Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 21 (11)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 21 (11)

TOÁN

 Tiết 101 : LUYỆN TẬP

I/ MỤC TIÊU:

 Biết cộng nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn đến bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính.

II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 31 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 896Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 21 (11)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Thứ hai ngày 17 tháng 1 năm 2011
SINH HOẠT ĐẦU TUẦN
I/Mục tiêu: 
 Ôn tập củng cố kiến thức các môn học.
-Xây dựng thái độ phấn đấu vươn lên học giỏi, say mê học tập.
-Rèn tư duy nhạy và kĩ năng phát hiện, trả lời các câu hỏi.
TỐN
 Tiết 101 : LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
	Biết cộng nhẩm các số trịn trăm, trịn nghìn đến bốn chữ số và giải bài tốn bằng hai phép tính.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài mới 
* Giới thiệu bài, ghi bảng
* Hướng dẫn luyện tập.
Hoạt động 1: Cộng nhẩm 
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS nhẩm theo mẫu.
-Cho HS tự làm bài tiếp rồi chữa bài.
Bài 2 : 
- Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- Tổ chức cho HS làm tương tự bài 1.
-Nên cho HS tự lựa chọn cách tính thích hợp trong các cách nhẩm như trên rồi theo đó mà làm tiếp các bài cộng nhẩm và chữa bài.
Hoạt động 2: Đặt tính 
 Bài 3 :
- Yêu cầu HS tự làm vào vở
-GV nhận xét
Hoạt động 3: Giải toán 
 Bài 4:
- Gọi HS đọc đề, nêu các dữ kiện bài toán, 
xác định dạng toán.
- Cho HS làm vở + bảng lớp.
- Chấm 1 số vở, nhận xét.
2. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS ôn lại bài. 
- Tính nhẩm 
- HS theo dõi, nhẩm như SGK.
- HS tự nhẩm, nêu miệng kết quả
* Kết quả : 6 000 ; 8 000 ; 9 000 ; 10 000
- Tính nhẩm 
- HS theo dõi mẫu.
- HS tự nhẩm, nêu kết quả :
* 2400 ; 9 900 ; 3 400 ; 5 600 ; 7 800
- HS tự làm vào vở + lên bảng sửa
* Kết quả : a) 6779 ; 6284
 b) 7461 ; 7280
- HS đọc đề, nêu các dữ kiện, hướng giải.
- 1 HS lên bảng, lớp làm vở.
 Buổi chiều bán được là :
 432 x 2 = 864 (lít)
 Cả hai buổi bán được là :
 432 + 864 = 1296 (lít)
 Đáp số: 1296 (lít)
THỦ CƠNG
Tiết 21: ĐAN NONG MỐT (Tiết 1)
I/ MỤC TIÊU :
	-Biết cách đan nong mốt.
	-Kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau.
	-Đan được nong mốt. Dồn được nan nhưng cĩ thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 Giấy màu, kéo, 
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra dụng cụ học tập 
2/Bài mới: 
*Hoạt động 1 :GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét 
- GV giới thiệu tấm đan nong mốt và hướng dẫn HS quan sát , nhận xét 
- GV liên hệ thực tế : Đan nong mốt được ứng dụng để làm đồ dùng trong gia đình như đan làn hoặc đan rỗ rá ..
- Để đan nong mốt người ta sử dụng các nan đan bằng các nguyên liệu khác nhau như mây , tre , nứa , lá dừa .
 + GV nêu: Trong thực tế, ta sử dụng các nan rời bằng tre, nứa, giang mây, lá dừa  Để đan nong mốt, nong đôi làm đồ dùng trong gia đình 
 Hoạt động 2 : GV hướng dẫn mẫu 
 Bước 1 : Kẻ cát các nan đan 
- Đối với loại giấy, bìa không có dòng kẻ cần dùng thước kẻ vuông để kẻ các dòng kẻ dọc và dòng kẻ ngang cách đều nhau 1ô 
- Cắt các nan dọc :Cắt 1 hình vuông có cạnh 9ô. Sau đó cắt theo các đường kẻ trên giấy, bìa đến hết ô thứ 8 như hình 2 để làm các nan dọc 
- Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có kich thước rộng 1 ô , dài 9ô . Nên cắt các nan khác màu với nan dọc và nan dán xung quanh .
 Bước 2 : Đan nong mốt bằng giấy , bìa 
 - Cách đan nong mốt là nhất 1 nan , đè một nan và lệch nhau một nan đan dọc giữa 2 nan ngang liền kề 
- Đan nong mốt bằng bìa được thực hiện theo trình tự sau 
- Đan nan ngang thứ nhất : Dắt các nan dọc lên bàn đường nối liền các nan dọc nằm ở phía dươi . Sau đó , nhấc nan dọc 2,4 ,6 , 8 lên và luồn nan ngang thứ nhất vào . Dồn nan ngang thứ nhất khít với đường nối liền các nan dọc 
- Đan nan ngang thứ 2 : Nhấc nan dọc 1,3,5,7, 9 và luồn nan ngang thứ 2 vào . Dồn nan ngang thứ 2 cho khít với nan ngang thứ nhất 
- Đan nan ngang thứ 3:Giống như nan đan thứ nhất 
- Đan nan ngang thứ 4 : giống nan đan thứ 2 
Cứ đan như vậy cho đến hết nan đan thứ 7 
Chú ý : Đan xong mỗi nan ngang phải dồn nan cho khít rồi mới đan tiếp nan sau 
 Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan 
Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại . Sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột ( giống như tấm đan ở hình 1 ) Chú ý dán cho thẳng và sát với mép tấm đan
 - GV gọi HS nhắc lại cách đan nong mốt và nhận xét . Sau đó tổ chức cho HS kẻ , cắt các nan đan bằng giấy , bìa và tập đan nong mốt 
 Củng cố – Dặn dò :
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần hái độ học tập và kĩ năng đan nan của HS 
- Về tập đan cho khéo.
- Chuẩn bị tiết sau.
- HS quan sát 
 - HS quan sát các nan rời 
 - HS quan sát GV đan .
 - HS quan sát GV dán nẹp .
 - HS nhắc lại cách đan .
 - HS tập kẻ và cắt các nan và tập đan
ĐẠO ĐỨC
Tiết 21: TÔN TRONG KHÁCH NƯỚC NGOÀI (Tiết 1)
 I / MỤC TIÊU:
	-Nêu được một số biểu hiện của việc tơn trọng khách nước ngồi phù hợp với lứa tuổi.
	-Cĩ thái độ, hành vi phù hợp khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngồi trong các trường hợp đơn giản.
 II/ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
 Tranh minh hoạ (SGK)
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Khởi động : Hát bài hát. “Lớp chúng ta đoàn kết “
2/ Kiểm tra bài cũ : 
 Trẻ em các nước có những điểm gì giống nhau,những điểm gì khác nhau ?
3/ Bài mới .
 Hoạt động 1: Thảo luận nhóm .
 * Mục tiêu : HS biết được một số biểu hiện tôn trọng đối với khách nước ngoài .
 * Cách tiến hành:
 - GV chia HS thành các nhóm .Yêu cầu HS quan sát các tranh treo trên bảng và thảo luận :
 + Nhận xét về cử chỉ , thái độ , nét mặt của các bạn nhỏ trong các tranh khi gặp gỡ tiếp xúc với khách nước ngoài .
 - GV kết luận : các bức tranh vẽ các bạn nhỏ đang gặp gỡ , tró chuyện với khách nước ngoài .Thái độ cử chỉ của các bạn rất vui vẻ , tự nhiên , tự tin . Điều đó biểu lộ lòng kính trọng , mến khách của người Việt Nam .
 Hoạt động 2: Phân tích truyện 
 * Mục tiêu : HS biết các hành vi thể hiện tình cảm thân thiện ,mến khách của thiếu nhi Việt Nam với khách nước ngoài .
 * Cách tiến hành :
 - GV đọc truyện cậu bé tốt bụng : “SGV/78”
 - GV chia HS thành 6nhóm và thảo luận các câu hỏi sau: 
 1/Bạn nhỏ đã làm việc gì ?
 2/ Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm gì với người khách nước ngoài ?
 3/ Theo em người khách nước ngoài sẽ nghĩ như thế nào về cậu bé Việt Nam ?
 4/Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn nhỏ trong truyện ?
 5/Em nên làm những việc gì thể hiện sự tôn trọngvới khách nước ngoài? 
 Hoạt động 3: GV kết luận 
 - Khi gập khách nước ngoài em có thể chào, cười thân thiện, chỉ đường nếu họ nhờ giúp đỡ .
 - Các em nên giúp đỡ khách nước ngoài những việc phù hợp khi cần thiết .
 - Việc đó thể hiện sự tôn trọng , lòng mến khách của các em , giúp khách nước ngoài thên hiểu biết và có cảm tình đối với đất nước Việt Nam .
 4. Củng cố – Dặn dò :
 - Nhận xét tiết học.
 - Sưu tầm những câu chuyện , tranh vẽ nói về việc :
 Cử chỉ niềm nở, lịch sự, tôn trọng khách nước ngoài 
 Sẵn sàng giúp đỡ khách nước ngoài khi cần thiết 
 - Chuẩn bị: Tôn trọng khách nước ngoài “TT”
2, 3 em thực hiện yêu cầu.
 - Các nhóm trình bày kết quả công việc . Các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến .
 - HS tiến hành chia nhóm .
 - Mỗi nhóm nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận .
 - Các nhóm lên trình bày ý kiến của nhóm mình 
 - Các nhóm khác nhận xét .
- HS lắng nghe.
Thứ ba ngày 18 tháng 1 năm 2011
 Tập đọc – Kể chuyện 
 Tiết 61 + 62 : ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
I/ MỤC TIÊU :
TẬP ĐỌC :
-Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
-Hiểu ND: Ca ngợi Trần Quốc Khái thơng minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo. Trả lời được các CH trong SGK.
 B. KỂ CHUYỆN:
 	 -Kể lại được 1đoạn câu chuyện.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 Tranh minh hoạ bài học trong SGK . 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 TẬP ĐỌC 
1. Bài cũ :
 Gọi HS đọc bài Chú ở bên Bác Hồ + nêu câu hỏi .
Nhận xét, cho điểm
2. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG 1:
* Giới thiệu bài, ghi bảng 
- GV đọc toàn bài trong SGK.
- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ :
a) Đọc từng câu .
 + Đọc từng câu luyện phát âm từ khó.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa
b) Đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
+ Theo dõi HS đọc và hướng dẫn ngắt giọng câu khó đọc.
- Yêu cầu HS đọc chú giải.
c) Đọc từng đoạn trong nhóm
- GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
- GV nhận xét các nhóm.
 HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, trả lời:
 + Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào? 
+Nhờ chăm chỉ học tập, Trần Quốc Khái đã thành đạt như thế nào? 
 - Cho HS đọc thầm đoạn 2, trả lời: 
 + Khi Trần Quốc Khái đi sứ Trung Quốc, vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam? 
 - Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc các đoạn 3, 4 trả lời:
 + Ở trên lầu cao, Trần Quốc Khái đã làm gì để sống? 
 - GV giải nghĩa thêm: “Phật trong lòng” – Tư tưởng của Phật ở trong lòng mỗi người, có ý mách ngầm Trần Quốc Khái: có thể ăn bức tượng.
 + Trần Quốc Khái đã làm gì để không bỏ phí thơì gian?
+ Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự? 
 - Cho HS đọc thầm đoạn 5, trả lời câu hỏi:
+ Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu? 
 + Nội dung câu chuyện nói điều gì? 
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện đọc lại 
 - GV chia HS thành các nhóm nhỏ
- Tổ chức cho HS đọc theo vai trong nhóm
- Gọi  ... Bài 2b:
Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
Cho HS chơi trò chơi tiếp sức.
Nhận xét, tuyên dương
 3. Củng cố, dặn dò :
Tuyên dương những em viết đúng, đẹp
Dặn HS viết lại lỗi sai.
- HS viết bảng con, bảng lớp :tiến sĩ, cần mẫn.
Lắng nghe
2 em đọc
- HS phát biểu.
- Nhận xét, bổ sung.
Viết bảng con : thoắt, phô, biển biếc, 
Chuẩn bị bài viết
Theo dõi, lắng nghe
HS nhớ, viết bài vào vở
Dò lại
Theo dõi, lắng nghe
- Đặt dấu hỏi hay dấu ngã 
- HS tham gia chơi.
- Nhận xét, bình chọn.
 ở đâu – cũng – những – kĩ sư – kĩ thuật – kĩ sư – sản xuất – xã hội – bác sĩ – chữa bệnh.
TẬP LÀM VĂN
 Tiết 21: NÓI VỀ TRÍ THỨC. NGHE - KỂ : 
 NÂNG NIU TỪNG HẠT GIỐNG
I/MỤC TIÊU:
-Biết nĩi về người trí thức được vẽ trong tranh và cơng việc họ đang làm (BT1).
-Nghe – kể lại được câu chuyện Nâng niu từng hạt giống (BT2).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 Tranh minh hoạ truyện SGK
III/- CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Bài cũ :
Gọi HS đọc lại bài báo cáo thi đua.
2. Bài mới :
* Giới thiệu bài, ghi bảng.
* Hướng dẫn làm bài tập 
 Hoạt động 1 : Nói về trí thức
- Một HS nêu yêu cầu của bài 
 - Một HS làm mẫu (nói nội dung tranh 1). 
- HS quan sát 4 tranh, trao đổi ý kiến theo bàn, nhóm.
 - Đại diện các bàn, nhóm thi trình bày.
 - GV cùng cả lớp nhận xét, chấm điểm thi đua theo các yêu cầu: nói đúng nghề của các trí thức trong tranh; nói chính xác họ đang làm gì; nói thành câu, khá tỉ mỉ bằng một vài câu.
 Hoạt động 2 : Nghe kể chuyện
- GV kể chuyện.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý. Quan sát ảnh ông Lương Định CuÛa, tranh minh họa truyện trong SGK.
+ GV kể chuyện 2,3 lần (giọng chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện sự nâng niu của ông Lương Định Của với từng hạt giống). 
GV kể xong lần 1, hỏi HS:
 + Viện nghiên cứu nhận được quà gì? 
+ Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo ngay cả mười hạt giống? 
+ Ông Lương Định Của đã làm gì để bảo vệ giống lúa? 
- GV kể lần 2 .
Hoạt động 3 : Kể lại chuyện
- Tổ chức cho HS tập kể.
+ Cuối cùng, GV hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Định Của? 
- Cả lớp và GV bình chọn những HS kể chuyện hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò :
Gọi HS kể lại câu chuyện 
Về kể lại câu chuyện .
2, 3 em thực hiện yêu cầu.
- Quan sát tranh và nói rõ những người trí thức trong các bức tranh ấy là ai, họ đang làm việc gì. 
 + Tranh 1: Là một bác sĩ. Bác sĩ đang khám bệnh cho một cậu bé. Cậu bé nằm trên giường, đắp chăn. Chắc cậu đang bị sốt. Bác sĩ xem nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ em.
+ Tranh 2: Ba người trí thức trong tranh 2 là kĩ sư cầu đường. Họ đang đứng trước mô hình một chiếc cầu hiện đại sắp được xây dựng. Họ trao đổi, bàn bạc về cách thiết kế cầu sao cho tiện lợi, hợp lí và tạo được vẻ đẹp cho thành phố.
+ Tranh 3: Người trí thức trong tranh 3 là một cô giáo. Cô đang dạy bài Tập đọc. Trông cô dịu dàng, ân cần. Các bạn học sinh đang chăm chú nghe cô giảng bài.
+ Tranh 4: Những trí thức trong tranh 4 là những nhà nghiên cứu. Họ đang chăm chú làm việc trong phòng thí nghiệm. Họ mặc trang phục của phòng thí nghiệm. Trong phòng có nhiều dụng cụ thí nghịêm.)
 - HS chăm chú nghe kể.
 - Mười hạt giống quý.
 - Vì lúc ấy trời rất rét. Nếu đem gieo, những hạt giống nảy mầm rồi sẽ chết rét.
 - Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, đem gieo trong phòng thí nghiệm. Năm hạt kia, ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm.
- Từng HS tập kể lại nội dung câu chuyện.
+ Lương Định Của rất say mê nghiện cứu khoa học,rất quý những hạt lúa giống. Ông đã nâng niu từng hạt lúa, ủ chúng trong người, bảo vệ chúng, cứu chúng khỏi chết vì giá rét.)
TỐN
Tiết 105: THÁNG - NĂM
I/ MỤC TIÊU:
	-Biết các đơn vị đo thời gian: tháng, năm.
	-Biết một năm cĩ 12 tháng, biết tên gọi các tháng trong năm; biết số ngày trong tháng, biết xem lịch.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài mới 
* Giới thiệu bài, ghi bảng
Hoạt động 1 : Giới thiệu tên gọi các tháng trong năm.
-GV treo tờ lịch năm 2005 lên bảng và giới thiệu:” Đây là tờ lịch năm 2005. Lịch ghi các tháng trong năm,ghi các ngày trong từng tháng”
- GV cho HS quan sát tờ lịch năm 2005 trong sách và hỏi:
+ Một năm có bao nhiêu tháng?
+ GV ghi tên các tháng lên bảng
+ Gọi vài học sinh nhắc lại.
+ Chú ý : trên tờ lịch các tháng thường được viết bằng số.
 Hoạt động 2 : Giới thiệu số ngày trong từng tháng
- GV hướng dẫn HS quan sát phần lịch tháng 1 trong tờ lịch năm 2005 và hỏi:
+ Tháng 1 có bao nhiêu ngày?
+ GV nhắc lại và ghi lên bảng
+ Tương tự GV hỏi đến tháng 12
+ Riêng đối với tháng 2 GV lưu ý HS: tháng 2 năm 2005 có 28 ngày, nhưng tháng 2 năm 2004 có 29 ngày. Vì vậy tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày.
+ GV cho HS nhắc lại số ngày trong từng tháng.
* Chú ý: Cho HS tính số này trong tháng bằng hai nắm tay .
 Hoạt động 3 : Thực hành
Bài 1:
- GV treo tờ lịch của năm hiện hành , yêu cầu từng cặp HS thực hành hỏi đáp các câu hỏi trong SGK 
- Cho HS tự làm và sửa bài
 Bài2: 
- Cho HS quan sát tờ lịch tháng 8 năm 2005.
- GV hướng dẫn HS làm chung 1 câu, như ngày 19 tháng 8 là thứ mấy?
- Cho HS tự làm các bài còn lại và sửa.
- GV nhận xét
 2. Củng cố, dặn dò 
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS chú ý xem cách xem ngày. 
-HS nghe giới thiệu
-HS quan sát 
-Có 12 tháng
-HS quan sát và kể tên các tháng trong năm -Vài HS nhắc lại
-HS quan sát.
-Có 31 ngày.
-HS nhắc lại
+Tháng 2 có 28 ngày,tháng 3 có 31 ngày, tháng 4 có 30 ngày, tháng 5 có 31 ngày, tháng 6 có 30 ngày, tháng 7 có 31 ngày, tháng 8 có 31 ngày, tháng 9 có 30 ngày, tháng 10 có 31 ngày, tháng 11 có 30 ngày, tháng 12 có 31 ngày.
-HS nhắc lại số ngày trong từng tháng .
-HS chú ý nghe.
- HS hỏi – đáp:
+ Tháng này là tháng 2. Tháng sau là tháng 3
+ Tháng 1 có 31 ngày ; 
+ Tháng 3 có 29 ngày ; 
+ Tháng 6 có 30 ngày ; 
+ Tháng 7 có 31 ngày ; 
+ Tháng 10 có 31 ngày ; 
+ Tháng 11 có 29 ngày ; 
- HS quan sát, trả lời miệng:
+ Ngày 19 tháng 8 là thứ sáu.
+ Ngày cuối cùng của tháng 8 là thứ tư.
+ Tháng 8 có 4 ngày chủ nhật.
+ Chủ nhật cuối cùng của tháng 8 là ngày 28
 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết 42: THÂN CÂY (TT)
I/ MỤC TIÊU:
	Nêu được chức năng của thân đối với đời sống của thực vật và ích lợi của thân cây đối với đời sống con người.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 Các hình trong SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ : 
 Gọi HS nêu cách mọc và cấu tạo một số cây mà các em quan sát được 
2. Bài mới: 
 Hoạt động 1 : Thảo luận cả lớp .
* Mục tiêu :
 Nêu được chức năng của thân cây trong đời sống của cây .
* Cách tiến hành 
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3 / 80 và trả lời các câu hỏi :
+ Việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có chứa nhựa 
+ Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây , các bạn ở hình 3 đã làm thí nghiệm gì ?
 * GV giúp các em hiểu thêm : Khi một ngọn cây bị ngắt , tuy chưa bị lìa khỏi thân nhưng vẫn bị héo là do không nhận đủ nhựa cây để duy trì sự sống . Điều đó chứng tỏ trong nhựa cây có chứa các chất dinh dưỡng để nuôi cây. Một trong những chức năng quan trọng của thân cây để nuôi cây .
 Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm .
 * Mục tiêu : Kể ra được những ích lợi của một số thân cây đối với đời sống của người và động vật .
 * Cách tiến hành :
 - GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình 4, 5, 6, 7, 8/ 81 SGK trả lời các câu hỏi sau:
 + Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người hoặc động vật .
 + Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà , đóng tàu , thuyền , làm bàn ghế , giường , tủ .
 + Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su , làm sơn .
 Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp . 
- Tổ chức cho HS trình bày.
- Nhận xét
 * Kết luận : Thân cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật hoặc để làm nhà, đóng đồ dùng, 
 Củng cố, dặn dò :
Nhận xét tiết học.
 - Tập kể tên một số loại cây và nêu ích lợi của các loại cây ấy 
 - Chuẩn bị: Rễ cây 
2, 3 em thực hiện yêu cầu.
 - HS quan sát các hình 1, 2, 3 / 80 và trả lời các câu hỏi 
 - HS nhắc lại để hiểu bài hơn .
 - HS nói được lợi ích của thân cây đối với đời sống của con người và động vật 
- HS các nhóm nêu các ý trên .
 - Cả lớp nhận xét .
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
I/ MỤC TIÊU:
Tổng kết thi đua tuần 20
Đề ra phương hường hoạt động tuần 21
Rèn luyên thĩi quen nề nếp kỉ luật nghiêm cho học sinh.
Giáo dục học sinh theo chủ điểm của tháng, tuần
II/ CÁCH TIẾN HÀNH
1/ Ổn định:
2/ Tổng kết thi đua tuần 8
Các tổ báo cáo các hoạt động thi đua của tổ trong tuần
Lớp trưởng nhận xét chung.
Giáo viên tổng kết
Ưu điểm:
Nền nếp của lớp tương đối tốt.
HS cĩ ý thức ơn tập tốt.
Tiếp tục rèn chữ viết đẹp cho học sinh. 
Tồn tại:
Nhắc nhở học tập tốt hơn.
Chưa chuẩn bị đị dùng học tập đầy đủ như: Hiếu, Huy, Anh.
Tuyên dương phê bình:
3/ Phương hướng tuần 21:
	-Tiếp tục củng cố nề nếp lớp.
	- Tiếp tục rèn chữ viết đẹp cho học sinh.
- Đi học đúng giờ và chuyên cần.
-Học và làm bài đầy đủ trươc khi đến lớp.
- Tuyệt đối khơng được nĩi chuyện trong giờ học.
4/ Dặn dị:
Khắc phục tồn tại
Thực hiện tốt phương hướng tuần sau
KÍ DUYỆT CỦA TỔ KHỐI
..

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3 TUAN21.doc