Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 25 (25)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 25 (25)

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN ( TIẾT 49,25)

HỘI VẬT

I/-MỤC TIÊU :

A. TẬP ĐỌC

1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Chú ý các từ ngữ: vật, nước chảy, Quắm Đen, thoắt biến, khôn lường, chán ngắt, giục giã, nhễ nhại,

- Đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật.

2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu :

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.

 

doc 21 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 25 (25)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN ( TIẾT 49,25)
HỘI VẬT
I/-MỤC TIÊU :
A. TẬP ĐỌC
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ: vật, nước chảy, Quắm Đen, thoắt biến, khôn lường, chán ngắt, giục giã, nhễ nhại,
- Đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. 
- Hiểu nội dung câu chuyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.
3. Phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt
B. KỂ CHUYỆN
1.Rèn kĩ năng nói: 
- Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, HS kể lại được từng đoạn câu chuyện Hội vật lời kể tự nhiên, kết hợp cử chỉ, điệu bộ; bước đầu biết chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện.
2.Rèn kĩ năng nghe:
II/-. CHUẨN BỊ :
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
- Bảng lớp viết 5 gợi ý kể 5 đoạn của câu chuyện.
III/- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
A. Khởi động: Hát
-2 HS đọc bài Tiếng đàn và trả lời câu hỏi về nội dung bài sgk.
-Nhận xét – ghi điểm 
B. Bài mới.
1. Giới thiệu chủ điểm – HS quan sát tranh – nêu nội dung tranh 
- Trong các môn thi tài ở lễ hội, vật là môn thi phổ biến nhất. Hội thi vật vừa có lợi cho sức khoẻ, vừa mang lại niềm vui, sự thoải mái, hấp dẫn cho mọi người. Bài đọc hôm nay sẽ đưa các em đến với không khí tưng bừng, náo nức, đầy hào hứng sôi động qua bài: Hội vật. 
1. Hoạt động 1: Luyện đọc :
Mục tiêu:
Đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật
Cách tiến hành:
a. GV đọc diễn cảm toàn bài:
b.GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
-Đọc từng câu:- HS tiếp nối nhau đọc từng câu cho đến hết bài ( 2 lượt)
+ Luyện phát âm .
-Đọc từng đoạn trước lớp:5 HS tiếp nối nhau đọc các đoạn trong bài - giúp HS hiểu nghĩa của các từ mới xuất hiện trong từng đoạn.
-Đọc từng đoạn trong nhóm.(4phút)
+ Kiểm tra đọc trong nhóm
+ Nhận xét
2. Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài - Luyện đọc lại 
Mục tiêu:
Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài
Cách tiến hành:
-HS hiểu nội dung của bài và biết phân biệt lời nhân vật với người dẫn chuyện
a.Tìm hiểu bài.
-HS đọc thầm đoạn 1, TLCH:
?Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật?
Ý đoạn 1: Tả cảnh mọi người xem hội vật.
-HS đọc thầm đoạn 2,3 và TLCH
? Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau?
? Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào?
Ý đoạn 2,3: Mở đầu keo vật. Ông Cản Ngũ bước hụt chân và hành động của Quắm Đen.
-1 HS đọc đoạn 4, 5 lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
? Ông Cản Ngũ đã bất ngờ chiến thắng như thế nào?
? Theo em vì sao ông Cản Ngũ thắng?
*HS nêu ý kiến – Nhận xét bổ sung.
Chốt ý đoạn 4,5: Thế vật bế tắc của Quắm Đan và keo vật kết thúc.
Chốt nội dung bài: 
? Qua câu chuyện em thấy Quắm Đen, ông Cản Ngũ là người ntn?
Rút nội dung bài:(GV nêu )
	Liên hệ giáo dục.
b. Luyện đọc lại:
- GV đọc đoạn 2,3 và HD HS luyện đọc.(lưu ý nghỉ hơi khi gặp dấu câu)
- Tổ chức cho HS đọc lại 2đoạn 2,3.
-Thi đọc đoạn 2,3 – Nhận xét tuyên dương.
-1 HS đọc lại cả bài.
3. Hoạt động 3: Kể chuyện.
Mục tiêu:
Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, HS kể lại được từng đoạn câu chuyện Hội vật
Cách tiến hành:
-Nêu yêu cầu phần kể chuyện: Dựa vào trí nhớ và các gợi ý bảng phụ.
-Kể mẫu trước lớp.
-HS kể được từng đoạn câu chuyện –( kể với giọng sôi nổi, hào hứng, phù hợp với nội dung mỗi đoạn.)
-HS kể theo nhóm 5 –nối tiếp nhau.
- 2 nhóm kể trước báo cáo trước lớp- Nhận xét .
-1 HS kể cả câu chuyện – Nhận xét tuyên dương .
* Củng cố, dặn dò:
-1 HS đọc lại bài.
-Nội dung bài nói gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
RKN	
TOÁN ( TIẾT 121 )
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (tt)
I/-MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Tiếp tục củng cố biểu tượng thời gian.(Thời điểm, khoảng cách )
	-Củng cố cách xem đồng hồ (Chính xác đến từng phút)
	-Có hiểu biết về thời điểm làm công việc hàng ngày của HS 
II/- CHUẨN BỊ:
Mô hình đồng hồ- BT3(phôtô)
III/- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. Khởi động: Trò chơi.
	GV đưa đồng hồ – HS nêu giờ theo 2 cách – Nhận xét – Ghi điểm.
B. Bài mới .
 Giới thiệu bài.
1. Hoạt động 1: HD làm BT 1, làm theo bàn (Hỏi – Đáp)
Mục tiêu:
Tiếp tục củng cố biểu tượng thời gian
Cách tiến hành:
-Củng cố cách xem giờ chính xác đến từng phút.
BT1/125: Nêu yêu cầu đề - Chia 3 nhóm – Thảo luận 5 phút 
	-HS xem tranh SGK – Ghi kết quả ra bảng phụ.
	-Đại diện báo cáo kết quả- Nhận xét.
? Các em có làm việc theo thời gian như thế không? Vì sao? 
2. Hoạt động 2:HD làm BT 2,3
-Củng cố biểu tượng về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian) và cách nêu giờ theo buổi.
Mục tiêu:
Có hiểu biết về thời điểm làm công việc hàng ngày của HS
Cách tiến hành:
BT2/125: Nêu y/c đề.
? 1 ngày có mấy giờ? 1 giờ có mấy phút? 
?1 giờ chiều , 6 giờ chiều. 7 giờ chiều còn gọi giờ nào khác? 
	HS nhìn mô hình đồng hồ nêu kết quả
	2 HS hỏi đáp lẫn nhau (hoặc làm vào SGK nối kết quả giờ với đồng hồ) 
	Sửa bài – Ktra kết quả.
BT3/126: GV phôtô tranh câu a,b,c ( chia 3 nhóm ) 
	Nhóm 1 : Câu a
Nhóm 2 : Câu b
Nhóm 3 : Câu c 
	Thảo luận hỏi đáp theo nhóm. (5 phút).
? Vì sao em biết thời gian đó? Vị trí các kim ntn?
*Củng cố, dặn dò.
-GV quay giờ trên mô hình đồng hồ HS trả lời. 
-Nhận xét tiết học
-GD làm việc, đi học đúng giờ .
RKN	
CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT) ( TIẾT 49 )
HỘI VẬT
I/- .MỤC TIÊU :
Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Nghe – viết chính xác đoạn 4 của bài : Hội vật “ Từ tiếng trống dồn lên  dưới chân”
- Làm đúng các bài tập tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ ch hoặc từ chứa các tiếng có vần ưc/ưt theo nghĩa đã cho.
II/- CHUẨN BỊ : Bảng phụ 
III/- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. Khởi động: Hát
Viết bảng con 1 số từ sai trước HS mắc phải
Đọc lại 1 số từ có 2 tiếng bắt đầ bằng s/x 	 - Nhận xét 
B. Bài mới:
- GV giới thiệu bài – Ghi tựa
1. Hoạt động 1:HD viết chính tả.
Mục tiêu:
-HS viết đúng, đẹp bài viết chính tả.
Cách tiến hành:
+ GV đọc đoạn viết – 1 HS đọc lại – lớp đọc thầm.
? Thế vật bế tắc của Quắm Đen ntn ?
? Những chữ nào được viết hoa? Vì sao?
? Có tên riêng nào ? Viết ntn? 
	HS phát hiện từ khó – phân tích (Rút; giục giã; loay hoay ...)
- HS đọc và luyện viết bảng con số từ khó
- GV dặn dò cách trình bày
- GV đọc bài – GV viết vào vở
- Đổi vở soát lỗi – KT số lỗi
2. Hoạt động 2: HD làm BT chính tả:
Mục tiêu:
-HS phân biệt được ch/tr (ưt/ưc)
Cách tiến hành:
HS đọc đề – Xác định y/c đề bài 2a/sgk
	Thực hiện qua trò chơi tiếp sức :nhóm bàn tiếp sức nhau tìm từ có 2 tiếng đều bắt đầu bằng tr/ch
-Tiến hành chơi ( 2 phút)
-Kiểm tra kết quả-Nhóm nào tìm đúng nhiều à Thắng .
	-Nhận xét kết quả.
* Củng cố, dặn dò 
Nhận xét tiết học 
Viết sai trên 5 lỗi viết lại bài.
RKN	
TOÁN ( TIẾT 122 )
BÀI TOÁN CÓ LIÊN QUAN RÚT VỀ ĐƠN VỊ
I/- MỤC TIÊU: Giúp HS :
-Biết cách giải bài toán liên quan rút về đơn vị.
-HS tính toán cẩn thận, chính xác kết quả
II/- CHUẨN BỊ : Bộ ĐDDH, bảng phụ 
III/- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. Khởi động: Trò chơi
	? Tìm 1 phần mấy 1 số ta làm ntn ? 
	? Giảm 1 số đi nhiều lần ta làm ntn ? 	Nhận xét .
B. Bài mới:
Giới thiệu bài.
1. Hoạt động 1: Cung cấp kiến thức mới
Mục tiêu:
-HS hiểu và nắm dạng toán mới .
Cách tiến hành:
VD1: HS đọc đề bài 	Tìm hiểu Tóm tắt 
	7 can :	35 lít mật ong 	-Nêu miệng lới giải 
	1 can :	lít mật ong?	- Làm phép tính vào bảng con – Nhận xét 
à chốt : 35 : 7 = 5 lít (1 can) bước này là ta đi tìm số l 1 can hay còn gọi là bước rút về đơn vị.( tìm giá trị của 1 phần )
VD2: HS đọc đề sgk/128 - Tìm hiểu – tóm tắt 
	7 can :	35 lít mật ong 
	2 can :	lít mật ong ?
? Muốn tìm 2 can =? l ? trước hết ta phải biết gì ? Tìm bằng cách nào?
? Bước đó gọi là bước gì ? 
? Tìm số lít trong 2 can bằng cách nào ? 
	1 HS làm bảng – lớp giải nháp – sửa bài .
à Chốt : Đây là dạng toán mới : Dạng toán có liên quan đến rút về đơn vị ( hay đó chính là bước đi tìm giá trị của 1 phần trong các phần = nhau)
Bước 1 : Tìm giá trị của 1 phần 
Bước 2 : làm theo y/c đề .
2. Hoạt động 2: Luyện tập thực hành : 
Mục tiêu:
- Áp dụng kiến thức đẽ học để làm BT 
Cách tiến hành:
BT1/128:	HS đọc đề 
Tóm tắt : 4 vỉ : 28 viên thuốc 	Nêu dạng toán – Nêu các bước làm –
	 3 vỉ: . . .viên thuốc? 
	1 HS làm bảng phụ – lớp làm vở – Sửa bài – Chấm vở.
BT2/-128: HS đọc đề – Tóm tắt .
	7 bao : 28 kg 
	5 bao : . . . kg ? 	 Cách HD như BT trên 
1 HS làm bảng phụ – lớp làm vở – Sửa bài – Chấm vở
BT3/128: HS thực hiện xếp hình theo nhóm bàn .
	Kiểm tra kết quả lẫn nhau- Nhận xét 
*Củng cố, dặn dò.
-Nêu lại các bước để giải các bài toán liên quan đến rút về dơn vị. 
Nhận xét tiết học .
RKN	
LUYỆN TỪ VÀ CÂU ( TIẾT 25 )
NHÂN HOÁ
ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TLCH VÌ SAO?
I/ MỤC TIÊU:
1/Tiếp tục rèn luyện về phép nhân hoá:nhận ra hiện tượng nhân hoá, nêu được cảm nhận bước đầu về cái hay của những hình ảnh
2/Ôn luyện về câu hỏi vì sao?: tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi vì sao? Trả lời đúng các câu hỏi vì sao.
II/ CHUẨN BỊ :-Bảng phụ, VBT.
III/CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Khởi động: Hát
Nêu 1 số từ chỉ người hoạt động nghệ thuật ?
	Chỉ môn nghệ thuật ?
Chỉ hoạt động nghệ thuật? 
Nhận xét – ghi điểm 
B. Bài mới.
	Giới thiệu bài – Ghi tựa 
1. Hoạt động 1: HD làm BT1.
Mục tiêu:
-Rèn luyện về phép nhân hóa
Cách tiến hành:
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài.
?Đoạn thơ dưới đây tả những sự vật và con vật nào?Cách gọi và tả chúng có gì hay?
-Gọi 1HS đọc đoạn thơ
?Trong những đoạn thơ trên có những sự vật, con vật nào?
?Mỗi sự vật, con vật trên được gọi bằng gì?
-Những từ ngữ, hình ảnh tác giả dùng để miêu tả các sự vật, con vật ntn?
 Chia lớp thành 2 nhóm – thảo luận 5 phút – ghi kết quả vào bảng phụ 
Con vật, sựvật được nhân hoá 
Được gọi bằng 
Được tả là
Lúa 
Tre
Đàn cò
Gió 
Mặt trời 
Chị 
Cậu
Cô
Bác 
Phất phơ bím tóc
Bá vai nhau thì thầm 
Ao trắng , khiêng nắng . 
Chăn mây
Đạp xe qua núi
?Cách gọi và tả chúng có gì hay? - HS nêu ý kiến – Nhận xét 
à Gọi, tả như vậy làm cho sự vật, con vật thêm gần gũi, sinh động , đáng yêu hơn.
2. Hoạt động 2: HD làm BT 2,3
Mục tiêu:
tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi vì sao
Cách tiến hành:
- Ôn lại các dặt và TLCH vì sao?
*Bài tập2:1 HSđọc yêu cầu của bài tập ,HS khác đọc các câu trong bài .
	-Yêu cầu HS suy nghĩ và gạch chân dưới bộ phận trả lời cậu hỏi vì sao?
	 ... -HS làm đúng bài tập, đn ch/tr
	HS đọc đề – Xác định y/c đề bài 2a/sgk -( điền tr/ch )
1 HS làm bảng phụ 
	 Lớp làm vở 	-Sửa bài – chấm vở
Đọc lại các từ vừa tìm được .
*Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học 
-Viết lại bài dưới 5 điểm.
RKN	
TOÁN ( TIẾT 124)
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:Giúp HS: 
-Rèn kĩ năng giải toán có liên quan rút về đơn vị.
-Rèn kĩ năng viết và tính giá trị biểu thức.
II/ CHUẨN BỊ : Bảng phụ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY.
A. Khởi động: Trò chơi
GV đưa tóm tắt 
4 kho hàng chứa : 1516 bao gạo .
5 kho chứa : . .. . . bao?
	 1HS làm bảng - Lớp làm nháp - Sửa bài – ghi điểm 
B. Bài mới.
Giới thiệu bài.
1. Hoạt động 1:HD làm BT 1,2,3
Mục tiêu:
Rèn kĩ năng giải toán có liên quan rút về đơn vị.
Cách tiến hành:
-Củng cố kiến thức đã học rút về đơn vị.
BT1/129: HS đọc đề – Tìm hiểu – Tóm tắt.
5 trứng : 4500 đồng .
3trứng : . . . tiền?
?Xác định dạng bài toán là gì ?
? Tìm gì trước ? Bằng cách nào ?
	 1HS làm bảng phụ - Lớp làm vào vở – sữa bài – Ghi điểm
BT2/129: HS đọc đề – Hướng dẫn tóm tắt .
6 căn phòng : 2550 viên gạch .
7 căn phòng : . . .. viên gạch ?
	 Nhận xét xác định dạng toán – Nêu hướng giải tương tự bài 1.
	1HS làm bảbg phụ. - Lớp làm vở . Sửa bài – Ghi điểm.
BT3/129 : HS đọc đề .
?Đề cho biết gì ? Gấp 1 số lên nhiều lần ta làm như thế nào ?
HS làm bảng phụ . - Lớp làm SGK .
Sửa bài – Đổi sgk đối chiếu kết quả – Ghi điểm.
2. Hoạt động 2: HD làm BT 4
Mục tiêu:
Rèn kĩ năng viết và tính giá trị biểu thức
Cách tiến hành:
-Rèn kĩ năng viết và tính giá trị của biểu thức.
BT4/129: HS đọc đề – Hướng dẫn HS biết :
Đây là dạng biểu thức nhưng dấu phép tính được ghi bằng chữ .
? Để tính được giá trị của biểu thức đó ta làm như thế nào ?( Thay chữ bằng dấu )? Biểu thức có (x) ta làm như thế nào ?
HS làm bảng phụ.
Lớp làm vở . Sữa bài – Ghi điểm .
*Củng cố, dặn dò.
Đại diện 2 dãy thi đua: 450 : 5 + 10= 360 : 9 + 60 = 
-Nhận xét tiết học.
RKN	
TẬP LÀM VĂN ( TIẾT 25 )
KỂ VỀ LỄ HỘI
I/- MỤC TIÊU : Rèn kĩ năng nói : 
Dựa vào kết quả quan sát tranh về lễ hội ( chơi đu , đua thuyền ) ở sgk . --HS chọn và kể lại tự nhiên, dựng lại đúng quang cảnh , hoạt động đang diễn ra ở lễ hội (trong tranh) 1 cách sinh động .
II/- CHUẨN BỊ :Tranh phôtô
III/- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. Khởi động: Hát
Kể lại câu chuyện: Người bán quạt may mắn 
	Nêu nội dung câu chuyện – Nhận xét – Ghi điểm 
B. Bài mới.
Giới thiệu bài.
1. Hoạt động 1:Quan sát + Hỏi – Đáp
Mục tiêu:
Dựa vào kết quả quan sát tranh về lễ hội
Cách tiến hành:
- HS nắm dược nội dung 2 bức ảnh.
a/- Tranh chơi đu bay : (HS quan sát tranh , tìm hiểu nội dung tranh ) 
? Đây là lễ hội gì ? Diễn ra ở đâu ? Quang cảnh lễ hội như thế nào ? Có những gì ? Số người tham gia lễ hội ntn ? Họ làm gì ? 
-HS dựa vào tranh - kết nối ý diễn đạt thành bài văn nói đủ ý trôi chảy, mạch lạc , nói tự nhiên .
	HS thực hành nói trước lớp – Nhận xét bổ sung .
b/- Tranh đua thuyền : ( hình thức tương tự )
	HS quan sát tranh – Tìm ý theo gợi ý sau : 
? Lễ hội gì ? Lễ hội diễn ra ở đâu ? Quang cảnh ntn ? Có những gì ? Người tham gia lễ hội ntn ? Họ làm những việc gì ?, 
(Chúng ta có nên tích cực tham gia các lễ hội không ?
Khi tham gia các lễ hội các em đã có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng chưa ?)
 	-2 HS nói , kể vể lễ hội đua thuyền – Nhận xét – Bổ sung 
2. Hoạt động 2: Thực hành
Mục tiêu:
kể lại tự nhiên, dựng lại đúng quang cảnh
Cách tiến hành:
-HS kể về lễ hội. 
	HS tiến hành kể theo nhóm đôi – kể về lễ hội trong nhóm ( theo tranh hoặc lễ hội nào mà HS biết hoặc có tham dự : VD như lễ hội rước đèn trung thu, lễ hội chùa . . . ) 
	Tiến hành kể theo nhóm – Từ 5 à 8 phút .
	Kể trước lớp – Nhận xét : Bạn kể về lễ hội gì ? Quang cảnh lễ hội ntn ? 
* Củng cố, dặn dò
-2 HS đọc lại bài viết của mình
-Nhận xét tiết học.
-Làm tiếp bài chưa hoàn xong. 
RKN	
 ( TUẦN 25)
CHỦ ĐIỂM THÁNG 3: YÊU QUÝ MẸ VÀ CÔ
Bài 14: VIỆC TỐT DÂNG MẸ VÀ CÔ NHÂN NGÀY 8/3
MỤC TIÊU:
Có hiểu biết về ngày quốc tế phụ nữ 8/3
Có thái độ yêu quý, kính trọng những công ơn của mẹ và cô
Có ý thức học tập và rèn luyện tốt để đền đáp công ơn của mẹ và cô
CHUẨN BỊ:
Phương tiện:
Tài liệu về ngày quốc tế phụ nữ 8/3
Các bài thơ, bài hát, chuyện kể về mẹ và cô
Tổ chức:
Chọn một nhóm làm ban giám khảo.
Các tổ cử đại diện kể chuyện về mẹ và cô
Chọn một học sinh khá giỏi dẫn chương trình
TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
Cả lớp hát bài “Mẹ và cô”
Gv hỏi: 
“Các em có biết ngày 8/3 là ngày gì không?”
“Trong ngày này các em sẽ làm gì để chúc mừng những người phụ nữ mà các em thương yêu?”
Người dẫn chương trình tuyên bố lý do buổi hoạt động
Hoạt động 1: Thi kể chuyện
Người DCT nói thể lệ phần thi
Các tổ đăng ký một câu chuyện kể về kỷ niệm mà em nhớ nhất có liên quan đến mẹ và cô
Mỗi tổ cử một đại diện lên kể chuyện theo thứ tự đã đăng ký
Gv nhận xét các tiết mục 
BGK chấm điểm
Hoạt động 2: Thi “Ai nhanh hơn”
Người DCT giới thiệu thể lệ cuộc chơi
Các tổ thi nhau kể những từ ngữ nói về đặc điểm, tính cách của mẹ và cô. Tổ nào kể đúng và được nhiều hơn sẽ được điểm cao hơn
BGK cho điểm
Gv nhận xét và hỏi lại: 
“Các em thấy mẹ và cô đã làm những gì cho các em?”
“Các em sẽ làm gì để đền đáp lại những công ơn đó?”
Hoạt động kết thúc: Biểu diễn văn nghệ
Người DCT nói chủ đề văn nghệ: hát, múa hoặc đọc thơ nói về mẹ và cô
Các hs đã được giao chuẩn bị tiết mục lên trình bày
BGK công bố điểm các tổ qua 2 phần thi trên
Gv phát biểu và khen thưởng các tổ
Nhận xét về ý thức tập thể.
Tuyên dương, phê bình việc chuẩn bị và tinh thần tham gia của hs.
Nhắc nhở hs cố gắng học tập tốt và rèn luyện chăm ngoan để làm vui lòng những người xung quanh, đặc biệt là mẹ và cô
v Rút kinh nghiệm:...........................................................................................................
TOÁN. ( TIẾT 125 )
TIỀN VIỆT NAM .
I/ MỤC TIÊU :Giúp HS : 
Nhận biết tiền : 2000 đ ; 5000 đ ; 10000 đ .
Bước đầu biết đổi tiền .
Biết thực hiện các phép tính + ; - ; trên các số đơn vị là đồng .
II/ CHUẨN BỊ : 
Các loại tiền có mệnh giá khác nhau ( Giấy, xu).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY.
A. Khởi động: Hát
2 HS làm bảng :	5 nhân 4 chia 2.
	7 nhân 3 trừ 15.
	60 chia 3 nhân 4.
HS làm bảng con . Nhận xét – Ghi điểm.
B. Bài mới.
Giới thiệu bài.
1. Họat động 1: Giới tiệu các tờ bạc ( Quan sát, hỏi-dáp)
Mục tiêu:
Nhận biết tiền : 2000 đ ; 5000 đ ; 10000 đ
Cách tiến hành:
-HS nhận biết được trị giá của các tờ bạc trên giấy bạc. HS biết tiền giấy (Xu) loại 2000 đ ; 5000 đ ; 10000đ.
GV để vài tờ (Xu) 2000đ ; 5000đ ; 10000đ ; 500đ ; 1000đ trên bàn.
Gọi HS lên đi chợ mua :
+ 1 vở giá 2000đ – Yêu cầu HS lấy 2000đ để trả .( Tiền giấy, xu).
+ Cục xà bông giá 5000đ – Yêu cầu HS lấy 5000đ để trả .
+ 1 kg rau giá 1000đ – Yêu cầu HS lấy 1000đ để trả.( Tiền giấy, xu).
HS quan sát tờ giấy bạc(Xu). – Nêu nhận xét .
? Nêu đặc điểm của tờ giấy bạc (2000đ; 5000đ ;10000đ) về màu sắc chữ, chữ số . . 
HS nêu kết qủa – Lớp nhận xét – Bổ sung.
2. Hoạt động 2: Luyện tập thực hành .
Mục tiêu:
Biết thực hiện các phép tính + ; - ; trên các số đơn vị là đồng
Cách tiến hành:
-HS biết đổi tiền (Bằng + ; - tiền).
BT1/130 : HS đọc yêu cầu đề – Chia 6 nhóm .
Nhóm 1: câu a ; Nhóm 2 : câu b ; Nhóm 3: câu c.
? Con heo của em tiết kiệm được bao nhiêu tiền ? Tính bằng cách nào?
	HS tiến hành làm việc – tìm ra số tiền tiết kiệm trong con heo .
Ghi kết quả ra bảng con .
Báo cáo kết quả – Nhận xét – Giải thích cách tìm ?
BT2/130 : HS đọc đề . Hướng dẫn mẫu câu a .
? Có những loại mệnh giá nào ? Để có 2000đ ta cần những mệnh giá nào ?
HS nêu miệng kết qủa .
GV ghi kết qủa lên bảng + giải thích .
Tương tự câu b,c,d: HS ghi kết quả bảng con .
Sửa bài – Ghi điểm.
BT3/130 : HS đọc đề – Hướng dẫn tóm tắt.
Nêu kết qủa từng sản phẩm – Trả lời câu hỏi a,b,c SGK.
? Mua 1 qủa bóng và 1 bút chì hết bao nhiêu tiền ? Làm bằng cách nào? 
? Giá lọ hoa cao hơn giá cây lược bao nhiêu ? Tìm bằng cách nào?
HS làm vở – Sửa bài – Ghi điểm.
* Củng cố, dặn dò. 
 Liên hệ giáo dục : Tiết kiệm tiền – không phung phí , mở rộng giới thiệu ( 20.000đ; 50.000đ; 100.000đ).
Nhận xét tiết học .
RKN	
SINH HOẠT LỚP TUẦN 25
**********
I/ Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động học tập trong tuần qua.
- Đề ra phương hứơng và biện pháp thực hiện cho tuần sau.
II/ Các hoạt động.
1/ Tuyên truyền nội dung giáo dục.
Tuyên truyền ý nghĩa ngày quốc tế Phụ nữ 8/3
Vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp.
2/ Đánh giá tuần qua.
a/ Ưu
- HS tích cực trong vệ sinh cá nhân
-HS chăm chỉ học tập và làm bài.
-Chữ viết cẩn thận hơn.
-Truy bài đầu giờ nghiêm túc.
-Xếp hàng nhanh và đẹp.
b/ Tồn tại:
- Đoc, viết con chậm. 
- Viết con sai nhiều lỗi chính tả.
-Quên đồ dùng học tập.
-Lám toán còn sai, chưa thuộc bảng nhân, chia.
3 / Phương hướng:
- Tăng cường đọc viết. 
- Khắc phục sai lỗi chính tả. 
-HS có đủ đồ dùng học tập.
-Thuộc bảng nhân, chia. Làm toán chính xác hơn.
4/ Biện pháp:
- Tăng cường cho HS đọc viết trong giờ phụ đạo.
- Liên hệ với PHHS.
- Tổ chức học nhóm đôi bạn.
-Tăng cường phụ đạo HS yêu vào giờ ra chơi
 -Tổ chức trò chơi:Bắn thuyền. Hát múa các bài hát đã học.
5/ Sinh hoạt tập thể:
Chơi các trò chơi tập thể
Hát múa các bài hát đã học
Biểu diễn “ dân ca dân vũ
Rút kinh nghiệm:...........................
.
.
SINH HOẠT TUẦN 28
I/ Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động học tập trong tuần qua.
- Đề ra phương hứơng và biện pháp thực hiện cho tuần sau.
II/ Các hoạt động
1/ Đánh giá tuần qua.
a/ Ưu
- HS tích cực trong vệ sinh cá nhân
-HS chăm chỉ học tập và làm bài.
-Chữ viết cẩn thận hơn.
-Đọc có tiến bộ.
-Làm toán chính xác hơn.
b/ Tồn tại:
-Đọc, viết con chậm. (Nhân,)
-Chữ viết con xấu, sai nhiều lỗi chính tả. (Đại, Nhân, Chí Thanh)
-Làm toán còn sai nhiều. (Nhân, Thanh Thanh)
/ Phương hướng:
-Tăng cường rèn viết chính tả + Rèn chữ.
-Khắc phục sai lỗi chính tả. 
-Làm toán cẩn thận và chính xác hơn.
4/ Biện pháp:
-Tăng cường cho HS đọc viết trong giờ phụ đạo.
-Liên hệ với PHHS.
-Tăng cường cho HS làm toán.
-Tăng cường phụ đạo HS yêu vào giờ ra chơi, 20 phút cuối buổi học.
-Thường xuyên nhắc nhở em Nhân học bài ở nhà thường xuyên hơn.
-Liên hệ với PHHS.
5/Trò chơi:
Rung chuông vàng
************
Rút kinh nghiệm:...........................
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 3 TUAN 25.doc