Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 26

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 26

Tiết 2, 3 Tập đọc - Kể chuyện

$76. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử

I/ MĐYC:

A/ Tập đọc:

1, Rèn kĩ năng đọc hành tiếng:

Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: du ngoạn, khóm lau, vây màn, duyên trời, hiển linh, nô nức

2, Rèn kĩ năng đọc hiểu:

Hiểu các từ ngữ trong bài:

Hiểu ND của câu chuyện: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với muôn dân. Nhân dân ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.

 

doc 37 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1742Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 26 Thứ hai ngày tháng năm 200 
Tiết 1 Chào cờ
 Tập trung toàn trường
__________________________
Tiết 2, 3 Tập đọc - Kể chuyện
$76. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử 
I/ MĐYC:
A/ Tập đọc:
1, Rèn kĩ năng đọc hành tiếng: 
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: du ngoạn, khóm lau, vây màn, duyên trời, hiển linh, nô nức
2, Rèn kĩ năng đọc hiểu: 
Hiểu các từ ngữ trong bài: 
Hiểu ND của câu chuyện: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với muôn dân. Nhân dân ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.
B/Kể chuyện:
1, Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và khái quát nội dung để đặt tên cho từng đoạn câu chuyện:"Chử Đồng Tử " lời kể tự nhiên , kết hợp cử chỉ điệu bộ. Bước đầu biết kể chuyện linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện
II/Đồ dùng: Tranh minh hoạ truyện trong sgk 
III/Các hoạt động dạy học:
Tập đọc
A/Kiểm tra: 2 HS đọc bài: "Ngày hội rừng xanh"
B/Bài mới:
1, Giới thiệu: Nêu MĐYC
2, Luyện đọc
Giáo viên đọc mẫu
GV HD HS đọc từng câu kết hợp luyện đọc từ khó 
Đọc từng đoạn trước lớp 
Giải nghĩa từ
Đọc từng đoạn trong nhóm 
Cả lớp đọc đồng thanh 
3, Tìm hiểu bài
Câu 1: 
Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo ?
Câu 2: 
Cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào ?
Câu 3:
Vì sao công chúa Tiên Dung lại kết duyên với Chử Đồng Tử ?
Câu 4:
Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung giúp dân làng những việc gì ?
Câu 5:
Nhân dân đã làm gì để biết ơn Chử Đồng Tử ?
Nội dung bài nói gì ?
4/Luyện đọc lại: 
GV HD HS đọc 1 đoạn 
Học sinh lắng nghe
Mỗi HS đọc tiếp nối 1 câu 
Đọc nối tiếp 4 đoạn trong bài 
Đọc nhóm 5
Giọng đọc vừa phải
Mẹ mất sớm 2 cha con chỉ có 1 chiếc khố mặc chung. Khi cha mất Chử Đồng Tử thương cha đã cuốn khố chôn cha, còn mình đành ở không.
Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cập bến, hoảng hốt bới cát vùi mình trên bãi lau thưa để chốn. Công chúa Tiên Dung tình cờ vây màn tắm đúng nơI đó. Nước dội làm trôi cát lộ ra Chử Đồng Tử . Công chúa rất đỗi bàng hoàng
Công chúa cảm động lhi biết cảnh nhà Chử Đồng Tử. Nàng cho là duyên trời sắp đặt trước liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên cùng chàng
Hai người đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa nuôi tằm, dệt vải. Sau khi đã hoá lên trời Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển vinh giúp dân đánh giặc
Nhân dân đã lập đền thờ Chử Đồng Tử ở nhiều nơi bên sông Hồng. Hàng năm suốt mấy tháng mùa xuân cả 1 vùng bờ bãi sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ công lao của ông.
Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với muôn dân. Nhân dân ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.
1 vài HS thi đọc đoạn văn 
1 HS đọc cả bài 
Kể chuyện
1, Dựa vào tranh đặt tên cho từng đoạn
2, Kể lại từng đoạn của câu chuyện
GV và cả lớp nhận xét bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất 
Hsqs từng tranh minh hoạ, nhớ nội dung từng đoạ của câu chuyện. Dặt tên cho từng đoạn của truyện
Tranh 1 : Tình cha con
Tranh 2 : Cuộc gặp gỡ kì lạ
Tranh 3 : Truyền nghề cho dân
Tranh 4 : Tưởng nhớ
Từng cặp HS kể 1 đoạn của câu chuyện
Bốn HS kể tiếp nhau 4 đoạn của câu chuyện theo gợi ý 
5/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học 
______________________________________________
Tiết 4 Toán
$126. Luyện tập
i/ Mục tiêu: Giúp HS
 Tiếp tục củng cố về cách nhận biết và sử dụng các loại giấy bạc đã học.
Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng trừ trên các số với đơn vị là đồng
Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ
II/ Đồ dùng: Các tờ giấy bạc loại 2 nghìn đồng, năm nghìn đồng, mười nghìn đồng, hai mươi nghìn đồng . . .
III/Các hoạt động dạy học:
A/Kiểm tra: 2 hs tính trên bảng. Lớp làm nháp :
Nhẩm 5000 + 5000 - 2000 = ? ; 1000 - 200 - 200 = ?
B/ Bài mới:
1, HD HS làm bài tập
Bài 1: Đọc yêu cầu
Bước 1 : Đọc số tiền ở mỗi ví
Bước 2 : So sánh
Bài 2:
Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời 
Phải lấy ra các tờ giấy bạc nào để được số tiền ở bên phải
Bài 3:
HS quan sát và trả lời 
Mai có 3000 đồng .Mai có vừa đủ tiền mua đồ vật nào ?
Bài 4:
Đọc bài 
Nêu tóm tắt
Cả lớp giải vào vở
HS quan sát tranh sgk và đọc thầm
Ví a: 6300 đồng; Ví c: 1000 đồng
Ví b: 3600 đồng; Ví d: 9700 đồng
Chiếc ví c nhiều tiền nhất
a, 2000+1000+100+500=3600 đồng
1000+1000+1000+100+500=3600 đồng
b, 5000+2000+500=7500 đồng
c, 3100 đồng=1000+2000+100
 2000+500+500+100=3100 đồng
a, Mua 1 chiếc kéo
b, Nam mau được 1 chiếc thước kẻ và 1 hộp sáp màu
Tóm tắt:
1 hộp sữa : 6700 đồng
1 gói kẹo : 2300 đồng
10000 đồng phải trả lại bao nhiêu tiền ?
Giải
Mua sữa và kẹo hết số tiền là:
6700 + 2300 = 9000 (đồng)
Phải trả lại số tiền là :
10000 - 9000= 1000 (đồng)
Đáp số: 1000 đồng
3, Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học
______________________________________
Tiết 5 Đạo đức
$26. Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác
I/ Mục tiêu:
1, HS hiểu: Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. Vì sao 
cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư của trẻ em.
2, HS biết tôn trọng giữ gìn, không làm hư hại thư từ tài sản của người khác
3, HS có thái độ tôn trọng thư từ tài sản của người khác
II/ Đồ dùng: Vở bài tập đạo đức. Trang phục bác đưa thư, lá thư. 
Phiếu học tập cho hoạt động 2
III/ Các hoạt động dạy học:
A/Kiểm tra: 
B/ Bài mới:
1, Giới thiệu:
Hoạt động 1: Xử lý tình huống, đóng vai 
Mục tiêu: HS biết 1 số biểu hiện về tôn trọng thư từ tài sản của người khác
Cách tiến hành 
Thảo luận để xử lí tình huống sau, rồi chơi đóng vai
 Trong những cách giải quyết mà các nhóm đưa ra cách nào phù hợp nhất ? 
Em thử đoán xem ông Tư sẽ nghĩ gì về Nam và Minh nếu thư bị bóc.
1, 2 HS đọc bài, lớp đọc thầm 
Thảo luận để xử lí tình huống sau, rồi chơi đóng vai
Khuyên bạn không được bóc thư
Ông Tư sẽ mắng 2 bạn, cho là 2 bạn tò mò rất sấu
Kết luận : Minh cần khuyên bạn không nên bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác
Hoạt động 2: HS hiểu thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và vì cao cần phải tôn trọng .
Cách tiến hành 
2, 3 HS đọc bài 
Học sinh đọc bài và điền những từ : bí mật, pháp luật, của riêng vào chỗ trống trong các câu sau cho phù hợp
Lớp đọc thầm 
a, Thư từ tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng. 
Xâm phạm chúng là vi phạm pháp luật.
Mọi người cần tôn trọng bí mật riêng của trẻ em.
b, Các nhóm học sinh làm việc
Từng nhóm nêu nội dung, đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ xung
Kết luận : Thư từ tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng Xâm phạm chúng là vi phạm pháp luật.
Mọi người cần tôn trọng bí mật riêng của trẻ em vì đó là quyền trẻ em được hưởng. Tôn trọng tài sản của người khác là hỏi mượn khi cần, chỉ sử dụng khi được phép, giữ gìn bảo quản khi sử dụng
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
Mục tiêu: hs tự đánh giá việc mình tôn trọng thư từ, tài sản của người khác
Cách tiến hành 
Chia thành nhóm 2
 Trao đỏi theo câu hỏi ở phiếu bài tập
HS suy nghĩ và trả lời
Đại diện báo cáo
Cả lớp nhận xét đánh giá
Kết quả công việc của mỗi nhóm 
Gv tổng kết khen ngợi những em biết tôn trọng thư từ tài sản của người khác và đề nghị lớp noi gương
5, Củng cố, dặn dò: Thực hiện tôn trọng thư từ tài sản của người khác. Nhận xét giờ học
______________________________________________________________________
Thứ 3 ngày tháng năm 2006
 Tiết 1 Thể dục
$51. Nhảy dây 
Trò chơi: "Hoàng Anh-Hoàng Yên"
 I/Mục tiêu:
 Ôn bài thể dục ptc. Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác 
 Chơi trò chơi: Hoàng Anh- Hoàng Yên . Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức độ ban đầu 
II/ Địa điểm và phương tiện
Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập
Phương tiện: Còi, Bông hoa hoặc cờ nhỏ để chơi trò chơi
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Định lượng
Pp và tổ chức
A/ Phần mở đầu
GV nhận lớp, phổ biến Nd y/c giờ học
Chạy chậm xung quanh sân
Trò chơi: tìm những con vật bay được
B/ Phần cơ bản:
Tập bài thể dục phát triển chung
Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân
Chơi trò chơi: Hoàng Anh- Hoàng Yên
GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi
C/ Phần kết thúc:
Đứng thành vòng tròn, thả lỏng, hít thở sâu 
GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét 
Giao bài về nhà 
1 - 2 phút
1 phút
3 phút
1 phút
10- 12 phút
7 - 8 phút
1 phút
1 - 2 phút
Đội hình tập trung 
+ + + + + +
+ + + + + +
+ + + + + +
+ + + + + + 
@
Lớp trưởng hô, cả lớp tập
GV theo dõi sửa sai 
Các tổ tập theo khu vực đã quy định 
Các tổ thi nhảy, cử 5 người lên thi 
Hs chơi thử 2 làn để hiểu cách chơi sau đó chơi thật 
Cần nhớ tên hàng của mình
Đội hình tập trung
+ + + + + +
+ + + + + +
+ + + + + +
@
Tiết 2 Chính tả (Nghe-viết)
$51. Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử 
 i/MĐYC:
 Rèn kĩ năng viết chính tả
1, Nghe, viết chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trong truyện:"Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử "
2, Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm vần dễ lẫn (d/r/gi; ên/ênh)
II/ Đồ dùng: Bảng lớp viết nội dung bài tập 2a
 III/ Các hoạt động dạy học:
A/Kiểm tra: 2 HS lên bảng viết: trắc trở, chuyên chở, trải chiếu, tư trang.
 B/ Bài mới:
1, Giới thiệu: Nêu MĐYC
2, HD HS viết chính tả:
GV đọc mẫu 
Sau khi về trời Chử Đồng Tử đã giúp dân làm việc gì ?
Nhân dân đã làm gì để biết ơn Chử Đồng Tử ?
Đoạn viết gồm có mấy đoạn ? Có mấy câu ?
Khi viết hết đoạn ta phải như thế nào ?
Trong đoạn văn những chữ nào viết hoa ? Vì sao ?
HD viết từ khó 
Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả
Yêu cầu HS đọc và viết những chữ vừa tìm được 
GV đọc cho HS viết 
GV chấm khoảng 5 đến 7 bài. 
3, HD bài tập
Bài 2:
HS đọc yêu cầu bài 
GV và cả lớp nhận xét chốt lời giải đúng 
2 HS đọc lại bài
Ông hiển linh giúp dân đánh giặc.
Nhân dân lập đền thờ, làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông
Đoạn viết có 2 đoạn có 3 câu 
Giữa hai đoạn viết phải xuống dòng và lùi vào 1 ô
Những chữ đầu câu và tên riêng: 
Chử Đồng Tử, 
Hiển linh, nô nức, làm lễ
HS viết
Đổi vở soát lỗi
Lớp đọc thầm sgk 
3 HS lên bảng làm bài 
a, hoa giấy, giản dị, giống hệt, rực rỡ, rải kín, làn gió 
 4/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học 
_________ ... cỗ còn bày mấy thứ đồ chơi của Tâm, nom rất vui mắt 
Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. Trên đỉnh ngôi sao có cắm 3 lá cờ con 
Hai bạn đi bên nhau, mắt không rời cái đèn. Hai bạn nắm tay nhau cầm đèn, có lúc cầm chung đèn reo "Tùng, tùng, tùng, dinh, dinh..."
Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ trung thu và đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày tết trung thu, các em thêm yêu quý gắn bó với nhau
HS đọc thầm
4, 5 em thi đọc 
5/ Củng cố, dặn dò: Bài thơ cho em biết điều gì ?Nhận xét giờ học
__________________________________________
Tiết 3 Toán
$129. Luyện tập 
i/ Mục tiêu: Giúp HS
 Rèn kĩ năng đọc, phân tích và xử lí 1 dãy và 1 bảng số liệu 
II/ Đồ dùng: 1 bảng phụ kẻ bảng số liệu trong bài tập 1
 III/Các hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra: 
b/ Bài mới: 
1, Giới thiệu:
2, Luyện tập: 
Bài 1: 
HS đọc yêu cầu của bài 
Bài yêu cầu chúng ta làm gì ?
Các số liệu đã cho có trung nội dung gì ?
Nêu số thóc của gia đình chị út thu hoạch ở từng năm ?
Ô trống thứ nhất điền số nào ? Vì sao ?
Bài 2: 
1, 2 hs đọc yêu cầu của bài
GV HD mẫu 
HS làm bài tập 
HS trình bày miệng cách làm 
Bài 3: 
HS đọc bài, làm bài 
Nhìn vào dãy số liệu sau, hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: 90, 80, 70, 60, 50, 40, 30, 20, 10 
Bài 4:
Yêu cầu HS đọc bài và trả lời câu hỏi
Bài yêu cầu chúng ta làm gì ?
Bảng thống kê về nội dung gì ?
Có những môn thi đấu nào ?
Có những loại giải thưởng nào ?
Em hiểu thế nào là cột căn nghệ trong bảng ?
Số giải nhất được ghi vào hàng thứ mấy trong bảng ?
Số giải nhì được ghi vào cột thứ mấy trong bảng ?
Khi ghi số giải, ngoài việc chú ý để ghi cho đúng còn phải chú ý ghi cho đúng gì ?
Lớp đọc thầm 
Bài tập yêu cầu chúng ta điền số liệu thích hợp vào bảng 
Các số liệu đã cho là số thóc gia đình chị út thu hoạch được trong các năm: 2001, 2002, 2003
Năm 2001 thu được 4200 kg
Năm 2002 thu được 3500 kg
Năm 2003 thu được 5400 kg
Ô trống thứ nhất điền số 4200 kg vì số trong ô trống này là kg thóc gia đình chị út thu hoạch năm 2001
Lớp theo dõi sgk 
a, Năm 2002 bản na trồng được nhiều hơn năm 2000 số cây bạch đàn là: 2165 - 2515 = 420 (cây)
b, Năm 2003 bản na trồng được số cây thông và cây bạch đàn là:
2540 +2515 = 5055 (cây)
a, Dãy trên có tất cả là: 
A, 9 số C, 10 số
B, 18 số D, 81 số
b, Số thứ tự trong dãy là 
A, 4 C, 60
B, 0 D, 40
Bài tập yêu cầu chúng ta điền số thích hợp vào bảng 
Bảng thống kê số giải mà khối 3 đã đạt được theo từng môn thi đấu
Có văn nghệ, kể chuyện, cờ vua
Giải nhất, giải nhì, giải ba cho mỗi môn thi đấu
Cột này nêu số giải của văn nghệ, có 3 giải nhất, không có giải nhì, có hai giải ba
Số giải nhất được ghi vào hàng thứ hai trong bảng 
Số giải nhì được ghi vào cột thứ ba trong bảng
Ghi cho đúng cột, giải của môn thi đấu nào phải ghi đúng vào cột có tên của môn đó 
3, Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học 
__________________________________________
Tiết 4 Chính tả (nghe - viết)
$52. Rước đèn ông sao 
 i/MĐYC:
1, Rèn kĩ năng viết chính tả
 Nghe và viết đúng, trình bày đúng, đẹp 1 đoạn trong bài: Rước đèn ông sao 
2, Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có âm đầu hoặc vần dễ viết sai r/d/gi
II/ Đồ dùng: 3 tờ giấy khổ to kẻ bảng ở bài tập 2a
III/ Các hoạt động dạy học:
A/Kiểm tra: 2 Hs lên bảng viết: dập dềnh, giặt giũ, dí dỏm, khóc rưng rức
B/ Bài mới:
1, Giới thiệu: Nêu MĐYC 
2, HD viết nghe, viết chính tả
GV đọc mẫu
Mâm cỗ trung thu của Tâm có những gì ?
Đoạn văn có mấy câu ?
Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ?
HS viết từ khó 
GV đọc cho Hs viết chính tả 
Gv chấm từ 5 đến 7 bài 
3, HD bài tập:
Bài 2: 
gv dán 3 tờ giấy lên bảng, gọi 3 nhóm hs lên thi tiếp sức
Cả lớp và GV chốt lời giải đúng 
2 HS đọc lại, lớp theo dõi 
Mâm cỗ trung thu của Tâm có bưởi, ổi, chuối và mía
Đoạn văn có 4 câu 
Những chữ đầu câu và tên riêng: Tâm, Trung thu
Sắm, quả bưởi, xung quanh 
HS viết bài 
Đổi vở soát lỗi 
HS đọc thầm yêu cầu 
Làm bài cá nhân 
Viết ra nháp các từ vừa tìm được
Đại diện nhóm đọc kết quả 
Bắt đầu bằng r: rổ, rá, rựa, rùa, rắn, rết ...
Bắt đầu bằng d: dế, dây, dê, dao 
Bắt đầu bằng gi: Giường, giun, giá sách, giáo mác ...
 4/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học
_____________________________________________________________
 Thứ 6 ngày tháng năm 200
 Tiết 1 Âm nhạc
$26. Ôn hát bài: Chị ong nâu và em bé
 I/ Mục tiêu:
 Hát đúng giai điệu, thuộc lời 2 của bài hát 
 Tập biểu diễn bài hát
 Nghe một bài hát thiếu nhi chọn lọc hoặc một bài dân ca 
 II / Chuẩn bị:
GV: Băng nhạc và nhạc cụ quen dùng 
 Một số động tác phụ hoạ cho bài hát
III/ Các hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra: 
 B/ Bài mới: 
1, Giới thiệu
HĐ 1: Ôn tập lời 1 bài hát: Chị ong nâu và em bé 
GV cho Hs ôn hát lại lời 1 bài hát: Chị ong nâu và em bé 
Dạy lời 2: GV HD dạy hát từng câu
HĐ 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ 
GV làm mẫu
HD HS từng động tác múa 
HS quan sát làm theo 
GV quan sát sửa từng động tác sai cho HS 
HĐ3: Nghe nhạc
GV cho HS nghe 1 bài hát thiếu nhi chọn lọc hoặc một bài dân ca 
Lớp hát lại 2, 3 lần
HS hát từng câu, hát thuộc cả đoạn, thuộc cả bài 
Vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu
Hát câu 1+2: Giang hai tay ra 2 bên làm động tác chim vỗ cánh bay 
Hát câu 3: Đưa 2 tay lên miệng làm động tác gà gáy
Hát câu 4+5: Hai tay đưa lên cao quá đầu mở rộng vòng tay rồi hạ dần dần, rồi chuyển sang động tác chim vỗ cánh bay 
Hát câu 6+ 7: Tay trái chống hông, tay phải chỉ sang bên trái và ngược lại, đầu nghiêng theo 
Hát câu 8+9: Động tác như câu 1+2
Hát câu 10+11: tay bắt chéo trước ngực, hai chân nhún nhịp nhàng, đầu nghiêng sang trái sang phải 
HS lắng nghe
HS nói tên bài hát của tác giả
Phát biểu cảm nhận của em về bài hát 
3/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học 
 ________________________________________
 Tiết 2 Tập làm văn 
$26. Kể về một ngày hội 
 i/ MĐYC:
1, Rèn kĩ năng nói: 
Biết kể về ngày hôị theo gợi ý. Lời kể rõ ràng, tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội 
 Rèn kĩ năng viết. Viết được những điều mình vừa kể thành 1 đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu
II/ Đồ dùng: Tranh minh hoạ sgk
III/ Các hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra: 2 HS lên bảng kể lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia hoạt động lễ hội
B/ Bài mới:
1, GT bài: Nêu MĐYC của tiết học
2, Hd nghe kể: 
Bài 1
HS đọc yêu cầu của bài tập và các câu hỏi gợi ý
Em hãy kể về 1 vài ngày hội mà em biết ?
Em chọn kể về ngày hội nào ?
Ngày hội đó được tổ chức ở đâu ? Vào thời gian nào ?
Mọi người đến xem lễ hội như thế nào ?
Hội được bắt đầu bằng những hoạt động gì ?
Hội có những trò chơi gì ?
Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào ?
Yêu cầu học sinh thực hiện theo cặp
Nhận xét và sửa
Bài 2: 
Yêu cầu HS đọc bài
1 số HS đọc bài viết trước lớp 
2 HS lần lượt đọc trước lớp. Cả lớp theo dõi bài trong SGK
Hội khoẻ Phù Đổng, hội đua thuyền, hội rước đèn Trung Thu,
Hội trọi trâu
Đến ngày hội, mọi người từ khắp nơi, đổ về đền Thượng / Mọi người nườm nượp đổ về lễ phật, ngắm cảnh. Ngày chính hội , người xe đông như nêm. Mọi người ai cũng náo nức cuộc thi tài
Hội bắt đầu bằng những hồi trống dóng dả của những tay trống lực lưỡng
Trong hội có rất nhiều trò chơi nhơ chọi gà, đấu vật, kéo co, ca hát, nhảy múa . . .
Em rất thích ngày hội này, năm sau em sẽ đến hội chơi. / Em mong chờ đến ngày hội sang năm lắm vì hội vui quá. . . .
2 hs bàn trong nhóm
Đại diện nhóm trình bày trước lớp
Cả lớp viết bài vào vở
5, 7 HS đọc bài viết trước lớp
lớp nhận xét 
 3/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học
______________________________________
Tiết 3 Toán
$130. Kiểm tra định kì giữa kì 2 
(Đề và đáp án nhà trường ra)
_____________________________________________
Tiết 4 Tự nhiên & Xã hội 
$52. Cá 
I/Mục tiêu : Sau bài học, học sinh biết
 Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát Nêu ích lợi của cá 
II/Đồ dùng dạy học: Tranh sgk trang 100, 101
Sưu tầm các tranh ảnh về việc nuôi cá đánh bắt và chế biến cá 
III/ Hoạt động dạy học: 
A/Kiểm tra: Nêu một vài đặc điểm giống và khác nhau giữa tôm và cua ?
B/ Bài mới:
1, Giới thiệu: 
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận 
Mục tiêu: Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát
Cách tiến hành 
B1: Làm việc theo nhóm
Yêu cầu HS quan sát hình các con cá trong sgk
Kể tên các loài cá mà em biết ?
Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cá ? Loài cá nào sống ở nước ngọt, loài cá nào sống ở nước mặn ?
Bên ngoài cơ thể của những con cá này thường có gì bảo vệ ?
Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không ?
Cá sống ở đâu ?
Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì ?
B2: Làm việc cả lớp 
HS quan sát và trả lời câu hỏi
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận
HS tự do phát biểu 
Cá gồm 3 phần: Đầu, mình, cơ quan di chuyển (vây cá)
Loài cá sống ở nước ngọt: cá vàng, cá chép, cá rô phi, cá quả 
Loài cá sống ở nước mặn: cá ngừ, cá mập, cá đuối, cá heo 
Bên ngoài cơ thể của những con cá này thường có vẩy bao bọc và bảo vệ
Bên trong cơ thể của chúng có xương sống
Cá sống ở dưới nước 
Chúng thở bằng mang và di chuyển bằng vây
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận 
Kết luận: Cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang cơ thể chúng thường có vẩy bao phủ
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp 
Mục tiêu: Nêu được ích lợi của cá 
Cách tiến hành
Nêu ích lợi của cá ?
Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến mà em biết 
GV KL: Phần lớn các loài cá được sử dụng làm thức ăn, cá là thức ăn ngon và bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người
Phần lớn các loài cá được sử dụng làm thức ăn
HS tự nêu
HS nêu phần ghi nhớ sgk
2/ Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học
_________________________________________
Tiết 5 Sinh hoạt lớp 
$26. Sơ kết tuần 
1, Ưu điểm:
 Thực hiện mọi nề nếp tương đối tốt: xếp hàng đầu giờ, giờ truy bài 
 Trong lớp chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu xây dựng bài 
 Tham gia các buổi ngoại khoá đầy đủ 
2, Nhược điểm:
 Một số em ý thức chưa tốt: Xếp hàng chưa nhanh nhẹn, còn lười học, quên đồ dùng học tập
3, Biện pháp: 
 Cần khắc phục những nhược điểm trên
_________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docT26.doc