Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 10 (50)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 10 (50)

Mĩ thuật

Tiết 19 Thường thức mĩ thuật. XEM TRANH TĨNH VẬT

I/ MỤC TIÊU :

  Tập mô tả các hình ảnh vàmàu sắc trên tranh.

  Có cảm nhận vẽ đẹp ở tranh tĩnh vật.

  Đối với HS khá, giỏi: Chỉ ra các hình ảnh, màu sắc trên tranh mà em thích.

II/ CHUẨN BỊ:

  GV: Tranh tĩnh vật hoa quả.

 HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu.

 

doc 24 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 766Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 10 (50)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Thứ tư, ngày 26 tháng 10 năm 2011
Mĩ thuật
Tiết 19 Thường thức mĩ thuật. XEM TRANH TĨNH VẬT
I/ MỤC TIÊU :
	Ø Tập mô tả các hình ảnh vàmàu sắc trên tranh.
	Ø Có cảm nhận vẽ đẹp ở tranh tĩnh vật.
	Ø Đối với HS khá, giỏi: Chỉ ra các hình ảnh, màu sắc trên tranh mà em thích.
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø GV: Tranh tĩnh vật hoa quả.
Ø HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu.
III/ LÊN LỚP :
	1. Ổn định.
	2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS.
	3. Bài mới: Xem tranh tĩnh vật
	Thiên nhiên tươi đẹp luôn là nguồn cảm hứng sáng tác của các họa sĩ. Qua vẻ đẹp của hình dáng, màu sắc phong phú của hoa, quả các họa sĩ muốn gởi gắm vào tranh tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của mình. Trên thế giới nhiều họa sĩ nổi tiếng đã vẽ tranh tĩnh vật. Ở Việt Nam, họa sĩ Đường Ngọc Cảnh cũng dành nhiều tình cảm, tâm sức để sáng tác được những tác phẩm đẹp về hoa và quả.
	ó Hoạt động 1: Xem tranh.
- GV yêu cầu HS xem tranh ở vở tập vẽ và trả lời câu hỏi :
+ Tác giả bức tranh là ai ?
+ Tranh vẽ những loại hoa quả nào ?
+ Hình dáng của các loại hoa, quả đó.
+ Màu sắc của các loại hoa, quả trong tranh.
+ Những hình ảnh chính của bức tranh được đặt ở vị trí nào ? 
+ Tỉ lệ của các hình chính so với hình phụ ?
- Sau khi xem tranh, GV giới thiệu vài nét về tác giả :
* Họa sĩ Đường Ngọc Cảnh đã nhiều năm tham gia giảng dạy tại Trường Đại học Mĩ thuật Công nghiệp. Ông rất thành công về đề tài : phong cảnh, tĩnh vật (hoa, quả). Ông đã có nhiều tác phẩm đọat giải trong các cuộc triển lãm quốc tế và trong nước.
ó Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét chung về giờ học.
 - Khen gợi những HS phát biểu xây dựng bài.
	4. Củng cố- Dặn dò.
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị: Xem tranh phong cảnh (t.t) : Bày tỏ ý kiến, tình cảm của em với các tranh tĩnh vật.
TUẦN 10
3C: 26.10.2011
3D: 27.10.2011
Thứ tư, ngày 26 tháng 10 năm 2011
Mĩ thuật
Tiết 20 (tiết phụ) Thường thức mĩ thuật: 
Ôn tập XEM TRANH TĨNH VẬT
I/ MỤC TIÊU :
	Ø HS bày tỏ tình cảm, thái độ về tranh tĩnh vật.
	Ø Có cảm nhận vẽ đẹp ở tranh tĩnh vật.
	Ø Đối với HS khá, giỏi: Chỉ ra các hình ảnh, màu sắc trên tranh mà em thích.
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø GV: Tranh tĩnh vật hoa quả.
Ø HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu.
III/ LÊN LỚP :
	1. Ổn định.
	2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS.
	3. Bài mới: 
	ó Hoạt động 1: Bày tỏ tình cảm, thái độ khi xem tranh tĩnh vật.
- GV yêu cầu HS xem tranh ở vở tập vẽ và trả lời câu hỏi :
+ Qua bức tranh em cảm nhận như thế nào về hoa quả ở Việt Nam?
+ Từ đó em thấy đất nước Việt Nam ta có phong phú, giàu đẹp về cây trái không ?
+ Nơi em sống có những loại hoa quả giống như tranh vẽ không?
+ Nếu vẽ tranh về hoa quả em sẽ chọn những màu sắc nào?
+ Những hình ảnh chính của bức tranh được đặt ở vị trí nào ? 
+ Tỉ lệ của các hình chính so với hình phụ ?
- GV liên hệ giáo dục tình yêu thiên nhiên, đất nước cho HS :
* Thiên nhiên Việt Nam cho ta nhiều hoa quả thơm ngon, đất nước Việt Nam vô cùng giàu đẹp về cây trái. Đâu đâu cũng có hoa thơm, đâu đâu cũng có quả ngọt. Vì vậy chúng ta phải biết giữ gìn và vun đấp cho đất nước ngày càng giàu đẹp, phát triển hơn.
ó Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét chung về giờ học.
 - Khen gợi những HS phát biểu xây dựng bài.
	4. Củng cố- Dặn dò.
- Tình cảm của em sao khi xem tranh tĩnh vật?
- Chuẩn bị: Vẽ theo mẫu. Vẽ cành lá : vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ, tẩy.
TUẦN 10
Thứ tư, ngày 26 tháng 10 năm 2011
Thể dục
Tiết 19: ĐỘNG TÁC CHÂN, LƯỜN 
CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
I. MỤC TIÊU: 
+ Biết cách thực hiện các động tác vươn thở, tay, chân, lườn của bài thể dục phát triển chung.
+ Bước đầu biết cách thực hiện động tác chân, lườn của bài thể dục phát triển chung.
+ Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. 	
II. ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN 
Sân trường (mát , sạch sẽ)
III.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
1/ Phần cơ bản:
Giáo viên tổ chức ổn định phổ biến nội dung gìơ học
Chạy chậm theo 1 hàng dọc
Khởi động các khớp xương
*Chơi trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”.
2/ Phần cơ bản:
*Ôn động tác vươn thở và động tác tay của bài thể dục phát triển chung. On từng động tác rồi liên hoàn cả hai động tác.
*Học động tác chân: Giáo viên nêu tên động tác làm mẫu và giải thích cho học sinh tập theo sau đó cho học sinh tập theo nhịp hô cuae giáo viên. Chọn 2 em tập tốt lên làm mẫu.
- Nhịp 1: Kiễng gót, đồn thời hai tay dang ngang, bàn tay sấp
- Nhịp 2: Hạ gót chân chạm đất và khuỵu gối, hai đầu gối sát nhau, thân người thẳng đồng thời vỗ hai tay về nhau ở phía trước
- Nhịp 3: Về nhịp 1
- Nhịp 4: Về TTCB
- Nhịp 5, 6, 7, 8: như nhịp 1, 2, 3, 4
*Học động tác lườn: Giáo viên nêu tên động tác làm mẫu và giải thích cho học sinh tập theo sau đó cho học sinh tập theo nhịp hô của giáo viên. Chọn 2 em tập tốt lên làm mẫu.
- Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, đồng thời hai tay dang ngang, bàn tay ngửa.
- Nhịp 2: nghiêng người sang trái, chân trái kiễng ( hoặc haichân giữ nguyên), tay phải duỗi thẳng áp sát mang tai, tay trái chống hông, căng lườn phía bên phải.
- Nhịp 3: Về nhịp 1
- Nhịp 4: Về TTCB
- Nhịp 5, 6, 7, 8: như nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi bên
*Chơi trò chơi “Nhanh lên bạn ơi”
Giáo viên nêu tên trò chơi. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi sau chơi. Giáo viên làm trọng tài và chọn tổ vô địch tổ nào thua phải nhảy lò cò.
3/ Phần kết thúc:
Đứng vổ tay và hát.
Gv cùng học sinh hệ thống bài.
Giáo viên nhận xét chung tiết học.
Giao bài tập về nhà
Thứ năm, ngày 27 tháng 10 năm 2011
Thể dục
Tiết 20: Ôn 4 động tác của bài thể dục phát triển chung
Trò chơi: Chạy tiếp sức
I. MỤC TIÊU :
+ Biết cách thực hiện các động tác vươn thở, tay, chân, lườn của bài thể dục phát triển chung.
+ Bước đầu biết cách thực hiện động tác chân, lườn của bài thể dục phát triển chung.
+ Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. 	
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
Sân trường 
Kẻ sẵn các vạch chơi trò chơi” chạy tiếp sức “.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
1/ Phần cơ bản:
Giáo viên tổ chức ổn định phổ biến nội dung gìơ học
Giậm chân tại chổ, vổ tay theo nhịp và hát
Chạy chậm theo 1 hàng dọc
Khởi động các khớp xương
2/ Phần cơ bản:
*Ôn 4 động tác của bài thể dục phát triển chung. 
Giáo viên chia tổ cho học sinh tập luyện theo khu vực. Giáo viên đến từng tổ theo dõi uốn nắn kịp thời.
*Giáo viên cho ôn từng động tác rồi liên hoàn cả hai động tác vươn thở và tay.
*Giáo viên cho ôn từng động tác rồi liên hoàn cả hai động tác chân và lườn.
+Tập 4 động tác thể dục đã học 2-3 lần giáo viên vừa làm mẫu và hô cho học sinh làm theo.
*Giáo viên cho ôn 4 động tác rồi liên hoàn cả 4 động tác vươn thở và tay-chân và lườn.
Giáo viên quan sát và uốn nắn cho học sinh nào sai để kịp thời sưả chữa.
*Chơi trò chơi “chạy tiếp sức”
Giáo viên nêu tên trò chơi. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi sau chơi. Giáo viên làm trọng tài và chọn tổ vô địch tổ nào thua phải nhảy lò cò.
3/ Phần kết thúc:
Đứng vổ tay và hát.
Gv cùng học sinh hệ thống bài.
Giáo viên nhận xét chung tiết học.
Giao bài tập về nhà
TUẦN 10
Thứ năm, ngày 27 tháng 10 năm 2011
Đạo đức
Tiết 20: CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN (tiết 2)
I/ MỤC TIÊU :
Ø HS biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui buồn.
Ø Nêu được vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn .
Ø Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.
Ø Đối với HS khá, giỏi: Hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.
* Kĩ năng sống:
-Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn.
-Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ khi bạn vui, buồn.
* Phương pháp:
-Đóng vai
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø Tranh ảnh sgk.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Chia sẻ vui buồn cùng bạn (tiết 1)
- Khi bạn có chuyện vui thì em cần làm gì?
- Khi bạn gặp chuyện buồn, khó khăn em cần làm gì?
- Nhận xét
3. Bài mới: Chia sẻ vui buồn cùng bạn (tiết 2)
ó Hoạt động 1: Phân biệt hành vi đúng, hành vi sai đối với bạn bè khi có chuyện vui, buồn.
- GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS làm bài tập.
- Nội dung bài: Em hãy viết vào ô ¨ chữ Đ trước các việc làm đúng và chữ S trước các việc làm sai đối với bạn.
¨ a) Hỏi thăm an ủi khi bạn có chuyện buồn.
¨ b) Độngviên, giúp đỡ khi bạn bị điểm kém.
¨ c) Chúc mừng khi bạn được điểm 10.
¨ d) Vui vẻ nhận khi được phân công giúp đỡ bạn học kém.
¨ đ) Tham gia cùng các bạn quyên góp sách vở, quần áo cũ để giúp các bạn nghèo trong lớp
¨ g) Kết bạn với các bạn bị khuyết tật, các bạn nhà nghèo.
¨ h) Ghen tức khi thấy bạn học giỏi hơn mình.
- Thảo luận cả lớp. HS trình bày, nhận xét.
- GV kết luận:
+ Các việc a, b, c, d, đ, g là việc làm đúng vì thể hiện sự quan tâm đến bạn bè khi vui, buồn; thể hiện quyền không bị phân biệt đối xử, quyền được hỗ trợ, giúp đỡ của trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật.
+ Các việc e, h là việc làm sai vì đã không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn bè.
ó Hoạt động 2: HS biết tự đánh giá việc thực hiện chuẩn mực đạo đức của bản thân và của các bạn khác trong lớp, trong trường. Đồng thời giúp các em khắc sâu hơn ý nghĩa của việc cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho HS liên hệ, tự liên hệ trong nhóm theo các nội dung:
+ Em đã biết chia sẻ vui buồn với bạn bè trong lớp, trong trường chưa? Chia sẻ như thế nào?
+ Em đã bao giờ được bạn bè chia sẻ vui, buồn chưa? Hãy kể một trường hợp cụ thể. Khi được bạn bè chia sẻ vui buồn, em cảm thấy như thế nào?
- Một số HS liên hệ trước lớp. HS nhận xét.
- GV kết luận: Bạn bè tốt cần phải biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng nhau.
ó Hoạt động 3:Củng cố bài
- Cho HS chơi trò chơi phóng viên: Đóng vai phóng viên phỏng vấn bạn các câu hỏi liên quan đến nội dung bài học
- Kết luận chung: Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi. Mọi trẻ em đều có quyền được đối xử bình đẳng.
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Chia sẽ vui buồn cùng bạn: chuẩn bị trò chơi phóng viên.
TUẦN 10
Thứ năm, ngày 27 tháng 10 năm 2011
Thủ công
Tiết 10 ÔN TẬP CHỦ ĐỀ PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH (t.t)
I/ MỤC TIÊU :
	Ø HS ôn tập củng cố được kiến thức kĩ năng phối hợp gấp, cắt, dán để làm đồ chơi.
	Ø Làm được ít nhất hai đồ chơi đã học. 
	Ø Đối với HS khéo tay: Làm được ít nhất ba đồ chơi đã học. 
	+ Có t ... tuyên dương.	
3. Bài mới: các thế hệ trong một gia đình
Giới thiệu chương 2 : Xã hội.
	óHoạt động 1: Kể được người nhiều tuổi nhất và người ít tuổi nhất trong gia đình mình.
- HS làm việc theo cặp, 1 em hỏi 1 em trả lời.
	+ Trong gia đình bạn, ai là người nhiều tuổi nhất? Ai là người ít tuổi nhất?
- Gọi 1 số HS lên kể trước lớp.
- HS nhận xét. 
- GV kết luận: Trong mỗi gia đình thường có những người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống.
ó Hoạt động 2: Phân biệt được gia đình 2 thế hệ và gia đình 3 thế hệ.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát các hình SGK/38;39. Sau đó hỏi và trả lời nhau.
	+Thế hệ thứ nhất trong gia đình Minh là ai?
	+ Bố mẹ bạn Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình Minh?
	+ Bố mẹ Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình Lan?
	+ Minh và em Minh là thế hệ thứ mấytrong gia đình Minh?
	+ Lan và em Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình Lan?
	+ Đối với gia đình chưa có con, chỉ có 2 vợ chồng cùng chung sống thì được gọi là gia đình mấy thế hệ?
- Một số nhóm trình bày kết quả.
- GV kết luận: Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, có những gia đình 3 thế hệ ( gia đình bàn Minh), có những gia đình có 2 thế hệ (Gia đình bạn Lan), cũng có gia đình có một thế hệ.
ó Hoạt động 3: Giới thiệu về gia đình mình.
- GV hướng dẫn cách giới thiệu. HS lên giới thiệu gia đình của mình trước lớp.
- GV nhận xét và kết luận: Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, có những gia đình 2; 3 thế hệ, có những gia đình chỉ có 1 thế hệ.
	4. Củng cố- Dặn dò.
- Gia đình em có mấy thế hệ?
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS ngoan, có ý thức học bài, phát biểu xây dựng bài.
- Chuẩn bị: Họ nội, họ ngoại: mang ảnh chụp gia đình họ nội, họ ngoại giới thiệu trước lớp.
3C: 28.10.2011
3D: 31.10.2011
Thứ sáu, ngày 28 tháng 10 năm 2011
Thủ công
Tiết 20: Ôn tập chủ đề: Gấp , cắt, dán hình
I. Mục tiêu:
- Ôn tập củng cố được kiến thức , kĩ năng phối hợp gấp, cắt , dán để làm đồ chơi
- Làm được ít nhất hai đồ chơi đã học
- Học sinh yêu thích cắt dán hình.
II. Giáo viên chuẩn bị:
Các mẫu cảu bài 1,2,3,4,5.
III. Nội dung bài kiểm tra :
1. Ổn định
2. KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới: Ôn tập chủ đề: Gấp , cắt, dán hình
Đề kiểm tra: Em hãy gấp hoặc gấp, cắt ,dán một trong những hình đã học ở chương I.
- Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của bài kiểm tra.
- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tên các bài đã học. 
- Học sinh quan sát lại các mẫu. 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra. 
- Giáo viên quan sát, giúp đở học sinh còn lúng túng.
IV. Đánh giá: 
Hoàn thành ( A )
Chưa hoàn thành ( B )
Thực hiện chưa đúng quy trình
Không hoàn thành sản phẩm
- Chuẩn bị : cắt, dán chữ I, T - Giấy màu có kẻ ô, kéo
Thứ sáu, ngày 28 tháng 10 năm 2011
Đạo đức
Tiết 20: Ôn tập: chia sẻ vui buồn cùng bạn
I/ MỤC TIÊU :
	Ø HS biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui buồn.
	Ø Nêu được vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn .
	Ø Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.
	Ø Đối với HS khá, giỏi: Hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø Tranh ảnh sgk.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: chia sẻ vui buồn cùng bạn
- Khi bạn có chuyện vui thì em cần làm gì?
- Khi bạn gặp chuyện buồn, khó khăn em cần làm gì?
- Nhận xét
3. Bài mới: Ôn tập: chia sẻ vui buồn cùng bạn
ó Hoạt động 1: Trò chơi phóng viên.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho HS.
- Nội dung bài: các nhóm chơi trò chơi phóng viên theo yêu cầu bài tập sgk.
- Thảo luận cả lớp. HS trình bày, nhận xét.
- GV nhận xét , kết luận.
ó Hoạt động 2: Đóng vai.
- Các nhóm lần lượt trình bày câu chuyện của nhóm mình.	
- Cả lớp quan sát, nhận xét:
+ Nội dung của câu chuyện.
+ Các nhận vật có thể hiện được câu chuyện không, có kết hợp cử chỉ, điệu bộ trong khi diễn,
+ Câu chuyện nêu được ý nghĩa gì?
- GV kết luận: Khi bạn có chuyện vui cần chúc mừng ...
	- Khi bạn có chuyện buồn cần an ủi, động viên.
	- Khen ngợi các nhóm có tiểu phẩm hay, ý nghĩa.
4. Củng cố- Dặn dò.
Em làm gì để chia sẻ vui buồn cùng bạn?
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường: xem bài tập 1,2,3 sgk.
TUẦN 10
Thứ hai, ngày 31 tháng 10 năm 2011
Sinh hoạt ngoại khóa
Tiết 10: Giao thông đường bộ
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết hệ thống giao thông đường bộ, tên gọi các loại đường bộ.
- HS nhận biết điều kiện, đặc điểm của các loại đường bộ về an toàn giao thông và chưa an toàn.
- Thực hiện đúng quy định về giao thông đường bộ.
II. Đồ dùng:
- Bản đồ giao thông đường bộ Việt Nam.
- Sưu tầm ảnh về các loại đường giao thông.
III. Các hoạt động:
ª Hoạt động 1: Đi bộ an toàn trên đường.
- GV kiểm tra HS.
- GV nêu câu hỏi.
+ Để đi bộ được an toàn, em phải đi trên đường nào và đi như thế nào?
+ Đi bộ trên vỉa hè.
+ Phải chú ý quan sát trên đường, không mải nhìn cửa hàng hoặc quang cảnh trên đường
- HS dựa vào câu hỏi và trả lời.
ª Hoạt động 2: Điều kiện an toàn và chưa an toàn của đường bộ.
* Mục tiêu: HS phân biệt được các điều kiện an toàn và chưa an toàn của các loại đường.
- HS thảo luận và trả lời.
- GV ghi ý kiến HS lên bảng.
+ Tại sao đường quốc lộ có đủ các điều nói trên lại hay xảy ra tai nạn giao thông?
+ Ý thức của người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật giao thông nên xảy ra tai nạn.
ª Hoạt động 3: Quy định đi trên đường quốc lộ, tỉnh. Đường quốc lộ là đường to được ưu tiên.
+ Người đi trên đường nhỏ ra đường quốc lộ phải đi như thế nào?
+ Đi chậm, quan sát kỹ đường lớn.
ª Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc nhở HS an toàn khi tham gia giao thông
Thứ ba, ngày 1 tháng 11 năm 2011
Tự nhiên và xã hội
Tiết 20 HỌ NỘI, HỌ NGOẠI
I/ MỤC TIÊU :
Ø HS nêu được các mối quan hệ họ hàng nội, ngoại và biết cách xưng hô đúng.	
Ø Đối với HS khá, giỏi: Biết giới thiệu về họ hàng nội, ngoại của mình.
* Kĩ năng sống:
-Khả năng diễn đạt thông tin chính xác, lôi cuốn khi giới thiệu về gia đình của mình.
-Giao tiếp, ứng xử thân thiện với họ hàng của mình, không phân biệt.
* Phương pháp
-Hoạt động nhóm-thảo luận
-Đóng vai
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø Tranh sgk.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Các thế hệ trong một gia đình.
w Thế nào là gia đình 3 thế hệ?
w Thế nào là gia đình 2 thế hệ?
- HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương.	
3. Bài mới: Họ nội, họ ngoại
óHoạt động 1: Giải thích được những người thuộc họ nội là những ai, những người thuộc họ ngoại là những ai?
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình 1/SGK/40.GV nêu câu hỏi:
	+ Hương đã cho các bạn xem ảnh của những ai?
	+ Ông bà ngoại của Hương sinh ra những ai trong ảnh?
	+ Quang đã cho các bạn xem ảnh của những ai?
	+ Ông bà nội của Quang sinh ra những ai trong ảnh?
	+ Những người thuộc họ nội gồm những ai?
	+ Những người thuộc họ ngoại gồm những ai?
- Đại diện một số nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV hỏi tiếp:
+ Những người thuộc họ nội gồm những ai?
+ Những người thuộc họ ngoại gồm những ai?
- GV kết luận:
+ Ông bà sinh ra bố và các anh, chị, em ruột của bố cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội
+ Ông bà sinh ra mẹ và các anh, chị, em ruột của mẹ cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại
ó Hoạt động 2: Kể về họ nội và họ ngoại của mình
- Nhóm trưởng hướng dẫn HS dán ảnh của mình lên tờ giấy to rồi giới thiệu với các bạn về họ nội, họ ngoại.
- Từng nhóm treo tranh mình lên bảng.
- Vài HS lên giới thiệu với cả lớp về những người họ hàng.
- GV giúp HS hiểu: Mỗi người, ngoài bố mẹ và anh chị em ruột của mình, còn có những người họ hàng thân thích khác đó là họ nội và họ ngoại.
ó Hoạt động 3: Biết cách ứng xử thân thiện với họ hàng của mình
- GV chia nhóm thảo luận và đóng vai, hướng dẫn HS lựa chọn các tình huống gợi ý sau:
	+ Em hoặc anh của bố đến chơi nhà khi bố mẹ đi vắng?
	+ Em hoặc anh của mẹ ở quê ra chơi khi bố mẹ đi vắng?
	+ Họ hàng bên ngoại có người ốm, em cùng bố mẹ đến thăm.
- Các nhóm lần lượt đóng vai. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV liên hệ giáo dục: ông bà nội, ông bà ngoại và các cô, dì, chú, bác cùng với các con cháu của họ là những người họ hàng ruột thịt. Chúng ta phải biết yêu quý, quan tâm, giúp đỡ những người họ hàng thân thích của mình. 
	4. Củng cố- Dặn dò.
- Tại sao chúng ta phải yêu quý những người họ hàng của mình?
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS ngoan, có ý thức học bài, phát biểu xây dựng bài.
- Chuẩn bị: Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng: mang ảnh chụp gia đình họ nội, họ ngoại , giấy nháp vẽ sơ đồ.
TUẦN 10
Thứ ba, ngày 1 tháng 11 năm 2011
Âm nhạc
Tiết 10 Học hát bài : LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT
	Nhạc và lời: Mộng Lân
I/ MỤC TIÊU :
	Ø Biết hát theo giai điệu và lời ca.
	Ø Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát . 
	Ø Đối với HS khá, giỏi: Biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca, theo nhịp.
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø Nhạc cụ gõ.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Gọi HS hát lại 3 bài hát: Bài ca đi học, đếm sao, Gà gáy
3. Bài mới: Học hát bài : LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT
óHoạt động 1: Giới thiệu về bài hát
- Tiết học hôm nay chúng ta sẽ học hát bài : Lớp chúng ta đoàn kết . nhạc và lời: Mộng Lân.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
- Hai HS nhắc lại tựa bài 
ó Hoạt động 2: Học hát: Lớp chúng ta đoàn kết
1. Nghe bài hát:
- HS nghe bài hát qua băng đĩa hoặc do giáo viên trình bày.
2. Đọc lời ca:
- Bài hát có hai lời, HS đọc lời ca.
- GV hỏi: từ “keo sơn” em nào có thể giải thích ý của từ này?
- Nếu HS không thực hiện được, GV giải thích 
4. Luyện thanh: 1- 2 phút
5. Tập hát từng câu:
- GV hát mẫu một câu, yêu cầu HS nghe và hát nhẩm theo.
- GV bất nhịp (đếm 2 - 1) cho HS hát cùng.
- Tập tương tự với các câu tiếp theo.
- Khi tập xong hai câu. GV cho hát nối hai câu với nhau. GV nhắc HS lấy hơi trước mỗi câu hát.
- GV chỉ định 1- 2 HS hát lại hai câu này.
- Tiến hành dạy những câu còn lại theo cách tương tự. Hai câu 7 - 8 là câu hát khó. GV cần hát mẫu kĩ hơn để HS hát đúng cao độ. 
- HS hát cả bài hai lần.
4. Củng cố- Dặn dò.
- GV nhận xét tiết học. Dặn dò: Học thuộc bài hát, tập hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm bài hát.
- Chuẩn bị: Học bài hát : lớp chúng ta kết đoàn: hát kết hợp gõ đệm, vỗ tay.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 3 tuan 10 cac mon mot cot.doc