIỌNG QUÊ HƯƠNG

I. Mục tiêu

A. Tập đọc

- Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.

- Hiểu ý nghĩa: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen. ( TL được các CH 1, 2, 3, 4 ).

B. Kể chuyện:

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: SGK. Tranh minh hoạ nội dung câu chuyện

- HS: SGK

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 10 (47)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai , ngày 18 tháng 10 năm 2010
Tập đọc - kể chuyện
GIỌNG QUÊ HƯƠNG
I. Mục tiêu
A. Tập đọc
- Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen. ( TL được các CH 1, 2, 3, 4 ).
B. Kể chuyện: 
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK. Tranh minh hoạ nội dung câu chuyện
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy-học
1/ KTBC: Nhận xét bài kiểm tra giữa HKI
2/ Bài mới: * Tập Đọc
a/ Giới thiệu chủ điểm và bài học 
b/ Hoạt động 1: Luyện đọc
* Đọc mẫu và hướng dẫn HS quan sát tranh
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Luyện đọc câu 
-Nhận xét sửa sai, ghi từ luyện đọc lên bảng .
- Luyện đọc đoạn
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ 
- Luyện đọc nhóm 
- Cho cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3
c/ Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai?
- Chuyện gì xảy ra khiến Thuyên và Đồng ngạc nhiên?
- Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng?
- Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật với quê hương?
- Qua câu chuyện, em nghĩ gì về giọng quê hương?
- GV chốt bài - LHGD 
d/ Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 2 và 3
- Nhận xét, tuyên dương
 * Kể Chuyện
+ Nêu nhiệm vụ
+ Hướng dẫn HS kể chuyện theo vai
- Cho HS tập kể theo nhóm
- Gọi HS thi kể
- Gọi HS kể cả câu chuyện
- Nhận xét bình chọn HS kể hay
3/ Củng cố - dặn dò
- Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện?
- Dặn HS tập kể lại chuyện
- Chuẩn bị “Thư gửi bà”
- GV nhận xét tiết học
- HS theo dõi 
-Đọc nối tiếp từng câu
-Đọc từ khó CN, ĐT
-Đọc nối tiếp đoạn trước lớp
-1HS đọc chú giải
-Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
-Lớp đọc ĐT
- HS đọc đoạn 1- trả lời cá nhân
- HS đọc thầm đoạn 2 - TLCN
-HS đọc thầm đoạn 3, trả lời cá nhân
- HS đọc thầm đoạn 3, TL nhóm đôi - trả lời 
- HSK/G trả lời
- 3 nhóm phân vai thi đọc đoạn 2-3 
( mỗi nhóm 3 HS)
- 1 nhóm đọc toàn bài theo vai (HSTB –Y đọc lời 1 nhân vật)
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS q sát tranh nêu nội dung 3 tranh
- Từng cặp học sinh kể (HSTB, Y tự chọn một vai để kể )
- Học sinh thi kể 
- HSK- G kể cả câu chuyện
- HSK/G nêu 
 * RÚT KINH NGHIỆM:
Toán
THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
I. Mục tiêu
- Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với HS như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học. 
- Biết dùng mắt ước lượng độ dài ( tương đối chính xác ).
II. Đồ dùng dạy học
 - GV : SGK, thước mét
 - HS : SGK, thước có vạch cm
III. Các hoạt động dạy - học 
1/ Kiểm tra bài cũ: Luyện tập
2/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài, ghi tựa.
b/ Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu
- Gọi 3 HS lên bảng vẽ, nêu cách vẽ đoạn thẳng
- GV nhận xét.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS thực hành đo và ghi kết quả vào vở
- GV nhận xét.
 Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS dùng mắt để ước lượng các độ dài
a/ Bức tường cao bao nhiêu mét?
b/ Chân tường dài bao nhiêu mét?
c/ Mép bảng dài bao nhiêu mét?
- Nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò
- GV chốt lại bài
- Chuẩn bị : Thực hành đo độ dài (tt)
- GV nhận xét tiết học
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS vẽ đoạn thẳng và nêu cách vẽ 
-HS thực hành đo và nêu kết quả
- HS nhận xét.
-HS thực hành ước lượng, nêu kết quả ( HSTB,Y GV hỗ trợ )
- HSK/G làm
 * RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 1: 11 / 10 / 10 
Tiết 2: 18 / 10 / 10 Đạo đức
 CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN (Tiết 2)
I. Mục tiêu 
- Biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn.
- Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn.
- Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.
II. Đồ dùng dạy-học
- GV : SGK, Vở BT, Tranh minh hoạ tình huống BT1
- HS : Vở BT
III. Các hoạt động dạy - học
1/ KTBC: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ 
2/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài, ghi tựa
b/ Hđộng 1: Thảo luận và phân tích tình huống
- Yêu cầu HS quan sát tranh tình huống và nêu nội dung tranh.
- Giới thiệu tình huống SGK (BT1)
- Cho HS thảo luận theo 4 nhóm 
* GV nhận xét, chốt ý - LHGD
c/ Hoạt động 2 : Đóng vai
- Chia 4 nhóm, yêu cầu các nhóm xây dựng kịch bản đóng vai theo các tình huống chung vui với bạn, chia sẻ với bạn khi gặp khó khăn hay chuyện buồn
- Gọi các nhóm lên đóng vai
- Tuyên dương nhóm đóng vai tốt
- GV nhận xét, kết luận 
d/ Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ
- Nêu các ý kiến ( BT3- VBT) yêu cầu HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ bằng cách giơ tay
- Nhận xét, chốt lại:
+ Các ý kiến a, c, d, đ, e là đúng
+ Ý kiến b là sai
đ/ Hoạt động 4 : Phân biệt hành vi đúng, sai
- Cho học sinh làm bài ở vở BT
- Nêu các việc làm SGK
- Nhận xét: việc a, b, c, d, đ, g là việc làm đúng thể hiện sự quan tâm đến bạn bè, các việc e, h là việc làm sai vì không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn bè.
e/ Hoạt động 5 : Liên hệ và tự liên hệ
- Chia lớp 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho HS liên hệ, tự liên hệ trong nhóm theo nội dung:
- Em đã biết chia sẻ vui buồn cùng bạn bè trong lớp, trong trường chưa? Chia sẻ như thế nào?
- Em đã bao giờ được bạn bè chia sẻ vui buồn chưa? - Hãy kể một trường hợp cụ thể. Khi được bạn bè chia sẻ, em cảm thấy như thế nào?
- Nhận xét, tuyên dương
g/ Hoạt động 6: Trò chơi: Phóng viên
- Cho HS lần lượt đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học
- Nhận xét, tuyên dương
3 Củng cố , dặn dò 
- Thế nào là chia sẻ vui buồn cùng bạn?
- GV chốt bài – LHGD
- Xem lại bài .Chuẩn bị: Thực hành kĩ năng GHKI 
- HS quan sát và nêu nội dung.
- HS thảo luận nhóm và phân tích kết quả của mỗi cách ứng xử
- Học sinh xây dựng kịch bản theo nhóm và đóng vai
- HS từng nhóm đóng vai lần lượt
- Học sinh bày tỏ thái độ
 ( HSTB/ Y GV hỗ trợ)
- HS làm cá nhân
- HS tự liên hệ trong nhóm
- Vài HS trình bày 
- HS nêu
- HSK/G nêu
- HSK/G làm mẫu trước
- HS chơi trò chơi
- 2 HS nêu
 * RÚT KINH NGHIỆM:
 Thứ ba , ngày 19 tháng 10 năm 2010
Toán
 THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI (TT)
I. Mục tiêu
 - Biết cách đo, cách ghi và đọc được kết quả đo độ dài 
 - Biết so sánh các độ dài
II. Đồ dùng dạy học
 - GV : SGK, thước m, ê-ke, bảng phụ BT 2a
 - HS : thước có vạch cm
III. Các hoạt động dạy - học 
1/ Kiểm tra bài cũ: Thực hành đo độ dài
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài, ghi tựa.
b/ Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu
a/ Gọi HS nêu chiều cao của từng bạn
b/ Gọi HS nêu chiều cao của bạn Minh và bạn Nam
- Trong 5 bạn trên, bạn nào cao nhất, bạn nào thấp nhất ?
- Nhận xét
Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu
a/ GV chia lớp 4 mhóm.
- Tổ chức cho HS làm bài theo từng nhóm, cho HS dự đoán thứ tự cao thấp trong nhóm rồi thực hành kiểm tra.
- GV quan sát, giúp đỡ.
- Cho các nhóm thảo luận sắp xếp các bạn có chiều cao từ thấp đến cao trên bảng phụ.
- Gọi HS nêu kết quả
b/ Ở tổ em, bạn nào cao nhất, bạn nào thấp nhất.
3/ Củng cố, dặn dò
- GV chốt lại bài
- Chuẩn bị bài “Luyện tập chung”
- GV nhận xét tiết học 
- 1HS đọc
- 1 HS nêu
- HS nêu
-Thảo luận nhóm đôi và đại diện trình bày
- HS ghi tên bạn rồi luân phiên đo chiều cao của bạn
( HSTB/Y GV hỗ trợ )
- HS thảo luận, HS nêu kết quả
- HS đại diện trả lời
- HS nêu.
 * RÚT KINH NGHIỆM:
Chính tả (nghe-viết)
 QUÊ HƯƠNG RUỘT THỊT
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm và viết được tiếng có vần oai / oay (BT2)
- Làm được BT (3) b .
- Giáo dục HS trình bày sạch đẹp
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK.BaÛng phụ bài tập 3b
- HS: SGK, vở, bảng con
III. Các hoạt động dạy-học
1/ KTBC: Gọi học sinh tìm tiếng có vần uôn/uông 2/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài và ghi tựa
b/ Hướng dẫn HS nghe-viết
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Đọc mẫu, nêu nội dung
- Hướng dẫn nắm nội dung:
 + Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương mình?
* GV chốt ý - GDMT
- Hướng dẫn HS nhận xét:
 + Tìm những chữ viết hoa có trong bài?
- Yêu cầu HS đọc thầm và viết nháp từ khó
* Đọc mẫu lần 2, dặn dò cách viết
- Đọc chính tả cho HS viết.
- Đọc cho HS dò bài và soát lỗi.
* Thu chấm bài và nhận xét.
c/ Luyện tập
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS tìm và ghi kết quả vào bảng con 
- GV nhận xét
Bài 3b
- GV chia lớp thành 2 nhóm
- Cho 2HS thi đọc đúng và nhanh nhất
- Cho 2HS thi viết đúng và nhanh nhất
- GV nhận xét, tuyên dương.
3/ Củng cố - dặn dò
- Dặn HS viết lại bài ( bài viết chưa đạt yêu cầu )
- Chuẩn bị “Quê hương”
- GV nhận xét tiết học
- 2 HS tìm, viết bảng lớp
- 2 HS đọc lại
- HS trả lời cá nhân
-HS nêu cá nhân
-Viết bảng con từ khó
-Viết vào vở.
-Dò bài và soát lỗi
- 1HS nêu yêu cầu
- HS làm cá nhân ( HSTB,Y GV hỗ trợ bằng gợi ý )
-2 HS đọc
- 2 HS thi viết nhanh.
* RÚT KINH NGHIỆM:
Hát nhạc
 Tự nhiên xã hội
 CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH
 I/ Mục tiêu:
- Nêu được các thế hệ trong một gia đình.
- Phân biệt các thế hệ trong gia  ... . Đồ dùng dạy học
- GV: Mẫu các bài đã học, tranh quy trình
- HS: Giấy màu, kéo,hồ, 
III. Các hoạt động dạy - học:
1/ Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài, ghi tựa
b/ Hoạt động 1: Kể tên các bài đã học
- Cho HS q sát mẫu tàu thủy hai ống khói, con ếch
- Nhận xét
c/ Hoạt động 2 : Quy trình gấp các sản phẩm
- Treo tranh quy trình gấp tàu thủy hai ống khói và gấp con ếch gọi HS nêu lại các bước gấp các sản phẩm trên
- Treo tranh quy trình gấp cắt dán ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng ; gấp, cắt ,dán bông hoa 
- Gọi HS nêu lại các bước gấp các sản phẩm trên
- Nhận xét và chốt lại các bước gấp, cắt dán
d/ Hoạt động 3 : HS thực hành gấp, cắt dán 
- Yêu cầu HS thực hành gấp ,cắt dán hai trong các bài đã học. Khuyến khích HS khéo tay làm ít nhất 3 đồ chơi đã học. Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
- Cho học sinh trưng bày sản phẩm 
- Nhận xét, đánh giá những bài thực hành tốt và chưa tốt
3/ Củng cố, dặn dò
- Nhận xét sự chuẩn bị học sinh 
- Chuẩn bị : Cắt, dán chữ I,T
- GV nhận xét tiết học
- 2HS nêu các bài thủ công đã học
- Quan sát và nêu tên 
- HSK/G nêu ; TB,Y nêu lại 
- Quan sát 
- HSK/G nêu ; TB/Y nêu lại 
- Lắng nghe và ghi nhớ
- Học sinh tự chọn và thực hành
 ( HSTB/Y GV giúp đỡ )
- HS trưng bày sản phẩm theo tổ
- Nhận xét bài bạn
* RÚT KINH NGHIỆM:
Thứ sáu , ngày 22 tháng 10 năm 2010
Toán
BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH
I. Mục tiêu
- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính.
II. Đồ dùng dạy học
- GV : SGK, thước thẳng
- HS : SGK, vở
III. Các hoạt động dạy - học 
1/ Kiểm tra bài cũ: Nhận xét bài KTĐK
2/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài, ghi tựa.
b/ Hướng dẫn học sinh giải bài toán
Bài toán 1: Gọi HS đọc bài toán
- GV hướng dẫn giải
- Hàng trên có mấy cái kèn?
- Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên mấy cái kèn?
- Vẽ sơ đồ như SGK
- Hàng dưới có mấy cái kèn ? vì sao em biết?
Vậy: cả hai hàng có mấy cái kèn?
- Hướng dẫn HS trình bày bài giải như SGK
* Đây là bài toán ghép của hai bài toán về nhiều hơn và tính tổng của hai số
Bài toán 2 : 
- GV hướng dẫn tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng
 - Gọi 1 HS lên bảng giải
- Đây là bài toán giải bằng hai phép tính
c/ Thực hành
Bài 1: gọi 1 HS đọc đề toán
- GV hướng dẫn tóm tắt và phân tích đề toán
- Cho HS tự giải vào vở.
Bài 3: 
- GV giúp HS hiểu đề toán
- Cho HS giải vào vở
- GV nhận xét.
Bài 2: ( nếu còn thời gian )
- GV nhận xét.
3/ Củng cố, dặn dò
- GV chốt lại bài.
- Chuẩn bị “Bài toán giải bằng hai phép tính (tt)”
- Gv nhận xét tiết học
-1 HS đọc, lớp đọc thầm
- HS trả lời cá nhân
- HS trả lời cá nhân
- 1HS lên bảng vẽ
- HS trả lời cá nhân
- HS trả lời cá nhân
- 1 HS giải bảng lớp, lớp làm vào nháp
-1 HS đọc, lớp đọc thầm
- HS giải vào vở, sửa bài.
- HS dựa vào tóm tắt nêu đề toán
- 1 HS giải bảng phụ, lớp làm vào vở. nháp
- HSK/G làm bài
 * RÚT KINH NGHIỆM:
 Tập làm văn
TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ
I. Mục tiêu
- Biết viết một bức thư ngắn ( nội dung khoảng 4 câu ) để thăm hỏi, báo tin cho người thân dựa theo mẫu ( SGK ) ; biết cách ghi phong bì thư.
II. Đồ dùng dạy học 
- GV: SGK, bảng phụ BT1, phong bì thư
- HS: SGK, giấy rời, phong bì thư
III. Các hoạt động dạy-học
1/ KTBC: Gọi HS đọc lại bài “Thư gửi bà” và nêu cách trình bày thư
2/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài và ghi tựa
b/ Hướng dẫn HS viết thư
Bài 1: 
- Gọi HS đọc gợi ý trên bảng
- Gọi vài HS nêu mình sẽ viết thư cho ai?
- Dòng đầu thư em sẽ viết những gì?
- Em viết lời xưng hô như thế nào để thể hiện sự kính trọng đối với ông bà?
- Trong phần nội dung, em sẽ hỏi thăm ông bà điều gì, báo tin gì cho ông?
- Phần cuối thư em chúc ông bà điều gì và hứa hẹn điều gì?
- Yêu cầu HS viết thư vào giấy rời
- Gọi vài HS đọc
- GV nhận xét, sửa sai
c/ Hướng dẫn HS ghi phong bì thư
Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Hướng dẫn quan sát, nhận xét phong bì mẫu
- Yêu cầu HS trao đổi về cách trình bày mặt trước phong bì thư
- Nhận xét và chốt ý
- Yêu cầu HS ghi vào phong bì thư
3/ Củng cố - dặn dò
- Gọi HS nêu cách trình bày một lá thư
- Chuẩn bị : Kể lại câu chuyện “Tôi có đọc đâu”
- GV nhận xét tiết học
- 2 học sinh đọc
1 học sinh đọc
-2 HS đọc gợi ý
- HS nêu cá nhân
- HS nêu cá nhân 
- HS nêu cá nhân 
- HSK/G nêu, TB/Y nêu lại
- HS phát biểu
- HS viết thư vào giấy rời
- 5-7 HS đọc thư ( đủ đối tượng )
- 1 HS đọc
- HS nêu cá nhân
- Học sinh viết vào phong bì thư
-2 HS nêu
 * RÚT KINH NGHIỆM:
Thể dục
ÔN 4 ĐỘNG TÁC CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TRÒ CHƠI “ CHẠY TIẾP SỨC”
I. Mục tiêu
- Biết cách thực hiện 4 động tác vươn thở, tay, chân, lườn của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. Địa điểm,phương tiện
- Địa điểm: Sân trường
- Phương tiện: Còi, kẻ vạch
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu:
- GV tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học 
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc quanh sân 
- Khởi động các khớp GV
2. Phần cơ bản
* Ôn 4 động tác vươn thở tay ,chân,lườn của bài thể dục phát triển chung
- Cho HS tập liên hoàn 4 động tác vươn thở, tay, chân, lườn: 2 x 8 nhịp
- Chia tổ ôn luyện, các tổ trưởng điều khiển. GV quan sát, sửa sai.
 + Tập liên hoàn hai động tác vươn thở và tay: 2-3 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp
 + Ôn động tác chân : Tập 2-3 lần ,mỗi lần 2 x 8 nhịp . GV nhận xét,sửa sai.
 + Ôn động tác lườn: Tập 2-3 lần ,mỗi lần 2 x 8 nhịp . GV nhận xét,sửa sai.
 + Tập liên hoàn 2 động tác chân và lườn: 2-3 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp
 GV
* Tập 4 động tác thể dục đã học 2-3 lần 
 - GV nêu tên động tác ,hô nhịp cho HS tập.
- Gọi 3- 4 HS tập đúng lên làm mẫu
* Chơi trò chơi “ Chạy tiếp sức”
- GV nhắc lại tên trò chơi và cách chơi
- Cho HS chơi đồng loạt
3. Phần kết thúc: GV
- Đi thường theo nhịp và hát
- GV hệ thống bài,nhận xét lớp 
- GV giao bài tập về nhà : Ôn 4 động tác đã học của bài thể dục
* RÚT KINH NGHIỆM:
 An toàn giao thông
 Bài 2 : GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT.
 I/ Mục tiêu:
 - HS biết đặc điểm giao thông đường sắt (GTĐS), những quy định bảo đảm ATGT ĐBä.
 - Hs biết thực hiện các quy định khi đường gặp đường sắt cắt ngang (có rào chắn và
 không có rào chắn).
 - Có ý thức không đi bộ hoặc chơi đùa trên đường sắt, không ném đất đá hay vật cứng 
lên tàu.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Biển báo nơi có đường sắt đi qua có rào chắn và không có rào chắn.
- HS: SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1/ KTBC: Giao thông đường bộ 
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài, ghi tựa
b/ Hđộng 1: Đặc điểm của GTĐS
- Để vận chuyển hàng hóa, người  ngoài các phương tiện: ôtô, xe máy em nào còn biết có phương tiện nào?
+ Em hiểu thế nào là đường sắt?
* GV chốt ý
+ Em cho biết sự khác biệt giữa tàu hỏa và ôtô? 
-Yêu cầu HS quan sát tranh SGK – TLCH:
+ Vì sao tàu hỏa phải có đường riêng?
+ Khi gặp tình huống nguy hiểm tàu hỏa có dừng ngay được không? Vì sao?
c/ Hđộng 2: G/thiệu hệ thống GTĐS ở nước ta.
- Giới thiệu 6 tuyến đường sắt của Việt Nam
- GTĐS có thuận tiện gì?
d/ Hđộng 3: Những quy định đi trên đường bộ có đường sắt cắt ngang.
- Các em có thấy đường sắt cắt ngang đường bộ chưa? Ở đâu?
- Khi tàu đến có chuông báo và rào chắn không?
- Khi đi đường gặp tàu hỏa cắt ngang đường bộ thì em cần phải tránh ntn?
- Giới thiệu biển báo hiệu nơi có rào chắn và không có rào chắn.
* GV chốt ý
3/ Củng cố, dặn dò.
- GV chốt nội dung bài - LHGD
-Nhắc HS cần nhớ những quy định trên để giữ an toàn cho mình và nhắc nhở mọi người thực hiện.
- Chuẩn bị bài: Biển hiệu GTĐB.
- HS nêu
- HS phát biểu
- Học sinh trả lời.
- HSTB/Y lập lại
- Học sinh quan sát nhận xét.
- HS trả lời cá nhân
- HSK/G trả lời
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS nêu
- HS nêu
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS quan sát tranh SGK trang 9, 10
* RÚT KINH NGHIỆM:
SINH HOẠT LỚP
 TUẦN 10
I. Mục tiêu:
Giúp HS :
- Nắm được những ưu khuyết điểm trong tuần và biết hướng khắc phục những hạn chế trong tuần qua.
- Biết phương hướng tuần tới.
II. Tiến hành sinh hoạt:
* Lớp trưởng điều khiển các bạn sinh hoạt 
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo : T1, T2, T3 .
- Các tổ viên nhận xét, bổ sung.
- Các lớp phó báo cáo
- Lớp trưởng tổng kết
* GV nhận xét: 
 + Đạo đức: Đa số các em lễ phép.
 + Học tập: Có chuẩn bị bài ở nhà 
+ Nói chuyện nhiều trong giờ học : 
+ Thường xuyên bỏ quên đồ dùng học tập ở nhà
-Các mặt khác : 
+VS cá nhân 
+ VS lớp 
+Đồng phục khi học TD 
+Thực hiện các khoản thu 
2.Phương hướng tuần tới :
- Đi học đều nghỉ học phải xin phép ( sau nghỉ lũ giữa kì )
- Chuẩn bị bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp . 
- Duy trì việc thực hiện nội quy trường lớp
- Kiểm tra ĐDHT trước khi đến lớp
- Mặc quần áo đồng phục.
- Tiếp tục truy bài đầu giờ đúng giờ 
- Giữ trật tự trong giờ học.Thi đua học tập tốt
- Cẩn thận trong việc đi lại
- Giữ gìn tập vở cẩn thận trong mùa lũ
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân,vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Nghỉ lũ 1 tuần ( từ 25/10 đến 29/10 ).
*RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 10 CKTKNGDMT KNS.doc