TOÁN
Tiết 6: Trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết cách thực hiện phép trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm).
- Vận dụng được vào giải bài toán có lời văn ( có một phép tính trừ ).
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải tính.
3. Giáo dục : Cẩn thận, tự giác khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: SGK
- Học sinh: SGK, vở ghi bài.
III . Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tuần 2 Thứ hai ngày .. tháng 9 năm 2011 Toán Tiết 6: Trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết cách thực hiện phép trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm). - Vận dụng được vào giải bài toán có lời văn ( có một phép tính trừ ). 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải tính. 3. Giáo dục : Cẩn thận, tự giác khi làm bài. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: SGK - Học sinh: SGK, vở ghi bài. III . Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập tiết 5 - học sinh lên bảng làm bài. - Nhận xét, cho điểm. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu giờ dạy, ghi bảng - Nghe giới thiệu , ghi bài. 2. Hướng dẫn thực hiện phép tính trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần): a. Phép trừ: 432 - 215 = - Giáo viên viết phép tính lên bảng - Học sinh lên bảng đặt tính và tính, lớp làm nháp. - Đặt tính như thế nào? - Học sinh phát biểu. - Chúng ta bắt đầu tính ở hàng nào? - Từ hàng đơn vị. - 2 không trừ được 5, ta làm thế nào? - Mượn 1 chục của 3 chục thành 12; 12 – 5 = 7 viết 7 nhớ 1. - Giáo viên giảng lại bước tính trên. Nêu 2 cách nhớ sang hàng chục, thông thường nhớ xuống dưới. - 2 học sinh nêu từng bước trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét. b. Phép trừ: 627 - 143 = - Tiến hành các bước tương tự phần a. - So sánh 2 phép tính. - Phép trừ: 432 – 215 = 217 là phép trừ có nhớ 1 lần ở hàng chục. - Phép trừ: 627 - 143 = 484 là phép trừ có nhớ 1 lần ở hàng trăm. 3. Luyện tập- thực hành: Bài 1: ( Làm bảng con ) - Giáo viên nhận xét bài của học sinh. - Nêu yêu cầu của bài. - Học sinh nêu rõ cách làm. - Học sinh nhận xét. Bài 2: ( Làm vở ) - Nêu yêu cầu bài tập - Chấm, chữa bài - Làm bài Bài 3: ( Làm vở ) - Học sinh đọc đề bài. - Tổng số tem của 2 bạn là bao nhiêu? -Tổng số tem của2 bạn là 335 con tem. - Trong đó bạn Bình có bao nhiêu con tem? - Trong đó bạn Bình có 128 con tem. - Bài toán yêu cầu tìm gì? - Tìm số tem của bạn Hoa. - Chấm, chữa bài - lớp làm vở. Giải Bạn Hoa sưu tầm được số tem là: 335 - 128 = 207 ( tem ) Đáp số: 207 tem Bài 4:( Làm nháp ) Yêu cầu: - Học sinh đọc thầm tóm tắt. -Đoạn dây dài bao nhiêu xăng-ti - mét? - Đoạn dây dài 243 cm. - Đã cắt đi bao nhiêu xăng - ti - mét? - 27 cm. - Bài toán yêu cầu tìm gì? - Chữa bài - Đoạn dây còn lại dài bao nhiêu xăng - ti - mét? - Dựa vào tóm tắt đọc thành đề toán. - Học sinh làm bài. Giải Đoạn dây còn lại dài là: 243 - 27 = 216 ( cm) Đáp số: 216 cm D. Củng cố : - Nhắc lại nội dung bài học. E. Dặn dò: Về luyện thêm về phép tính trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần). - Nhận xét tiết học. Thứ ba ngày .. tháng 9 năm 2011 Toán Tiết 7: Luyện tập I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các số có 3 chữ số ( không nhớ hoặc có nhớ 1 lần) - Củng cố về tìm số bị trừ, số trừ , hiệu. - Vận dụng được vào giải toán có lời văn ( có 1 phép cộng hoặc một phép trừ ) 2. Kỹ năng:rèn kỹ năng thực hiện phép tính cộng, trừ. 3. Giáo dục:Cẩn thận, kiên trì. II. Đồ dùng dạy học: Giáo viên: SGK, phấn màu. Học sinh: SGK, vở ghi toán. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh làm bài 2 tiết trước. - GV chữa bài, nhận xét, cho điểm. C. Dạy- học bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu giờ học, ghi tên bài lên bảng. - Nghe giới thiệu , ghi bài. . 2.Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: ( Làm bảng con ) Nêu yêu cầu của bài, hướng dẫn học sinh làm bài. - Học sinh làm bảng con - Học sinh nêu lại cách làm - Lớp nhận xét. - Giáo viên chữa bài Bài 2: ( Làm vở ) Nêu yêu cầu của bài, hướng dẫn học sinh làm bài. - Lớp làm vở phần a. - Chấm, chữa bài - Chữa bài - Lớp làm nháp phần b Bài 3: ( Làm nháp ) - Bài toán yêu cầu gì? - Bài toán yêu cầu điền số thích hợp vào ô trống. - Dòng 1 ghi gì? - Dòng 1 ghi các số bị trừ. - Dòng 2 ghi gì? - Dòng 2 ghi các số trừ. - Dòng 3 ghi gì? - Dòng 3 ghi hiệu. - Giáo viên đưa ra câu hỏi, học sinh nêu lại cách tìm . - Học sinh nêu lại cách tìm các số nêu trên . - Lớp làm nháp . - Nhận xét - Nêu miệng kết quả Bài 4: ( Làm vở ) - Yêu cầu học sinh đọc thầm phần tóm tắt. - Học sinh đọc. - Dựa vào tóm tắt nêu đề bài. - Học sinh suy nghĩ, tự làm bài. - Chấm, chữa bài Giải Cả hai ngày bán được: 415 + 325 =740 ( kg ) Đáp số: 740 kg Bài 5:( Làm nháp ) - Gọi 1 học sinh đọc đề bài. - Học sinh đọc. - Bài toán cho biết gì? - Học sinh trả lời. - Bài toán yêu cầu tìm gì? - Học sinh trả lời. - Chữa bài - Học sinh làm bài trên bảng, lớp làm vở nháp. Giải Số học sinh nam của khối lớp 3 là: 165 – 84 = 81 ( Học sinh) Đáp số: 81 Học sinh D. Củng cố - Nhắc lại nội dung bài học. E. Dặn dò: Bài tập về nhà: làm lại các BT - Về luyện tập thêm về phép tính cộng, trừ các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần) - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét tiết học. Thứ tư ngày .. tháng 9 năm 2011 Toán Tiết 8: Ôn tập các bảng nhân I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Thuộc các bảng nhân 2,3,4,5. - Biết nhân nhẩm với số tròn trăm và tính giá trị biểu thức . - Vận dụng được vào việc tính chu vi hình tam giác và giải toán có lời văn ( có một phép nhân ). 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải toán. 3. Giáo dục: Cẩn thận khi làm bài. II. Chuẩn bị: SGK III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động dạy: Hoạt động học: A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh làm bài tập 4,5 tiết trước. - Giáo viên nhận xét, chữa bài. C. Dạy- học bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu giờ học- ghi tên bài lên bảng. - Nghe giới thiệu , ghi bài. . 2. Ôn tập các bảng nhân: Bài 1:( Miệng ) a. Giáo viên tổ chức. - Nhận xét - Học sinh thi học thuộc lòng các bảng nhân 2; 3; 4; 5. - Học sinh nối tiếp nhau làm miệng phần a bài 1 . b. Thực hiện nhân nhẩm với số tròn trăm: - Giáo viên hướng dẫn nhẩm. - Học sinh nhẩm - Học sinh nhận xét. Nhận xét - cho điểm. Bài 2: ( Làm vở ) - Hướng dẫn HS thực hiện: 4 x 3 + 10 = 12 + 10 = 22 - Chấm, chữa bài - Chữa bài - Lớp làm vở phần a, c. - Làm nháp phần còn lại Bài 3:( Làm vở ) - Học sinh đọc đề bài. - Giáo viên hướng dẫn phân tích đề. - Chữa bài- cho điểm. - Học sinh làm bài. Giải Số ghế trong phòng ăn là: 4 x 8 = 32 ( cái ghế ) Đáp số: 32 cái ghế Bài 4: ( Làm miệng ) - Học sinh đọc đề bài. - Hãy nêu cách tính chu vi hình tam giác? - Tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác đó. - Nêu độ dài các cạnh của hình tam giác ABC? - AB = 100 cm BC = 100 cm CA = 100 cm - Hình tam giác ABC có điểm gì đặc biệt? - Độ dài 3 cạch bằng nhau và bằng 100. - Suy nghĩ để tính chu vi hình tam giác ABC bằng 2 cách? - HS nêu miệng. Cách 1: Chu vi tam giác ABC là: 100 + 100 + 100 = 300 (cm) Đáp số: 300 cm Cách 2: Chu vi tam giác ABC là: 100 x 3 = 300 (cm) Đáp số: 300 cm - Chữa bài- cho điểm. D. Củng cố, dặn dò: - Về ôn luyện thêm về bảng nhân, chia đã học. - Nhận xét tiết học. Thứ năm ngày .. tháng 9 năm 2011 Toán Tiết 9: Ôn tập các bảng chia I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Thuộc các bảng chia ( chia cho 2, 3, 4, 5 ). - Biết tính nhẩm thương của các số tròn trăm khi chia cho 2 , 3 , 4 ( phép chia hết ) - Giải toán có lời văn bằng một phép tính chia. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhớ bảng chia. 3. Giáo dục: Có ý thức cẩn thận khi làm bài. II. Đồ dùng dạy- học: - Giáo viên: SGK, phấn màu. - Học sinh: SGK,vở. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động dạy: Hoạt động học: A. ổn định tổ chức: - Hát. - Kiểm tra sĩ số. B. Kiểm tra bài cũ: - 3 học sinh lên đọc các bảng nhân đã học - Giáo viên nhận xét, cho điểm. C. Dạy- học bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu giờ học, ghi tên bài lên bảng. - Nghe giới thiệu , ghi bài. . 2. Ôn tập các bảng chia: Bài 1: Trò chơi: - Nhận xét - Nêu yêu cầu - Học sinh thi đọc thuộc các bảng chia 2; 3; 4; 5. - Học sinh nối tiếp nhau nhẩm bài 1 3. Thực hiện chia nhẩm các phép chia có số bị chia là số tròn trăm: Bài 2: ( Làm vở ) Hướng dẫn học sinh nhẩm. - Chấm, chữa bài - Nêu yêu cầu - Học sinh tự làm bài 2 vào vở. Bài 3:( Làm vở ) - Học sinh đọc đề bài. - Có tất cả bao nhiêu cái cốc. - Có tất cả 24 cái cốc. - Xếp đều vào 4 hộp có nghĩa là gì? - Nghĩa là chia 24 cái cốc thành 4 phần bằng nhau. - Bài toán yêu cầu tính gì ? - Chấm, chữa bài - Tìm số cốc trong mỗi chiếc hộp. - Lớp làm vở ô ly. Giải Số cốc trong mỗi hộp là : 24 : 4 = 6 ( cốc ) Đáp số: 6 cốc Bài 4: Tổ chức trò chơi: “Thi nối nhanh phép tính với kết quả”: - Học sinh chơi theo hướng dẫn của giáo viên: + Mỗi đội 7 em chơi theo hình thức tiếp sức. Mỗi học sinh được nối 1 phép tính với 1 kết quả. + Mỗi phép tính đúng được 10 điểm. + Đội nào xong trước được thưởng 10 điểm. - Tuyên dương đội thắng cuộc. D. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay học bài gì? - Về nhà luyện tập thêm về bảng nhân, bảng chia đã học. - Ôn lại các bảng chia. Thứ sáu ngày .. tháng 9 năm 2011 Toán Tiết 10 : Luyện tập I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết tính giá trị biểu thức có phép nhân, phép chia. - Củng cố biểu tượng về 1/4 - Vận dụng được vào giải toán có lời văn ( có một phép nhân). - Xếp hình theo mẫu. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính cho học sinh. 3. Giáo dục: Cẩn thận khi làm bài. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên:+ SGK + 4 tam giác vuông cân. - Học sinh: 4 tam giác vuông cân. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy: Hoạt động học: A. ổn định tổ chức: - Học sinh hát . B. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh lên bảng làm bài. - Học sinh lên bảng làm bài: 3 x 4 = 3 x 5 = 12 : 3 = 15 : 3 = 12 : 4 = 15 : 5 = - Gọi học sinh khác lên bảng - Học sinh lên bảng đọc bảng chia. - Giáo viên nhận xét, cho điểm. C. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học, ghi bảng. - Nghe giới thiệu , ghi bài. . 2. Củng cố kỹ năng tính giá trị biểu thức: Bài 1: (làm bảng con) - Giáo viên ghi: 5 x 3 + 2 = Có 2 cách tính là: Cách 1: 5 x 3 + 2 = 15 + 2 = 17 Cách 2 : 5 x 3 + 2 = 5 x 5 = 25 - Trong 2 cách ... Sau đó làm bài tâp phân biệt s/x . - Nghe giới thiệu , ghi bài 2. Hướng dẫn viết chính tả: a. Trao đổi về nội dung đoạn viết: - Giáo viên đọc đoạn văn trong SGK một lần - Theo dõi giáo viên đọc. - Tìm những hình ảnh cho thấy Bé bắt chước cô giáo? - Bẻ một nhánh trâm bầu làm thước, đưa mắt nhìn đám học trò, tay cầm nhánh trâm bầu nhịp nhịp trên bảng đánh vần từng tiếng cho đám học trò đánh vần theo. - Hình ảnh mấy đứa em có gì ngộ nghĩnh, đáng yêu? - Chúng chống hai tay nhìn chị, ríu rít đánh vần theo. b. Hướng dẫn cách trình bày: - Đoạn văn có mấy câu? - Chữ đầu câu viết thế nào? - Ngoài chữ đầu câu, trong bài còn chữ nào phải viết hoa? Vì sao? - Có 5 câu. - Chữ đầu câu phải viết hoa. - Chữ Bé, Vì đó là tên riêng. c. Hướng dẫn viết từ khó: - Trong bài có các chữ nào khó viết? - Học sinh nêu: Treo nón, trâm bầu, cô giáo, ríu rít. - Yêu cầu học sinh viết. - Học sinh viết bảng con d. Viết chính tả, soát lỗi: - Giáo viên đọc . - Giáo viên đọc 2 lần cho học sinh soát lỗi. - Học sinh viết. - Học sinh đổi chéo vở soát lỗi. g. Chấm bài: - Giáo viên chấm một số vở, nhận xét về chữ viết, lỗi... 3. Hướng dẫn bài tập chính tả: Bài 2b:Yêu cầu học sinh đọc đề bài. - Theo dõi, nhận xét - Học sinh đọc đề bài trong sách. - Học sinh làm miệng- HS khác nhận xét * Ví dụ: Gắn bó, hàn gắn...Cố gắng, gắng sức... Nặn đồ chơi... nặng nề... Khăn quàng...khăng khít.. D. Củng cố, dặn dò: - Ghi nhớ các từ tìm được, viết sai 3 lỗi trở lên viết lại bài. - Thực hiện ở nhà. Tập làm văn Tiết 2 : Viết đơn I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh viết được đơn xin vào Đội Thiếu niênTiền phong Hồ Chí Minh theo mẫu đơn đã học. 2. Kỹ năng:Điền đúng mẫu đơn, nhớ từng nội dung trong đơn. 3.Giáo dục: Có ý thức phấn đấu vào Đội. II. Đồ dùng dạy học: Giáo viên:Viết sẵn mẫu đơn lên bảng ( Hoặc bảng phụ). Học sinh:Vở ghi Tiếng Việt. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học A. ổn định tổ chức: - Cho học sinh hát bài “Đội ca” B. Kiểm tra bài cũ: - Đội thành lập ngày tháng năm nào, ở đâu? - 15 - 5 - 1941, tại Pắc Bó, Cao Bằng - Bài hát của Đội do ai sáng tác? - Nhạc sĩ Phong Nhã. - Đội mang tên Đội Thiếu niênTiền phong Hồ Chí Minh từ khi nào? - 30 - 1 - 1970. C. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài: Năm nay, các em đã lên 9 tuổi, đủ tuổi vào Đội Thiếu niênTiền phong Hồ Chí Minh. Để được kết nạp vào Đội các em phải cố gắng phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, đặc biệt các em cần phải viết đơn xin vào Đội. Bây giờ cô sẽ hướng dẫn các em viết lá đơn này. - Nghe giới thiệu , ghi bài 2. Nêu lại những nội dung chính của đơn: - Mở mẫu đơn viết sẵn. - Quan sát. - Nêu những nội dung chính của đơn xin vào Đội? -Học sinh tiếp nối nhau trả lời( mỗi học sinh chỉ cần nêu một nội dung). - Trong các nội dung đó, nội dung nào cần viết đúng theo mẫu, nội dung nào không cần hoàn toàn theo mẫu? - Phần trình bày lý do và nguyện vọng của người viết đơn không cần hoàn toàn theo mẫu vì mỗi người có lý do, nguyện vọng khác nhau. 3. Tập nói theo nội dung đơn: - Giáo viên yêu cầu. - Một số học sinh tự nói trước lớp về nội dung cụ thể lá đơn của mình. - Giáo viên chú ý cho học sinh tập trung vào phần trình bày nguyện vọng. - Học sinh lưu ý thực hiện. - Nhận xét, bổ sung cho nhau. - Giáo viên nhận xét, sửa chữa. * Tiểu kết:Đơn viết phải đúng mẫu, nhưng cần thể hiện được những hiểu biết của em về Đội, tình cảm tha thiết của em muốn vào Đội. 4. Thực hành viết đơn: - Giáo viên yêu cầu - Học sinh cả lớp viết đơn vào vở . - Giáo viên yêu cầu một vài học sinh đọc đơn trước lớp. - Một vài học sinh đọc đơn trước lớp. - Lớp theo dõi, nhận xét. - Giáo viên chấm một số bài, nhận xét D. Củng cố, dặn dò: - Đơn dùng để làm gì? - Nhận xét giờ học. - Dặn học sinh chuẩn bị bài tiết sau: “Kể về gia đình, điền vào giấy tờ in sẵn” - Trình bày nguyện vọng của mình với tập thể, cá nhân nào đó. - Chuẩn bị ở nhà. Thủ công Bài 2 : Gấp con ếch Tiết 1 I. Mục tiêu: - Học sinh biết cách gấp con ếch. - Gấp được con ếch bằng giấy đúng qui trình kỹ thuật. - Có hứng thú với giờ học gấp hình. II. Đồ dùng: - Mẫu con ếch được gấp bằng giấy màu. - Tranh qui trình gấp con ếch bằng giấy. - Giấy màu (giấy trắng), kéo thủ công. - Bút màu đen hoặc bút dạ màu sẫm. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A- Kiểm tra bài cũ - ổn định tổ chức. - Hỏi:+ Giờ trước học bài gì? + Nêu qui trình gấp tàu thuỷ hai ống khói? GV nhận xét, đánh giá B- Bài mới 1) Giới thiệu bài - Giáo viên nêu yêu cầu và ghi đầu bài lên bảng Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét - HD hs quan sát và nhận xét mẫu. Hỏi: ếch gồm mấy phần Giới thiệu: Phần đầu: 2 mắt nhọn dần về phía trước. Phần thân: Phình rộng dần về phía sau. Phần chân: 2 chân trước và hai chân sau ở dưới thân. - Giáo viên liên hệ thực tế về hoạt động và lợi ích của ếch. - Bài gấp tàu thuỷ hai ống khói. HSTL, các bạn khác nhận xét, bổ sung. - HS quan sát - ếch gồm 3 phần: Đầu , thân, chân - Giống gấp mày bay đuôi rời. - Yêu cầu hs mở dần con ếch đến hình gấp 6 Hỏi: Nhận xét cách gấp từ hình 2 đến hình 6 giống gấp hình gì đã học? Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu. Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông. - Thực hành giống bài trước Bước 2: Gấp tạo 2 chân trước ếch - Hướng dẫn thao tác giống gấp phần đầu và cánh máy bay đuôi rời (H3, 4, 5, 6, 7) Bước 3: Gấp tạo hai chân sau và thân ếch - GV hướng dẫn gấp theo qui trình từ hình 8 đến hình 12. - Hình 13: Dùng bút màu sẫm tô mắt ếch sẽ được con ếch hoàn chỉnh như hình 14. - Hướng dẫn cách làm cho con ếch nhảy. - GV hướng dẫn thực hiện nhanh gấp con ếch lần 2 - HS quan sát và 1 hs lên thực hiện. - HS thao tác các hình 3, 4, 5, 6, 7 - HS quan sát và làm theo. - 2 hs lên bảng gấp, lớp nhận xét, bổ sung. - Hướng dẫn hs thực hành gấp nháp con ếch (Giáo viên quan sát, uốn nắn những động tác chưa đúng cho hs) C. Củng cố – Dặn dò: - GVNX sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập của học sinh. - Dặn giờ sau mang giấy nháp, đồ dùng học tập để thực hành. - Cả lớp thực hành gấp con ếch. Thể dục Tiết 5 : Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Ôn tập: Tập hợp đội hình hàng dọc, dóng hàng, quay phải, quay trái. Yêu cầu học sinh thực hiện những kỹ năng này ở mức tương đối chủ động. - Học tập hợp hàng ngang, dóng hàng,điểm số. Yêu cầu học sinh thực hiện những động tác này ở mức tương đối đúng. - Chơi trò chơi:Tìm người chỉ huy.Yêu cầu biết cách chơi và biết tham gia chơi. 2. Kỹ năng: Nhớ động tác, thực hiện tương đối đúng. 3. Giáo dục: Tích cực, tự giác tập luyện. II. Địa điểm, phương tiện : - Địa điểm:Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: còi, kẻ sân cho chơi trò chơi. III. Nội dung và phương pháp: Phần Nội dung Đ. lượng Số Thời lần gian Phương pháp Mở đầu - Giáo viên giúp cán bộ lớp tập hợp lớp. - Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp. - Chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc theo địa hình tự nhiên: 40- 50 m. - Chơi TC: chạy tiếp sức. 1 1 1 1 2-3 1’ 1’ 1’ 1’ 1’ - Cán bộ lớp tập hợp lớp theo 4 hàng dọc. - Theo 4 hàng ngang. - Theo 4 hàng dọc. - Theo 1 hàng dọc. - Theo 4 hàng ngang. Cơ bản * Ôn tập: Tập hợp đội hình hàng dọc, dóng hàng, quay phải, quay trái, * Học tập hợp hàng ngang, dóng hàng,điểm số. - Giáo viên hướng dẫn. * Chơi trò chơi: kết bạn - Giáo viên nêu tên trò chơi - Giáo viên bổ sung. 2-3 2-3 2-3 8’ 10’ 3’ - Giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hiện theo 4 hàng dọc. - Giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hiện theo 4 hàng dọc. - Học sinh tập luyện từng động tác lẻ rồi tập phối hợp. - Các tổ tập luyện, thi đua theo tổ. - Nhắc lại cách chơi. - Học sinh chơi. Kết thúc - Đi thường theo nhịp và hát. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài. - Về nhà: Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng,điểm số. 1 1 1 2’ 1’ - Theo 2 hàng dọc. - Theo 4 hàng ngang. - Ôn luyện ở nhà. Thể dục Tiết 6 : Đội hình đội ngũ Trò chơi: tìm người chỉ huy I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Ôn tập: Tập hợp đội hình hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Yêu cầu học sinh thực hiện những kỹ năng này ở mức tương đối đúng. - Ôn động tác đi đều 1 - 4 hàng dọc, đi theo vạch kẻ thẳng . Yêu cầu học sinh thực hiện những động tác này ở mức tương đối đúng. - Chơi trò chơi:Tìm người chỉ huy.Yêu cầu biết cách chơi và biết tham gia chơi một cách chủ động 2. Kỹ năng: Nhớ động tác, thực hiện tương đối đúng. 3. Giáo dục: Tích cực, tự giác tập luyện. II. Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm:Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: còi, kẻ sân cho chơi trò chơi. III. Nội dung và phương pháp: Phần Nội dung Đ. lượng Số Thời lần gian Phương pháp Mở đầu - Giáo viên giúp cán bộ lớp tập hợp lớp. - Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Đứng tại chỗ xoay các khớp, đếm to theo nhịp. - Chạy nhẹ nhàng theo hàng quanh sân - Chơi trò chơi: chui qua hầm 1 1 1 1 2-3 1’ 1’ 1’ 1’ 1’ - Cán bộ lớp tập hợp lớp theo 4 hàng dọc. - Theo 4 hàng ngang. - Theo 4 hàng dọc. - Theo 1 hàng dọc. - Theo 4 hàng ngang. Cơ bản * Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng,điểm số. - Giáo viên hướng dẫn theo dõi, sửa chữa. *Ôn động tác đi đều 1 - 4 hàng dọc, đi theo vạch kẻ thẳng. - Giáo viên sửa sai, nhắc học sinh không đi cùng tay, cùng chân. * Chơi trò chơi: Tìm người chỉ huy - Giáo viên nêu tên trò chơi - Giáo viên bổ sung. 5 2-3 2-3 10’ 10’ 3’ - Giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hiện theo 4 hàng dọc. + Lần 1: giáo viên điều khiển lớp tập. + Lần 2-3: Cán sự điều khiền lớp tập + Lần 4 - 5: Các tổ luyện tập - Giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hiện theo 4 hàng dọc. - Học sinh tập luyện từng động tác lẻ rồi tập phối hợp. - Các tổ tập luyện, thi đua theo tổ. - Nhắc lại cách chơi. - Học sinh chơi. Kết thúc - Đi thường theo nhịp và hát. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài. - Về nhà: Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng,điểm số. 1 1 1 2’ 1’ - Theo đội hình vòng tròn. - Theo 4 hàng ngang. - Ôn luyện ở nhà.
Tài liệu đính kèm: