Kế hoạch bài dạy môn Toán 3 - Bài: Chu vi hình chữ nhật - Năm học 2019-2020 - Mai Thu Thủy

Kế hoạch bài dạy môn Toán 3 - Bài: Chu vi hình chữ nhật - Năm học 2019-2020 - Mai Thu Thủy

I. Mục tiêu: Qua bài học này sẽ giúp học sinh:

a. Kiến thức:

- Hiểu và ghi nhớ quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.

b. Kĩ năng:

- Biết vận dụng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật vào các bài toán (biết chiều dài, chiều rộng).

- Học sinh được làm quen với giải toán có nội dung hình học( liên quan dến chu vi hình chữ nhật)

- Rèn học sinh tính các bài toán chính xác thành thạo.

c. Thái độ:

- Học sinh tích cực hoạt động.

- Giúp học sinh phát triển được năng lực tư duy logic.

- Học sinh mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến trước lớp.

- Rèn tình cẩn thận, chính xác.

- Rèn khả năng diễn đạt, yêu thích môn Toán.

II. Chuẩn bị:

a. Giáo viên :

- Giáo án, bài giảng điện tử, sách giáo khoa (SGK), phấn trắng, bút màu.

b. Học sinh :

- Sách giáo khoa (SGK), vở bài tập, đồ dùng học tập (bút, thước, ).

 

docx 11 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 05/07/2022 Lượt xem 391Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Toán 3 - Bài: Chu vi hình chữ nhật - Năm học 2019-2020 - Mai Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 15 tháng 7 năm 2019
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN 3
BÀI: CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT
I. Mục tiêu: Qua bài học này sẽ giúp học sinh:
a. Kiến thức: 
- Hiểu và ghi nhớ quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.
b. Kĩ năng: 
- Biết vận dụng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật vào các bài toán (biết chiều dài, chiều rộng).
- Học sinh được làm quen với giải toán có nội dung hình học( liên quan dến chu vi hình chữ nhật) 
- Rèn học sinh tính các bài toán chính xác thành thạo.
c. Thái độ: 
- Học sinh tích cực hoạt động.
- Giúp học sinh phát triển được năng lực tư duy logic.
- Học sinh mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến trước lớp.
- Rèn tình cẩn thận, chính xác.
- Rèn khả năng diễn đạt, yêu thích môn Toán.
II. Chuẩn bị: 
a. Giáo viên :
- Giáo án, bài giảng điện tử, sách giáo khoa (SGK), phấn trắng, bút màu.
b. Học sinh :
- Sách giáo khoa (SGK), vở bài tập, đồ dùng học tập (bút, thước, ).
III. Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Mục tiêu, nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1p
1. Ổn định lớp
MT: Ổn định trật tự, tạo hứng thú cho học sinh.
- Giới thiệu BGH, giáo viên đến dự
- Cho học sinh hát bài hát: “ Lớp chúng ta đoàn kết”
- Hs hát.
3p
2. Tích cực hóa kiến thức:
MT: Củng cố lại kiến thức về hình chữ nhật, hình vuông.
- Trò chơi: Tô hình đúng màu đẹp
+ Chuẩn bị: Bút màu, các hình đã học.
+ Giáo viên nêu luật chơi:
* Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 3 bạn đại diện lên chơi. Giáo viên phát cho mỗi đội 3 bút màu (xanh, đỏ, vàng). Yêu cầu quan sát kĩ các hình vẽ. 
* Khi GV hô: ‘Tô màu đỏ vào hình tam giác, tô màu xanh vào hình vuông, tô màu vàng vào hình chữ nhật ”.
* Trong 3 phút đội nào tô đúng, đẹp (không bị nhoè màu ra ngoài hình, không tô màu nọ chồng lên màu kia do nhầm) thì đội đó thắng cuộc.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi. Khen thưởng các đội.
- Giáo viên chỉ hình chữ nhật, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi về đặc điểm của hình chữ nhật
- Giáo viên nhận xét, chốt.
- Học sinh lắng nghe, chia đội chơi trò chơi.
- Học sinh nên chơi.
- Học sinh lắng nghe
- Hs trả lời
- Hs lắng nghe
1p
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
- Giáo viên giới thiệu vào bài
- Nêu mục tiêu, yêu cầu 
- Gọi 1 học sinh nhắc lại tên bài
- Giáo viên viết tên đề bài lên bảng
- Hs lắng nghe
- Hs nhắc lại 
- Hs ghi vào vở 
19p
b. Triển khai các hoạt động: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn xây dựng công thức tính chu vi hình chữ nhật.
MT: Học sinh nắm vững được quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.
- Giáo viên dán lên bảng hình tứ giác MNPQ có độ dài các cạnh lần lượt là 2dm, 3dm, 4dm, 5dm.
 + Yêu cầu học sinh đọc tên hình tứ giác. 
+ Yêu cầu học sinh đọc độ dài các cạnh của hình tứ giác. 
+ Yêu cầu học sinh: Tính chu vi hình tứ giác?
- GV nhận xét bài làm của học sinh 
- GV hỏi cách tính chu vi hình tứ 
giác? 
+ Mời học sinh nhận xét.
- GV hỏi cách tính chu vi của một hình
+ Giáo viên nhận xét và yêu cầu học sinh nhắc lại.
- Gv chiếu hình tứ giác MNPQ và hình chữ nhật ABCD. 
+ Yêu cầu học sinh nhận xét hai hình này có điểm gì giống nhau?
+ Mời hs nhận xét
- Gv nhận xét, chốt 
- Giáo viên chiếu hình chữ nhật ABCD có chiều dài 3cm, chiều rộng 4cm. 
+ Yêu cầu học sinh đọc độ dài các cạnh của hình chữ nhật.
+ Mời hs nhận xét
+ Gv nhận xét và chốt. Hình chữ nhật ABCD có: AB=4cm, BC=3cm, CD=4cm, AD=3cm.
+ Yêu cầu học sinh tính chu vi hình chữ nhật ABCD. Cho học sinh thảo luận nhóm đôi.
+ Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài.
+ Yêu cầu học sinh nhận xét.
+ Giáo viên nhận xét và sửa bài.
- Học sinh quan sát.
+ Hình tứ giác MNPQ.
+ Độ dài các cạnh:
MN=2dm, NP=3dm,
PQ=4dm, MQ=5dm.
+ Chu vi của hình tứ
giác MNPQ là:
2 + 3 + 4 +5 = 14(dm)
Đáp số : 14 dm
- Hs nhận xét
- Hs trả lời 
+ Học sinh nhận xét.
- Hs trả lời 
+ Học sinh lắng nghe và nhắc lại.
 - Học sinh quan sát, trả lời
- Hs nhận xét.
- Hs lắng nghe
+ Hình chữ nhật ABCD có: AB=4cm, BC=3cm, CD=4cm, AD=3cm.
- Hs nhận xét 
+ Học sinh thảo luận nhóm đôi và làm vào nháp. Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
 4 +3 +4 +3 = 14 (cm) Đáp số : 14 cm 
+ Học sinh lên bảng làm bài. 
+ Học sinh nhận xét. 
+ Học sinh lắng nghe và quan sát.
Hoạt động 2: 
Xây dựng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.
- Từ cách lấy số đo các cạnh cộng với nhau ra chu vi hình chữ nhật giáo viên nêu cách làm thứ hai.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng tính tổng một cạnh chiều dài và một cạnh chiều rộng của hình chữ nhật ABCD. (ví dụ: cạnh AB và AD). 
+ Giáo viên cho học sinh so sánh kết quả chu vi của hình chữ nhật ABCD và nửa chu vi hình chữ nhật ABCD
14 cm gấp mấy lần 7 cm? (mời một học sinh trả lời).
+ Mời hs nhận xét
+ Giáo viên nhận xét.
+ Giáo viên hỏi: Chu vi của hình chữ nhật ABCD gấp mấy lần tổng của một cạnh chiều dài và một cạnh chiều rộng? (mời một học sinh trả lời).
+ Giáo viên nhận xét và chốt ý
 - Giáo viên chỉ lên các phép tính và khẳng định đó chính là cách tính chu vi hình chữ nhật.
 - Giáo viên chỉ vào phép tính (4 + 3) x 2 = 14 (cm) và hỏi: “ Qua cách tính này bạn nào cho cô biết muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào?”
- Yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét và chốt ý
“Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2”.
- Gv đưa ra ví dụ để làm rõ về câu “ cùng đơn vị đo”.
- Yêu cầu một vài học sinh nhắc lại quy tắc tính chu vi hình chữ nhật .
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh
quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.
- Gv chuyển đến phần bài tập 
- Hs lắng nghe, quan sát.
+ Tổng một cạnh chiều dài và một cạnh chiều rộng là: 4 + 3 = 7 (cm). 
+ Thưa cô 14cm gấp 2 lần 7cm. 
+ Hs nhận xét
+ Học sinh lắng nghe.
+ Thưa cô chu vi của hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần tổng của một cạnh chiều dài và một cạnh chiều rộng.
+ Học sinh quan sát và lắng nghe. 
- Học sinh quan sát và lắng nghe.
 - Thưa cô muốn tính chu vi của hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng rồi nhân với 2.
- Phải cùng đơn vị đo.
- Học sinh lắng nghe. 
- Học sinh nhắc lại quy tắc tính chu vi hình 
chữ nhật .
- Cả lớp đọc đồng thanh quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.
- Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 3: Luyện tập 
 Bài 1: 
MT: Dựa vào quy tắc học sinh tính chu vi hình ch nhật 
Bài 1:
- Yêu cầu học sinh đọc đề.
- Yêu cầu hai học sinh ngồi cùng bàn sẽ thảo luận với nhau và làm vào vở.
- Mời học sinh lên bảng làm
bài.
- Trong khi học sinh làm giáo
viên xuống lớp kiểm tra bài làm
học sinh.
- Mời học sinh nhận xét bài trên
bảng.
- Giáo viên chỉ vào bài làm câu
b và hỏi: Vì sao phải đổi 2dm = 20cm?
- Giáo viên nhận xét và sửa bài.
- Giáo viên hỏi cả lớp có làm giống bạn không? 
- Gv hỏi lại quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và chuyển sang làm bài 2
- Học sinh đọc đề.
- Học sinh thảo luận
nhóm đôi.
- Học sinh lên bảng
làm bài.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh nhận xét.
- Thưa cô vì chúng
không cùng đơn vị đo.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh giơ tay.
- Học sinh lắng nghe, nhắc lại quy tắc
Bài 2:
MT: HS biết vận dụng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật vào giải toán có lời văn 
Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài. 
- Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh và làm tóm tắt trên bảng. 
+ Bài toán cho biết những gì? 
+ Giáo viên nhận xét.
+ Bài toán yêu cầu gì? 
+ Giáo viên nhận xét.
 - Yêu cầu học sinh làm vào vở. Mời một học sinh lên bảng làm bài.
 - Yêu cầu học sinh dưới lớp nhận xét bài làm trên bảng. 
- Giáo viên nhận xét và sửa bài. 
- Gv lưu ý cho học sinh về các bước khi làm giải bài toán có lời văn.
- Gv dẫn dắt chuyển sang làm bài 3
- Học sinh đọc đề.
- Học sinh trả lời và quan sát. 
+ Thưa cô bài toán cho biết chiều dài là 35m, chiều rộng 20m. + Học sinh lắng nghe. + Thưa cô bài toán yêu cầu tính chu vi mảnh đất đó.
 + Học sinh lắng nghe.
- Học sinh làm bài vào vở, một học sinh lên bảng làm bài.
 - Học sinh quan sát và lắng nghe. 
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe
Bài 3: 
MT: HS biết so sánh chu vi của các hình chữ nhật 
Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
 - Cho học sinh làm bài vào sách giáo khoa 
- Hs làm làm xong giơ tay báo bài 
- GV mời học sinh chữa bài
- Giáo viên hỏi học sinh vì sao biết đáp án C là câu trả lời đúng? 
- Mời hs nhận xét.
- Gv nhận xét, và lưu ý mở rộng: “Tổng CD và CR của hcn ABCD là 63 + 31= 94(m). Tổng CD và CR của hcn MNPQ là 54+ 40= 94(m). Hai tổng đó còn được gọi là 2 nửa chu vi. Hai nửa chu vi bằng nhau nên chu vi của hai hình chữ nhật đó bằng nhau.”
- Gv hỏi Muốn so sánh được chu vi của hai hình chữ nhật ta làm như thế nào?
- Mời hs nhận xét
- Giáo viên nhận xét và chốt: “Muốn so sánh được chu vi của các hình, trước hết ta phải tính chu vi của các hình đó”. 
- Học sinh đọc đề.
 - Hs làm vào sách giáo khoa.
- Hs giơ tay báo bài
- Hs chữa bài 
- Hs trả lời.
- Hs nhận xét 
- Học sinh lắng nghe.
- Thưa cô con tính chu vi của hai hình rồi so sánh kết quả.
- Hs nhận xét.
 - Học sinh lắng nghe
5p
5. Củng cố, dặn dò: 
* Củng cố
- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “ Ăn khế trả vàng”. ( nếu còn thời gian)
 - Luật chơi như sau: Trên màn chiếu của cô có 4 ô số, trong đó sẽ có 3 ô số chứa câu hỏi và có 1 ô số may mắn. Sau khi cô đếm 1, 2, 3 bạn nào nhanh tay nhất sẽ được quyền chọn ô số. Nếu các con chọn vào ô số chứa câu hỏi thì trong vòng 15 giây các con phải suy nghĩ và trả lời. Sau 15 giây, nếu trả lời đúng bạn trả lời sẽ nhận được một phần quà, nếu trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời lại cho một bạn khác. Còn nếu các con chọn vào ô may mắn thì các con không cần phải trả lời câu hỏi và nhận được một phần quà. 
- Nội dung của các ô số: 
+ Ô số 1: Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào? 
A. Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy số đo chiều dài cộng với số đo chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2.
 B. Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy dài nhân rộng. 
C. Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy số đo chiều dài cộng với số đo chiều rộng rồi nhân với 2. 
+ Ô số 2: Ô may mắn. 
+ Ô số 3: Tính chu vi một hồ bơi hình chữ nhật dài 15 m, rộng 10 m? A. 25m B. 50m C. 35m
+ Ô số 4: Tính chu vi hình chữ nhật có chiều dài 50 cm, chiều rộng 4dm? A. (5 + 4) x 2 = 18 dm.
 B. 5 x 4 = 20 cm. 
C. (5 + 4) x 2 = 18 cm 
- Mời học sinh nhắc lại quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh lắng nghe.
 + Đáp án đúng là câu A. 
+ Đáp án đúng là câu B.
+ Đáp án đúng là câu A
- Học sinh nhắc lại quy tắc. 
1p
* Dặn dò:
- Về nhà học thuộc quy tắc tính chu vi hình chữ nhật, làm hết bài tập trong sách bài tập.
 - Tiết sau học bài: Chu vi hình vuông, các con về nhà xem trước bài chu vi hình vuông. 
- Học sinh lắng nghe.
IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_toan_3_bai_chu_vi_hinh_chu_nhat_nam_hoc.docx