Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 16 (19)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 16 (19)

Tập đọc - kể chuyện

ĐÔI BẠN

I. Mục tiêu

A. Tập đọc

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thủy chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn. ( trả lời được các CH 1, 2, 3, 4 )

B. Kể chuyện

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: SGK, tranh minh hoạ, bảng phụ viết gợi ý kể chuyện

- HS:SGK

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 744Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 16 (19)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 6 tháng 12 năm 2010
Tập đọc - kể chuyện
ĐÔI BẠN
I. Mục tiêu
A. Tập đọc
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thủy chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn. ( trả lời được các CH 1, 2, 3, 4 )
B. Kể chuyện
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý. 
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, tranh minh hoạ, bảng phụ viết gợi ý kể chuyện
- HS:SGK
III. Các hoạt động dạy-học
1/ KTBC: “Nhà rông ở Tây Nguyên” 
2/ Bài mới: * Tập Đọc
a/ Giới thiệu bài và ghi tựa
b/ Luyện đọc
* Đọc mẫu và hướng dẫn học sinh quan sát tranh
- Hướng dẫn HS luyện đọc 
+ Luyện đọc câu 
- Nhận xét sửa sai, ghi từ luyện đọc lên bảng .
+ Luyện đọc đoạn
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ 
+ Luyện đọc nhóm 
- Cho cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1
c/ Tìm hiểu bài
- Thành và Mến kết bạn vào dịp nào?
- Lần đầu ra thị xã chơi, Mến thấy thị xã có gì lạ?
- Ở công viên có những trò chơi gì?
 + Mến có hành động gì đáng khen?
 + Qua hành động này, em thấy Mến có đức tính gì đáng khen? - GV chốt y,ù giáo dục
- Em hiểu câu nói của người bố như thế nào?
- Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thuỷ chung của gđình Thành đối với những người đã giúp đỡ mình?
d/ Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm đoạn 2,3 và hướng dẫn HS đọc 
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
 * Kể chuyện
- Nêu nhiệm vụ
- GV đính bảng phụ, gọi 1 HS đọc gợi ý
- Gọi HS kể mẫu đoạn 1
- Cho HS kể theo nhóm đôi
- Tổ chức cho HS thi kể
- Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét
3/ Củng cố - dặn dò
- Em nghĩ gì về những người sống ở làng quê sau khi học bài này?
- GV chốt bài, giáo dục
- Chuẩn bị “Về quê ngoại”
- GV nhận xét tiết học
- HS theo dõi 
- Đọc nối tiếp từng câu
- Đọc từ khó CN, ĐT
- Đọc nối tiếp đoạn trước lớp
- 1HS đọc chú giải
- Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Lớp đọc ĐT đoạn 1
- HS trả lời cá nhân
- HS trả lời cá nhân 
- HS trả lời cá nhân 
- HS nêu
- HS phát biểu
- HS thảo luận nhóm đôi, trình bày
- HSK/G trả lời 
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2-3
- 3 - 4 HS thi đọc
- 1 HS đọc
- HSK/G mẫu đoạn 1
- HS tập kể theo cặp
- 3 HS thi kể nối tiếp 3 đoạn
- HSK/G kể toàn chuyện
- HS phát biểu
* RÚT KINH NGHIỆM:
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
- Biết làm tính và giải toán có hai phép tính.
II. Đồ dùng dạy học
- GV : SGK, bảng phụ BT1
- HS : SGK, vở, 
III. Các hoạt động dạy - học 
1/ KTBC: Luyện tập
2/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài, ghi tựa
b/ Thực hành
Bài 1: ( bảng phụ )
- Cho HS nêu cách làm
- Yêu cầu 4 HS lên bảng làm, lớp làm SGK 
- Nhận xét
Bài 2: Đặt tính và tính
- Cho HS làm bảng con lần lượt. 
- Nhận xét
Bài 3: 
- Gọi HS đọc bài toán
- GV hướng dẫn giải theo 2 bước
- Yêu cầu HS giải vào vở
- Nhận xét
Bài 4: ( cột 1, 2, 4 )
- GV hướng dẫn mẫu cột 1
- Gọi HS lên bảng làm lần lượt
- Nhận xét
Bài 5: Đồng hồ nào có 2 kim tạo thành hai góc vuông, góc không vuông?
3/ Củng cố, dặn dò
- GV chốt lại bài, dặn HS làm VBT
- Chuẩn bị bài “Làm quen với biểu thức”
-GV nhận xét tiết học 
- 4 HS lên bảng làm , lớp làm SGK
 ( HSTB/Y GV hỗ trợ )
- HS làm bảng con 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
-1HS lên bảng làm, lớp giải vào vở
- HS làm bảng lớp lần lượt.
 ( HSK/G làm cột 3 )
- HSK/G nêu miệng kết quả 
* RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 1: 6/12	Đạo đức ( 2 tiết )
Tiết 2: 13/12	BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ (tiết 1)
I. Mục tiêu 
- Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương đất nước.
- Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
II. Đồ dùng dạy học 
- GV : VBT. Câu chuyện: Một chuyến đi bổ ích
- HS : Vở BT
III. Các hoạt động dạy - học
1/ KTBC: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.
2/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài, ghi tựa
b/ Hoạt động 1: P.tích truyện : Một chuyến đi bổ ích
- GV kể chuyện và HDHS quan sát tranh ( SGK)
 + Các bạn lớp 3A đi đâu vào ngày 27 tháng 7
 + Qua câu chuyện trên, em hiểu thương binh, liệt sĩ là những người như thế nào?
 + Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với các thương binh, liệt sĩ?
- Nhận xét, chốt ý - LHGD
c/ Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
* Chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một việc làm:
a/ Nhân ngày 27/7, lớp em tổ chức đi viếng nghĩa trang liệt sĩ
b/ Chào hỏi lễ phép với các chú thương binh
c/ Thăm hỏi, giúp đỡ các thương binh liệt sĩ neo đơn bằng những việc làm phù hợp với khả năng
d/ Cười đùa, làm việc riêng trong khi các chú thương binh đang nói chuyện với HS toàn trường
* Gọi đại diện các nhóm trình bày
- GV nhận xét, chốt ý
+ Em đã làm những việc gì đối với gia đình thương binh, liệt sĩ
d/ Hoạt động 3 : Xem tranh và kể về những anh hùng
- Chia nhóm, phát mỗi nhóm 1 tranh, ảnh về 1 anh hùng và yêu cầu HS thảo luận:
+ Người trong ảnh là ai?
+ Em biết gì về gương chiến đấu hi sinh của ngừơi anh hùng liệt sĩ đó?
+ Hãy hát hoặc đọc một bài thơ về người anh hùng liệt sĩ đó?
- Nhận xét, tuyên dương nhóm giới thiệu hay
đ/ Hoạt động 4 : Báo cáo kết quả điều tra tìm hiểu về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các TB-LS ở địa phương.
- Gọi đại diện nhóm trình bày và hỏi:.
+ Nếu trường em có tổ chức các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ thì em sẽ làm gì ?
e/ Hoạt động 5 : Múa hát, đọc thơ, kể chuyện về chủ đề bài học
- Gọi vài HS trình bày
3. Củng cố, dặn dò 
- GV chốt lại bài – LHGD
- Xem lại bài 
- Chuẩn bị bài: Thực hành kĩ năng cuối HKI
- GV nhận xét tiết học
- HS nghe kể
- HS quan sát tranh, trả lời 
- HS phát biểu
- HS trả lời cá nhân
- HS thảo luận nhóm 
- Đại diện 4 nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung
- HS phát biểu
- HS thảo luận nhóm, trình bày
- Đại diện nhóm báo cáo
- HSK/G: em sẽ tham gia các hoạt động mà nhà trường tổ chức.
- Vài HS trình bày
* RÚT KINH NGHIỆM:
 Thứ ba, ngày 7 tháng 12 năm 2010
Toán 
 LÀM QUEN VỚI BIỂU THỨC
I. Mục tiêu
- Làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức.
- Biết tính giá trị của biểu thức đơn giản
II. Đồ dùng dạy học
- GV : SGK, bảng phụ BT 2
 - HS : SGK , vở, 
III. Các hoạt động dạy - học 
1/ Kiểm tra bài cũ: Luyện tập chung
2/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài, ghi tựa.
b/ Làm quen với biểu thức
- GV viết bảng: 126 + 51 và giới thiệu “ đây là biểu thức 126 + 51”
-GV viết: 62 - 11 và nói “Ta có biểu thức 62 trừ 11”
* Tương tự : 13 x 3; 125 + 10 – 4; 45 : 5 + 7
c/ Giá trị của biểu thức
- Yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức : 126 + 51
* Giá trị của biểu thức 126 + 51 là 177
- Tương tự các biểu thức còn lại
d/ Thực hành
Bài 1: Tính giá trị biểu thức
- GV thực hiện mẫu 1 phép tính 
- Cho HS làm vào vở 
- Gọi 4 HS lên bảng 
Bài 2 : 
- GV chia lớp 2 nhóm
- Gọi đại diện dán và đọc kết quả
- GV nhận xét, chốt ý
3/ Củng cố, dặn dò
- GV chốt lại bài
- Chuẩn bị bài “Tính giá trị biểu thức”
- GV nhận xét tiết học 
- HS nhắc lại
- HS nêu
- 1 HS lên bảng, lớp làm nháp
- HS nhắc lại
- HS quan sát 
- HS làm bài cá nhân
- 4 HS lên bảng sửa bài
 ( HSTB/Y GV hỗ trợ )
- 2 nhóm thảo luận và nối kết quả với phép tính đúng, đọc kết quả.
* RÚT KINH NGHIỆM:
Chính tả (nghe - viết)
ĐÔI BẠN
I. Mục tiêu
- Chép và trình bày đúng bài CT.
- Làm đúng BT2a
- Giáo dục HS trình bày sạch đẹp
II. Đồ dùng dạy học 
- GV: SGK, bảng phụ bài tập 2a
- HS: SGK, vở, nháp
III. Các hoạt động dạy-học
1/ KTBC: Gọi HS viết từ : mát rượi, cưỡi ngựa
2/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài và ghi tựa
b/ Hướng dẫn HS nghe-viết
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Đọc mẫu, nêu nội dung
- Hướng dẫn nhận xét
+ Đoạn viết có mấy câu?
+ Những chữ nào trong bài được viết hoa?
+ Lời của bố viết như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc thầm và viết nháp từ khó
* GV đọc bài cho HS viết chính tả
- Đọc dò bài và soát lỗi
* Thu chấm bài và nhận xét.
c/ Luyện tập
Bài 2a: Gọi 1HS đọc yêu cầu (tr/ch)
- GV chia lớp 2nhóm, tổ chức thi đua.
- Nhận xét, tuyên dương
3/ Củng cố - dặn dò
- Gọi HS viết lại bài cho đúng nếu viết chưa đạt
- Chuẩn bị “Về quê ngoại”
- GV nhận xét tiết học 
- 2 HS viết
- 2 HS đọc lại
- HS trả lời cá nhân 
- Viết nháp từ khó
-Viết vào vở ( TB/ Y GV hỗ trợ )
- Dò bài và soát lỗi
- 1 HS đọc
- 2 HS đại diện 2 nhóm thi đua làm bài
* RÚT KINH NGHIỆM:
Âm nhạc
Tự nhiên xã hội
HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI
 I. Mục tiêu:
- Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại mà em biết
- Nêu ích lợi của hoạt động công nghiệp, thương mại 
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Hình trong SGK trang 60, 61.Tranh cảnh mua bán
- HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động dạy học:
1/ KTBC: Hoạt động nông nghiệp.
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài – ghi tựa:
b/ Hoạt động 1: Thảo luận theo cặp.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- GV yêu cầu từng cặp HS kể cho nhau nghe về hoạt động công nghiệp ở nơi các em đang sống.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV mời một số cặp lên kể trước lớp.
- GV n/xét, giới thiệu thêm một số hoạt động khác 
c/ H.động 2: Hoạt động theo nhóm( LH- GDMT)
Bước 1 : G ...  bài tập 2a
- HS: SGK, vở, nháp
III. Các hoạt động dạy-học
1/ KTBC: Đôi bạn
2/ Bài mới 
a/ Giới thiệu bài và ghi tựa
b/ Hướng dẫn HS nhớ – viết
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Đọc mẫu, nêu nội dung
- Lưu ý học sinh cách trình bày bài thơ lục bát
 + Bài thơ viết theo thể thơ gì?
 + Cách trình bày thế nào?
- Yêu cầu HS đọc thầm và viết nháp từ khó
* Hướng dẫn viết chính tả
- Đọc mẫu lần 2, dặn dò cách viết
- Yêu cầu HS tự nhớ và viết bài vào vở
- Đọc dò bài và soát lỗi
- Thu chấm bài và nhận xét.
c/ Luyện tập
Bài 2a : Gọi 1HS đọc yêu cầu
- Gọi HS lên bảng điền
- Nhận xét
3/ Củng cố - dặn dò
- HS viết chưa đạt về viết lại
- GV nhận xét tiết học
- 2 HS đọc lại
- HS nêu cá nhân
- Viết nháp từ khó
- Viết vào vở.
- Dò bài và soát lỗi
- HS nêu yêu cầu
- HS làm VBT, 1 HS lên bảng làm
* RÚT KINH NGHIỆM:
Thủ công
CẮT, DÁN CHỮ E (1 tiết)
I. Mục tiêu:
- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ E
- Kẻ, cắt, dán được chữ E. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
- HS yêu thích cắt dán chữ.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Mẫu chữ, tranh quy trình, giấy thủ công
- HS: Giấy màu, kéo,hồ, 
III. Các hoạt động dạy - học:
1/ KTBC: GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài, ghi tựa
b/ Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét
- Giới thiệu mẫu và yêu cầu nhận xét chữ
 + Nét chữ E rộng mấy ô?
 + Nửa trên và nửa dưới của chữ E thế nào?
- Nhận xét, chốt ý
c/ Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu ( Quy trình)
Bước 1: Kẻ chữ E	
- Lật mặt trái cắt hình chữ nhật dài 5ô, rộng 3 ô
- Chấm các điểm và đánh dấu chữ E, kẻ theo các điểm đã đánh dấu
Bước 2: Cắt chữ E
- Gấp đôi hình chữ nhật theo đường dấu giữa. Cắt theo đường kẻ nửa chữ E, bỏ phần gạch chéo, mở ra được như mẫu
Bước 3: Dán chữ E
- Dán chữ E thế nào?
d/ Hoạt động 3: HS thực hành cắt, dán chữ E
- Gọi 2HS nhắc lại cách thực hiện thao tác kẻ, gấp, cắt dán chữ E
- Gọi HS nêu lại quy trình cắt, dán
- Yêu cầu HS thực hành. Khuyến khích HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ E. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán thẳng.
* Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm
- Nhận xét, đánh giá -tuyên dương
3/ Củng cố, dặn dò
- Nhận xét sự chuẩn bị HS
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị “ Cắt, dán chữ VUI VẺ”
- Quan sát và nhận xét 
- HS nêu
- HS phát biểu
- Học sinh theo dõi
- Học sinh theo dõi
- Học sinh quan sát
- 1 HS nêu
- HS nêu
- 2 HS nêu lại quy trình 
- HS thực hành cá nhân
( HS không khéo tay GV hỗ trợ )
- HS dán sản phẩm theo tổ
* RÚT KINH NGHIỆM:
Thứ sáu, ngày 10 tháng 12 năm 2010
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Biết tính giá trị của biểu thức các dạng: chỉ có phép cộng, phép trừ ; chỉ có phép nhân, phép chia ; có các phép cộng, trừ, nhân, chia.
- Giáo dục HS cẩn thận
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ bài tập4
- HS: SGK, vở, 
III. Các hoạt động dạy - học 
1/ KTBC: 
- Gọi HS nhắc lại 3 quy tắc tính giá trị biểu thức.
2/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài, ghi tựa.
b/ Thực hành
Bài 1: 
- Gọi 1 HS nêu cách thực hiện
- Cho HS bảng làm bảng con lần lượt
- Nhận xét.
Bài 2, 
- Gọi 1 HS nêu cách thực hiện
- Cho HS làm bảng con lần lượt.
- Nhận xét.
Bài 3.
- Gọi 1 HS nêu lại quy tắc thực hiện 
- Cho cả lớp làm vào vở
Bài 4: ( HSK/G )
- Cho HS nhẩm và nêu kết quả
- Nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò
- GV chốt lại bài
- Chuẩn bị bài “Tính giá trị biểu thức (tt)”
- GV nhận xét tiết học 
- 3 HS nhắc lại
- 1 HS nêu
- HS làm bảng con 
 (HSTB/Y GV hỗ trợ )
- 1 HS nêu
- HS làm bảng con 
 (HSTB/Y GV hỗ trợ )
- HS nêu
- HS làm vào vở, sửa bài
- HSK/G làm bài
* RÚT KINH NGHIỆM:
 Tập làm văn
NGHE-KỂ: KÉO CÂY LÚA LÊN
NÓI VỀ THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN
I. Mục tiêu
- Nghe và kể lại được câu chuyện “Kéo cây lúa lên” (BT1)
- Bước đầu biết kể về nông thôn, thành thị theo gợi ý ( BT2)
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, bảng phụ viết gợi ý BT1, 2
- HS: SGK, vở
III. Các hoạt động dạy-học
1/ KTBC: Gọi HS kể lại câu chuyện “Giấu cày”
2/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài và ghi tựa
b/ Nghe và kể câu chuyện “Kéo cây lúa lên”
Bài 1: ( GDMT )
- GV kể lần 1, hướng dẫn HS quan sát tranh, TLCH:
 + Truyện này có những nhân vật nào?
 + Khi thấy lúa ở ruộng mình xấu, chàng ngốc đã làm gì?
 + Về nhà anh chàng khoe gì với vợ?
 + Chị ra đồng thấy kết quả ra sao?
 + Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo?
- Kể lần 2
- Gọi HS kể
- Cho HS kể theo cặp đôi
- Gọi HS kể trước lớp
- Nhận xét, tuyên dương
 + Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?
- GV chốt nội dung truỵên 
c/ Nói về thành thị, nông thôn
Bài 2: 
- Gọi 1 HS đọc gợi ý
- Gọi 1 HS làm mẫu
- Cho HS nói về thành thị, nông thôn trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương 
3/ Củng cố - dặn dò
- GV chốt lại bài
- Chuẩn bị: “Viết về thành thị, nông thôn”
- GV nhận xét tiết học
- 2 HS kể
- 1 HS đọc yêu cầu và gợi ý
- HS nêu cá nhân
- HS nêu
- HS trả lời cá nhân
- HS trả lời cá nhân
- HS trả lời cá nhân
- 1 HSK/G kể mẫu
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe
- 3 - 4 HS thi kể trước lớp
- HS nêu cá nhân
- 1 HS đọc yêu cầu
- HSK/G làm mẫu
- HS thi nói trước lớp
* RÚT KINH NGHIỆM:
Thể dục
BÀI TẬP RÈN LUYỆN TƯ THẾ 
CƠ BẢN VÀ ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
I. Mục tiêu:
- Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm đúng số của mình. 
- Biết cách đi vượt chướng ngại vật thấp.
- Biết cách đi chuyển hướng phải, trái đúng cách.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “ Con cóc là cậu Ông Trời”
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường, bảo đảm an toàn.
- Phương tiện: Còi, dụng cụ học động tác đi vượt chướng ngại vật, kẻ sân để chơi trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- GV tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học 
- Chạy chậm theo hàng dọc trên sân
- Khởi động các khớp
- Chơi trò chơi “ Tìm người chì huy” 
2. Phần cơ bản:
* Ôn tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng, điểm số, đi vượt chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng phải, trái.
- GV cho lớp tập từ 2-3 lần động tác tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số
- Cho lớp ôn đi vượt chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng phải, trái theo đội hình hàng dọc 
- Chia tổ cho từng tổ tập luyện
- GV quan sát, nhắc nhở.
- Tập hợp cả lớp. Gọi 1 tổ lên thực hiện để cả lớp nhận xét.
- Tổ chức cho mỗi tổ biểu diễn một lần GV
- GV quan sát ,uốn nắn.
* Trò chơi “ Con cóc là cậu Ông Trời”
 - GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, cho cả lớp tiến hành chơi
3. Phần kết thúc:
GV
- Đi chậm theo vòng tròn,vỗ tay và hát
- GV chốt nội dung bài học và nhận xét
- GV giao bài tập về nhà: Ôn luyện bài tập RLTTCB
* RÚT KINH NGHIỆM:
An toàn giao thông
Bài 8: BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG	 ĐƯỜNG THỦY.
	I. Mục tiêu:
- Hiểu ý nghĩa 1 số biển báo hiệu GTĐT thông dụng.
- Nhận xét nhanh chóng và chính xác các biển báo đã học (Hs TBY nhận biết 1, 2 biển báo).
- Giáo dục HS có ý thức chú ý các biển báo hiệu lệnh của GTĐT và nhắc nhở mọi người tuân theo.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, các biển báo GTĐT, GTĐB
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động.
2. KTBC: Phương tiện giao thông đường thủy 
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b.Hđộng1:Tìm hiểu các biển báo hiệu GTĐT.
- GV giới thiệu 2 loại biển báo cấm và biển báo chỉ dẫn.
- Nêu đặc điểm hình dáng màu sắc của biển báo cấm của GTĐT.
- Nêu đặc điểm hình dáng, màu sắc của biển báo chỉ dẫn của GTĐT.
* GV nhận xét, kết luận
c/ Hoạt động 2: Thực hành.
- GV để biển báo theo nội dung bài học trên bàn. Mời 1 HS lên tìm đúng biển báo theo yêu cầu của Gv.
* Nhận xét, kết luận
d/ Hoạt động 3: Trò chơi
- Chọn 2 nhóm, mỗi nhóm 3 HS và nhận 3 biển báo khác nhau theo yêu cầu bài học.
- Khi GV yêu cầu loại biển báo nào thì từng em trong mỗi nhóm sẽ đưa biển thích hợp lên.
- Nhóm nào đưa sai biển báo 3 lần thì nhóm khác sẽ lên thay thế.
- Nhận xét tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV chốt lại bài _ LHGD
- Dặn HS về xem lại bài. Chuẩn bị bài: Ôn tập.
- Nhận xét tiết học.
- HS nghe và quan sát
- HSK/G nêu, HSTB/Y nêu lại.
- HS phát biểu
- Nhận xét
- HS quan sát và thực hành theo yêu cầu của GV.
- Nhận xét
- HS chia nhóm, nhận biển báo.
- HS nghe và đưa đúng biển báo theo yêu cầu.
- HS chú ý để nhận xét
* RÚT KINH NGHIỆM:
SINH HOẠT LỚP
TUẦN 16
I. Mục tiêu:
Giúp HS :
- Nắm được những ưu khuyết điểm trong tuần và biết hướng khắc phục những hạn chế.
- Biết phương hướng tuần tới.
II. Tiến hành sinh hoạt:
* Tổng kết tuần 16 :
- Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo: tổ 1, 2, 3 
- Các lớp phó báo cáo.
- Lớp nhận xét – bổ sung.
- Lớp trưởng nhận xét.
- GV nhận xét chung:
+ Học tập
+ Đạo đức
+ Vệ sinh
- Một số vấn đề khác:
* Phương hướng tuần tới:
- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Không trêu chọc bạn
- Mặc quần áo đúng quy định
- Lễ phép, vâng lời thầy cô, người lớn
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân,vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Thi đua học tập tốt
- Duy trì đôi bạn học tập
- Ôn tập chuẩn bị thi cuối HKI
- Đóng tiếp các khoản thu: XHH, học phí 2 buổi
* RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16 CKTKNBVMTKNS.doc