Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 25 (29)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 25 (29)

Toán: Thực hành xem đồng hồ (t t)

 A/ Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố về biểu tượng thời gian. Học sinh biết xem đồng hồ ( chính xác đến từng phút kể cả mặt đồng hồ bằng chữ số La Mã ). Có hiểu biết về thời điểm làm các công việc hàng ngày của học sinh.

 B/ Chuẩn bị : Một số mặt đồng hồ. Đồng hồ điện tử.

 C/ Cac hoạt động dạy - học:

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 25 (29)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Ngày soạn: 27/2/2011
Ngày giảng: Thứ hai ngày 28 tháng 2 năm 2011
Toán: 	 THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (T T) 
 A/ Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố về biểu tượng thời gian. Học sinh biết xem đồng hồ ( chính xác đến từng phút kể cả mặt đồng hồ bằng chữ số La Mã ). Có hiểu biết về thời điểm làm các công việc hàng ngày của học sinh. 
 B/ Chuẩn bị : Một số mặt đồng hồ. Đồng hồ điện tử. 
 C/ Cac hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ:(5ph)
- Quay mặt đồng hồ, gọi 2 em TLCH:
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ ? 
- Nhận xét ghi điểm. 
2.Bài mới: 
HĐ1) Giới thiệu bài:(1ph) 
HĐ2) Dạy bài mới:(27ph)
 Hướng dẫn HS luyện tập
 Bài 1: Goi h.sinh nêu yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu HS quan sát từng tranh, hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra hoạt động đó rồi trả lời các câu hỏi.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 2.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Mời học sinh nêu kết quả. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở.
- Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài.
ư
3) Củng cố 1ph)
- GV quay giờ trên mô hình đồng hồ và gọi HS đọc.
4 Dặn dò:(1ph)Về nhà tập xem đồng hồ. 
- 2 em quan sát và TLCH.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu.
- Một em đề đề bài 1. 
- Cả lớp tự làm bài.
- 3 em nêu miệng kết quả cả lớp bổ sung: 
+ An tập thể dục lúc 6 giờ 10 phút
+ Đến trường lúc 7 giờ 12 phút 
+ Học bài lúc 10 giờ 24 phút
+ Ăn cơm chiều lúc 6 giờ kém 15 phút 
+ Đi ngủ lúc 10 giờ kém 5 phút 
- Một em đọc yêu cầu BT. 
- Cả lớp tự làm bài.
- 3 em nêu miệng kết quả cả lớp bổ sung: 
+ Các cặp đồng hồ chỉ cùng thời gian là: 
H - B; I - A; K - C ; L - G ; M - D; N - E.
- Một em đọc yêu cầu BT. 
- Cả lớp thực hiện vào vở. 
- Hai em chữa bài, lớp nhận xét bổ sung:
 a) Hà đánh răng và rử mặt hết : 10 phút,
 b) Từ 7 giờ kém 5 đến 7 giờ là 5 phút. 
 c) Từ 8 giờ đến 8 giờ rưỡi là 30 phút. 
-2HS nêu số giờ.
 Tập đọc - Kể chuyện: HỘI VẬT 
 A / Mục tiêu: 
I TĐ
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ .
- Hiểu ND : cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đo vật già , giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi ( Trả lời được các CH trong SGK )
II).Kể chuyện :
 KC: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước .
 B / Chuẩn bị - Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa.
 - Bảng lớp viết 5 gợi ý kể 5 đoạn của câu chuyện.
 C/ Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ(5ph)
- Gọi h.sinh lên bảng đọc bài “ Tiếng đàn “
- Yêu cầu học sinh nêu nội dung bài.
- Nhận xét ghi điểm. 
2.Bài mới: 
HĐ1 Giới thiệu bài:(2ph)
HĐ2 Luyện đọc: (13ph) 
* Đọc diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu,giáo viên theo dõi uốn nắn khi học sinh phát âm sai..
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới - SGK.
- Y. cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Y. cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
HĐ3) Hướng dẫn tìm hiểu bài:(15ph) 
- Y.cầu lớp đ thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Tìm những chi tiết miêu tả sự sôi động của hội vật ?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2. 
+ Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau ?
- Yêu cầu đọc thầm 3. 
+ Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào ?
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 4 và đoạn 5. 
+ Ông Cản Ngũ đã bất ngờ chiến thắng như thế nào?
+ Theo em vì sao ông Cản Ngũ chiến thắng ? 
HĐ4 Luyện đọc lại(7ph): 
- Đọc diễn cảm đoạn 2 và3 của câu chuyện.
- Hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn văn.
- Mời 3HS thi đọc đoạn văn.
- Mời 1HS đọc cả bài. 
- Theo dõi bình chọn em đọc hay nhất.
 B Kể chuyện(25ph) 
1. Giáo viên nêu nhiệm vu:ï 
- Gọi một học sinh đọc các câu hỏi gợi ý. 
2 Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện 
- Nhắc học sinh quan sát tranh nhắc lại gợi ý 5 đoạn của câu chuyện. 
- Mời 5 học sinh dựa vào từng bức tranh theo thứ tự nối tiếp nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện. 
- Mời hai học sinh kể lại cả câu chuyện. 
- Nhận xét, tuyên dương những em kể tốt. 
 3) Củng cố(2ph) 
- Hãy nêu ND câu chuyện.
4 Dặn dò (1ph)Về nhà tiếp tục luyện kể lại câu chuyện.
- Ba học sinh lên bảng đọc bài và TLCH. 
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Cả lớp theo dõi.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc các từ khó ở mục A.
- 5 em đọc nối tiếp 5 đoạn trong câu chuyện.
- Giải nghĩa các từ sau bài đọc 
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Lớp đọc đồng thanh cả bài
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1. 
+ Trống dồn dập, người xem đông như nước chảy, náo nức, chen lấn nhau.
 -Cả lớp đọc thầm đoạn 2. 
+ Quắm Đen: lăn xả vào, dồn dập ráo riết.. Ông Cán Ngũ: lớ ngớ, chậm. 
- Đọc thầm đoạn 3. 
+ Ông Cán Ngũ bước hụt nhanh như cắt Quắm đen lao vào ôm một bên chân.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 4 và 5. 
+ Quắm đen gò lung không sao nhấc nổi chân ông và ông nắm lấy khố anh ta .. 
+ Vì ông điềm đạm giàu kinh ngiệm 
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
- 3 em thi đọc lại đoạn 2 và 3.
- Một em đọc cả bài. 
- Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất. 
- Đọc các câu hỏi gợi ý câu chuyện. 
- Cả lớp quan sát các bức tranh minh họa về câu chuyện. 
- Lớp cử 5 bạn dựa vào các bức tranh gợi ý nối tiếp nhau kể lại từng đoạn câu chuyện trước lớp. 
- Hai học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện. 
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất. 
- Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật.
 Ngày soạn: 27/2/2011
 Ngày giảng: Thứ 3 ngày 1 tháng 3 năm 2011
Toán: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ 	
 A/ Mục tiêu: - Học sinh biết: Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. 
 B/Cac hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ :(5ph)
- Gọi một em lên bảng làm BT3. 
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 
HĐ1) Giới thiệu bài(2ph): 
HĐ2 Khai thác:(13ph)
* Hướng dẫn giải bài toán 1. 
- Nêu bài toán. 
- Gọi HS đọc lại bài toán.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Muốn biết mỗi can có bao nhiêu lít mật ong ta làm thế nào ?
- Yêu cầu HS tự làm bài vào nháp. 
- Gọi 1HS lên bảng trình bày bài giải.
- GV nhận xét chữa bài.
* Hướng dẫn giải bài toán 2: 
- Hướng dẫn lập kế hoạch giải bài toán 
+ Biết 7 can chứa 35 lít mật ong. Muốn tìm một can ta làm phép tính gì ?
+ Biết 1 can 5 lít mật ong, vậy muốn biết 2 can chứa bao nhiêu lít ta làm thế nào ? 
+ Vậy khi giải "Bài toán có liên quan đến việc rút về đơn vị" ta thực hiện qua mấy bước ? Đó là những bước nào ?
HĐ3 Luyện tập:(13ph)
 Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài toán.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán. 
- Yêu cầu tự làm và chữa bài. 
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở để KT. 
- Gọi 1HS lên bảng chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2 
- Gọi học sinh đọc bài toán. 
- Yêu cầu cả lớp nêu tóm tắt bài. 
- Ghi bảng tóm tắt.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. 
3) Củng cố (1ph):
- Gọi HS nhắc lại các bước thực hiện giải "Bài toán liên quan đến việc rút về đơn vị".
-4 Dặn dò(1ph) Về nhà xem lại các bài toán đã làm.
- Một học sinh lên bảng làm bài tập 3. 
- Cả lớp theo dõi nhận xét. 
- 2 em đọc lại bài toán. 
+ Có 35 lít mật ong chia đều vào 7 can.
+ Hỏi mỗi can có bao nhiêu lít mật ong.
+ Lấy số mật ong có tất cả chia 7 can.
- Lớp cùng thực hiện giải bài toán để tìm kết quả.
- 1 em trình bày bài giải, cả lớp nhận xét 
Giải:
Số lít mật ong trong mỗi can là:
35 : 7 = 5 ( lít )
 ĐS: 5 lít.
 Làm pháp tính chia: lấy 35 : 7 = 5 (lít)
+Làm phép tính nhân: 5 x 2 = 10 ( lít )
+ Thực hiện qua 2 bước:
 Bước 1: Tìm giá trị một phần. 
 Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần đó. 
- Một em nêu đề bài. 
- Cả lớp phân tích bài toán rồi thực hiện l
 - Một học sinh lên bảng giải, lớp bổ sung. 
Giải:
Số viên thuốc mỗi vỉ có là:
24: 4 = 6 ( viên )
 Số viên thuốc 3 vỉ có là:
 6 x 3 = 18 ( viên )
 Đ/S: 18 viên
- 2 em đọc.
- Phân tích bài toán. 
- Lớp thực hiện làm vào vở. 
- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp bổ sung.
Giải:
 Số kg gạo đựng trong mỗi bao là:
28 : 7 = 4 (kg)
Số kg gạo trong 5 bao là:
4 x 5 = 20 (kg)
 Đ/S: 20 kg gạo 
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài 
- Về nhà học và làm bài tập số 3, 4 còn lại
 Chính tả: HỘI VẬT 
 A/ Mục tiêu: - Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
- Làm đúng BT(2) b
 B/ Chuẩn bị : Bảng lớp viết nội dung BT2b.
 C/ Cac hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ(5ph):
- GV đọc, yêu cầu 2HS viết ở bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ : nhún nhảy, dễ dãi, bãi bỏ, sặc sỡ.
- Nhận xét đánh giá chung. 
2. Bài mới:
HĐ1) Giới thiệu bài(1ph)
HĐ2 Hướng dẫn nghe viết (18ph):
* Hướng dẫn chuẩn bị:
- Đọc đoạn chính tả 1 lần: 
- Yêu cầu hai em đọc lại bài cả lớp đọc thầm. 
+ Những chữ nào trong bài viết hoa?
- Yêu cầu HS luyệ ... 0000 đồng.
+ Trước đây khi mua bán các em đã quen với những loại giấy bạc nào ?
- Cho quan sát kĩ hai mặt của các tờ giấy bạc và nhận xét đặc điểm của từng tờ giấy bạc. 
 Bài 1: - Gọi HS nêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh nhẩm và nêu số tiền. 
- Mời ba em nêu miệng kết quả. 
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: 
- Gọi HS nêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS quan sát mẫu.
- Hướng dẫn HS cách làm.
- Yêu cầu cả lớp thực hành làm bài. 
- Mời ba nêu các cách lấy khác nhau. 
- Yêu cầu lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3: Gọi HS nêu cầu của bài.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Mời một em lên bảng thực hiện. 
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
3) Củng cố - 1ph)
4 Dặn dò:(1ph)Về nhà xem lại các bài tập đã làm. 
- 2HS lên bảng làm bài.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn. 
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu. 
+ Ta thường dùng một số tờ giấy bạc như: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng và 1000 đồng. 
- Quan sát và nêu về: 
+ Màu sắc của tờ giấy bạc, 
+ Dòng chữ “ Hai nghìn đồng “ và số 2000.
+ “ Năm nghìn đồng “ số 5000 
+ “ Mười nghìn đồng “ số 10000. 
- Một em đọc yêu cầu của bài. 
- Cả lớp quan sát từng hình vẽ và tính nhẩm.. 
- 3 HS đứng tại chỗ nêu miệng kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung: 
+ Con lợn a có: 6200 đồng 
+ Con lợn b có: 8400 đồng 
+ Con lợn c có: 4000 đồng 
- Một em đọc nêu cầu của bài. 
- Cả lớp tự làm bài. 
- Ba học sinh nêu kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung
A. Lấy 3 tờ 1000đồng, 1 tờ 500 đồng và 1 tờ 100 đồng hay: 1 tờ 2000 đồng, 1 tờ 1000 đồng và 1 tờ 500 đồng, 1 tờ 100 đồng 
- Một em đọc nêu cầu của bài. 
- Nêu điều bài toán cho biết, điều bài toán hỏi và cách làm.
- Lớp làm vào vở. 
- Một em lên chữa bài, cả lớp nhận xét bổ sung: Giải
Mẹ mua hết số tiền là:
6700 + 2300 = 9000 ( đồng )
Cô bán hàng phải trả lại là:
10000 - 9000 = 1000 đồng
 ĐS: 1000 đồng
 Tập làm văn: KỂ VỀ LỄ HỘI 
 A/ Mục tiêu: - Bước đầu kể lại được quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức tranh
 B/ Chuẩn bị: Hai bức ảnh lễ hội trong SGK (phóng to)
 C/ Các hoạt động dạy-học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:(5ph)
- Gọi hai học sinh kể lại câu chuyện Người bán quạt may mắn và TLCH.
- Nhận xét ghi điểm. 
 2.Bài mới:
HĐ1 Giới thiệu bài:(1ph)
HĐ2Hướng dẫn làm bài tập:(27ph)
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu BT. 
- Viết lên bảng hai câu hỏi:
+ Quang cảnh trong từng bức ảnh như thế nào ?
+ Những người tham gia lễ hội đang làm gì ?
- Yêu cầu từng cặp học sinh quan sát 2 tấm ảnh, trao đổi, bổ sung, nói cho nhau nghe về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong từng ảnh. 
- Mời HS lên thi giới thiệu quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội.
- Nhận xét, biểu dương những em giới thiệu tốt.
3) Củng cố - (1ph)
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung. 
- 4Dặn dò(1ph)Về nhà viết lại vào vở những điều mình vừa kể. Chuẩn bị ND cho tiết TLV tới (Kể về một ngày hội mà em biết).
- Hai em lên kể lại câu chuyện Và TLCH:
 Qua câu chuyện hiểu gì ?
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Một em đọc yêu cầu bài tập. 
- Quan sát các bức tranh trao đổi theo bàn. 
- Sau đó nhiều em nối tiếp lên giới thiệu về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội từng bức ảnh. Cả lớp theo dõi bổ sung, bình chọn bạn nói hay nhất.
+ Ảnh 1: Đó là cảnh một sân đình ở làng quê, có nhiều người mặc áo quần đủ màu sắc, có lá cờ nhiều màu treo ở trước đình có hàng chữ “ Chúc mừng năm mới màu đỏ... Họ đang chơi trò chơi đu quay...
+ Ảnh 2: Là quang cảnh hội đua thuyền trên sông có nhiều người tham gia 
- Hai em nhắc lại nội dung bài học.
 Tự nhiên xã hội: CÔN TRÙNG
 A/ Mục tiêu : Học sinh biết: - Quan sát để chỉ và nói đúng các bộ phận cơ thể của các côn trùng được quan sát. Kể tên một số loại côn trùng có ích và có hại đối với con người. - Nêu được một số cách diệt côn trùng có hại. 
 B/ Chuẩn bị : - Các hình trong SGK trang 96, 97. 
 - Sưu tầm các loại côn trùng thật hoặc tranh ảnh mang đến lớp.
 C/ Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:(5ph)
- Kiểm tra bài "động vật".
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá. 
2.Bài mới 
HĐ1 Giới thiệu bài:(1ph)
HĐ2 Quan sát và thảo luận.(15ph) 
Bước 1 : Thảo luận theo nhóm 
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK trang 96, 97 và các hình con vật sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi sau:
+ Hãy chỉ đâu là đầu, ngực, bụng, chân, cánh (nếu có) của từng con côn trùng có trong hình ? Chúng có mấy chân ? Chúng sử dụng chân cánh để làm gì ? 
+ Bên trong cơ thể chúng có xương sống không ?
 Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận (Mỗi nhóm trình bày đặc điểm của 1 con côn trùng).
+ Côn trùng có đặc điểm gì chung ?
- Giáo viên kết luận: sách giáo khoa. 
* Hoạt động 3: Làm việc với vật thật và tranh ảnh côn trùng sưu tầm được(13ph).
 Bước 1: Thảo luận theo nhóm 
- Chia lớp thành 3 nhóm. 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận 
+ Hãy sắp xếp các côn trùng và tranh ảnh sưu tầm các côn trùng thành 3 nhóm có ích, có hại và nhóm không ảnh hưởng gì đến con người.
- Theo dõi và giúp đỡ các nhóm. 
 Bước 2: 
Mời đại diện các nhóm lên trưng bộ sưu tập của nhóm mình và thuyết trình trước lớp. 
- Nhận xét đánh giá.
- Nêu KL chung.
3) Củng cố - dặn dò:(1ph)
- Kể tên các côn trùng có lợi và những côn trùng có hại ?
- Về nhà học bài và xem trước bài mới.
- 2HS trả lời câu hỏi: Nêu đặc điểm chung của các loại động vật.
- Lớp theo dõi.
- Các nhóm quan sát các hình trong SGK, các hình con vật sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi trong phiếu. 
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ Côn trùng là những động vật không có xương sống. Chúng có 6 chân và phân thành các đốt.
- 1 vài nhắc lại KL.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại côn trùng theo 3 nhóm.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm, đại diện nhóm giới thiệu trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
 Thủ công: LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (TIẾT 1)
 A/ Mục đích yêu cầu: - Học sinh biết vận dụng các kĩ năng gấp, cắt, dán để làm được cái lọ hoa gắn trường. Làm được một lọ hoa gắn tường đúng qui trình kĩ thuật. 
 - Yêu thích các sản phẩm đồ chơi. 
 B/ Chuẩn bị: - Mẫu lọ hoa gắn tường bằng bìa đủ to để học sinh quan sát được.
 - Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường. Bìa màu giấy A4, giấy thủ công, bút màu, kéo thủ công, hồ dán. 
 C/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:(5ph)
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
HĐ1 Giới thiệu bài:(1ph)
HĐ2HdẫnHSquansát và nhận xét.(13ph)
- Cho HS quan sát vật mẫu .
+ Lọ hoa có mấy phần ?
+ Màu sắc của lọ hoa như thế nào ?
- Cho học sinh mở dần lọ hoa gắn tường để nhận biết về từng bước làm lọ hoa. 
+ Tờ giấy gấp hình gì ?
+ Lọ hoa được gấp giống mẫu gấp nào đã học ?
* HĐ 3: GV hướng dẫn mẫu(14ph)
- Treo tranh quy trình vừa hướng dẫn, vừa làm mẫu.
Bước 1: Làm đế lọ hoa. 
Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lo.ï 
Bước 3: Hoàn chỉnh thành lọ hoa gắn tường. 
- Cho HS tập làm lọ hoa trên giấy nháp.
3) Củng cố - (1ph):
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường.
- 4Dặn dò(1ph) Về nhà tiếp tục tập làm, chuẩn bị giờ sau thực hành. 
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài .
- Lớp quan sát hình mẫu. 
+ Lọ hoa có 3 phần miệng lọ, thân và đáy lọ. 
+ Có màu sắc đẹp. 
- 1 em lên bnagr mở dần lọ hoa, lớp theo dõi và trả lời:
+ Tờ giấy gấp lọ có dạng hình chữ nhật. 
+ Là mẫu gấp quạt đã học.
- Theo dõi GV làm và hướng dẫn mẫu.
- 2 em nhắc lại quy trình làm lọ hoa gắn tường. 
- Tập gấp lọ hoa gắn tường bằng giấy. 
- Hai học sinh nêu nội dung các bước gấp cái lọ hoa gắn tường. 
- HS dọn dẹp, vệ sinh lớp học.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 A/ Yêu cầu: - HS ôn luyện các động tác về ĐHĐN và các bài hát - múa của Sao nhi đồng.- Chơi trò chơi "Bịt mắt bắt dê".
 B/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Tổ chức cho HS ôn tập:
- Nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu học tập.
- Giao nhiệm vụ cho lớp.
- Theo dõi, uốn nắn cho các em.
 Tổ chức cho HS chơi trò chơi "Bịt mắt bắt dê":
- Nêu tên trò chơi.
- Phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Cho HS chơi thử 1 - 2 lần rồi cho HS chơi chính thức.
.* Dặn dò: Về nhà luyện tập thêm.
- Lắng nghe, nhận nhiệm vụ.1
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn ôn tập các động tác về đội hình đội ngũ: tập hợp hàng ngang, hàng dọc, giãn cách hàng ngang - hàng dọc. Sau đó ôn các bài múa: Bông hồng tặng mẹ và cô ; Hành khúc Đội TNTPHCM : Chúng em là mầm non tương lai ...
- Cả lớp tham gia chơi trò chơi.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 25.doc