Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 10 (70)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 10 (70)

TOÁN :

THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI

I/ MỤC TIÊU:

- Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có dộ dài cho trước.

- Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gủi với HS như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.

- Biết dùng mắt ước lượng độ dài ( Tương đối chính xác).

- HS làm được các bài tập 1, 2, 3( a, b).

II/ CHUẨN BỊ :

- Thước thẳng học sinh và thước mét.

III/ LÊN LỚP :

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 624Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 10 (70)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2011
MĨ THUẬT
( GV bộ môn dạy)
......................................................................................
TOÁN :
THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
I/ MỤC TIÊU: 
- Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có dộ dài cho trước.
- Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gủi với HS như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.
- Biết dùng mắt ước lượng độ dài ( Tương đối chính xác).
- HS làm được các bài tập 1, 2, 3( a, b).
II/ CHUẨN BỊ : 
- Thước thẳng học sinh và thước mét.
III/ LÊN LỚP :	
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ :
- Gọi 2 em lên bảng làm BT
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
b) Luyện tập:
Bài 1: - Hướng dẫn HS cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Yêu cầu HS tự vẽ vào vở.
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở để kiểm tra. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2: -Yêu cầu HS đọc bài tập 2. 
- Hướng dẫn cách đo.
- Yêu cầu cả lớp thực hành đo và đọc kết quả rồi ghi vào vở. 
- KT nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 3: (a,b)
- Cho cả lớp thực hành theo nhóm đo và ghi số đo vào vở.
- Mời 1 số nhóm đọc kết quả, các nhóm khác bổ sung.
3) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Chuẩn bị thước kẻ, ê ke, thước mét cho giờ sau.
- 2HS lên bảng làm bài .
- Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
-Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Cả lớp vẽ các đoạn thẳng vào vở.
- Từng cặp đổi vở chéo để KT bài nhau. 
- Một em nêu bài tập 2.
- Lớp lắng nghe GV hướng dẫn.
- Cả lớp thực hành đo và đọc to kết quả đo được rồi ghi vào vở.
- Theo dõi GV hướng dẫn cách đo.
- Các nhóm thực hành đo, ghi kết quả vào vở
- 3 nhóm đọc kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung.
.......................................................................................
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN ( 2 tiết)
GIỌNG QUÊ HƯƠNG
I / MỤC TIÊU: 
- Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của tứng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê huêong thân quen ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 ).
- Rèn đọc đúng các từ : ngạc nhiên, xúc động, nghẹn ngào, mím chặt ...
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.Đối với HS khá, giỏi kể được cả câu chuyện.
II/ CHUẨN BỊ :
-Tranh minh họa truyện trong SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
2.Bài mới: 
A.TẬP ĐỌC:
 a) Phần giới thiệu :
b) Luyện dọc kết hợp giải nghĩa từ 
* Đọc mẫu diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Yêu cầu HS đọc từng câu trước lớp. 
- GV sửa lỗi phát âm.
- Gọi HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Kết hợp giải thích các từ khó trong SGK (đôn hậu , thành thực , bùi ngùi ).
- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm, GV theo dõi nhắc nhở. 
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3 . 
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
 - Gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 1 và trả lời nội dung bài 
+ Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và TLCH:
+ Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên ?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 3 của bài .
+ Vì sao anh thanh niên cảm ơn cảm ơn Thuyên và Đồng ?
- Những chi tiết nào nói tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương ?
- Qua câu chuyện em nghĩ gì về giọng quê hương ?
d) Luyện đọc lại : 
- Đọc diễn cảm đoạn 2 và 3 trong bài. Hướng dẫn HS đọc đúng câu khó trong đoạn.
- Mời 2 nhóm mỗi nhóm 3 em thi đọc phân vai đoạn 2 và 3. 
- Mời 1 nhóm đọc lại toàn truyện theo vai.
- Giáo viên và lớp theo dõi bình chọn nhóm và cá nhân đọc hay nhất.
B.KỂ CHUYỆN:
1. GV nêu nhiệmvụ:
-Dựa vào 3 tranh minh họa ứng với 3 đoạn của câu chuyện.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện theo tranh.
- Gv yêu cầu HS quan sát tranh minh họa trong SGK.
- Gọi HS khá, giỏi nêu nhanh sự việc được kể trong từng tranh ứng với từng đoạn.
- Tổ chức cho HS kể.
- Gv nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gv nhận xét giờ học.
-Dặn dò HS	
-2 HS
-Lắng nghe
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
- Nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, giải nghĩa các từ: đôn hậu, thành thực, bùi ngùi (SGK).
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cả lớp đọc ĐT đoạn 3.
- 1 em đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm và trả lời:
- Cùng ăn với ba người thanh niên.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 2: 
- Thuyên và Đồng quên tiền, 1 trong 3 người thanh niên xin trả giúp tiền ăn.
 - Lớp đọc thầm đoạn 3 của bài:
+ Trao đổi trong nhóm để trả lời: Vì Thuyên và Đồng có giọng nói gợi cho anh thanh niên nhớ đến một người mẹ
- Người trẻ tuổi: lẳng lặng cuối đầu, đôi môi mín chặt lộ vẻ đau thương. Thuyên và Đồng: yên lặng nhìn nhau, mắt rớm lệ.
- Giọng quê hương rất gần gũi và thân thiết. Giọng quê hương gợi nhớ những kĩ niệm sâu sắc. Giọng quê hương gắn bó với những người cùng quê hương.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
- Các nhóm thi đọc phân vai (người dẫn chuyện, anh thanh niên, Thuyên).
- 1 nhóm đọc lại toàn truyện theo vai.
-HS chú ý lắng nghe.
- HS nêu nội dung từng tranh:
- HS dựa vào câu hỏi gợi ý để kể theo nhóm đôi.
- HS kể trước lớp.
- Lớp lắng nghe nhận xét.
- Chú ý
..............................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 1 tháng 11 năm 2011
CHÍNH TẢ ( Nghe viết)
QUÊ HƯƠNG RUỘT THỊT
 I/ MỤC TIÊU: 
- Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm và viết được tiếng có oai, oay ( Bt 2).
- Làm được bài tập 3a
- HS viết đúng: Chị Sứ, khóc, ngày xưa, da dẻ
II/ CHUẨN BỊ : 
- Một tờ giấy khổ lớn để học sinh thi tìm từ có vần oai / oay . 
III/ LÊN LỚP :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Mời 2 học sinh lên bảng làm BT
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài
 b) Hướng dẫn HS viết chính tả :
- Giáo viên đọc bài một lượt. 
- Gọi 2 HS đọc lại, cả lớp theo dõi trong SGK. 
+ Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương mình? 
+ Những chữ nào trong bài viết hoa? Cho biết vì sao phải viết hoa?
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài chính tả và luyện viết các tiếng khó trên bảng con. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
-Đọc chính tả cho HS viết vào vở.
- Chấm, chữa bài.
 c/ Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 2 : 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập 2.
- Tổ chức cho HS làm theo nhóm: từng nhóm thi tìm đúng, nhanh các từ rồi ghi vào giấy.
- Mời đại diện các nhóm đọc to kết quả.
- GV cùng cả lớp nhận xét, tuyên dương.
Bài 3 : 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 3a.
-Yêu cầu HS làm vào VBT
3) Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn dò HS
- 2HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp viết vào bảng con .
- Lớp lắng nghe giới thiệu bài. 
- 2 HSđọc lại bài, cả lớp đọc thầm. 
- Vì đó là nơi chị sinh ra và lớn lên
-HS trả lời: Quê, Chị Sứ, Chính, Và.
- Lớp tập viết trên bảng con các từ khó: da dẻ , quả ngọ , ruột thịt ... 
- Nghe - viết bài vào vở.
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm 
- 1HS đọc yêu cầu BT, cả lớp đọc thầm.
- Các nhóm thi làm bài.
- Đại diện nhóm đọc kết quả.
- Cả lớp bình chọn nhóm thắng cuộc.
- HS nêu BT 
- Lớp làm vào VBT 
- Lớp theo dõi.
......................................................................
TẬP ĐỌC:
THƯ GỬI BÀ
I/ MỤC TIÊU : 
- Bước đầu đọc bộc lộ được tình cảm thân mật qua giọng đọc thích hợp với từng kểu câu.
- Nắm được những thông tin chính của bức thư thăm hỏi. Hiểu ý nghĩa: Tình cảm gắn bó với quê hương Và tấm lòng yêu quý bà của người cháu. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II/ CHUẨN BỊ :
- Một phong bì thư và một bức thư của học sinh trong trường gửi người thân.
III/ LÊN LỚP :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS đọc bài Giọng quê hương
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
2.Bài mới
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện đọc :
* Đọc toàn bài. 
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
- Yêu cầu HS đọc từng câu. GV theo dõi sửa sai cho các em.
- Gọi học sinh đọc từng đoạn trước lớp. 
- Kết hợp hướng dẫn học sinh đọc đúng các câu khó 
- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm.
- Mời 2 HS thi đọc toàn bộ bức thư 
c/ Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm 
+ Đức viết thư cho ai ? 
+ Dòng đầu bức thư, bạn ghi như thế nào? 
- Yêu cầu đọc thầm phần chính của bức thư. 
+ Đức hỏi thăm bà những điều gì ?
+ Đức kể với bà những gì ?
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn cuối bức thư. 
+ Đọan cuối bức thư cho thấy tình cảm của Đức với bà như thế nào ?
- GV nhận xét,chốt lại
d) Luyện đọc lại :
- Mời một học sinh giỏi đọc lại bức thư. 
- Tổ chức cho HS thi đọc bức thư. 
- Nhận xét đánh giá bình chọn em đọc hay. 
3) Củng cố - Dặn dò:
- Để viết 1 bức thư cần trình bày mấy phần?
- Nhận xét tiết học,dặn dò HS
- 3 em lên bảng đọc.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- Lớp theo dõi.
- Lớp lắng nghe GV đọc.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp. Luyện đọc các từ: chăm ngoan, vẫn nhớ, kể chuyện 
- 3 em nối tiếp đọc 3 đoạn của bức thư và đề xuất cách đọc: giọng nhẹ nhàng, tình cảm, ...
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm 
- Hai học sinh thi đọc bức thư.
- Lớp đọc thầm phần đầu bức thư. 
+ Đức viết thư cho bà của Đức ở quê .
- HS trả lời
- HS đọc thầm phần chính của bức thư. 
+ Đức hỏi thăm sức khoẻ của bà.
- HS trả lời. 
- Học sinh đọc thầm đoạn còn lại.
+ Đức rất kính trọng và yêu quý bà.
- 1 HS đọc.
- 3-4 HS thi đọc diễn cảm bức thư. 
- Lớp lắng nghe để bình chọn.
- Lắng nghe
..............................................................................
TOÁN:
THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI (TIẾP THEO)
I/ MỤC TIÊU: 
- Biết cách đo, cách ghi và đọc kết quả đo độ dài.
 - Biết so sánh các độ dài. 
- HS làm được các bài tập 1, 2.
II/ CHUẨN BỊ : 
- Thước thẳng học sinh và thước mét.
III/ LÊN LỚP :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ :
- 1 HS làm lại BT 1 (tiết trước)
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Luyện tập:
Bài 1: 
- Nêu bài tập trong sách giáo khoa .
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở.
- Yêu cầu nêu cách đọc và so sánh số đo của từng bạn.
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở để kiểm tra.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2 :
- Yêu cầu học sinh đọc bài tập 2 . 
- Hướng dẫn làm BT theo nhóm (nhóm 4 em) lần lượt đo và ghi chép  ... ơ bản :
* Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân, luờn.
- Cho HS ôn luyện theo tổ, GV theo dõi sửa chữa cho các em.
- Cả lớp tập đồng loạt theo nhịp hô của GV.
+ Tập liên hoàn 2 động tác vươn thở và tay.
+ Ôn động tác chân.
+ Ôn động tác lườn.
+ Tập liên hoàn 2 động tác chân và lườn.
+ Tập liên hoàn cả 4 động tác.
* Chơi trò chơi : “Chạy tiếp sức “ 
- Giáo viên nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi 
- Học sinh thực hiện chơi trò chơi :”Chạy tiếp sức”.
3/Phần kết thúc:
- Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng.
- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn học sinh về nhà thực hiện lại các động tác TD đã học.
5phút
17phút
8phút
5phút 
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
 GV
...............................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 4 tháng 11 năm 2011
TOÁN:
BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH
I/ MỤC TIÊU : 
 - Giúp HS làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính.
 - Bước đầu biết giải và trình bày bài giải. 
 - Giáo dục HS yêu thích môn học.
 - HS làm được BT 1, 3
II/CHUẨN BỊ : 
 Phiếu bài tập . 
III/LÊN LỚP :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ :
- Nhận xét trả bài kiểm tra giữa học kì I.
 2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Khai thác :
Bài toán 1: - Nêu bài toán, ghi tóm tắt lên bảng.
-Gọi 2 HS nhìn vào sơ đồ nêu lại bài toán
-Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để tìm ra cách giải.
- Mời 1 số HS nêu miệng cách giải.
- GV ghi bảng:
Bài toán 2: - Nêu bài toán, ghi tóm tắt:
- Gọi 2HS đọc lại bài toán dựa vào sơ đồ. 
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
-Muốn tìm số cá ở 2 bể trước hết ta phải tìm gì ?
-Khi tìm được số cá ở bể thứ nhất, ta làm thế nào để tìm số cá ở cả hai bể? 
- Mời 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào nháp.
- GV nhận xét chữa bài trên bảng lớp.
* KL: Đây là bài toán giải bằng 2 phép tính.
c) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi 2HS đọc bài toán.
- Mời 1HS lên bảng tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng. Lớp nhận xét bổ sung.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm
- Nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng, nhanh.
 Bài 3: 
- Gọi Hs dựa vào tóm tắt để đọc đề toán.
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
3) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học
-Dặn dò HS
- Lắng nghe.
-Lớp lắng nghe giới thiệu bài
- Theo dõi GV nêu bài toán.
- 2HS nhìn sơ đồ nêu lại bài toán.
-HS trả lời
-HS trả lời
- Từng cặp trao đổi với nhau để tìm cách giải và tự giải vào nháp.
- 3 em nêu miệng bài giải, Cả lớp nhận xét bổ sung.
- Lắng nghe GV nêu bài toán.
- 2HS dựa vào sơ đồ nêu lại bài toán.
-Trả lời
-HS trả lời
- Tìm số cá ở bể thứ hai.
- Lấy số cả bể thứ nhất cộng với số hơn ở bể thứ 2
- Cả lớp làm bài vào nháp.
- 1HS lên bảng giải, lớp nhận xét bổ sung.
- 2HS đọc lại bài toán trước lớp.
- 1HS lên bảng tóm tắt bài toán, cả lớp theo dõi bổ sung.
-Các nhóm thảo luận và giải bài toán vào tờ giấy to, xong dán bài lên bảng.
- 2HS đọc đề
- Cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải :
Bao ngô cân nặng là:
27 + 5 = 32 (kg)
Cả 2 bao cân nặng là:
27 + 32 = 59 (kg)
Đáp số: 59 kg
- Lắng nghe
- Lắng nghe
.......................................................................
TIẾNG ANH
( GV bộ môn dạy)
.......................................................................
TẬP LÀM VĂN:
TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ
I/MỤC TIÊU : 
 	- Dựa theo mẫu bài tập đọc thư gửi bà và gợi ý về thức - nội dung thư, biết viết một bức thư ngắn (khoẳng 5 đến 7 dòng) để thăm hỏi, báo tin cho người thân.
 - Đặt câu đúng, trình bày đúng hình thức một bức thư; ghi rõ nội dung trên phong bì thư gửi theo đường bưu điện.
 II/CHUẨN BỊ :
- Bảng phụ chép sẵn gợi ý của bài tập 1. Một bức thư và phong bì thư mẫu. 
III/LÊN LỚP :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hai học sinh đọc bài Thư gửi bà. 
 2.Bài mới: .
 a/ Giới thiệu bài :
 b) Hướng dẫn làm bài tập :
*Bài 1 : 
 - Gọi 1 học sinh đọc ND bài tập. 
- Gọi 2HS đọc câu hỏi gợi ý 
- Mời 4 -5 HS nói mình sẽ viết thư cho ai.
- Gọi một em làm mẫu.
- Nhắc nhở 1 số điều cần lưu ý trước khi viết thư.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại các câu hỏi gợi ý 
- Yêu cầu HS thực hành viết thư trên giấy rời
- Mời 1 số em thi đọc thư trước lớp. 
- Nhận xét ghi điểm.
Bài tập 2 :
- Gọi 1 em nêu yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS quan sát phong bì viết mẫu trong SGK, trao đổi về cách trình bày mặt trước của phong bì thư.
+ Góc bên trái (phía trên) viết gì?
+ Góc bên phải (phía dưới) viết gì?
+ Góc bên phải (phía trên) có gì?
- Thực hành viết nội dung cụ thể trên phong bì .
- Mời 5 - 7 em đọc kết quả trước lớp. 
- Giáo viên theo dõi nhận xét bài học sinh. 
3) Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
- Dặn dò HS
- Hai em lên bảng đọc bài.
- Học sinh lắng nghe.
- 1 em đọc ND bài tập.
- 2 em đọc câu hỏi gợi ý.
-HS trả lời
- Một em lên làm mẫu
- Đọc thầm lại các câu hỏi gợi ý.
- Thực hành viết thư vào giấy rời.
- 3 em lên thi đọc lá thư của mình. 
- Lớp theo dõi bình chọn.
- Một học sinh đọc đề bài tập 2.
- Quan sát mẫu trong SGK trao đổi về cách trình bày phong bì thư. 
+ Tên, địa chỉ người gửi thư.
+ Tên, địa chỉ người nhận.
+ Tem thư của bưu điện.
- Thực hành ghi nội dung vào phong bì thư .
- 5 - 7 em đọc kết quả trước lớp.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Lắng nghe
...................................................................................
SINH HOẠT TẬP THỂ
..............................................................................................................................................................
Tiết 4:Thủ công: Ôn tập chương I: Phối hợp gấp, cắt, dán hình
I.Mục tiêu:
-Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng phối hợp gấp, cắt, dán để làm đồ chơi.
-Làm được ít nhất 2 đố chơi đã học. Đối với HS khéo tay làm được ít nhất 3 đồ chơi đã học và có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
II.Chuẩn bị:
-Các mẫu gấp: Gấp, cắt, dán ngôi sao vàng 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng; Gấp cắt dán bông hoa.
-Giấy thủ công, kéo, hồ dán.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS ôn tập.
- GV yêu cầu HS nêu tên các bài đã học ở chương I.
- GV treo tranh quy trình.
- Yêu cầu HS nêu lại các bước gấp: Gấp cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng; Gấp cắt dán bông hoa.
- GV nêu lại các bước.
- Yêu cầu HS thực hành gấp bằng giấy thủ công.
- Gv theo dõi, giúp đỡ những em yếu hoàn thành sản phẩm.
-Yêu cầu HS trưng bày sản phẩm
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
-Dặn dò HS
HS nhắc lại.
- HS nêu tên các bài đã học ở chương I
- HS quan sát và nhận xét
- HS nêu lại các bước gấp.
-HS lắng nghe.
- HS thực hành gấp bằng giấy thủ công.
-HS trưng bày sản phẩm
-Lắng nghe
 Tiết 1:Thể dục: Học hai động tác chân, lườn của bài thể dục 
I/ Mục tiêu: SGV trang 71
II/ Địa điểm phương tiện : - Sân bãi chọn nơi thoáng mát, bằng phẳng, vệ sinh sạch sẽ. 
 - Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi Nhanh lên bạn ơi.
III/ Lên lớp:
Nội dung và phương pháp dạy học
Định lượng
Đội hình luyện tập
1/Phần mở đầu :
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
- HS chạy chậm theo 1 hàng dọc.
- Yêu cầu lớp làm các động tác khởi động.
- Đứng tại chỗ xoay các khớp . 
- Chơi trò chơi: Làm theo hiệu lệnh.
2/Phần cơ bản:
* Ôn hai động tác vươn thở và tay :
- Giáo viên nêu tên động tác để học sinh nắm .
- GV hô cho lớp ôn lần lượt từng động tác sau đó ôn liên hoàn 2 động tác. 
- Giáo viên hô cho học sinh thực hiện mỗi lần tập 2 x 8 nhịp * Học hai động tác Chân và Lườn :
- Giáo viên nêu tên động tác để học sinh nắm . 
- Làm mẫu vừa giải thích về động tác một lần HS làm theo . 
- Giáo viên hô cho học sinh thực hiện.
- Mời 3 – 4 học sinh thực hiện tốt lên làm mẫu.
- Cho HS tập luyện theo tổ.
* Chơi trò chơi : “ Nhanh lên bạn ơi “ 
- Giáo viên nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi. 
- Học sinh thực hiện chơi trò chơi :”Nhanh lên bạn ơi”
* Chia học sinh ra thành từng tổ hướng dẫn cách chơi thử sau đó cho chơi chính thức.
 3/Phần kết thúc:
- Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng.
- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn dò học sinh về nhà thực hiện lại các động tác vừa học. 
5phút
6 phút 
14phút
8phút
3 phút 
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
 GV
 GV
Tiết 5: Đạo đức : Chia sẻ buồn vui cùng bạn (tiết 2)
 A / Mục tiêu: SGV trang 48.
 B/Chuẩn bị : Các câu chuyện, bài hát, tấm gương, ca dao, tục ngữ ... về tình bạn, về sự cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn.
 C/ Hoạt động dạy - học :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ KT bài cũ: KT 2 em
2.Dạy bài mới: 
ª Hoạt động 1: Phân biệt hành vi đúng, hành vi sai. 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm yêu cầu BT 5 - VBT rồi làm bài: điền Đ hay S vào ô trống trước những ý ghi sẵn.
- Gọi 1 số HS nêu kết quả, cả lớp bổ sung.
- GV kết luận: SGV.
ªHoạt động 2 Liên hệ và tự liên hệ 
- Cho HS thảo luận cả lớp với ND sau:
+ Em đã biết chia sẻ vui buồn với bạn bè trong lớp, trong trường chưa? Chia sẻ như thế nào?
+ Em đã bao giờ được bạn bè chia sẻ buồn vui chưa? Hãy kể trường hợp cụ thể. Khi được bạn bè chia sẻ vui buồn, em cảm thấy thế nào?
- GV kết luận.
ªHoạt động 3: Trò chơi phóng viên (củng cố bài) 
- Giáo viên yêu cầu học sinh lần lượt đóng vai phóng viên để phỏng vấn các bạn trong lớp các câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học. 
- GV cùng cả lớp nhận xét, biểu dương những em có câu hỏi hay và những câu trả lời đúng.
GV Kết luận chung:
-Nhận xét giờ học,dặn dò
- 2HS lên bảng THCH.
- Đọc thầm yêu cầu BT và tự điền theo ý của mình vào các ô trống mà mình cho là phù hợp.
- 3-5 HS nêu kết quả trước lớp, Cả lớp bổ sung. 
- HS tự liên hệ với bản thân, kể trước lớp
- Cả lớp nhận xét tuyên dương những bạn đã biết quan tâm chia sẻ vui buồn cùng bạn bè.
-HS nhắc lại
- Lớp tiến hành thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên.
- Lần lượt từng HS thay nhau đóng vai phóng viên nhà báo đến phỏng vấn bạn trong lớp các câu hỏi có liên quan đến nội dung của chủ đề bài học .
-Chú ý

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 10 CKTKNS Giam tai.doc