Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 12 (63)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 12 (63)

Tiết 2, 3

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

NẮNG PHƯƠNG NAM

I.Mục đích yêu cầu:

A.Tập đọc.

 - Bước đầu biết diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 - Hiểu được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết và gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam – Bắc. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 - Thái độ: Giáo dục cho học sinh lòng say mê, yêu thích môn đã học.

B.Kể chuyện:

 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo ý tóm tắt.

- Thái độ: Giáo dục cho học sinh lòng say mê, yêu thích môn đã học.

II.Chuẩn bị:

 1.Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

 2. Học sinh: Sách giáo khoa

 

doc 27 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 12 (63)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
Thứ hai, ngày.....tháng......năm........
Tiết 2, 3
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
NẮNG PHƯƠNG NAM
I.Mục đích yêu cầu:
A.Tập đọc.
	- Bước đầu biết diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
	- Hiểu được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết và gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam – Bắc. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
	- Thái độ: Giáo dục cho học sinh lòng say mê, yêu thích môn đã học.
B.Kể chuyện:
	- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo ý tóm tắt.
- Thái độ: Giáo dục cho học sinh lòng say mê, yêu thích môn đã học.
II.Chuẩn bị:
 	1.Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
 	2. Học sinh: Sách giáo khoa
III.Hoạt động lên lớp: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: 
 2.Bài cũ: Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc: Chõ bánh khúc của dì tôi. 
 3 .Dạy bài mới:
­Giới thiệu chủ điểm và bài mới:
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh họa chủ điểm và giới thiệu: Tranh vẽ những cảnh đẹp nổi tiếng của ba miền Bắc-Trung-Nam, đó là lầu Khuê Văn Các ở Quốc Tử Giám, Hà Nội, là cổng chính chợ Bến Thành ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Trong hai tuần 12 và 13, các bài học Tiếng Việt của chúng ta sẽ nói về chủ điểm Bắc- Trung-Nam.
- Bài tập đọc đầu tiên chúng ta học trong chủ điểm Bắc-Trung-Nam là bài: Nắng phương Nam. 
­Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc
a)Đọc mẫu:
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm.
b)Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn trước lớp.
- Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn trước lớp. (Đọc 2 lượt)
- Yêu cầu học sinh đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
*Giáo viên giảng thêm về hoa đào (hoa Tết của miền Bắc), hoa mai (hoa Tết của miền Nam). Nếu có tranh thì cho học sinh quan sát tranh vẽ hai loại hoa này.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm. 
- Tổ chức học sinh thi đọc giữa các nhóm.
­ Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài (Phương pháp trực quan, quan sát, đàm thoại, giảng giải )
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn 1. 
- Uyên và các bạn đang đi đâu? Vào dịp nào? 
- Uyên và các bạn đi chợ hoa để làm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2 của bài.
- Uyên và các bạn ra chợ hoa ngày Tết để làm gì?
- Vân là ai? Ở đâu?
- Vậy, các bạn đã quyết định gửi gì cho Vân?
- Vì sao các bạn lại chọn gửi cho Vân một cành mai? 
*Hoa mai là loài hoa tiêu biểu cho miền Nam vào ngày Tết. Hoa mai có màu vàng rực rỡ, tươi sáng như ánh nắng phương Nam mỗi độ xuân về. Các bạn Uyên, Phương, Huê gửi cho Vân một cành mai với mong ước cành mai sẽ chở nắng từ phương Nam và sưởi ấm cái lạnh của miền Bắc. Cành mai chở nắng sẽ giúp Vân thêm nhớ, thêm yêu các bạn miền Nam của mình và tình cảm của các bạn càng thêm thắm thiết.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ, thảo luận với bạn bên cạnh để tìm tên khác cho câu chuyện trong các tên gọi: Câu chuyện cuối năm, Tình bạn, Cành mai Tết.
­ Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
(Phương pháp hỏi đáp, thực hành)
- Giáo viên hoặc học sinh khá chọn đọc mẫu 1 đoạn trong bài.
- Chia nhóm và yêu cầu học sinh luyện đọc bài theo vai. 
4.Củng cố: - Điều gì làm em xúc động nhất trong câu chuyện trên?
 - Học sinh tự do phát biểu ý kiến: Xúc động vì tình bạn thân thiết giữa ba bạn nhỏ miền Nam với một bạn nhỏ miền Bắc./ Xúc động vì các bạn nhỏ miền Nam thương miền Bắc đang chịu thời tiết giá lạnh, muốn gửi ra Bắc một chút nắng ấm.
 - Giáo viên nhận xét tiết học 
 5.Dặn dò: - Về nhà luyện tập kể nhiều lần.
 - Chuẩn bị bài: Cảnh đẹp non sông. 
- Hát
- Học sinh mở SGK trang 75 và đọc tên chủ điểm mới:Bắc-Trung-Nam.
- Học sinh ghe giáo viên giới thiệu bài.
- Học sinh theo dõi giáo viên đọc mẫu. 
- Mỗi học sinh đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của giáo viên 
- Mỗi học sinh đọc 1 đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm,phẩy và thể hiện tình cảm khi đọc các lời thoại.
- Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên 
- Mỗi nhóm 3 học sinh, lần lượt từng học sinh đọc một đoạn trong nhóm.
- 3 nhóm học sinh thi đọc tiếp nối.
- 1 học sinh đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- 1 học sinh đọc trước lớp.
- Uyên và các bạn đang đi chợ hoa vào ngày 28 Tết.
- 1 học sinh đọc đoạn 2 trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- Để chọn quà gửi cho Vân.
- Vân là bạn của Phương, Uyên, Huê, ở tận ngoài Bắc.
- Các bạn quyết định gửi cho Vân một cành mai.
- Học sinh tự do phát biểu ý kiến: Vì theo các bạn, cành mai chở được nắng phương Nam ra Bắc, ngoài ấy đang có mùa đông lạnh và thiếu nắng ấm./ Vì mai là loài hoa đặc trưng cho Tết của miền Nam, giống như hoa đào đặc trưng cho Tết ở miền Bắc.
- Học sinh thảo luận cặp đôi, sau đó phát biểu ý kiến, khi phát biểu ý kiến phải giải thích rõ vì sao em lại chọn tên gọi đó.
+ Chọn Câu chuyện cuối năm vì câu chuyên xảy ra vào cuối năm
+ Chọn Tình bạn vì câu chuyện ca ngợi tình bạn gắn bó, thân thiết giữa các bạn thiếu nhi mìên Nam với các bạn thiếu nhi miền Bắc.
- Mỗi nhóm 4 học sinh luyện đọc bài theo vai: người dẫn chuyện, Uyên, Phương, Huê.
- 2 nhóm lần lượt đọc bài, cả lớp theo dõi để chọn nhóm đọc tốt. 
RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
__________________________________________
Tiết 4
TOÁN
 LUYỆN TẬP
I.Mục đích yêu cầu:
 	- Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
	- Biết giải bài toán có phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số và biết thực hiện gấp lên, giảm đi một số lần.
	- Làm các bài tập: 1 (cột 1, 3, 4), 2, 3, 4, 5.
 - Thái độ: Giáo dục cho học sinh lòng say mê, yêu thích môn đã học.
II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ.
 2.Học sinh: Vở, bảng con, phấn 
 III.Hoạt động lên lớp: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1.Khởi động: 
 2.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập 
 3.Bài mới: 
­Giới thiệu bài: Các em đã học nhân số có ba chữ số với số có một chữ số, hôm nay chúng ta tiếp tục làm luyện tập
­Hoạt động: Hướng dẫn thực hành 
(Phương pháp trực quan, quan sát, đàm thoại, thực hành)
+Bài 1:
 - Kẻ bảng nội dung bài tập 1 lên bảng.
 - Hỏi: Bài tập 1 yêu cầu chúng ta làm gì 
 - Muốn tính tích chúng ta làm như thế nào 
 - Yêu cầu học sinh làm bài.
 - Có thể hỏi thêm học sinh về cách thực hiện các phép nhân trong bài.
+Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh cả lớp tự làm bài 
- Hỏi: Vì sao khi tìm x ta lại tính tích 212 x 3 ? 
- Hỏi tương tự với phần của tính a)
- Giáo viên nhận xét, chữa bài.
+Bài 3: Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
+Bài 4: Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì?
- Muốn biết sau khi lấy ra 185 lít dầu từ 3 thùng thì còn lại bao nhiêu lít dầu, ta phải biết được điều gì trước?
- Yêu cầu học sinh tự làm tiếp bài.
 +Bài 5: Yêu cầu học sinh cả lớp đọc bài mẫu và cho biết cách làm của bài toán.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
4.Củng cố: - Giáo viên nhận xét tiết học 
5.Dặn dò: - Bài nhà: Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về bài toán có liên quan đến nhân số có ba chữ số với số có một chữ số 
 - Chuẩn bị bài: So sánh số lớn gấp mấy lần số bé
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta tính tích.
-Muốn tính tích chúng ta thực hiện phép nhân giữa các thừa số với nhau 
- 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở.
- Tìm số bị chia
- Vì x là số bị chia trong phép chia x : 3 = 212 nên muốn tìm x ta lấy thương nhân với số chia .
a) x : 3 = 212 
 x = 212 x 3
 x = 636
b) x : 5 = 141
 x = 141 x 5 
 x = 705
 - Mỗi hộp có 120 gói mì .Hỏi 4 hộp như thế có bao nhiêu gói mì ?
 Bài giải 
 Cả 4 hộp có số gói mì là : 
 120 x 4 = 480 ( gói )
 Đáp số: 480 gói mì
- Có 3 thùng dầu, mỗi thùng chứa 125 lít dầu, người ta lấy ra 185 lít dầu từ các thùng đó. Hỏi còn lại bao nhiêu lít dầu? 
- Bài toán yêu cầu tính số dầu còn lại sau khi lấy ra 185 lít dầu. 
- Ta phải biết lúc đầu có tất cả bao nhiêu lít dầu.
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Số lít dầu có trong 3 thùng dầu là 
 125 x 3 = 375 ( lít )
Số lít dầu còn lại là : 
 375 - 185 = 190 ( lít ) 
 Đáp số:190 lít dầu 
- Trong bài toán này chúng ta phải thực hiện gấp 1 số lên ba lần và giảm một đi 3 lần. 
- Học sinh làm bài, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. 
RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
__________________________________________
Thứ ba, ngày......tháng......năm........
Tiết 1
 CHÍNH TẢ
 CHIỀU TRÊN SÔNG HƯƠNG
	I.Mục đích yêu cầu:
	- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
	- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần oc/ooc (BT2).
	- Làm đúng bài tập (3) a/b.
- Thái độ: Giáo dục cho học sinh lòng say mê, yêu thích môn đã học.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Bảng chép sẵn bài tập 2. Tranh minh họa bài tập 3a hoặc 3b.
2. Học sinh: Bảng con, vở
III.Hoạt động lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1.Khởi động: 
 2.Bài cũ: Gọi 3 học sinh lên bảng, sau đó giáo viên đọc cho học sinh viết các từ sau: trời xanh, dòng suối, ánh sáng, xứ xở. Khu vườn, mái trường, bay lượn, vấn vương.
 3.Dạy bài mới: 
­ G ... ..........................................................................................................................................
__________________________________________
Tiết 2
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG
I.Mục đích yêu cầu: 
	- Nêu được các hoạt động chủ yếu của học sinh khi ở trường như hoạt động vui chơi, học tập, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khoá.
	- Nêu được trách nhiệm của học sinh khi tham gia các hoạt động đó.
	- Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức.
- Thái độ: Giáo dục cho học sinh lòng say mê, yêu thích môn đã học.
II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: - Các hình trong SGK trang 46, 47 
 2.Học sinh: - Vở 
 III.Hoạt động lên lớp: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1.Khởi động: 
 2.Kiểm tra bài cũ : Giáo viên hỏi:Cách tốt nhất để phòng cháy khi đun nấu là gì? 
 3.Bài mới: 
­Hoạt động 1: Quan sát theo cặp 
phương pháp đàm thoại, quan sát, thảo luận 
*Mục tiêu: 
 - Biết một số hoạt động diễn ra trong các giờ học 
 - Biết mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh trong từng hoạt động học tập 
*Cách tiến hành: 
+Bước 1 
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình và trả lời bạn theo gợi ý sau 
- Kể một số hoạt động học tập diễn ra trong giờ học 
- Trong từng hoạt động đó, học sinh làm gì? Giáo viên làm gì? 
+Bước 2 
- Một số cặp học sinh lên hỏi và trả lời trước lớp 
Ví dụ: Học sinh có thể hỏi bạn 
+ Hình 1 thể hiện hoạt động gì?
+ Hoạt động đó diễn ra trong giờ học nào? 
+ Trong hoạt động đó, giáo viên làm gì? Học sinh làm gì? 
- Giáo viên hoặc học sinh khác nhận xét và hoàn thiện phần hỏi và trả lời của bạn 
+Bước 3:
 +Giáo viên và học sinh thảo luận một số câu hỏi nhằm giúp các em liện hệ thực tế bản thân 
- Em thường làm gì trong giờ học?
- Em có thích học theo nhóm không?
- Em thường học nhóm trong giờ học nào?
- Em thường làm gì khi học nhóm?
- Em có thích được đánh giá bài làm của bạn không? Vì sao?
*Kết luận: Ở trường,trong giờ học các em được khuyến khích tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau như : làm việc cá nhân với phiếu học tập, thảo luận nhóm, thực hành, quan sát ngoài thiên nhiên, nhận xét bài làm của bạn , Tất cả các hoạt động đó giúp cho các em học tập có hiệu quả hơn 
­Hoạt động 2: Làm việc theo tổ học tập (Phương pháp đàm thoại, thảo luận, điều tra)
 *Mục tiêu 
- Biết kể tên những môn học học sinh được học ở trường 
- Biết nhận xét thái độ và kết quả học tập của bản thân và của một số bạn 
- Biết hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với bạn
 *Cách tiến hành 
 +Bước 1 
- Học sinh thảo luận theo gợi ý sau 
+ Ở trường, công việc chính của học sinh là làm gì?
+ Kể tên các môn học bạn được học ở trường?
 - Cả tổ cùng nhận xét xem ai trong nhóm học tập, ai cần phải cố gắng và cố gắng đố với môn học nào 
- Cả tổ cùng suy nghĩ đưa ra một số hình thức để giúp đỡ các bạn học kém trong nhóm.
 +Bước 2 
- Đại diện các tổ báo cáo kết quả thảo luận trước lớp
- Giáo viên nhận xét và bổ sung.
*Kết thúc bài học: Giáo viên liên hệ ngắn gọn đến tình hình học tập của học sinh trong lớp, khen ngợi những em học chăm, học giỏi, biết giúp đỡ các bạn và nhắc nhở, động viên những em học còn kém, chưa chăm.
4.Củng cố: - Giáo viên nhận xét tiết học 
 5.Dặn dò: - Bài nhà: Nêu các hoạt động của học sinh ở trường?
 - Chuẩn bị bài: Một số hoạt động ở trường (t t )
 - Học sinh quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6./48, 49 .và trả lời theo các câu hỏi gợi ý 
- Học sinh liên hệ thực tế và trả lời các câu hỏi nhằm giúp các em liên hệ được thực tế bản thân .
- Từng học sinh sẽ nói tên những môn học mình thích nhất và giải thích tại sao?
- Kể những việc mình đã làm để giúp đỡ các bạn trong học tập.
- Học sinh báo cáo kết quả thảo luận 
RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
__________________________________________
Tiết 3
TOÁN
LUYỆN TẬP
I.Mục đích yêu cầu:
	- Thuộc bảng chia 8 và vận dụng được trong giải toán (có một phép chia 8).
 	- Làm các bài tập: 1 (cột 1, 2, 3), 2 (cột 1, 2, 3), 3, 4.
- Thái độ: Giáo dục cho học sinh lòng say mê, yêu thích môn đã học.
II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: SGK
 2.Học sinh: Vở , bảng con , phấn 
III.Hoạt động lên lớp:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
 1.Khởi động: 
 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra học thuộc lòng bảng chia 8 
 3.Bài mới: 
­Giới thiệu bài:Các em vừa học bảng chia 8. Tiết hôm nay chúng ta làm luyện tập để củng cố lại bài học trước 
­Hoạt động 1: Giáo viên hứơng dẫn học sinh luyện tập (Phương pháp đàm thoại, thực hành luyện tập)
+Bài 1: Tính nhẩm
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm phần a)
- Hỏi:Khi đã biết 8 x 6 = 48, có thể ghi ngay kết quả 48 : 8 được hay không, vì sao?
- Yêu cầu học sinh giải thích tương tự với các trường hợp còn lại.
- Yêu cầu học sinh đọc từng cặp phép tính trong bài.
- Cho học sinh tự làm tiếp phần b).
+Bài 2: 
- Xác định yêu cầu của bài toán, sau đó yêu cầu học sinh làm bài.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở .
- Giáo viên và học sinh cả lớp nhận xét bài làm của các bạn
+Bài 3: Gọi học sinh đọc đề bài.
- Người đó có bao nhiêu con thỏ.
- Sau khi bán đi 10 con thỏ thì còn lại bao nhiêu con thỏ?
- Người đó đã làm gì với số thỏ còn lại.
- Hãy tính xem mỗi chuồng có bao nhiêu con thỏ.?
- Yêu cầu học sinh trình bày bài giải.
+Bài 4: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Hình a) có tất cả bao nhiêu ô vuông?
- Muốn tìm một phần tám số ô vuông trong hình a) ta phải làm như thế nào?
- Hướng dẫn học sinh tô màu (đánh dấu) vào hai ô vuông trong hình a).
- Giáo viên tiến hành hướng dẫn học sinh tương tự với phần b).
4.Củng cố: - Gọi một vài học sinh đọc thuộc lòng bảng chia 8
 5.Dặn dò: - Bài nhà: Về nhà học thuộc lòng bảng chia.
 - Chuẩn bị bài: So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp tính nhẩm.
- Khi đã biết 8 x 6 = 48 có thể ghi ngay kết quả 48 : 8 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia.
- Học sinh tính nhẩm, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau kiểm tra của nhau.
- Học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở .
- Học sinh đọc đề bài.
- Có 42 con thỏ.
- Còn lại 42 -10 = 32 con thỏ.
- Nhốt đều vào 8 chuồng 
- Mỗi chuồng có 32 : 8 = 4 con thỏ
- Học sinh thực hiện bài giải
- Tìm một phần tám số ô vuông trong mỗi hình sau:
- Hình a) có tất cả 16 ô vuông.
- Một phần tám số ô vuông trong hình a) là: 16 : 8 = 2 (ô vuông).
- Học sinh thực hiện tính.
 RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
__________________________________________
Tiết 4
THỦ CÔNG 
 CẮT DÁN CHỮ I, T ( TIẾT 2 )
I.Mục đích yêu cầu 
	- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T.
	- Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
	- Với học sinh khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.
- Thái độ: Giáo dục cho học sinh lòng say mê, yêu thích môn đã học.
II.Chuẩn bị:
 	1.Giáo viên:- Mẫu chữ I, T cắt đã dán và mẫu chữ I, T cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước đủ lớn, để rời, chưa dán.
 - Tranh quy trình kẽ, cắt, dán chữ I, T.
 	2.Học sinh: - Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.
III.Hoạt động lên lớp :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
 1.Khởi động: .
 2.Kiểm tra bài cũ : Giáo viên nhận xét bài kiểm tra
 3.Bài mới: Tiết 2
­Giới thiệu bài: Tiết hôm nay, các em tiếp tục thực hành cắt, dán chữ I, T
­Hoạt động 1: Học sinh thực hành cắt, dán chữ I,T
phương pháp thực hành luyện tập
 - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại và thực hiện các thao tác kẻ, gấp, cắt chữ I, T.
 - Giáo viên nhận xét và nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ I, T theo quy trình:
+ Bước 1: Kẻ chữ I, T
+ Bước 2:Cắt chữ T
+ Bước 3: Dán chữ I, T
- Trong khi học sinh thực hành giáo viên quan sát, uốn nắn, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. Giáo viên nhắc học sinh dán chữ cho cân đối và miết cho phẳng. 
­Hoạt động 2: Thi sản phẩm sáng tạo
- Giáo viên cho học sinh trang trí thêm các đường viền để nổi bật các sản phẩm.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm và nhận xét sản phẩm. Chú ý khen ngợi những em có sản phẩm đẹp để khích lệ khả năng sáng tạo của học sinh.
- Giáo viên đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh.
4.Củng cố: - Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của học sinh. 
5.Dặn dò: - Bài nhà: Bạn nào chưa làm tốt về làm lại cho đẹp.
 - Chuẩn bị bài: Học sinh giờ học sau mang giấy thủ công, bút chì, kéo, hồ để học bài: Cắt, dán chữ H, U. 
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Học sinh nhắc lại các bước để kẻ, cắt, dán chữ I, T.
 - Học sinh tiến hành thực hành cắt, dán chữ I, T.
- Học sinh thực hành xong bài vẽ nộp cho giáo viên.
- Học sinh cả lớp nhận xét các sản phẩm của bạn
RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
__________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 3 TUAN 12(2).doc