Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 17 (18)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 17 (18)

Tập đọc

MỒ CÔI XỬ KIỆN

I/ Mục tiêu :

Tập đọc :

Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật

Hiểu nội dung : Ca ngớị­ thông minh của mồ côi.( Trả lời các câu hỏi trong SGK)

Kể chuyện:

Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

HS khá giỏi Kể lại được toàn bộ câu chuyện.

II/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:

- Tư duy sáng tạo.

- Ra quyết định; Giải quyết vấn đề.

- Lắng nghe tích cực.

III/ các phương php kĩ thuật dạy học tích cực cĩ thể sử dụng:

 

doc 35 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 17 (18)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
 Thư ù hai 
Tiết
Mơn học
Tên bài dạy
Giảm tải
1
 Chào cờ
Tuần 17
2
Toán
Tính giá trị biểu thức ( TT )
3
T.đọc – Kể chuyện
Mồ côi xử kiện
C4 tham khảo
4
Thủ công
Cắt , dán chữ Vui – vẻ ( T1 )
 Thứ ba
Tiết
Mơn học
Tên bài dạy
Giảm tải
1
Thể dục
2
Toán
Luyện tập
B2b tham khảo
3
Chính tả
NV : vầng trăng quê em
4
Tự nhiên xã hội
An toàn khi đi xe đạp
5
Ngoại ngữ
 Thứ tư 
Tiết
Mơn học
Tên bài dạy
Giảm tải
1
Luyện từ và câu
Ôân từ chỉ đặt điểm..
C 3 tham khảo
2
Toán
Luyện tập chung
B4 tham khảo
3
Tập viết
Ôân chữ hoa N
4
Âm nhạc
5
Ngoại ngữ
 Thứ năm
Tiết
Mơn học
Tên bài dạy
Giảm tải
1
Tập đọc
Anh Đom đóm
2
Mĩ thuật
3
Toán
Hình chữ nhật
B3 tham khảo
4
Tự nhiên xã hội
Ôân tập HKI
5
Thể dục
 Thứ sáu 
Tiết
Mơn học
Tên bài dạy
Giảm tải
1
Đạo đức
Biết ơn thương binh liệt sĩ ( T2)
2
Chính tả
NV : Aâm thanh thành phố
B 3
3
Toán
Hình vuông
4
Tập làm văn
Viết về thành thị , nông thơn
5
Sinh hoạt tập thể
Tuần 17
Tập đọc
MỒ CÔI XỬ KIỆN
I/ Mục tiêu : 
Tập đọc :
Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật
Hiểu nội dung : Ca ngớị­ thông minh của mồ côi.( Trả lời các câu hỏi trong SGK)
Kể chuyện:
Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
HS khá giỏi Kể lại được toàn bộ câu chuyện.
II/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục: 
Tư duy sáng tạo.
Ra quyết định; Giải quyết vấn đề.
Lắng nghe tích cực.
III/ các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực cĩ thể sử dụng:
 - Đặt câu hỏi.
Đĩng vai.
Trình bày 1 phút.
IV/Các phương tiện dạy và học:
 GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn.
 HS : SGK.
V/ Tiến trình day học
Khởi động : 
Bài cũ : 
Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
A.KHÁM PHÁ 
Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ gì ?
Giáo viên : Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài : “Mồ Côi xử kiện”. Qua câu chuyện, chúng ta sẽ được thấy sự thông minh, tài trí của chàng Mồ Côi, nhờ sự thông minh, tài trí này mà chàng Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà trước sự gian trá củaq tên chủ quán ăn.
Ghi bảng.
B. KẾT NỐI
Hoạt động 1 : luyện đọc 
Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Nắm được nghĩa của các từ mới.
GV đọc mẫu toàn bài
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn: bài chia làm 3 đoạn.
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1.
Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.
Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp.
Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy 
GV kết hợp giải nghĩa từ khó: công đường, bồi thường 
Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối : 1 em đọc, 1 em nghe
Giáo viên gọi từng tổ đọc.
Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3.
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài 
Mục tiêu : giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện.
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi :
+ Câu chuyện có những nhân vật nào ? 
+ Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì ? 
Giáo viên : vụ án thật khó phân xử, phải xử sao cho công bằng, bảo vệ được bác nông dân bị oan, làm cho chủ quán bẽ mặt mà vẫn phải tâm phục, khẩu phục. 
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi :
+ Tìm câu nêu rõ lí lẽ của bác nông dân.
+ Khi bác nông dân nhận có hít hương thơm của thức ăn trong quán, Mồ Côi phán thế nào ? 
+ Thái độ của bác nông dân thế nào khi nghe lời phán xử ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3 và hỏi :
+ Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần ? 
+ Mồ Côi đã nói gì để kết thúc phiên toà ?
Giáo viên chốt lại : Mồ Côi xử trí thật tài tình, công bằng đến bất ngờ làm cho chủ quán tham lam không thể cãi vào đâu được và bác nông dân chắc làrất sung sướng, thở phào nhẹ nhõm.
Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi :
+ Em hãy thử đặt tên khác cho truyện.
Giáo viên chốt : gia đình Thành tuy đã về thị xã nhưng vẫn nhớ gia đình Mến. Bố Thành về lại nơi sơ tán trước đây đón Mến ra chơi. Thành đưa Mến đi khắp thị xã. Bố Thành luôn nhớ gia đình Mến và có những suy nghĩ rất tốt đẹp về người nông dân. 
Hát
Học sinh quan sát và trả lời
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
Cá nhân 
Cá nhân, Đồng thanh.
HS giải nghĩa từ trong SGK.
Học sinh đọc theo nhóm ba.
Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.
Cá nhân 
Học sinh đọc thầm.
Câu chuyện có những nhân vật chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi.
Chủ quán kiện bác nông dân về việc bác vào quán hít mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền.
Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả.
Khi bác nông dân nhận có hít hương thơm của thức ăn trong quán, Mồ Côi phán bác nông dân phải bồi thường, đưa 20 đồng để quan toà phán xử.
Bác giãy nãy lên : tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền. 
Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần vì xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần mới đủ số tiền 20 đồng.
Mồ Côi đã nói : bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền : Một bên hít mùi thịt, một bên nghe tiếng bạc. Thế là công bằng.
Học sinh thảo luận nhóm và trả lời 
Vị quan toà thông minh /Phiên xử thú vị / Bẽ mặt kẻ tham lam 
Kể chuyện
C. THỰC HÀNH
Hoạt động 3 : luyện đọc lại 
Mục tiêu : giúp học sinh đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi ), đọc đúng lời thoại giữa ba nhân vật
Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 3 trong bài và lưu ý học sinh đọc đoạn văn.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi). Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. 
Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối 
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Hoạt động 4 : hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. 
Mục tiêu : giúp học sinh kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo gợi ý
 Giáo viên nêu nhiệm vụ : trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện Mồ Côi xử kiện.
Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài 
Giáo viên cho 5 học sinh lần lượt kể trước lớp, mỗi học sinh kể lại nội dung từng đoạn.
Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cho học sinh kể chuyện theo nhóm. Giáo viên cho cả lớp nhận xét mỗi bạn sau khi kể xong từng đoạn với yêu cầu :
Về nội dung : Kể có đủ ý và đúng trình tự không ?
Về diễn đạt : Nói đã thành câu chưa ? Dùng từ có hợp không ?
Về cách thể hiện : Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không ? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa ?
Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo.
Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm học sinh lên sắm vai.
Củng cố : 
Giáo viên : qua giờ kể chuyện, các em đã thấy : kể chuyện khác với đọc truyện. Khi đọc, em phải đọc chính xác, không thêm, bớt từ ngữ. Khi kể, em không nhìn sách mà kể theo trí nhớ. để câu chuyện thêm hấp dẫn, em nên kể tự nhiên kèm điệu bộ, cử chỉ 
D. ÁP DỤNG 
-GV nhận xét tiết học.
-Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay.
-Khuyến khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
Học sinh các nhóm thi đọc.
Bạn nhận xét 
Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại toàn bộ câu chuyện Mồ Côi xử kiện. 
5 học sinh lần lượt kể 
Học sinh kể chuyện theo nhóm.
Cá nhân 
Rút kinh nghiệm
Tập đọc
ANH ĐOM ĐÓM 
I/ Mục tiêu :
Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý khi đọc các dòng thơ khổ thơ.
Hiểu nội dung : Đom đóm rất chuyên can . cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động .( Trả lời các câu hỏi trong SGK; thuộc 2-3 khổ thơ trong bài).
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn hướng dẫn luyện đọc và Học thuộc lòng.
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : 
Bài cũ : 
Bài mới :
Giới thiệu bài : 
Hoạt động 1 : luyện đọc 
Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ đúng nhịp giữa các dòng, các câu thơ 4 chữ. Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản
GV đọc mẫu bài thơ
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ thơ.
Giáo viên gọi học sinh đọc khổ 1 
Giáo viên : các em chú ý ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn giữa các khổ thơ.
Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm 
Giáo viên gọi từng tổ, mỗi tổ đọc tiếp nối 1 khổ thơ 
Cho cả lớp đọc bài thơ
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài 
Mục tiêu : giú ... 0)
Giáo viên cho học sinh nêu lại cách làm
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV gọi HS nêu lại cách thực hiện 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2: Tính giá trị của các biểu thức : 
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV gọi HS nêu lại cách thực hiện
+ So sánh giá trị của 2 biểu thức 450 – ( 25 – 10 ) và 450 – 25 – 10 ?
GV Nhận xét
Giáo viên : vậy khi tính giá trị của biểu thức, ta cần xác định đúng dạng của biểu thức đó, sau đó thực hiện các phép tính đúng thứ tự. 
Bài 3 : Điền dấu >, <, =
Giáo viên viết bảng : ( 87 + 3 ) : 3  30
Giáo viên hỏi :
+ Để so sánh ( 87 + 3 ) : 3 và 30 ta làm như thế nào ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Bài 4 : Viết số thích hợp vào ô trống :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Cho học sinh làm bài
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài 
GV gọi HS nêu lại cách thực hiện 
GV Nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Luyện tập chung 
HS đọc 
Cá nhân : Biểu thức 417 – (37 – 20)
Biểu thức 417 – (37 – 20) là biểu thức có dấu ngoặc 
Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc thì ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc trước
Học sinh suy nghĩ, tính và nêu kết quả 
417 – ( 37 – 20 ) = 417 - 17
= 400
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
HS nêu
Lớp Nhận xét
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
HS nêu
Giá trị của 2 biểu thức 450 – ( 25 – 10 ) và 450 – 25 – 10 khác nhau vì thứ tự thực hiện các phép tính trong hai biểu thức này khác nhau.
Lớp nhận xét
HS đọc 
Để so sánh ( 87 + 3 ) : 3 và 30 ta phải tính giá trị của biểu thức ( 87 + 3 ) : 3, sau đó so sánh giá trị của biểu thức này với 30.
Học sinh làm bài
HS sửa bài.
Lớp nhận xét 
Học sinh đọc
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
HS nêu
Lớp Nhận xét
III/ Chuẩn bị :
GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3
Rút kinh nghiệm
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu 
Biết tính giá trị biểu thức ở cả ba dạng.
 Làm bài tập : 1,2,3,4,5
II/ Hoạt động dạy học
1.Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ : 
3/ Bài mới :
 a/Giới thiệu bài : Luyện tập chung
 b/Giúp HS tái hiện nhanh các quy tắc tính
- Hoạt đợng 1 : Thực hành.
- Mục tiêu: Đảm bảo mục tiêu 1.
- Hướng dẩn lựa chọn: tính toán
- Hình thức tở chức: cá nhân
Hoạt động của GV
Mong đợi học sinh
a giá trị của biểu thức đã học 
 Bài 1: Tính giá trị biểu thức 
 a/ 324-20+61 = 304-61
 = 365
 188+12-50 = 200-50
 = 150
 b/ 21x3:9 = 63:9
 = 7
 40:2x6 = 20x6
 = 120
 Bài 2 : Tính giá trị biểu thức
 a/ 15+7x8 = 15+56
 = 71
 201+39:3 = 201+13
 = 214
 b/ 90+28:2 = 90+14
 = 104
 564-20x4 = 564-20
 = 524
 Bài 3: Tính giá trị biểu thức
 123x(42-40) = 123x2
 = 246
 (100+11)x9 = 999
 Bài 4: Tổ chức cho HS thi đua làm
 Bài 5 : Bài giải
 Số hộp bánh có là:
 800:4 = 200 (hộp)
 Số thùng bánh có là:
 200:5 = 40 (thùng)
4/ Củng cố 
-Tổ chức cho học sinh làm BT 5
	- Mỗi số ô vuông là giá trị của biểu thức nào?
	-HS thi đua làm
	GV nhận xét tiết học
-HS tự làm bài
-Chữa bài (4 HS lên bảng làm)
-HS nêu yêu cầu
-4 HS lên bảng làm
-Cả lớp làm vào vở
-HS chữa bài
-HS tự làm bài
-Chữa bài
-HS đọc bài toán
-HS nêu yêu cầu cần tìm và nêu cách giải
III/ Chuẩn bị:
Các bài tập SGK
Rút kinh nghiệm
Toán
HÌNH CHỮ NHẬT 
I/ Mục tiêu : 
Bước đầu nhận biết một số yếu tố( đỉnh, cạnh, góc) của hình chữ nhật.
Biết cách nhận dạng hình chữ nhật.
Biết cách nhận dạng hình chữ nhật ( theo yếu tố góc cạnh)
Làm bài tập : 1,2,3,4	
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Khởi động 
Bài cũ : Luyện tập chung 
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Hình chữ nhật 
Hoạt đợng 1: Giới thiệu hình chữ nhật.
	Mục tiêu: Đảm bảo mục tiêu 1.
	Hướng dẩn lựa chọn: tính toán
	Hình thức tở chức: cá nhân
Hoạt động của giáo viên
Mong đợi học sinh
Giáo viên vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và yêu cầu học sinh đọc tên hình
A B
D C
Giáo viên giới thiệu : đây là hình chữ nhật ABCD
Giáo viên yêu cầu học sinh dùng thước ê ke kiểm tra 4 góc của hình chữ nhật
Giáo viên yêu cầu học sinh dùng thước đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật 
+ So sánh độ dài của cạnh AB và CD ?
+ So sánh độ dài của cạnh AD và BC ?
+ So sánh độ dài của cạnh AB và AD ?
Giáo viên chốt : 
Hai cạnh dài có độ dài bằng nhau : AB = CD
Hai cạnh ngắn có độ dài bằng nhau : AD = BC
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại 
Kết luận : Hình chữ nhật có 4 góc vuông, có hai cạnh dài bằng nhau, có hai cạnh ngắn bằng nhau.
Cho học sinh nhắc lại
Giáo viên đưa ra thêm một số hình cho học sinh nhận biết hình nào là hình chữ nhật, hình nào không phải là hình chữ nhật 
Giáo viên cho học sinh liên hệ với các hình ảnh xung quanh lớp học có dạng hình chữ nhật như khung cửa sổ, cửa ra vào, khung ảnh, khẩu hiệu
HS đọc 
Học sinh dùng thước ê ke kiểm tra : hình chữ nhật có 4 góc đều là góc vuông.
Học sinh dùng thước đo độ dài các cạnh 
Độ dài của cạnh AB bằng độ dài của cạnh CD
Độ dài của cạnh AD bằng độ dài của cạnh BC 
Độ dài của cạnh AB lớn hơn độ dài của cạnh AD
Cá nhân
Cá nhân
Học sinh dùng thước ê ke để kiểm tra và nhận biết hình 
Học sinh liên hệ 
 Hoạt đợng 2: luyện tập 
Mục tiêu: Đảm bảo mục tiêu 2.
Hướng dẩn lựa chọn: tính toán
Hình thức tở chức: cá nhân
Bài 1 : Tô màu hình chữ nhật trong các hình sau :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh dùng thước ê ke kiểm tra góc vuông của các hình, qua đó nhận biết được hình nào là hình chữ nhật và tô màu vào hình đó. 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2 : Đo rồi ghi số đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật vào chỗ chấm : 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
GV gọi HS làm bài
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV Nhận xét
Bài 3 : Viết tiếp vào chỗ chấm (theo mẫu)
GV gọi HS đọc yêu cầu 
GV gọi HS làm bài
Nhận xét – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài Hình vuông 
HS đọc 
Học sinh dùng thước ê ke để kiểm tra và nhận biết hình
HS làm bài
Lớp nhận xét
Học sinh đọc
Học sinh làm bài. 
Học sinh thi đua sửa bài
Học sinh đọc
Học sinh làm bài
III/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : các mô hình có dạng hình chữ nhật và một số mô hình không phải là hình chữ nhật, các ê ke để kiểm tra góc vuông, thước đo chiều dài.
HS : vở bài tập Toán 3.
Rút kinh nghiệm
Toán
HÌNH VUÔNG
I/ Mục tiêu : 
Nhận biết một số yếu tố ( đỉnh, cạnh, góc ) của hình vuông.
Vẽ được hình vuông đơn giản trên giấy kẻ ô vuông.
Làm bài tập : 1,2,3,4
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1.Khởi động : 
2.Bài cũ : Luyện tập chung 
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
3.Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Hình vuông 
- Hoạt đợng 1: luyện tập 
- Mục tiêu: Đảm bảo mục tiêu 1.
- Hướng dẩn lựa chọn: tính toán
- Hình thức tở chức: cá nhân
Hoạt động của giáo viên
Mong đợi học sinh
Giáo viên vẽ lên bảng 1 hình vuông, 1 hình chữ nhật, 1 hình tròn, 1 hình tam giác 
Giáo viên yêu cầu học sinh dùng thước ê ke kiểm tra 4 góc của hình vuông 
Giáo viên yêu cầu học sinh dùng thước đo độ dài các cạnh của hình vuông 
Kết luận : Hình vuông có 4 góc vuông, có 4 cạnh bằng nhau.
Cho học sinh nhắc lại
Học sinh tìm và gọi tên hình vuông trong các hình vẽ Giáo viên đưa ra.
Học sinh dùng thước ê ke kiểm tra : hình vuông có 4 góc đều là góc vuông.
Học sinh dùng thước đo độ dài các cạnh 
Hoạt đợng 2: luyện tập 
Mục tiêu: Đảm bảo mục tiêu 2.
Hướng dẩn lựa chọn: tính toán
Hình thức tở chức: cá nhân
Bài 1 : Tô màu hình vuông trong các hình sau
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh dùng thước ê ke kiểm tra góc vuông của các hình, qua đó nhận biết được hình nào là hình vuông và tô màu vào hình đó. 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2 : Đo rồi ghi số đo độ dài các cạnh của hình vuông vào chỗ chấm : 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
GV gọi HS làm bài
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV Nhận xét
Bài 3 : Kẻ thêm một đoạn thẳng vào mỗi hình sau để được hình chữ nhật :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
GV gọi HS làm bài
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài
GV Nhận xét
Bài 4 : Vẽ hình theo mẫu :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
GV gọi HS làm bài
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài
GV Nhận xét
4.Nhận xét – Dặn dò : 
Chuẩn bị : Chu vi hình chữ nhật 
GV nhận xét tiết học
Cá nhân
HS đọc 
Học sinh dùng thước ê ke để kiểm tra và nhận biết hình
HS làm bài
Lớp nhận xét
Học sinh đọc
Học sinh làm bài. 
Học sinh thi đua sửa bài
Học sinh đọc
Học sinh làm bài. 
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp Nhận xét
HS đọc 
Học sinh làm bài
HS sửa bài.
Lớp nhận xét 
III/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : các mô hình có dạng hình vuông và một số mô hình không phải là hình vuông, các ê ke để kiểm tra góc vuông, thước đo chiều dài.
HS : vở bài tập Toán 3.
Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 3 tuan 17 KNS.doc