Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 13 - Buổi chiều

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 13 - Buổi chiều

Thực hành Tiếng Việt

LUYỆN ĐỌC: NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN

I - MỤC TIÊU : Giúp HS

 - Luyện kĩ năng đọc thành tiếng, đọc diễn cảm bài:Người con của Tây Nguyên.

 -Rèn kĩ năng nói : Kể lại được một đoạn của câu chuyện Người con của Tây Nguyên theo lời một nhân vật trong truyện.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Vở BT trắc nghiệm tiếng Việt

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 HĐ1. Luyện kĩ năng đọc

 a) Đọc thành tiếng

 - HS luyện đọc bài theo nhóm đôi.

 - Từng nhóm 3 em thi đọc tiếp nối 3 đoạn trước lớp.

 - Cả lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn đọc tốt nhất.

 

doc 11 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 693Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 13 - Buổi chiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 19 tháng 11 năm 2012
Thực hành Tiếng Việt
Luyện đọc: Người con của Tây Nguyên
I - Mục tiêu : Giúp HS
 - Luyện kĩ năng đọc thành tiếng, đọc diễn cảm bài:Người con của Tây Nguyên.
 -Rèn kĩ năng nói : Kể lại được một đoạn của câu chuyện Người con của Tây Nguyên theo lời một nhân vật trong truyện.
II - Đồ dùng dạy học
 Vở BT trắc nghiệm tiếng Việt
III - Các hoạt động dạy học
 HĐ1. Luyện kĩ năng đọc
 a) Đọc thành tiếng
 - HS luyện đọc bài theo nhóm đôi.
 - Từng nhóm 3 em thi đọc tiếp nối 3 đoạn trước lớp.
 - Cả lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn đọc tốt nhất.
 b) Đọc hiểu
 - HS tự đọc thầm toàn bài, trả lời các bài tập trong vở.
 - GV tổ chức cho HS chữa lần lượt từng bài tập (HS nêu miệng).
 HĐ2. Rèn kĩ năng nói 
 - GV nêu yêu cầu của phần rèn kĩ năng nói.
 - GV nhắc HS :+ Có thể kể theo lời anh Núp, anh Thế,.., chú ý người kể cần xưng tôi.
 + Kể đúng chi tiết trong câu chuyện, có thể dùng từ đặt câu khác, tưởng tượng thêm một vài chi tiết phụ, không cần phụ thuộc hoàn toàn vào lời văn trong truyện.
 - HS chọn vai và kể chuyện theo cặp.
 - 2 HS thi kể chuyện trước lớp.
 - Cả lớp nhận xét bình chọn bạn kể chuyện tốt nhất.
 HĐ nối tiếp : GV nhận xét tiết học. 
Thứ 3 ngày 20 tháng 11 năm 2012
Thực hành âm nhạc
ôn bài hát con chim non
 I - Mục tiêu : Giúp HS
 - Hs hát đúng giai điệu và thuộc lời ca .
 - Tập hát nhấn đúng phách mạnh của rnhịp 3/4 .
 - Biết gõ đệm nhịp 3/4 theo BH .
II. Gv chuẩn bị :
 - Nhạc cụ gõ .
 - Động tác vận động phụ hoạ .
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
 1. Phần mở đầu: 
 - Giới thiệu nội dung tiết học .
 2. Phần hoạt động : 
 HĐ 1 : Ôn BH Con chim non 
 - Bắt nhịp cho hs hát ôn BH . 
 - Lần lượt cho hs luyện BH theo tổ nhóm , cá nhân .
 - Cho hs hát ôn kết hợp vỗ tay ( gõ ) đệm theo nhịp 3 .
 + Phách mạnh : vỗ 2 tay xuống bàn .
 + 2 phách nhẹ : “ vào nhau .
 - Cho hs dùng nhạc cụ gõ đệm theo nhịp 3 .
 HĐ 2 : Tập hát kết hợp vận động theo nhịp 3 
 - Gv hướng dẫn các động tác . 
 + Động tác 1 : ( phách 1 ) Chân trái bước sang trái .
 + Động tác 2 : ( phách 2 ) Chân phải chụm vào chân trái .
 + Động tác 3 : ( phách 3 ) Chân trái dậm tại chỗ một cái .
 ( Cho hs thực hiện như trên nhưng chuyển sang chân phải ) .
 - Cho hs đứng lên làm theo . 
 - Khi đã thành thạo cho hs vừa hát vừa vận động theo các động tác vừa học .
 - Gọi một số nhóm lên bảng thực hiện . 
 3. Phần kết thúc : 
 - Cho hs hát lại BH vừa ôn .
 - Dặn hs về nhà về nhà tự luyện thêm các động tác vận động .
Hoạt động tập thể
Nghe kể huyện về các anh hùng dân tộc
I - Mục tiêu : Giúp học sinh
- Biết được tên, tuổi và những chiến công vẻ vang của các vị anh hùng dân tộc.
- Tự hào, kính trọng và biết ơn các vị anh hùng dân tộc.
- Tích cực học tập, rèn luyện theo gương các vị anh hùng dân tộc.
II. Quy mô hoạt động: Tổ chức theo lớp
III. Tài liệu và phương tiện.
- Các tư liệu, truyện kể về các anh hùng dân tộc
- Các câu hỏi, câu đó, trò chơi liên quan.
- Giấy A4, bút dạ, bảng nhóm
IV. Các bước tiến hành.
Bước 1: Chuẩn bị.
* Đối với giáo viên:
- Hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu về các anh hùng dân tộc qua: Sách, báo, người lớn trong gia đình
- Chuẩn bị nội dung câu hỏi, hướng dẫn học sinh thảo luận.
- Phân công học sinh chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ, trò chơi
* Đối với học sinh:
- Tự sưu tầm các câu chuyện về các anh hùng dân tộc theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Chuẩn bị một số tiết mục, trò chơi.
Bước 2: Kể chuyện.
- Mở đầu: Đội văn nghệ của lớp biểu diễn một tiết mục văn nghệ hướng vào chủ đề.
- Giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi gợi mở để hướng váo nội dung các câu chuyện sẽ kể.
+ Những người thế nào được gọi là anh hùng dân tộc? ( Anh hùng dân tộc là người có công kiệt xuất trong cuộc đấu tranh cho sự trường tồn và phát triển của dân tộc, được nhân dân suy tôn và lịch sử ghi nhận. Anh hùng dân tộc thường xuất hiện ở bước ngoặt lịch sử của dân tộc ( thời đại), trở thành biểu tượng và niềm tự hào bất diệt của dân tộc)
+ Kể tên một số anh hùng dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta?
- GV gọi HS kể một số thông tin về các anh hùng dân tộc mà các em đắu tầm được.
- GV kể cho học sinh nghe những câu chuyện nói lên những chiến công vẻ vang, sự mưu trí dũng cảm của các anh hùng dân tộc trong công cuộc đấu tranh chống kể thù xâm lược, bảo vệ đất nước.
- Sau mỗi câu chuyện kể, GV đưa ra một số câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận như:
? Người anh hùng dân tộc được kể trong câu chuyện vừa rồi là ai ?
? Những chiến công nổi bật được nhắc tới trong truyện là gì?
- GV yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm 2 hoặc nhóm 4.
+ Kết quả thảo luận được ghi ra bảng nhóm hoặc giấy A4.
+ Sau thời gian quy định ( từ 3 - 5 phút), GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ GV kết luận.
Bước 3: Tổng kết - Đánh giá.
- GV nhận xét ý thứ, tháI độ của học sinh.
- Tuyên dương những cá nhân, nhóm đã sưu tầm, kể chuyện hay, thảo luận tích cực.
- Dặn dò nội dung cần chuẩn bị cho buổi học sau.
 Thứ 4 ngày 21 tháng 11 năm 2012
Thực hành Toán
Vận dụng bảng chia 8 vào giải toán
I - Mục tiêu : Giúp HS
 - Luyện tập củng cố bảng chia 8.
 - Vận dụng bảng chia 8 vào giải toán.
II- Đồ dùng dạy học
 Vở BT bổ trợ toán
III - Các hoạt động dạy học
 HS làm BT6 đến BT10 trang 34, 35, 36
 HĐ1 . GV hướng dẫn HS làm bài tập 
 Bài 6 (Luyện kĩ năng giải bài toán có hai phép tính)
 - HS tự giải bài toán vào vở, 1 em làm trên bảng.
 - Cả lớp nhận xét, chữa bài.
 Bài 7 :
 a) (Củng cố bảng chia 8)
 HS làm bài vào vở và nêu miệng kết quả.
 b) ( Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia)
 - HS tự làm bài, 2 em làm trên bảng.
 - HS nhận xét chữa bài. Sau đó đổi chéo vở cho nhau kiểm tra bài.
 * GV hổi : Từ một phép nhân ta lập được mấy phép chia tương ứng ?
 Bài 8: 
 HS tự làm bài sau đó chữa bài.
 Bài 9 (Luyện bài giải toán có hai phép tính liên quan đến tìm mộtphần mấy của một số) 
 - HS tự làm bài, 2 em thi giải bài toán trên bảng và nêu cách làm.
 - Cả lớp nhận xét chữa bài ; kết luận nhóm thắng cuộc.
 HĐ2 : Chấm chữa bài 
 Hoạt động nối tiếp: Nhận xét tiết học
Thực hành Tiếng Việt
Ôn tập về từ chỉ hoạt động. So sánh
I - Mục tiêu : Giúp HS
- Ôn tập về từ chỉ hoạt động. So sánh
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1: Làm bài tập
1. đọc đoạn văn sau:
Trời nắng gắt. Con ong xanh biếc, to bằng quả ớt nhỡ, lướt nhanh những cặp chân dài và mảnh trên nền đất Nó dưng lại,ngước đầu lên, mình nhún nhảy rung rinh, giơ hai chân trước vuốt râu rồi lại bay lên, đậu xuống thoăn thoắt rà khắp mảnh vườn. Nó đi dọc đi ngang, sục sạo, tìm kiếm.
Tìm các từ ngữ chỉ hoạt động của con ong trong đoạn văn trên .
Những từ ngữ này cho thấy con ong ở đây là con vật thế nào?
2. Tìm các hình ảnh so sánh trong khổ thơ, câu văn dưới đây. Các hình ảnh so sánh này đã góp phần diễn tả nội dung thêm sinh động, gợi cảm như thế nào?
a. Nắng vàng tươi rải nhẹ 
Bưởi tròn mọng trĩu cảnh
Hồng chín như đèn đỏ
Thắp trong lùm cây xanh 
Tập đọc lớp 5 – 1980
b. Về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân.
3. Chọn từ ngữ thích hợp ( trong khung ở dưới ) để điền vào chỗ trống trong các dòng dưới đây cho thành câu. Sắp xếp các câu đã điền từ hoàn chỉnh thành một đoạn tả con mèo.
-  có bộ lông rất đẹp : màu vàng sậm lẫn với trắng tinh và đen tuyền.
-  tròn, dựng đứng để nghe ngóng.
-  dài ngoe nguẩy.
-  long lanh xanh biếc như ngọc bích. 
-  nhỏ có những vuốt nhọn và sắc.
-  lơ phơ mấy sợi sâu trắng cong cong.
-  đo đỏ, đẹp như cặp môi son hồng.
Con mèo nhà em ; đầu nó ; Hai bên mép ; Hai tai ; Chiếc mũi nó ; Bốn chân ; Cái đuôi ; Hai mắt nó.
HĐ2: Chấm chữa bài 
Thứ 5 ngày 22 tháng 11 năm 2012
Thực hành Tiếng việt
Luyện kĩ năng đọc bài Cửa Tùng.
 I - Mục tiêu : Giúp HS
 - Luyện kĩ năng đọc thành tiếng, đọc hiểu bài Cửa Tùng.
 - Củng cố kĩ năng nhận biết và sử dụng đúng một số từ thường dùng ở miền Bắc, miền Nam qua bài tập phân loại từ ngữ.
 - Luyện tập sử dụng dấu câu : dấu chấm than, dấu chấm hỏi, dấu hai chấm.
II - Đồ dùng dạy học
 Vở BT trắc nghiệm tiếng Việt
III - Các hoạt động dạy học
 HĐ1. Luyện kĩ năng đọc 
 a) Đọc thành tiếng
 - HS luyện đọc bài theo nhóm đôi.
 - Từng nhóm 3 em thi đọc tiếp nối 3 đoạn trước lớp.
 - Cả lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn đọc tốt nhất.
 b) Đọc hiểu
 - HS tự đọc thầm toàn bài, trả lời các bài tập trong vở.
 - GV tổ chức cho HS chữa lần lượt từng bài tập (HS nêu miệng).
 HĐ2. Phân loại từ ngữ 
 Bài tập 1 trang 50
 - HS tự làm bài. Khi chữa bài, GV tổ chức cho HS chơi trò tiếp sức : GV chia lớp làm 2 nhóm, HS mỗi nhóm tiếp nối nhau lên bảng sắp xếp các từ ngữ vào bảng phân loại ; nhóm nào làm nhanh, làm đúng giành phần thắng.
 - HS đọc lại các từ ngữ đã xếp đúng.
 HĐ3. Luyện tập sử dụng các dấu câu 
 Bài tập 2 trang 51
 - HS tựlàm bài, 1 em làm trên bảng ; GV yêu cầu HS giải thích lí do chọn để điền một số dấu câu. 
 - Cả lớp nhận xét, chữa bài.
 - Một số HS đọc lại đoạn văn đã điền đúng dấu câu. GV lưu ý HS đọc đúng câu hỏi, câu có dấu chấm than.
Thực hành Mĩ thuật
Vẽ trang trí -Trang trí cái bát
I- Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Học sinh biết cách trang trí cái bát.
- Trang trí được cái bát theo ý thích.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của cái bát trang trí.
II- Chuẩn bị: 
- Chuẩn bị một vài cái bát có hình dáng và trang trí khác nhau.
- Một số cái bát không trang trí để so sánh.
- Một số bài trang trí cái bát của HS các lớp trớc.
- Hình gợi ý cách trang trí. 
III- Các hoạt động dạy - học :
Giáo viên giới thiệu một số cái bát có hình trang trí khác nhau để các em nhận biết được cách trang trí hình vẽ trên cái bát.
HĐ 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
- Giáo viên giới thiệu một số cái bát, gợi ý HS nhận biết:
+ Hình dáng các loại bát; + Các bộ phận của cái bát (miệng, thân và đáy bát).
+ Cách trang trí trên bát (hoạ tiết, màu sắc, cách sắp xếp hoạ tiết).
- Học sinh tìm ra cái bát đẹp theo ý thích. 
HĐ2: Hướng dẫn cách trang trí cái bát:
- Giáo viên giới thiệu hình gợi ý cách trang trí để HS nhận ra:
+ Cách sắp xếp họa tiết + Tìm và vẽ hoạ tiết theo ý thích.
- Vẽ màu: màu thân bát, màu hoạ tiết. 
- Giáo viên cho xem một số bài trang trí cái bát của lớp trớc để các em học tập cách trang trí.
HĐ3: Thực hành: 
Hoạt động nối tiếp: 
- Nhận xét đánh giá:
- Gợi ý học sinh nhận xét và tìm ra bài vẽ đẹp (cách sắp xếp hoạ tiết, cách vẽ màu).
 Thứ 6 ngày 23 tháng 11 năm 2012
Thực hành Toán
Củng cố bảng chia 9
I - mục tiêu : Giúp HS
- Củng cố bảng nhân 9.
- Củng cố cách tìm số bị chia.
- Luyện kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ với đơn vị đo khối lượng
II - đồ dùng dạy học
 Vở BT trắc nghiệm toán, bảng con
III - Các hoạt động dạy học
 HS làm BT5 đến BT10 trang 37, 38
 HĐ1. Củng cố bảng nhân 9 
 Bài 5 :
 5a) HS tự làm bài và nêu kết quả.
 5b) (Củng cố cho HS cách lập bảng nhân 9)
 - 3 em làm bài trên bảng, dưới lớp làm vào vở.
 - Cả lớp nhận xét, chữa bài.
 - GV yêu cầu HS rút ra nhận xét : Lấy tích phép nhân liền trước cộng thêm 9 được tích của phép nhân tiếp liền sau.
 Bài 6 :(Vận dụng bảng nhân 9 vào giải toán )
 - HS tự giải bài toán, 2 em thi giải trên bảng lớp và giải thích cách làm.
 - Cả lớp nhận xét bình chọn bạn làm nhanh và đúng.
 - HS đổi chéo vở cho nhau kiểm tra bài.
 Bài 7 ( tiếp tục củng cố bảng nhân 9)
 HS tự làm bài, 1 em làm trên bảng, sau đó cả lớp chữa bài.
 HĐ2. Củng cố cách tìm số bị chia 
 Bài 8
 - GV chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm 1 em làm trên bảng lớp, dưới lớp các nhóm làm bài vào bảng con.
 - GV kiểm tra bài dưới lớp. Sau đó yêu cầu HS nhận xét, chữa bài trên bảng.
 - GV yêu cầu HS xác định thành phần phép tính và nêu cách tìm số bị chia.
 HĐ3. Luyện kĩ năng thực hiện các phép tính với số đo khối lượng 
 Bài 10 :
 - HS tự làm bài, 3 em làm trên bảng lớp.
 - Cả lớp nhận xét chữa bài.
 * GV lưu ý HS kết quả tính phải viết kèm theo đơn vị đo khối lượng g.
 HĐ nối tiếp: GV chốt nội dung tiết học và nhận xét.
Sinh hoạt lớp
Tuần 13
I Mục Tiêu: Giúp HS
 - Đánh giá các hoạt động cuối tuần 13.
 -Tham gia đánh giá tổng kết tháng thi đua giành nhiều hoa điểm 10 dâng thầy cô giáo.
 - Sinh hoạt văn nghệ với các tiết mục có nội dung ca ngợi các thầy giáo, cô giáo. 
 - HS biết được để tỏ lòng biết ơn thầy, cô giáo các em cần phải phấn đấu học tập tốt.
II - Các hoạt động trên lớp
 HĐ1. Sinh hoạt lớp tổng kết đợt phát động thi đua 
 HS sinh hoạt theo tổ : từng thành viên trong tổ lần lượt thống kê số hoa điểm 10 đã đạt được trong đợt phát động thi đua bắt đầu từ 1/11 và các hoạt động trong tuần 13 để báo cáo cho tổ trưởng. Tổ trưởng tổng hợp kết quả sau đó báo cáo trước lớp theo các nội dung sau :
 A) Nhận xét các hoạt động trong tuần 13
 1) Học tập
 2) Lao động
 3) Công tác khác
 B) Số lượng hoa điểm 10 trong tháng thi đua :.
 C) Đề nghị khen thưởng :..
 HĐ2. Sinh hoạt văn nghệ 
 HS tham gia các tiết mục văn nghệ với tinh thần xung phong. Sau mỗi tiết mục các em trình bày, cả lớp cổ vũ, động viên.
 HĐ nối tiếp: GV nhận xét tiết HĐTT.
Thực hành Tiếng việt
Mở rộng vốn từ : Từ địa phương
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết phân biệt từ địa phương
- Biết xác định: Dấu chấm hỏi, Chấm than
II. Các hoạt động dạy học
HĐ1: Làm bài tập
1. Chọn và xếp các từ ngữ sau vào bảng phân loại : cây viết / cây bút ; ghe / thuyền ; tô / bát ; rửa / thế ; kia / tê ; mô / đâu ; nỏ, hổng / không ; lợn / heo; bao diêm / hộp quẹt.
Từ địa phương
Từ toàn dân
2. Nối các từ ngữ ( ở bên trái ) với địa phương thường sử dụng những từ ngữ này ( ở bên phải ).
Anh hai, ba, má, cây viết, heo, vịt xiêm 
Miền trung
Mô, tê, răng, rứa, tui, ngái
Miền nam
3.Tìm những dấu câu dùng sai trong những câu dưới đây rồi sửa lại cho đúng.
a) Thầy hỏi: 
- Cháu tên là gì!
- Thưa thầy, con tên là Lu-i Pa-xtơ ạ? 
- Đã thích đi học chưa hay còn thích chơi!
- Thưa thầy, con muốn đi học?
b) . ồ, giỏi quá?
- Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao?
- Cháu đã về đấy ư! Cháu đã ăn cơm chưa!
HĐ2: Chấm chữa bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 3. Hoai. T13 buoi 2.doc