Toán: tiết 56
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố kĩ năng thực hiện phép tính nhân giải toán và thực hiện “ Gấp” và “ Giảm” một số lần. Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
2. Kĩ năng:vận dụng giải toán
3. Thái độ: giáo dục tính chính xác, cẩn thận
II/ ĐDDH :
1. GV: Bảng phụ kẻ sẵn bảng như nội dung bài tập 1 .
2. HS: VBT
TUẦN 12 --------- o0o--------- Soạn: 4/11/2010 Giảng: Toán: tiết 56 LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố kĩ năng thực hiện phép tính nhân giải toán và thực hiện “ Gấp” và “ Giảm” một số lần. Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. 2. Kĩ năng:vận dụng giải toán 3. Thái độ: giáo dục tính chính xác, cẩn thận II/ ĐDDH : 1. GV: Bảng phụ kẻ sẵn bảng như nội dung bài tập 1 . 2. HS: VBT III/ Các hoạt động dạy - học: : A / ÔĐTC: (1 phút) B / KTBC: (4 phút) - Gọi 2 em lên bảng sửa BT3 tiết trước. - Nhận xét đánh giá . C / Bài mới: Hoạt động của thầy TG Hoạt động của trò a) Giới thiệu bài: b) Luyện tập: Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập 1. - Yêu cầu cả lớp cùng làm mẫu một cột . - Yêu cầu cả lớp làm vào vở . - Yêu cầu 1 học sinh lên bảng tính . - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 2 : - Yêu cầu học sinh nêu đề bài - Yêu cầu cả lớp thực hiện trên bảng con Bài 3 - Gọi học sinh đọc bài 3. - Yêu cầu đọc thầm bài toán, phân tích rồi tự giải vào vở. - Mời 1 học sinh lên bảng giải . - Cho HS đổi vở để KT bài nhau. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 4: - Yêu cầu học sinh nêu đề bài - Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện vào vở. - Mời 1HS lên bảng giải. - chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài D. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn về nhà học và làm bài tập . 1’ 6’ 7’ 8’ 7’ 4’ - Lớp theo dõi giới thiệu bài - Một em nêu nội dung bài tập 1 . - Làm mẫu một bài và giải thích tìm tích ta lấy thừa số nhân với thừa số. - Cả lớp thực hiện làm vào vở. - Một học sinh lên bảng tính . T.SỐ 423 210 170 T.SỐ 2 3 5 TÍCH 846 630 850 - Học sinh tự chữa bài . - Học sinh nêu yêu cầu đề . - 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm trên bảng con. x : 3 = 212 x : 5 = 141 - Học sinh nêu đề bài . - Lớp tự làm vào vở rồi chữa bài. - Một học sinh lên sửa bài. - Đổi vở, chữa bài. Giải : Số kẹo trong 4 hộp là : 120 x 4 = 480 ( kẹo) Đ/S :480 cái kẹo - Học sinh nêu đề bài . - Một học sinh lên sửa bài, cả lớp giải vào vở . Giải : Số lít dầu trong 3 thùng là : 125 x 3 = 375 (lít) Số lít dầu còn lại là : 375 – 185 = 190 ( lít ) Đ/S :190 lít dầu - Vài học sinh nhắc lại nội dung bài. RKN: GV HS. Tập đọc - Kể chuyện: tiết 23 - 12 NẮNG PHƯƠNG NAM I/ Mục tiêu: 1. Tập đọc : - Đọc trôi chảy toàn bài ; Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Rèn đọc đúng các từ : Uyên, xoắn xuýt, sửng sốt, cuồn cuộn, hớn hở, ... - Hiểu các từ ngữ trong bài : đường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ,... - Hiểu nội dung bài : Câu chuyện cho ta thấy tình đoàn kết của thiếu nhi hai miền Nam - Bắc. 2. Kể chuyện : - Dựa vào các ý tóm tắt truyện, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. - Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. II/ ĐDDH : 1. GV: Tranh ảnh minh họa trong SGK, ảnh hoa đào, hoa mai. 2. HS: SGK III/ Các hoạt động dạy - học: : A / ÔĐTC: (1 phút) B / KTBC: (4 phút) - Gọi 3 em đọc thuộc lòng bài: Vẽ quê hương. ? Vì sao bạn nhỏ vẽ bức tranh quê hương rất đẹp? - Giáo viên nhận xét ghi điểm. C / Bài mới: Hoạt động của thầy TG Hoạt động của trò a) Phần giới thiệu : b) Luyện dọc kết hợp giải nghĩa từ * Đọc mẫu diễn cảm toàn bài giọng chậm rải , nhẹ nhàng. * HD đọc câu: - Viết các từ khó đọc hướng dẫn HS đọc . - Đọc từng câu trước lớp. * HD đọc đoạn: - Đọc từng đoạn trước lớp . - Gọi ba em đọc tiếp nối nhau 3 đoạn trong bài . - Lắng nghe nhắc nhớ ngắt nghỉ hơi đúng , đọc đoạn văn với giọng thích hợp ,. - Giáo viên kết hợp giải thích các từ khó trong sách giáo khoa (Đường Nguyễn Huệ , sắp nhỏ , xoắn xuýt , sửng sốt ). * HD đọc nhóm: - Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm. * Đọc đồng thanh: - Cả lớp đọc đồng thanh 3 đoạn . c) Hướng dẫn tìm hiểu bài : - Yêu cầu đọc thầm bài và trả lời nội dung bài ? Trong chuyện có những bạn nhỏ nào ? - Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1và trả lời : ? Uyên và bạn đi đâu vào dịp nào ? - Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2 của bài . ? Nghe đọc thư Vân các bạn ước ao điều gì ? - Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3: ? Phương nghĩ ra sáng kiến gì ? Vì sao các bạn lại chọn cành mai làm quà tết cho Vân ? - Mời học sinh đọc yêu cầu 5 của bài. - Yêu cầu học sinh phát biểu theo ý cá nhân. ? Hãy chọn một tên khác cho bài ? * Giáo viên chốt ý chính. d) Luyện đọc lại : - Hướng dẫn đọc đúng trong các đoạn . - Yêu cầu lớp phân các nhóm để đọc bài . - Mời mỗi nhóm 4 em phân vai thi đọc đoạn 2 - Giáo viên và lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất . Kể chuyện : * .Giáo viên nêu nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh quan sát tranh và thực hiện đúng yêu cầu của kiểu bài tập - Ý1 : ? Chuyện xảy ra vào lúc nào ? - Gọi một học sinh nêu nhanh kết quả . - Ý 2 : ? Uyên và các bạn đi đâu ? - Ý 3 : ? Vì sao mọi người sững lại ? - Yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét . - Mời từng cặp học sinh nhìn tranh tập kể . - Gọi 4 em tiếp nối nhau tập kể trước lớp theo 4 đoạn . - Yêu cầu một em kể lại cả câu chuyện - Giáo viên cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất . D. Củng cố dặn dò : ? Qua câu chuyện em có cảm nghĩ gì ? - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học . - Dặn về học bài xem trước “ Cảnh đẹp non sông” 1’ 15’ 12’ 7’ 17’ 3’ - Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. - Đọc nối tiếp từng câu trước lớp . - Học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn trong bài Giải nghĩa các từ ở phần chú giải SGK. - Lớp đọc từng đoạn trong nhóm . - Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3 của bài . - Học sinh đọc thầm cả câu chuyện + Có các bạn Uyên , Phương , Huê cùng một số bạn thiếu nhi miền Nam đang nói về bạn Vân ở miền Bắc. - Học sinh đọc thầm đoạn 1: +Uyên cùng các bạn đi chợ hoa vào ngày 28 tết . - Học sinh đọc thầm đoạn 2: + Gửi cho Vân được ít nắng phương Nam . - Học sinh đọc thầm đoạn 3 + Gửi tặng Vân ở ngoài Bắc một cành mai .Vì cành mai sẽ chở nắng phương Nam đến cho Vân - Suy nghĩ và nêu lên ý kiến của bản thân . - Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu - Lớp chia nhóm mỗi nhóm 4 bạn tự phân vai . - Các nhóm cử đại diện 4 em phân theo vai ( người dẫn chuyện , Uyên , Phương , Huê ) thi đọc diễn cảm câu chuyện. - 2 Học sinh đọc lại câu chuyện. - Lớp lắng nghe bình chọn bạn đọc hay nhất - Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học . - Cả lớp quan sát tranh minh họa của câu chuyện . + Câu chuyện xảy ra vào ngày 28 tết ở thành phố Hồ Chí Minh + Uyên cùng các bạn đi chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ . + Các bạn đang nói chuyện vui vẻ thì sững lại bởi tiếng gọi - Thứ tự từng cặp học sinh lên kể một đoạn trước lớp . - Lần lượt mỗi lần 4 em kể nối tiếp theo 4 đoạn của câu chuyện cho lớp nghe. - Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất - Truyện ca ngợi tình bạn thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi các miền trên đất nước ta. * RKN: GV HS Đạo đức: tiết 12 TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC TRƯỜNG VIỆC LỚP I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS hiểu thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường và vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường. 2. Kĩ năng: HS tích cực tham gia các công việc của lớp, của trường. 3. Thái độ: HS biết quý trọng các bạn tích cực làm việc lớp, việc trường. II/ ĐDDH : 1. GV: Tranh minh họa dùng cho tình huống của hoạt động 1 2. HS: VBT. III/ Các hoạt động dạy - học: : A / ÔĐTC: (1 phút) B / KTBC: (4 phút) C / Bài mới: Hoạt động của thầy TG Hoạt động của trò * Khởi động : Học sinh hát tập thể bài hát : “Em yêu trường em” ª Hoạt động 1: Phân tích tình huống - Lần lượt treo các bức tranh lên bảng . - Yêu cầu quan sát và trả lời nội dung từng bức tranh . Nêu các tình huống như sách giáo viên . - Yêu cầu giải quyết các tình huống đã nêu. - Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi : / Nếu là bạn Huyền ai sẽ chọn cách giải quyết a ? b ? c ?d - Yêu cầu cả lớp thảo luận rồi cử đại diện lên đóng vai ứng xử . - Yêu cầu cả lớp quan sát và nhận xét. - Kết luận : SGV. ªHoạt động 2: Đánh giá hành vi - Yêu cầu làm BT2 - VBT điền Đ hay S vào ô trống. - Yêu cầu lớp độc lập làm bài và chữa bài. - Kết luận : Việc làm của các bạn trong tình huống c, d là đúng ; a, b là sai. ªHoạt động 3: Bày tỏ ý kiến - Lần lượt đọc từng ý kiến yêu cầu học sinh suy nghĩ và bày tỏ ý kiến của mình. - Yêu cầu lớp tự suy nghĩ về các lí do thái độ đối với từng ý kiến . - Yêu cầu lớp nhận xét , góp ý . Kết luận theo sách giáo viên . * Kết luận: Các ý kiến a, b, d là đúng ; ý kiến c là sai. * Hướng dẫn thực hành: - Tìm hiểu các tấm gương tích cực tham gia vào việc lớp. - Tham gia làm và làm tốt 1 số việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng của mình. D. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS. 1’ 10’ 8’ 7’ 3’ - Cả lớp hát bài “Em yêu trường em” - HS quan sát các bức tranh, nêu nội dung của từng bức tranh . - Các nhóm thảo luận theo từng ý trong từng bức tranh và với tình huống giáo viên đưa ra - Sau khi thảo luận xong đại diện các nhóm cử các bạn lên đóng vai để xử lí tình huống - Cả lớp theo dõi nhận xét và đi đến kết luận cách giải quyết như (d) là hợp lí nhất . - Cả lớp làm bài ở VBT. - HS đọc kết , lớp nhận xét chữa bài. - Lần lượt từng em nêu ý kiến về thái độ của mình trước lớp theo ba thái độ : tán thành , không tán thành và lưỡng lự , giải thích. - Lớp trao đổi nhận xét và bổ sung nếu có. - Thực hiện tốt điều đã được học. Soạn: 6/11/2010 Giảng: Thể dục:tiết 23 ÔN CÁC ĐỘNG TÁC ĐÃ HỌC CỦA BTDPTC A/ Mục tiêu: - Ôn 6 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân của bài thể dục phát triển chung. - Chơi trò chơi : « Kết bạn » B/ Địa điểm phương tiện : - Sân bãi chọn nơi thoáng mát, bằng phẳng, vệ sinh sạch sẽ. - Chuẩn bị còi, kẻ sẵn các vạch cho trò chơi « Kết bạn ». C/ Lên lớp: Nội dung và phương pháp dạy học Định lượng Đội hình luyện tập 1/Phần mở đầu : - GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học . - Yêu cầu lớp làm các động tác khởi động . - Đứng thành vòng tròn quay mặt vào trong sân xoay các khớp . - Chơi trò chơi : chẵn lẻ. 2/Phần cơ bản : * Ôn 6 động tác đã học : - Giáo viên nêu tên động tác để học sinh nắm . - Yêu cầu lớp ôn lần lượt từng động tác sau đó ôn liên hoàn cả 6 động tác. - Theo dõi sửa chữa từng động tác học sinh làm sai rồi cho học sinh thực hiện lại - Hô cho học sinh thực hiện mỗi lần tập 2 x 8 nhịp . * Cho học sinh ôn hai động tác 2 lần . - Sau khi học sinh ôn tập xong các động t ... 1. GV: Bảng lớp viết hai lần bài tập 2 2. HS: vở chính tả, VBT TV III/ Các hoạt động dạy - học: : A / ÔĐTC: (1 phút) B / KTBC: (4 phút) - Gọi 2HS lên bảng viết: 2 từ có tiếng chứa vần at, 2 từ có tiếng chứa vần ac. - Nhận xét đánh giá ghi điểm. C / Bài mới: Hoạt động của thầy TG Hoạt động của trò a) Giới thiệu bài b) Hướng dẫn nghe - viết : * Hướng dẫn chuẩn bị: - Đọc mẫu 4 câu ca dao cuối trong bài. - Gọi 2HS đọc thuộc lòng lại, cả lớp đọc thầm. ? Bài chính tả có những tên riêng nào ? ? 3 câu ca dao thể lục bát được trình bày thế nào? ? Câu ca dao 7 chữ được trình bày thế nào? - Yêu cầu lấy bảng con viết các tiếng khó * GV đọc cho HS viết bài. * Chấm, chữa bài. c/ Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 2 : - Gọi HS đọc ND của BT. - Yêu cầu 2HS làm bài trên bảng. - Cả lớp thực hiện vào bảng con. - Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Gọi HS đọc lại kết quả theo lời giải đúng. - Yêu cầu HS làm bài vào VBT. D. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn về nhà học và làm bài xem trước bài mới . 1’ 6’ 4’ 12’ 3’ 5’ 3’ - Lớp lắng nghe giới thiệu bài - Hai em nhắc lại tựa bài. - Cả lớp theo dõi giáo viên đọc bài. - 2HS đọc thuộc lòng lại bài. + Các tên riêng : Nghệ, Hải Vân, Hồng, Hàn , Nhà Bè, Gia Định, Đồng Nai, Tháp Mười. + Dòng 6 chữ bắt đầu viết cách lề vở 2 ô. Dòng 8 chữ cách lề 1 ô vở. + Cả hai chữ đầu mỗi dòng đều cách lề 1 ô. - Lớp thực hiện viết tiếng khó vào bảng con. - Nghe - viết bài vào vở. Sau đó dò bài soát lỗi. - 2HS nêu ND của BT: Tìm vần thích hợp để điền vào chỗ trống (ac/ at). - 2 em thực hiện làm bài trên bảng. - Cả lớp thực hiện vào bảng con xong giơ bảng và sửa bài. - 2HS đọc lại kết quả đúng. - Cả lớp làm bài vào VBT: vác, khát, thác. - 3HS nhắc lại các yêu cầu khi viết chính tả. RKN: GV HS Soạn : 11/11/2010 Giảng : Toán: tiết 60 LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố việc vận dụng bảng chia 8 để thực hiện phép chia và giải toán. 2. Kĩ năng:vận dụng vào giải toán có lời văn 3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận trong giải toán. II/ ĐDDH : 1. GV: SGK 2. HS: SGK III/ Các hoạt động dạy - học: : A / ÔĐTC: (1 phút) B / KTBC: (4 phút) - KT về bảng chia 8. - Gọi 1HS làm lại BT2 tiết trước. - Giáo viên nhận xét đánh giá . C / Bài mới: Hoạt động của thầy TG Hoạt động của trò a) Giới thiệu bài: b) Luyện tập: Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập 1. - Yêu cầu tự làm bài vào vở. - Gọi HS nêu kết quả tính nhẩm. - Yêu cầu lớp theo dõi và tự chữa bài. - GV nhận xét chốt lại kết quả đúng. Bài 2 :- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài 2. - Yêu cầu cả lớp thực hiện tính vào vở. - Gọi 4 em lên bảng làm bài, mỗi em 1 cột . - Nhận xét bài làm của học sinh. - Yêu cầu HS đổi vở để KT bài nhau. Bài 3 - Gọi học sinh đọc bài toán. - Yêu cầu HS nêu dự kiện và yêu cầu đề bài. - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. - Gọi một học sinh lên bảng giải . - Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. Bài 4 : - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, tính nhẩm. - Gọi HS trả lời miệng. - Giáo viên nhận xét chữa bài. D. Củng cố - Dặn dò: - Yêu cầu HS đọc bảng chia 8. * Nhận xét đánh giá tiết học – Dặn về nhà học và làm bài tập . 1’ 8’ 7’ 8’ 7’ 4’ - Lớp theo dõi giới thiệu bài. - Một em nêu yêu cầu bài 1: Tính nhẩm. - Cả lớp thực hiện làm vào vở. - 3HS nêu miệng kết quả, cả lớp bổ sung. 8 x 6 = 48 16 : 8 = 2 48 : 8 = 6 16 : 2 = 8 - 1HS nêu yêu cầu bài 2: Tính nhẩm. - Cả lớp tự làm bài vào vở. - 4HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung. - Từng cặp đổi chéo vở để KT bài nhau. - 2HS đọc bài toán. - HS phân tích bài toán. - Cả lớp làm vào vào vở. - Một HS lên bảng trình bày bài giải, lớp theo dõi bổ sung. Giải : Số thỏ còn lại là : 42 – 10 = 32 ( con ) Số thỏ trong mỗi chuồng là: 32 : 8 = 4 (con) Đ/S: 4 con thỏ - Một học sinh nêu đề bài: Tìm 1/ 8 số ô trong hình mỗi hình. - Tự làm nhẩm dựa vào hình vẽ. - 3HS nêu miệng kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung. Hình a: 16 : 8 = 2(ô vuông) Hình b: 24 : 8 = 3 (ô vuông) - 2HS đọc bảng chia 8. RKN: GV HS Tập làm văn: tiết 12 NÓI, VIẾT VỀ CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Dựa vào ảnh hoặc tranh về một cảnh đẹp đất nước, nói được những điều đã biết về cảnh đẹp đó. 2. Kĩ năng: Viết những điều đã nói thành một đoạn văn ngắn. Chú ý viết thành câu, dùng từ đúng. 3. Thái độ: yêu quý quê hương, đất nước II/ ĐDDH : 1. GV: Sưu tầm tranh ảnh về cảnh đẹp của đất nước. 2. HS: VBT TV III/ Các hoạt động dạy - học: : A / ÔĐTC: (1 phút) B / KTBC: (4 phút) - Gọi 1HS kể lại chuyện: Tôi có đọc đâu. - Gọi 2HS nói về quê hương hoặc nơi em đang ở. - Nhận xét ghi điểm. C / Bài mới: Hoạt động của thầy TG Hoạt động của trò a/ Giới thiệu bài : b) Hướng dẫn làm bài tập : Bài tập 1 : - Gọi học sinh đọc bài tập. - Nêu yêu cầu và đọc câu hỏi gợi ý đã viết sẵn trên bảng. - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về các bức tranh. - Yêu cầu cả lớp quan sát tranh Biển Phan Thiết . - Hướng dẫn nói về cảnh đẹp trong bức tranh . - Mời một học sinh giỏi lên nói mẫu về cảnh đẹp trong bức tranh . - Yêu cầu học sinh tập nói theo căp . - Mời 1 vài em nối tiếp nhau thi nói . - Giáo viên lắng nghe và nhận xét. Bài tập 2 : - Gọi 1 em đọc yêu cầu bài tập. - Nhắc học sinh có thể dựa vào các câu hỏi gợi ý trên bảng và những điều đã nói để viết thành đoạn văn ngắn từ (5 - 7 câu ). - Yêu cầu học sinh viết đoạn văn vào vở. - Giáo viên theo dõi uốn nắn cho học sinh . - Mời 4 -5 em đọc lại đoạn văn vừa viết. - Chấm điểm 1 vài em viết hay. D. Củng cố - Dặn dò: - Yêu cầu nhắc lại nội dung bài học. - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau. 1’ 12’ 17’ 4’ - Cả lớp theo dõi. - Hai em đọc lại đề bài tập làm văn . - Đọc thầm câu hỏi gợi ý. - Đọc thầm và kết hợp quan sát tranh minh họa - Lắng nghe giáo viên hướng dẫn để tập nói về một cảnh đẹp của đất nước ( đó là tranh chụp biển Phan Thiết ) - Một học sinh giỏi làm mẫu. - Cả lớp nhìn tranh tập nói theo cặp. - 2 - 3 học sinh lên nối tiếp nhau thi tập nói . - Cả lớp nhận xét, biểu dương những bạn nói hay - Một học sinh đọc đề bài tập 2: Viết những điều đã nói thành đoạn văn từ 5 - 7 câu. - Cả lớp làm bài. - Học sinh đọc lại đoạn văn của mình trước lớp từ 5 - 6 em. - Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn làm tốt nhất . - 2HS nhắc lại nội dung bài học. RKN: GV. HS. Tự nhiên xã hội: tiết 24 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Kể tên được các môn học ở trường. 2. Kĩ năng: Nêu được các hoạt đọng học tập chính trong các giờ học của những môn học đó. 3. Thái độ: Có thái độ đúng đắn trong học tập. II/ ĐDDH : 1. GV: Các hình trong SGK trang 46 và 47. 2. HS: SGK III/ Các hoạt động dạy - học: : A / ÔĐTC: (1 phút) B / KTBC: (3 phút) - Kiểm tra bài “ Phòng cháy khi ở nhà “ - Gọi 2 học sinh trả lời nội dung . - Nhận xét đánh giá về sự chuẩn bị của học sinba C / Bài mới: Hoạt động của thầy TG Hoạt động của trò a) Giới thiệu bài: b) Khai thác: * Hoạt động 1: Quan sát theo cặp Bước 1 - Tổ chức học sinh quan sát hình thảo luận theo gợi ý . ? Kể tên một số hoạt động học tập diễn ra trong giờ học ? ? Trong từng hoạt động đó học sinh làm gì? Giáo viên làm gì? - Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát hình 46 để trả lời. Bước 2 : - Yêu cầu một số cặp lên hỏi và trả lời trước lớp . - Giáo viên kết luận: SGV. Bước 3 : -Yêu cầu các nhóm thảo luận một số câu hỏi nhằm giúp học sinh liên hệ thực tế bản thân. ? Em thường làm gì trong giờ học? ? Em thường học nhóm trong giờ học nào? ? Em thường làm gì khi học nhóm? ? Em có thích đánh giá bài làm của bạn không? ... - Sau khi thảo luận xong yêu cầu các nhóm báo cáo trước lớp . - Theo dõi và khẳng định nhóm đúng để thay cho kết luận . * Hoạt động 2 : - Làm việc theo tổ học tập.. * Bước 1 : Hướng dẫn. - Làm việc theo nhóm . - Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý . - Nêu các câu hỏi như sách giáo viên . - Yêu cầu học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi - Yêu cầu các tổ nhận xét câu trả lời của bạn. - Giáo viên nhận xét kết luận . Bước2: - Mời đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. - Lắng nghe nhận xét và bổ sung D. Củng cố - dặn dò: - Xem trước bài mới . - Nhận xét tiết học. 1’ 13’ 14’ 3’ - Lớp theo dõi. - Tiến hành chia ra từng nhóm để thảo luận theo hướng dẫn của giáo viên - Các nhóm cử ra nhóm trưởng để điều khiển nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập trong phiếu . - Lần lượt từng cặp học sinh lên hỏi và trả lời trước lớp . - Lớp theo dõi và nhận xét . - Tiến hành thảo luận các câu hỏi gợi ý của giáo viên - Lần lượt từng nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp . - Các nhóm khác theo dõi nhận xét và bổ sung . - Lớp tiếp tục làm việc theo nhóm . - Các nhóm trao đổi thảo luận để trả lời các câu hỏi gợi ý của giáo viên . - Các nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp . - Cả lớp theo dõi nhận xét rồi thảo luận đi đến kết luận - Các nhóm trình bày tên các môn học mình đạt điểm cao và nói cho nhau nghe về sở thích từng môn học của mình . - Lớp theo dõi nhận xét và bình chọn nhóm trả lời hay nhất . - Về nhà áp dụng những điều đã học vào cuộc sống. RKN: GV HS Sinh hoạt tuần 12 A. Mục tiêu: - Giúp HS thấy được ưu, khuyết điểm trong tuần qua, từ đó có hướng khắc phục. - Giáo dục HS tinh thần phê bình và tự phê bình. B. Lên lớp: 1. Đánh giá các hoạt động trong tuần. * Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp và điều khiển cả lớp phê bình và tự phê bình. * GV đánh giá chung. a) Ưu điểm: - Sĩ số đảm bảo, đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn. - Có ý thức tự giác vệ sinh lớp học.Tự giác trong lao động. - Học tập khá nghiêm túc, 1 số em sôi nổi. có tinh thần xây dựng bài trong giờ học: . - Về nhà làm bài tập đầy đủ, trình bày sạch sẽ: .. b) Khuyết điểm: - 1 số em làm việc riêng và nói chuyện trong giờ học: .. - Quên vở bài tập: .. - Nhiều em làm bài tập còn chống đối, cẩu thả, trình bày bẩn: 2. Bình bầu tổ cá nhân xuất sắc: - Tổ: .. - Cá nhân: . 3. Kế hoạch tuần tới: - Tiếp tục phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục nhược điểm còn tồn tại. - Duy trì tốt nề nếp học tập.
Tài liệu đính kèm: