Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 2 (46)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 2 (46)

 TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN

 AI CÓ LỖI

I. MỤC TIÊU:

A.Tập đọc:

- Biết nghỉ hơi đúng chỗ sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Bước đầu biết phân biệt lời nhân vật khi đọc.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.

- GDKNS: KN Giao tiếp ứng xử có văn hoá

B. Kể chuyện:

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ SGK. Tranh lụa cho nội dung kể chuyện.

 

doc 16 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 2 (46)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Thứ 2 ngày 29 tháng 8 năm 2011
 Tập đọc- kể chuyện
 Ai có lỗi
I. Mục tiêu:
A.Tập đọc:
- Biết nghỉ hơi đúng chỗ sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Bước đầu biết phân biệt lời nhân vật khi đọc.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.
- GDKNS: KN Giao tiếp ứng xử có văn hoá
B. Kể chuyện:
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ SGK. Tranh lụa cho nội dung kể chuyện.
III. Hoạt động dạy học.
Tập đọc
A. Bài cũ: 2 HS đọc thuộc lòng “Hai bàn tay em”.
B. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Luyện đọc.
- GV đọc bài, hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc nối tiếp câu.
+ Đọc nối tiếp đoạn, hiểu nghĩa từ.
+ Đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 4)
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời câu hỏi.
- GV nêu câu hỏi.
Bổ sung: Câu hỏi 5 (thảo luận nhóm 2)
- Cô- ri- ta đáng khen vì biết quý trọng tình bạn và rất độ lượng nên đã chủ động làm lành với bạn.
HĐ3: Luyện đọc lại.
- Chú ý đọc đúng và nhấn mạnh và nhấn giọng các từ (theo mục 1 phần mục đích- yêu cầu)
- Đọc giọng nghiêm khắc câu nói của bố “ Đáng lẽ bạn”
 Kể chuyện.
- GV nêu nhiệm vụ: HS quan sát các tranh minh hoạ và tập kể lại từng đoạn của câu chuyện
 - HD kể từng đoạn theo tranh:
+ HS quan sát và nhẩm kể.
+ GV mời 5 HS kể nối tiếp.
Nếu HS kể lúng túng GV gợi ý theo câu hỏi. 
+ Sau mỗi lần GV gợi ý theo yêu cầu sau:
- Về nội dung. 
- Về diễn đạt. 
- Về cách thể hiện.
GV khen những HS kể sáng tạo, sinh động câu chuyện. 
IV/Củng cố – Dặn dò:
- GV nêu câu hỏi củng cố nội dung. 
- Động viên khen ngợi những HS đọc kể tốt. 
Dặn: về chuẩn bị bài Cô giáo tí hon kể lại câu chuyện. 
IV. Củng cố- dặn dò: GV nhận xét giờ học.
____________________________ 
Toán:
Trừ các số có 3 chữ số (Có nhớ một lần)
I. Mục tiêu: 
- Biết cách tính trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần).
- Vận dụng vào giải toán có lời văn về phép trừ .
II. hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 2 HS làm bài 2.
2. Bài mới:
- Giới thiệu phép trừ: 432- 215.
- Giới thiệu phép trừ: 627- 143.
 (Theo SGK trang 35) 
3. Thực hành:
Bổ sung: - HS làm bài số 1, 2, 3, *4 (trang 8)
 - GV theo dõi, bổ sung, chấm.
Chữa :
Số 1: HS nêu cách tính (mỗi em một phép tính)
Số 2: HS lên giải. (GV minh hoạ bằng sơ đồ để HS dễ hiểu)
Đoạn dây: 
Số 3: - 1 HS đọc đề toán dựa vào tóm tắt.
 - 1 HS đọc bài giải, lớp nhận xét.
Số 4: Kiểm tra những HS đã tính chưa đúng và tính sai kết quả (nếu HS sai nhiều, GV hướng dẫn chữa chung; nếu ít em sai gọi những em đó lên làm lại).
III. Nhận xét- dặn dò:
Tuyên dương, nhắc nhở.
_________________________________ 
Thứ 3 ngày 01 tháng 8 năm 2011
 Thể dục:
BàI Số 3
I. Mục tiêu:
- Ôn đi đều1- 4 hàng dọc, đi theo vạch kẻ thẳng. Đi nhanh chuyển sang chạy.
- Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Học trò chơi: “ Tìm người chỉ huy” yêu cầu biết cách chơi.
II. Địa điểm, phương tiện:
Còi, sân chơi.
III. Nội dung và phương pháp:
1. Phần mở dầu: 
- Tập hợp lớp ba hàng dọc. 
- Khởi động : xoay các khớp.
- Trò chơi làm theo hiệu lệnh.
2. Phần cơ bản: 
- Đi một đến bốn hàng dọc theo nhịp.Biết dóng hàng cho thẳng trong khi đi.Biết đi theo vạch kẻ thẳng, đi nhanh chuyển sang chạy.
- Củng cố kĩ năng về ĐHĐN, luyện trò chơi: “Tìm người chỉ huy”và “Nhóm ba nhóm bảy”
- Rèn tính kỉ luật trong giờ học 
3. Phần kết thúc: 
- Tập hợp đội hình theo vòng tròn 
IV.Nhận xét giờ học.	
______________________________
 Toán
Luyện tập 
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết thực hiện phép cộng phép trừ các số có ba chữ số.
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn.
II. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 2 hs làm bài tập 3, 4.
2. Bài mới: Luyện tập.
- HS làm các bài: số 1, 2, 3, 4,*5 
- GV theo dõi, bổ sung, chấm.
Chữa:
Số1,2: Tính 2HS làm
Số 3: HS lên điền kết quả 
Số 4,5: 2 HS lên giải, lớp bổ sung.
III. Nhận xét- dặn dò:
Tuyên dương lớp học.
 _______________________________
 Tự nhiên và xã hội:
Vệ sinh hô hấp
I. Mục tiêu: 
- Nêu được những việc nên làm và không nên làm để gĩ vệ sinh cơ quan hô hấp.
-* Nêu ích lợi tập thể dục buổi sáng và giữ sạch mũi họng.
-GDKNS: KN tư duy phê phán, phân tích những việc làm gây hại cơ quan hô hấp.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ SGK trang 8, 9.
III. hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Thở không khí trong lành có lợi gì?
2. Bài mới:
HĐ1:Lam việc với SGK( Thưc hiện như TKBG - TNXH)
 Thêm câu hỏi:
? Sáng dậy những bạn nào đã súc miệng bằng nước muối thường xuyên.
 (GV nhắc nhở HS có ý thức giữ vệ sinh mũi họng).
HĐ2: Phần liên hệ thực tế.
HS nêu những việc có thể làm ở nhà và xung quanh khu vực các em sống: ở trường, lớp để giữ vệ sinh cho bầu không khí trong sạch.
(Cho nhiều HS liên hệ).
IV. Củng cố – Dặn dò: GV nhận xét giờ học.
_____________________________
Chính tả 
Ai có lỗi
I. Mục đích yêu cầu: 
- Nghe viết chính xác đoạn 3 của bài. Chú ý viết đúng tên riêng của người nước ngoài.
- Tìm đúng các từ có chứa vần uêch, vần uya. Viết đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn lộn: x/ s, ăn/ ăng.
II. Đồ dùng dạy học:
VBT học sinh.
III. hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
- 1 HS lên bảng viết: ngọt ngào, chìm nổi, đàng hoàng.
- Lớp viết vào vở nháp.
2. Hướng dẫn nghe viết:
HS nhắc lại cách viết tên riêng nước ngoài.
- GV đọc bài.
- HS viết.
- Chấm, chữa (Thu vở chấm tổ 2)
3. Hướng dẫn làm vào VBT.
- GV theo dõi bổ sung, chữa.
IV. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tết học.
____________________________________
 Tập đọc
Cô giáo tí hon
I. Mục đích- yêu cầu:
Đọc trôi chảy toàn bài, chú ý đọc đúng: khoan thai, khúc khích, ngọng líu, núng nính.
- Hiểu nội dung bài:Tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnhcủa các bạn nhỏ, bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo và ước mơ trở thành cô giáo.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ ở SGK. 
III. hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: 5 HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn bài Ai có lỗi?
B. Bài mới: GT bài: 
HĐ1: 
- GV đọc mẫu. 
- HS lắng nghe. 
HĐ2: Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
HĐ3: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: 
Câu 1: Những động tác nào của Bé chứng tỏ Bé đang làm cô giáo?
Câu 2: Những động tác nào của mấy đứa nhỏ chứng tỏ chúng đang làm HS.
Bổ sung: Luyện đọc đúng các từ: khúc khích, ngọng líu, núng nính.
HĐ4: Luyện đọc lại.
Hướng dẫn HS nhấn giọng ở các từ: Kẹp lại tóc, thả, bắt chước, khoan thai, y hệt, khúc khích (Đoạn 1).
Cho nhiều HS đọc lại đoạn này bằng nhiều hình thức luyện đọc.
* Chú ý luyện đọc cho em: Tuấn,Anh, Hào, Thắng...
IV. củng cố-dặn dò: -Nhận xét tiết học.
______________________________________
Thứ 4 ngày 31tháng 8 năm 2011
 Toán:
Ôn tập các bảng nhân
I. Mục tiêu: 
- Thuộc các bảng nhân đã học. (Nhân 2, 3, 4, 5).
- Biết nhân nhẩm với số tròn trăm và tính giá trị biểu thức, tính chu vi hình tam giác và giải toán có lời văn.
II. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 2 HS đoc bảng nhân 3, 4 (mỗi em đọc một bảng).
2. Bài mới:
a. Củng cố bảng nhân (từ 2 đến 5).
- 3 dãy đọc bảng nhân 2, 4 (mỗi em một bảng).
- Cả lớp đọc bảng 5.
GV: 3x 4 = 12
 4x 3 = 12. Vậy 3x 4 = 4x 3
b. Giới thiệu nhân nhẩm với số tròn trăm.
- GV cho HS tính nhẩm theo mẫu:
200x 3 =
Nhẩm: 2 trăm x 3 = 6 trăm
Viết : 200x 3 = 600
3. Bài tập: 
- HS làm các bài 1, 2, 3, 4
- GV theo dõi bổ sung, chấm.
Chữa: 
Số 2: yêu cầu tính theo mẫu:
 4x3+ 10= 12+ 10= 22
Số3: 1 HS lên bảng giải:
Số 4 : 2 HS làm theo 2 cách 100+ 100+ 100 = 300 (cm).
Hoặc 100 x 43= 300 (cm).
Nên cho HS làm quen với cách tính nhân.
___________________________________
 Đạo đức
Kính yêu Bác Hồ (T2)
 I. Mục tiêu: 
- Biết công lao to lớn đối với đất nớc, với dân tộc. 
- Biết tình cảm của Bác đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác. 
- Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác. 
- Thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. 
* Biết nhắc nhở bạn bè làm theo năm điều Bác Hồ dạy.
II. Tài liệu phơng tiện: 
VBT. Một số bài hát ca ngợi Bác. 
Sưu tầm các bài thơ, bài hát, truyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ.
2. Giới thiệu tư liệu về Bác Hồ qua sưu tầm tranh ảnh.
Có thể cho HS trình bày dưới nhiều hình thức.
- Hát về Bác. 
- Kể những câu chuyện về Bác với các cháu thiếu nhi.
- GV giao 1 số tư liệu về Bác cho cá nhóm thảo luận. Sau đó đại diện trình bày trước lớp.
HĐ 2: Liên hệ:
HS tự liên hệ mình đã làm gì và cần phải làm gì để thự hiện tôt 5 điều bác hồ dạy
III. Củng cố dặn dò. Nhận xét tiết học.
_________________________________
 Luyện từ và câu:
Từ ngữ về thiếu nhi - Ôn Tập câu ai là gì ?
I. Mục đích- yêu cầu:
1. Mở rộng vốn từ về trẻ em: Tìm đươc các từ chỉ trẻ em tính nết của trẻ em, tình cảm hoăc sự chăm sóc của người lớn với trẻ em.
2. Ôn kiểu câu: Ai, cái (cái gì- con gì) là gì?
II. Đồ dùng dạy học: VBT.
III. hoạt động dạy học:
- GV đọc khổ thơ:
Sân nhà em sáng quá
Nhờ ánh trăng sáng ngời
Trăng tròn như cái đĩa 
Lơ lửng mà không rơi.
- HS tìm sự vật so sánh với nhau: trăng tròn/ cái đĩa.
b. Bài mới 
-Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu lớp theo dõi.
-HĐHS làm theo nhóm, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung Gv nhận xét
- Bài2: 1 HS đọc yêu cầu.3 HS lên gạch dưới các bộ phận theo yêu cầu của bài.
GV và cả lớp nhận xét.
- Bài3: 1 HS đọc bài,1 HS đặt câu hỏi bài a. HS làm bài cá nhân vào vở BT. Nêu bài làm. chữa bài.
IV. củng cố dặn dò: Gv nhận xét tiết học.
__________________________________
Tập viết
Ôn chữ hoa: Ă, Â
I. Mục tiêu:
1. Củng cố cách viết chữ hoa Ă, Â (viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định) thông qua bài tập ứng dụng.
2. Viết tên riêng (Âu Lạc) bằng chữ cỡ nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ:
- GV kiểm tra chuẩn bị của HS.
- 1 HS nhắc lại từ ứng dụng, lớp viết vào nháp.
- 1 HS lên bảng viết.
2. Bài mới:
1,Giới thiệu bài.
2, Các hoạt động:
HĐ1: Luyện viết chữ hoa.
- HS tự tìm các chữ hoa có trong bài: Ă, Â, L.
- HS quan sát chữ mẫu- GV hướng dẫn viết từng chữ.
- HS viết vào nháp.
Luyện viết từ ứng dụng, tên riêng Âu Lạc.
GV: Âu Lạc là tên nước ta thời cổ, có vua An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh- Hà nội)
- HS luyện viết vào nháp từ câu ứng dụng.
HĐ2: Hướng dẫn viết vào vở.
- GV nhắc nhở: 
- Tư thế ngồi viết.
- Khoảng cách giữa các chữ, các nét.
HĐ3: Chấm, chữa 
IV. Củng cố- dặn dò: ... về đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản. Biết cách giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, họng.
-*Nêu được nguyên nhân và cách phòng bệnh đường hô hấp.
- GDKNS: KN giao tiếp : ứng xử phù hợp khi dóng vai bác sĩ và bệnh nhân.
II. Đồ dùng dạy học:
Các hình ở SGK trang 10, 11, ống nghe khám bệnh.
III. hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Nêu được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Động não.
+ HS: Nhắc lại tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
Kể tên bệnh của đường hô hấp (Hoặc biểu hiện của bệnh ho, sổ mũi, đau họng, sốt).
+ GV những bệnh đường hô hấp thường gặp là: Viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản và viêm phổi.
HĐ2: Làm việc với SGK.
(Theo SGV trang 26)
HĐ3: Chơi trò chơi “Bác sĩ”.
(Theo SGV trang 27)
IV. Nhận xét- dặn dò:
Giữ vệ sinh đường mũi họng, phòng các bệnh về đường hô hấp.
____________________________
Thứ 5 ngày 01 tháng 9 năm 2011
 Chính tả 
Cô giáo tí hon
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe viết chính tả:
- Nghe- viết chính xác đoạn 55 tiếng trong bài Cô giáo tí hon.
- Biết phân biệt s/ x, tìm đúng những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng đã cho có vầ ăn/ ăng.
II. Đồ dùng dạy học:
- VBT
III. HĐ dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra 3 em (Tuấn, Kỳ, Thành) viết bảng lớp
nguệch ngoạc- khuỷu tay- xấu hổ.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn HS nghe viết
 GV đọc bài HS nghe viết
Lưu ý một số em viết hay sai Gv đọc chậm cho những em này viết lên bảng.
c, Chấm , chữa bài
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: HS làm vở bài tập, nêu bài làm, chữa bài.
IV. Củng cố, dặn dò:
______________________________________
 Toán 
Ôn tập các bảng chia 
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Thuộc các bảng chia (2, 3, 4, 5).
- Biết tính nhẩm thưong của các số tròn trăm khi chia cho 2, 3, 4 (Phép chia hết).
II. hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
2 HS đọc bảng nhân 3, 4.
2. Bài mới:
a. Ôn bảng chia 2, 3, 4, 5.
- 3 nhóm lần lượt đọc bảng chia từ 2 đến 4.
- Cả lớp đọc đồng thanh bảng chia 5.
? Từ phép nhân: 3x 4 = 12. Ta có mấy phép chia tương ứng:
 12: 3 = 4 12: 4 = 3
Củng cố mối quan hệ giữa phép chia và phép nhân.
HS nêu vài ví dụ khác tương tự.
b. Giới thiệu phép chia nhẩm.
200: 2 = 
Nhẩm 2 trăm: 2 = 100.
Vậy 200: 2 = 100.
HS nhắc lại.
3. Bài tập: HS làm các bài 1, 2, 3, *4.
Số1: Tính nhẩm HS lần lượt đọc nhẩm nối tiếp (1 em một lượt).
Số 2, 3, *4 làm vào vở.
GVtheo dõi, chấm, chữa.
- HS xung phong chữa bài
- Lớp nhận xét, bổ sung, GV nhận xét.
III. Nhận xét- dặn dò:
Về ôn lại bảng chia 2, 3, 5.
______________________________
Thể dục:
Bài số 4
I. Mục tiêu: 
- Ôn đi đều theo 1- 4 hàng dọc, yêu cầu thực hiện động tác ở mức cơ bản đúng và theo đúng nhịp hô của giáo viên.
- TRò chơi “Kết bạn” yêu cầu chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường vệ sinh sạch sẽ.
- Còi, kẻ sân chơi “Kết bạn”.
III. Nội dung và phương pháp: 
1.Phần mở đầu:
- Khởi động xoay các khớp cổ, tay, chân. 
- Chơi trò chơi làm theo hiệu lệnh.
2. Phần cơ bản:
- Đi 1 - 4 hàng dọc theo nhịp, biết dóng hàng cho thẳng trong khi đi.
- Trò chơi: Cho cả lớp đồng thanh các câu: “Kết bạn, kết bạn là đoàn kết, kết bạn là sức mạnh. Chúng ta cùng nhau kết bạn”.
3. Phần kết thúc:
- Tập hợp lớp 2 hàng.
- Nhận xét tiết học.
___________________________
Chiều thứ 5 ngày 01 tháng 9 năm 201
 Tập làm văn
Viết đơn
I. Mục đích- yêu cầu: 
- Dựa vào mẫu đơn của bài tập đọc: Đơn xin vào đội. Học sinh viết đơn xin vào đội thiếu niên TP HCM.
II. Đồ dùng dạy học:
VBT.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: GV kiểm tra HS về viết đơn xin cấp thẻ đọc sách.
Hỏi về những hiểu biết về đội.
- Đội được thành lập ngày tháng năm nào? (15/ 5/ 1941).
- Đội được mang tên Bác khi nào? (30/1/1970).
2. Bài mới: Giới thiệu bài 
- HS đọc kĩ bài Đơn xin vào đội.
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS nhắc lại những phần trong đơn phải viết theo mẫu? Vì sao?
- HS trình bày nội dung đơn.
GV: Hướng dẫn viết theo mẫu ở VBT.
HĐ2: HS viết bài:
- 1 Số HS đọc lại đơn, lớp nhận xét.
- GV cho điểm, nhận xét, tuyên dương.
III. Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Ghi nhớ mẫu đơn để vận dụng. 
_______________________________
Thủ công
Gấp tàu thuỷ hai ống khói (Tiết2)
I. Mục tiêu:
- HS gấp được tàu thuỷ hai ống khói .
-*Gấp được tàu thuỷ hai ống khói. Các nếp gấp thẳng, phẳng, tàu thuỷ cân đối. 
II. Chuản bị: 
- 1 tàu thuỷ gấp bằng giấy.Tranh quy trình.
- Giấy nháp, gấy thủ công. Bút màu, kéo thủ công.
III. hoạt động dạy học:
HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. 
HĐ2: Hướng dẫn thực hành
HS nhắc lại các bước cơ bản: 
Bước 1: Cắt và gấp từ giấy hình vuông. 
Bước 2: Gấp lấy điểm giữa hình. 
Bước 3: Gấp thành tàu thuỷ 2 ống khói. 
HS thực hành gấp, GV theo dõi ,giúp đỡ HS yếu.
Lưu ý: sau mỗi lần gấp cần miết phẳng đường gấp. 
- Cả lớp trưng bày sản phẩm. 
- GV cho HS tự nhận xét. 
IV. Nhận xét tiết học: Dặn HS về tập gấp. 
_________________________________
 Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Biết tính giá trị biểu thức có phép nhân phép chi.
- Vận dụng giải toán có lời văn.
II. hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: HS chữa bài.
Số 2 a (cột1), số 4.
2. Luyện tập:
a. Củng cố kiến thức.
GV ghi ví dụ:
 -567	-387
 352	 95	
2 HS lên tính, nêu kết quả tính, lớp nhận xét.
b. Thực hành:
- HS làm các bài: Số1, 2, 3, *4 trang10, 11 SGK
- GV theo dõi, bổ sung, chấm.
Chữa:
Số1 GV ghi đề lên bảng.
3HS lần lượt lên làm
Số2: HS nêu kết quả
Số3: 1 HS lên giải.
- Lớp nhận xét, GV bổ sung.
III. Nhận xét- dặn dò:
__________________________
Hoạt động tập thể
sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu: Sơ kết tuần đánh giá việc thực hiện kế hoạch tuần qua và đề ra kế hoạch tuần tới.
II. Sinh hoạt:
I- Lớp trưởng nhận xét chung
- Về nề nếp: + vệ sinh trực nhật
 + Sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
 + Thực hiện các quy định của đội như đồng phục, vệ sinh khu vực đã quy định.
	+ Thực hiện tập luyện chuẩn bị cho khai giảng
 + Đi học đúng giờ.
 + Tập hợp ra vào lớp.
- Về việc học tập : 
Đề ra kế hoạch tuần tới
Thảo luận đề ra biện pháp thực hiện kế hoạch và khắc phục những nhược điểm trong tuần qua.
Đề xuất tuyên dương, phê bình .
Nhận xét của GV chủ nhiệm.
________________________________________________________________ 
_____________________________________
Tiết 2
Nghỉ lễ
________________________________________________________________ 
Thứ 6 ngày 03 tháng 9 năm 2010
Nghỉ lễ
Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Tìm hiểu, ôn lại truyền thống tốt đẹp 
của nhà trường
I.mục tiêu:
- HS thấy được những truyền thống, thành tích mà trường đó đạt được trong những năm qua.
- Giaó dục HS biết yêu thương và có ý thức phấn đấu về mọi mặt để trở thành “Con ngoan- trò giỏi”.
II. hoạt động dạy và học:
HĐ1: Tìm hiểu truyền thống nhà trường.
- GV giới thiệu:
Trường thành lập năm 1999, đến nay (2005) đó được 6 năm. Trong 6 năm qua trường đó có những thành tích:
+ Về đội ngũ GV gồm 29 thầy, cô giáo Trong đó: GVG cấp quốc gia: 1, GVG tỉnh: 2, GVG thị và CS thi đua: 5, số còn lại là GVG cấp trường.
+ GV nhà trường có truyền thống: đoàn kết tốt, cùng nhau phấn đấu xây dựng trường ngày càng khang trang về cơ sở vật chất và bề dày về chất lượng văn hoá
+ Về HS: Tổng số lớp, số HS đụng nhất trong toàn thị. Hàng năm trường có nhiều HSG tỉnh, thị (GV thống kê số liệu cụ thể từ năm 1999 đến nay) để thấy chất lượng dạy học của trường ngày càng nâng lên (Thành tích HSG ngày càng đông về số lượng và chất lượng).
GV kết luận: Năm học 2004- 2005, trường được công nhận là “Trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn I”.
HĐ2: Đăng ký phấn đấu thi đua của HS, lớp:
- HS giỏi - Kết nạp vào Đội TNTP HCM
- HS tiên tiến - Lớp đăng ký
(HS tự nguyện đăng ký phấn đấu).
III. củng cố – dặn dò:
Âm nhạc:
Ôn bài hát: Quốc ca
I. Mục tiêu: HS thuộc bài hát.
- Biết hát kết hợp gõ đệm.
- Tập biểu diễn bài hát.
II. Chuẩn bị:
Một số nhạc cụ gõ.
III. HĐ dạy học:
HĐ1: - HS lần lượt ôn các bài hát đã học.
- Vừa hát, vừa gõ đệm lần lượt theo 3 kiểu: Phách, nhịp, tiết tấu lời ca.
HĐ2: Từng nhóm, cá nhân hát
HĐ3: Thi chọn bạn hát đúng, hay.
Mỗi tổ cử 3 bạn lên hát.
- Mỗi bạn hát ( Trong số 3 bạn hát hay)
IV. CủNG Cố - DặN Dò:
Tuyên dương những HS hát tốt.
	________________________________	
Luyện Toán:
Luyện giải toán về nhiều hơn, ít hơn.
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách cách giải toán về nhiều hơn, ít hơn.
- Củng cố cách trình bày bài giải.
II. Bài tập: HS làm các bài tập sau:
Số 1: Tủ SGV của nhà trường có 965 quyển. Tủ sách tham khảo có ít hơn SGV 543 quyển. Hỏi tủ sách tham khảo có bao nhiêu quyển?
(Tóm tắt- giải).
Số 2: Thùng thứ nhất có 136 l dầu, ít hơn thùng thứ hai 18 l dầu. Hỏi hai thùng có bao nhiêu l dầu?
Số3: Sợi dây thứ nhất dài 125 m và dài hơn sợi dây thứ hai 17 m. Hỏi hai sợi dây dài bao nhiêu m?
Số4: Có3 thùng dầu, thùng thứ nhất ít hơn thùng thứ hai 16 l. Thùng thứ hai có 45 l,thùng thứ hai nhiều hơn thùng thứ ba 8 l. Hỏi 3 thùng có bao nhiêu l dầu?
- HS làm bài.
- GV theo dõi giúp đỡ những HS yếu.
- Chấm, chữa bài.
III. Nhận xét- dặn dò.
Khen những HS có bài làm tốt.
Luyện Tiếng Việt
Ôn từ ngữ về thiếu nhi - ôn tập câu ai là gì?
I. MụC TIÊU:
 - Củng cố từ ngữ về trẻ em.
- Ôn tập câu ai là gì?
II/ HOạT ĐộNG DạY Và HọC:
HĐ1: Củng cố kiến thức:
	- Nêu một số từ ngữ chỉ trẻ em.
	- Nêu một số từ ngữ chỉ tính nết của trẻ em.
	- Nêu một số từ chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em.
HĐ2: Bài tập:
Bài tập 1: Xếp các từ trong ngoặc vào các cột tương ứng:
(thiếu nhi, trẻ nhỏ, thiếu niên, thương yêu, dạy dỗ, ngoan ngoãn, chăm học, con trẻ)
Từ chỉ trẻ em
(a)
Từ chỉ tính nết của trẻ em
(b)
Từ chỉ tính tình cảmhoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em
(c)
Bài tập 2:
	- Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Ai?” 
	- Gạch 2 gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi “ Là gì?” 
Câu a: Sẻ non là người bạn tốt của Bé Thơ.
Câub: Ông ngoại là người thầy giáo đầu tiên của tôi.
Câu c: Chú lính nhỏ là người lính dũng cảm nhất trong truyện này.
Bài tập 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu gạch chân trong mỗi câu sau đây:
	- Cá heo là tay bơi giỏi nhất của biển.
	- Trường học là ngôi nhà thứ hai của em.
HĐ3: Chấm chữa bài.
III. CủNG Cố – DặN Dò:
______________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 2 L3(1).doc