Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 10 (57)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 10 (57)

TOÁN: THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI

I. Mục tiêu:

Giúp học sinh:

 - Biết dùng thước thẳng và bút để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước

 - Đo độ dài bằng thước thẳng, sau đó ghi lại và đọc số đo đó.

 - Ước lượng một cách chính xác các số đo độ dài

II. Đồ dùng dạy học:

 - Mỗi học sinh chuẩn bị thước thẳng dài 30 cm, có vạch chia xăng - ti - mét

 - Thước mét của giáo viên

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 11 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 775Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 10 (57)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN:	THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
	- Biết dùng thước thẳng và bút để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước
	- Đo độ dài bằng thước thẳng, sau đó ghi lại và đọc số đo đó.
	- Ước lượng một cách chính xác các số đo độ dài
II. Đồ dùng dạy học:
	- Mỗi học sinh chuẩn bị thước thẳng dài 30 cm, có vạch chia xăng - ti - mét
	- Thước mét của giáo viên
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 4cm 5mm =.....mm
- 6km 2hm =......hm
- 8dm 3cm =......cm
- 7dam 2m =......dm
* Nhận xét, chữa bài, cho điểm học sinh
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Bài trước các em đã học đo độ dài. Hôm nay, cô hướng dẫn các em vẽ đoạn thẳng có độ dài đã cho trước.
b. Hướng dẫn thực hành
Bài 1: 
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Yêu cầu học sinh cả lớp thực hành vẽ đoạn thẳng.
Bài 2:
- Bài tập 2 yêu cầu chúng ta làm gì ?
- yêu cầu học sinh nêu cách đo chiếc bút chì của mình
- Yêu cầu học sinh tự làm các phần còn lại, có thể cho 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng nhau thực hiện phép đo.
Bài 3:
- Cho học sinh quan sát lại thước mét để có biểu tượng vững chắc về độ dài 1m
- Yêu cầu học sinh ước lượng độ cao của bức tường lớp ( Hướng dẫn: So sánh độ cao này với chiều dài của thước 1 mét xem được khoảng mấy thước)
- Ghi tất cả các kết quả mà học sinh báo cáo lên bảng, sau đó thực hành phép đo để kiểm tra kết quả.
- Làm tương tự với các phần còn lại
- Tuyên dương những học sinh ước lượng tốt.
c. Củng cố - dặn dò;
- Yêu cầu học sinh về nhà thực hành đo chiều dài của một số đồ dùng trong nhà.
* Nhận xét tiết học
* Bài sau: Thực hành đo độ dài (tt)
- 2 học sinh làm bài trên bảng 
- Cả lớp làm bảng con
- Nghe và giới thiệu
- Hãy vẽ các đoạn thẳng có độ dài được nêu ở bảng sau: Đoạn thẳng AB dài 7 cm, đoạn thẳng CD dài 12 cm, đoạn thẳng EG dài 1dm 2cm.
- Chấm một điểm đầu đoạn thẳng đặt điểm 0 của thước trúng với điểm vừa chọn, sau đó tìm vạch chỉ số đo của đoạn thẳng trên thước, chấm điểm thứ hai, nối hai điểm ta được đoạn thẳng có độ dài cần vẽ.
- Vẽ hình sau đó hai học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Bài tập 2 yêu cầu chúng ta đo độ dài của một số vật.
- Đặt một đầu bút chì trùng với điểm 0 của thước. Cạnh bút chì thẳng với cạnh của thước. Tìm điểm cuối của bút chì ứng với điểm nào trên thước. Đọc số đo tương ứng với điểm cuối của bút chì
- Thực hành đo và báo cáo kết quả trước lớp.
- Học sinh quan sát thước mét
Học sinh ước lượng và trả lời
- học sinh về nhà thực hành đo chiều dài của một số đồ dùng trong nhà: quyển sách, quyển vở, cái cặp, cài bàn, cái ghế, căn phòng, khung cửa sổ, nền nhà, sân nhà ...V...V...
TUẦN 10:
TOÁN: (T47)	THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI (TT)
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh củng cố kĩ năng:
	- Đo độ dài (đo chiều cao của người)
	- Đọc và viết số đo độ dài
	- So sánh các số đo độ dài
II. Đồ dùng dạy học:
	-Thước
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 học sinh lên bảng vẽ đoạn thẳng AB = 7cm
 CD = 6 cm
 MN = 1dm 4cm 
* Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh
2. Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu bài: Bài trước ta đã đo độ dài và ước lượng độ dài bằng mắt. Bài học hôm nay ta củng cố về cách ghi kết quả khi đo, so sánh các độ dài với nhau
2.2 Hướng dẫn thực hành
Bài 1: 
- Giáo viên đọc mẫu dòng đầu, sau đó cho học sinh tự đọc các dòng sau.
- Yêu cầu học sinh đọc cho bạn bên cạnh nghe.
- Nêu chiều cao của bạn Minh và bạn Nam ?
- Muốn biết bạn nào cao nhất, ta làm thế nào ?
- Có thể so sánh như thế nào ?
- Yêu cầu học sinh thực hiện so sánh theo một trong hai cách trên.
Bài 2:
- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 6 học sinh.
* Hướng dẫn các bước làm:
+ Ước lượng chiều cao của từng bạn trong nhóm và xếp theo thứ tự từ cao đến thấp.
+ Đo để kiểm tra lại, sau đó viết vào bảng tổng kết.
- Trước khi học sinh thực hành theo nhóm, giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng và đo chiều cao của các em trước lớp . Vừa đo vừa giải thích cách làm cho học sinh được biết.
- Yêu cầu học sinh các nhóm báo cáo kết quả. Nhận xét và tuyên dương các nhóm thực hành tốt, giữ trật tự.
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về so sánh các số đo độ dài
* Nhận xét tiết học
* Bài sau: Luyện tập chung
- 3 học sinh làm bài trên bảng
- Cả lớp làm bảng con
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 4 học sinh nối tiếp nhau đọc trước lớp
- 2 học sinh ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe.
- Bạn Minh cao 1mét 25 xăng ti mét
- Bạn Nam cao 1 mét 15 xăng ti mét
- Ta so sánh số đo chiều cao của các bạn với nhau.
- Đổi tât cả các số đo ra đơn vị xăng ti mét.
- Số đo chiều cao của các bạn đều gồm một mét và một số xăng ti mét vậy chỉ cần so sánh phần xăng- ti – mét
- So sánh và trả lời
- Bạn Hương cao nhất
- Bạn Nam thấp nhất
- Các bạn trong nhóm ước lượng chiều cao của từng bạn, thư ký ghi các số đo đó.
- Thực hành theo nhóm
- 2 em lên thực hành đo và trình bày cách đo.
- Cả lớp theo dõi nhận xét
- Các nhóm thực hành đo và đọc kết quả đo được trước lớp.
* Cả lớp nhận xét
- VD: So sánh độ dài và rộng của khung cửa sổ và khung cửa ra vào, so sánh độ cao, dài , rộng của cái bàn và cái ghế,so sánh chiều dài, chiều rộng của các bức tường trong phòng khách...
TUẦN 10:
TOÁN: (T48) 	LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố về:
	- Thực hiện nhân chia trong các bảng nhân, bảng chia đã học.
	- Nhân chia số có hai chữ số với số có một chữ số.
	- Chuyển đổi so sánh các số đo độ dài
	- Giải toán về gấp một số lên nhiều lần
	- Đo và vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
6m 8dm = ......
7dam 4m =.......
5dam 2m =.....
* Nhận xét chữa bài, cho điểm học sinh
2. Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ củng cố về các bảng nhân chia đã học, chuyển đổi so sánh các số đo độ dài, giải toán gấp một số lên nhiều lần, đo và vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
2.2 Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- Yêu cầu học sinh tự làm bài trong SGK
- 4 em lên bảng làm ( 1em/cột)
* Giáo viên chữa bài nhận xét
Bài 2:
- Gọi 4 học sinh lên bảng làm bài 2 
( 4 phép tính đầu )
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính của phép tính nhân, phép tính chia.
* Chữa bài, cho điểm học sinh
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh nêu cách làm bài 4m4dm =....dm
- Yêu cầu học sinh làm tiếp các phần còn lại.
Bài 4:
- Gọi học sinh đọc đề bài
- Bài toán thuộc dạng toán gì ?
- Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào ?
- Yêu cầu học sinh làm bài
* Chữa bài và cho điểm học sinh
Bài 5: 
- Yêu cầu học sinh đo độ dài của đoạn thẳng AB
- Độ dài đoạn thẳng CD như thế nào so với độ dài đoạn thẳng AB ?
- Yêu cầu học sinh tính độ dài đoạn thẳng CD.
- Yêu cầu học sinh vẽ đoạn thẳng CD dài 3 cm
* Chữa bài cho điểm học sinh
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà ôn lại các nội dung đã học .
* Nhận xét tiết học.
Bài nhà: Bài 2( 4 phép tính sau), bài 5/49
Bài sau: Bài kiểm tra số 2
- 2 học sinh làm bài trên bảng
- Cả lớp làm bảng con
- Nghe giới thiệu
- Làm bài sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- 4 em làm trên bảng.
- 4 học sinh thực hiện phép tính trên bảng - cả lớp làm bài vào vở bài tập SGK.
- Đổi 4m =40dm ; 40dm + 4dm= 44dm
Vậy 4m4dm=44dm
- Làm bài sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra của nhau.
- Tổ 1 trồng được 25 cây, tổ 2 trồng được gấp 3 lần số cây của tổ 1. Hỏi tổ 2 trồng được bao nhiêu cây.
- Bài toán thuộc dạng gấp một số lên nhiều lần.
- Muốn gấp một số lên nhiều lần ta lấy số đó nhân với số lần.
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Tóm tắt
- Đoạn thẳng AB dài 12 cm
- Độ dài đoạn thẳng CD bằng 1/4 độ dài đoạn thẳng AB
- Độ dài đoạn thẳng CD là:
 12 : 4 = 3( cm)
- Thực hành vẽ sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở điểm kiểm tra bài của nhau.
Tổ 1:
Tổ 2: 
 ? cây
25 cây
TUẦN 10:
TOÁN: (T50):	BÀI TOÁN GIẢI THÀNH HAI PHÉP TÍNH
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
	- Làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính
	- Bước đầu biết vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán và trình bày lời giải
II. Đồ dùng học tập : 
	- Các tranh vẽ tương tự như trong sách Toán 3
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
? kèn
? kèn
2 kèn
3 kèn
A.Kiểm tra bài cũ : Nhận xét bài kiểm tra giữa học kỳ I
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng
2. Dạy học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài giải bằng hai phép tính.
Bài 1:
- Gọi 1 học sinh đọc lại đề bài
- Hàng trên có mấy cái kèn ?
- Mô tả hình vẽ cái kèn bằng hình vẽ sơ đồ như phần bài học của SGK.
- Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên mấy cái kèn ?
- Vẽ sơ đồ thể hiện số kèn :
Tóm tắt
Hàng trên:
Hàng dưới:
- Hàng dưới có mấy cái kèn ?
- Vì sao để tìm số kèn hàng dưới con lại thực hiện phép cộng 3 + 2 = 5 ?
- Vậy cả hai hàng có mấy cái kèn ?
- Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải như phần bài học của SGK.
 3 con cá
 ? con cá
 4 con cá
 4 con cá
- Vậy ta thấy bài toán này là ghép của hai bài toán, bài toán về nhiều hơn khi ta đi tính số kèn của hàng dưới và bài toán tính tổng của hai số khi ta tính cả hai hàng có bao nhiêu chiếc kèn.
Bài 2:
Nêu bài toán: Bể cá thứ nhất có 4 con cá, bể cá thứ hai có nhiều hơn bể cá thứ nhất 3 con cá. Hỏi cả hai bể có bao nhiêu con cá ?
- Bể cá thứ nhất có mấy con cá ?
- Vậy vẽ một đoạn thẳng đặt tên đoạn thẳng là bể 1 và quy ước đây là 4 con cá:
Bể 1: 
- Số cá ở bể 2 như thế nào so với bể 1?
- Hãy nêu cách vẽ sơ đồ để thể hiện số cả của hai bể.
- Bài toán hỏi gì ?
- Hướng dẫn học sinh viết dấu móc thể hiện tổng số cá của hai bể để hoàn thiện sơ đồ như sau:
- Để tính được tổng số cả của cả hai bể ta phải biết gì ?
- Số cá của bể 1 đã biết chưa ?
- Số cá của bể 2 đã biết chưa ?
- Vậy để tính được tổng số cá của cả hai bể trước tiên ta phải đi tìm số cá của bể 2.
- Hãy tính số cá của bể 2
- Hãy tính số cá của cả hai bể
- Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải và giới thiệu bài toán này được gọi là bài toán giải bằng hai phép tính.
2.3 Luyện tập - thực hành
Bài 1:
- Gọi học sinh đọc đề bài
- Anh có bao nhiêu tấm bưu ảnh?
- Số bưu ảnh của em như thế nào so với số bưu ảnh của anh ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết cả hai anh em có bao nhiêu bưu ảnh chúng ta phải biết đựơc điều gì ?
- Chúng ta đã biết được số bưu ảnh của ai, chưa biết số bưu ảnh của ai ?
- Vậy chúng ta phải đi tìm số bưu ảnh của em trước, sau đó mới tìm xem cả hai anh em có tất cả bao nhiêu bưu ảnh
- Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ rồi giải bài toán.
* Chữa bài và cho điểm học sinh
Bài 3: 
- Bài yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu học sinh đọc sơ đồ.
- Bao gạo cân nặng bao nhiêu kg ?
- Bao ngô như thế nào so với bao gạo?
- Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu học sinh đọc thành đề bài hoàn chỉnh.
- Yêu cầu học sinh giải bài toán
* Chữa bài và cho điểm học sinh
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về giải bài toán bằng hai phép tính
* Nhận xét cho điểm học sinh
Bài nhà: Bài 2/50
Bài sau: Bài toán giải bằng hai phép tính
- Hàng trên có 3 cái kèn, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn. Hỏi:
a. Hàng dưới có mấy cái kèn ?
b. Cả hai hàng có mấy cái kèn ?
- Hàng trên có 3 cái kèn
- Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn.
- Hàng dưới có : 3 + 2 = 5 (cái kèn)
- Vì hàng trên có 3 cái kèn, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn, số kèn hàng dưới là số lớn ta lấy số nhỏ cộng với phần hơn.
- Cả hai hàng có 3 + 5 = 8 ( cái kèn)
- 1 học sinh đọc lại đề bài
- Bể cá thứ nhất có hai con cá
- Số cá của bể hai nhiều hơn so với bể 1 là 3 con cá.
- Vẽ số cá của bể hai là một đoạn thẳng dài hơn đoạn thẳng biểu diễn số cá ở bể 1, phần dài hơn ( nhiều hơn) tương ứng với 3 con cá.
- Bài toán hỏi tổng số cá của hai bể
Bể 1:
Bể 2: 
- Ta phải biết được số cá của mỗi bể
- Đã biết số cá của bể 1 là 4 con cá
- Chưa biết số cá của bể 2
- Số cá bể 2 là: 4 + 3 =7 (con cá)
- Hai bể có số cá là: 4 + 7 = 11(con cá)
- Anh có 15 tấm bưu ảnh, em có ít hơn anh 7 bưu ảnh. Hỏi cả hai anh em có bao nhiêu tấm bưu ảnh.
- Anh có 15 tấm bưu ảnh
- Số bưu ảnh của em ít hơn số bưu ảnh của anh là 7 cái.
- Bài toán hỏi tổng số bưu ảnh của cả hai anh em.
- Biết được số bưu ảnh của mỗi người
- Đã biết anh có 15 bưu ảnh, chưa biết số bưu ảnh của em.
Tóm tắt
Anh
Em
Giải
 Số bưu ảnh của em có là:
15 – 7 = 8( bưu ảnh )
Số bưu ảnh của cả hai anh em là :
15 + 8 = 23 ( bưu ảnh)
ĐS: 23 bưu ảnh
- Bài toán yêu cầu chúng ta nêu bài toán theo sơ đồ rồi giải
- Bao gạo nặng 27 kg
- Bao ngô cân nặng hơn bao gạo 5 kg
- Số kg của cả hai bao gạo và ngô
- Bao gạo cân nặng 27 kg, bao ngô cân nặng hơn bao gạo 5 kg. Hỏi cả hai bao nặng bao nhiêu kg ?
Bài giải
Bao ngô cân nặng là:
27 + 5 = 32 ( kg )
Cả hai bao nặng là:
27 + 32 = 59 ( kg )
 ĐS: 59 kg
TẬP VIẾT: 
I. Mục tiêu:
	- Củng cố cách viết chữ hoa G.
	- Viết đúng đẹp các chữ hoa Ô, G, T, V, X
	- Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Ông Gióng và câu ứng dụng:
Gió đưa cành trúc la đà.
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương
	- Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Mẫu chữ viết hoa Ô, G, T, V, X.
	- Tên riêng và câu ứng dụng viết mẫu sẵn trên bảng lớp.
	- Vở tập viết 3, tập 1
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Thu vở của một số học sinh để chấm bài về nhà.
- Gọi 1 học sinh đọc thuộc từ và câu ứng dụng ở tiết trước.
- Gọi học sinh lên bảng viết từ Gò Công, Gà, Khôn.
* Nhận xét cho điểm học sinh
2. Dạy học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài:
- Trong tiết tập viết này các em sẽ ôn lại cách viết chữ hoa Ô, G, T, V, X có trong từ và câu ứng dụng.
2.2 Hướng dẫn viết chữ hoa
a. Quan sát và nêu quy trình viết chữ Ô, G, T, V, X.
- Trong tên riêng và câu ứn dụng có những chữ hoa nào ?
- Treo bảng các chữ viết hoa và gọi học sinh nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2.
- Viết lại mẫu chữ cho học sinh quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết.
b. Viết bảng
- Yêu cầu học sinh viết chữ hoa. Giáo viên đi chỉnh sửa cho từng học sinh.
2.3 Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
a. Giới thiệu từ ứng dụng
- Gọi 1 học sinh đọc từ ứng dụng.
- Em biết gì về Ông Gióng ?
b. Quan sát và nhận xét.
- Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ?
c. Viết bảng
- Yêu cầu học sinh viết từ ứng dụng: Ông Gióng. Giáo viên theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
2.4 Hướng dẫn viết câu ứng dụng
a. Giới thiệu câu ứng dụng:
- Gọi học sinh đọc câu ứng dụng.
* Giải thích: Câu ca dao tả cảnh đẹp và cuộc sống thanh bình trên đất nước ta. Trấn Vũ là đền thờ và Thọ Xương là những địa điểm thuộc Hà Nội trước đây.
b. Quan sát và nhận xét
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
c. Viết bảng 
- Yêu cầu học sinh viết: Gió, Tiếng, Trấn Vũ, Thọ Xương vào bảng. Giáo viên theo dõi và chữa sửa lỗi cho học sinh.
2.5 Hướng dẫn viết vào vở tập viết
- Cho học sinh quan sát bài viết mẫu trong vở tập viết 3, tập 1
- Yêu cầu học sinh viết bài sau đó theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng học sinh.
- Thu và chấm 5 – 7 bài
3. Củng cố - dặn dò:
* Nhận xét tiết học, chữ viết của học sinh.
Dặn: Học sinh về nhà luyện thêm và chuẩn bị bài sau.
- 1 học sinh đọc: Gò Công
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
 Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
- 3 học sinh lên bảng viết. Học sinh dưới lớp viết vào bảng con.
- Có các chữ hoa Ô, G, T, V, X
- 5 học sinh nhắc lại: Cả lớp viết bảng con.
- 3 học sinh lên bảng viết. Cả lớp viết bảng con.
- 1 học sinh đọc: Ông Gióng
- Ông Gióng là nhân vật trong truyện cổ Thánh Gióng đã đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ Quốc.
- Chữ Ô, G cao 2 ly rưỡi, các chữ còn lại cao 1 ly.
- Bằng 1 con chữ O
- 3 học sinh lên bảng viết, học sinh dưới lớp viết vào bảng con.
- 3 học sinh đọc: 
- Gió đưa cành trúc la đà
- Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương.
- Các chữ G, đ, l, T, V, h, X cao 2 li rưỡi, chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- 3 học sinh lên bảng viết, học sinh dưới lớp viết vào bảng con.
* Học sinh viết: 
+ 1 dòng chữ G, cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Ô, T, cỡ nhỏ
+ 2 dòng Ông Gióng, cỡ nhỏ
+ 4 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ
7 bưu ảnh
15 bưu ảnh
? bưu ảnh

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 3 tuan 10 ckt.doc