Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 32 (10)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 32 (10)

Môn: TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN

Tiết 94-95 Bài: NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN

I. Mục tiêu:

Ở tiết học này, HS:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Hiểu nội dung ý nghĩa: Giết hại thú rừng là một tội ác. Có ý thức bảo vệ môi trường. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4, 5)

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của bác thợ săn, dựa vào tranh minh họa.

- KNS: Xác định giá trị; thể hiện sự cảm thông; tư duy phê phán; ra quyết định.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Tranh ảnh minh họa sách giáo khoa.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 24 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 924Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 32 (10)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
TUẦN 32
Từ ngày 22/4/2013 đến 26/4/2013
THỨ 
 NGÀY
MÔN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
THỨ HAI
22/4/2013
Chào cờ
32
Tuần thứ 32.
Tập đọc
94
Người đi săn và con vượn.
TĐ-KC
95
Người đi săn và con vượn.
Toán
156
Luyện tập chung.
THỨ BA
23/4/2013
Toán
157
Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (tiếp).
Tập đọc
96
Cuốn sổ tay
Chính tả
63
Nghe-viết: Ngôi nhà chung.
TNXH
63
Ngày và đếm trên Trái Đất.
THỨ TƯ
24/4/2013
Toán
158
Luyện tập.
LT & Câu
32
Đặt và trả lời câu hỏi: Bằng gì? Dấu chấm,
Tập viết
32
Ôn chữ hoa: X.
Đạo đức
32
Vấn đề bảo vệ môi trường.
THỨ NĂM
25/4/2013
Toán
159
Luyện tập.
Chính tả
64
Nghe-viết: Hạt mưa.
Thủ công
32
Làm quạt giấy tròn ( tiết 2).
THỨ SÁU
26/4/2013
TLV
32
Nói, viết về bảo vệ môi trường.
Toán
160
Luyện tập chung.
TNXH
64
Năm, tháng và mùa.
Sinh hoạt
32
Sinh hoạt lớp.
 Thứ hai ngày 22 tháng 04 năm 2013
Môn: TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN
Tiết 94-95 Bài: NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN 
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung ý nghĩa: Giết hại thú rừng là một tội ác. Có ý thức bảo vệ môi trường. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4, 5)
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của bác thợ săn, dựa vào tranh minh họa.
- KNS: Xác định giá trị; thể hiện sự cảm thông; tư duy phê phán; ra quyết định.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh ảnh minh họa sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, HS hát tập thể.
2.Kiểm tra: 
- Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi bài: Bài hát trồng cây. 
- Nhận xét, đánh giá. 
3.Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ2. Luyện đọc: 
- Đọc mẫu diễn cảm toàn bài.
- Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
- Yêu cầu nối tiếp đọc từng câu.
- HDHS luyện đọc đúng.
- Yêu cầu đọc từng đoạn trước lớp.
- Yêu cầu luyện đọc trong nhóm. 
- Yêu cầu một số em đọc cả bài. 
HĐ3. Tìm hiểu nội dung 
- Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và cả bài, kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
+ Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn?
+ Cái nhìn căm giận của con vượn mẹ đã nói lên điều gì ?
+ Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm ?
+ Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn đã làm gì ?
+ Câu chuyện muốn nói lên điều gì với chúng ta ? 
HĐ4. Luyện đọc lại: 
- Đọc mẫu cả bài.
- Đọc mẫu đoạn 2 của bài.
- Cho HS luyện đọc trong nhóm.
- Mời 1 số em đại diện nhóm thi đọc.
- Mời 1 HS đọc cả bài. 
- GV và lớp bình chọn bạn đọc hay.
Kể chuyện
- Giáo viên nêu nhiệm vụ.
- Yêu cầu HS quan sát 4 bức tranh.
- Mời 2 em nói vắn tắt về nội dung từng bức tranh.
- Gọi từng cặp kể lại đoạn 1 và 2 câu chuyện.
- 2 em thi kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- GV cùng lớp bình chọn bạn kể hay.
4.Củng cố, dặn dò:
- Qua câu chuyện em có cảm nghĩ gì ?
- Về nhà kể chuyện cho người thân nghe, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- Hát đầu giờ
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Lớp lắng nghe đọc mẫu.
- Lần lượt nối tiếp đọc từng câu.
- HS luyện đọc cá nhân.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp.
- Luyện đọc từng đoạn trong nhóm.
- Một số em đọc cả bài.
- HS đọc thầm từng đoạn và cả bài, kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
+ Con thú nào không may gặp bác thì coi như hôm ấy là ngày tận số.
+ Nó căm ghét người đi săn độc ác. Nó tức giận kẻ bắn chết nó khi con nó còn rất nhỏ cần được nuôi nấng,..
+ Nó vơ vội nắm bùi nhùi, lót đầu cho con, hái chiếc lá vắt ít sữa và đưa lên miệng con rồi nghiến răng giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng rồi ngã ra chết.
+ Bác đứng lặng, cắn môi, chảy nước mắt và bẻ gãy nỏ rồi lẳng lặng ra về.Từ đó bác bỏ hẳn nghề thợ săn.
- Phát biểu theo suy nghĩ của cá thân.
- Lắng nghe, đọc thầm theo.
- Lắng nghe GV đọc mẫu đoạn 2.
- HS luyện đọc trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc diễn cảm đoạn 2. 
- 1 HS đọc cả bài. 
- Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay.
- Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học.
- Quan sát các bức tranh gợi ý để kể lại câu chuyện.
- 2 em nêu vắn tắt nội dung mỗi bức tranh.
- 2 em nhìn tranh gợi ý kể lại đoạn 1 và 2 câu chuyện theo lời của bác thợ săn. 
- 2 em lên thi kể câu chuyện trước lớp.
- Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất. 
- Lần lượt nêu lên cảm nghĩ của mình về nội dung câu chuyện.
- Lắng nghe, thực hiện.
Môn: TOÁN
Tiết 156 Bài: LUYỆN TẬP CHUNG 
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Biết đặt tính và nhân (chia) số có năm chữ số với (cho) số có một chữ số.
- Biết giải bài toán có phép nhân (chia).
- Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2; bài 3.
- KNS: Tư duy sáng tạo; quản lý thời gian; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Nội dung bài tập 3 ghi sẵn vào bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2.Kiểm tra: 
- Gọi hai em lên bảng làm bài tập 4 tiết trước. 
- Nhận xét, đánh giá. 
3.Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ2. Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở. 2 em lên bảng đặt tính và tính.
- Cùng HS nhận xét, đánh giá.
Bài 2: 
- Gọi 1 HS nêu bài toán.
- Yêu cầu lớp làm vào vở. Mời 1 HS lên bảng giải bài.
- Cùng HS nhận xét, đánh giá.
Bài 3:
- Gọi 1 HS nêu bài toán.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở, Mời 1 HS lên bảng giải.
- Cùng HS nhận xét, đánh giá.
4.Củng cố, dặn dò:
- Dặn về nhà có thể làm thâm bài tập 4. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- 2 HS lên bảng đặt tính và tính kết quả.
a. 10715 x 6 =64290
 30755 : 5 = 615; 
b. 21542 x 3=64626 
 48729 : 6 = 8121 (dư 3)
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- 1 HS nêu bài toán.
- Một em lên bảng giải bài.
Giải:
Số bánh nhà trường đã mua là:
4 x 105 = 420 (cái)
Số bạn được nhận bánh là:
420 :2 = 210 (bạn)
 Đáp số: 210 bạn
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- 1 HS nêu bài toán.
- Cả lớp thực hiện vào vở. Một HS lên bảng giải bài. 
Giải:
Chiều rộng hình chữ nhật là:
12 : 3 = 4 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
12 x 4 = 48 (c m2)
 Đáp số: 48 cm2
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Lắng nghe, thực hiện. 
 Thứ ba ngày 23 tháng 04 năm 2013
Môn: TOÁN
Tiết 157 Bài: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ 
(tiếp theo)
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2; bài 3.
- KNS: Tư duy sáng tạo; quản lý thời gian; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Nội dung bài tập 3 ghi sẵn vào bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
.Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, HS hát tập thể.
2.Kiểm tra: 
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 3 tiết trước. 
- Nhận xét, đánh giá. 
3.Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ2. HD giải bài toán.
- Hướng dẫn HS lập kế hoạch giải bài tập. 
+ Biết 7 can chứa 35 lít mật ong. Muốn tìm một can ta làm như thế nào ?
+ Biết 1 can 5 lít mật ong vậy muốn biết 10 lít chứa trong bao nhiêu can ta làm như thế nào ? 
- Yêu cầu nêu cách tính bài toán liên quan rút về đơn vị.
HĐ3. Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi 1 HS nêu bài toán 1.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gọi 1 HS lên bảng giải bài toán.
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài.
- Cùng HS nhận xét, đánh giá.
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc bài toán.
- Yêu cầu cả lớp nêu tóm tắt đề bài. Ghi bảng tóm tắt đề bài.
- Mời một em lên giải bài trên bảng.
Bài 3:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HDHS thực hiện. 
- Gọi 4 HS lên bảng thực hiện; lớp làm vào vở.
- Cùng HS nhận xét, đánh giá.
4.Củng cố, dặn dò:
- Dặn về nhà xem lại các bài tập, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hát đầu giờ
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài toán.
+ Muốn tìm một can ta làm phép chia 
 35 : 7 = 5 ( lít )
+ Muốn biết 10 lít mật ong cần bao nhiêu can ta làm phép tính chia: 
 10 : 5 = 2 ( can )
- Hai em nêu lại cách giải bài toán liên quan rút về đơn vị.
- 1 HS nêu bài toán 1.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở. 1 HS lên bảng giải.
Giải:
Số kg đường đựng trong mỗi túi là:
40 : 8 = 5 (kg)
Số túi cần có để đựng 15 kg đường là
15 : 5 = 3 ( túi)
 Đáp số: 3 túi
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- 1 HS đọc bài toán.
- Cùng GV phân tích và tóm tắt bài toán.
- Lớp thực hiện làm vào vở. 1 HS lên bảng giải bài.
Giải:
Số cúc cho mỗi cái áo là:
24 : 4 = 6 ( cúc )
Số áo loại đó dùng hết 42 cúc là:
24 : 6 = 7 (áo)
 Đáp số: 7 cái áo
- Lắng nghe, điều chỉnh.
-1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Lắng nghe, thực hiện.
- 4 HS lên bảng thực hiện; lớp làm vào vở.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Lắng nghe, thực hiện. 
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 96 Bài: CUỐN SỔ TAY 	 
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Nắm được công dụng của sổ tay; Biết cách ứng xử đúng: không tự tiện xem sổ tay của người khác. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- KNS: Ra quyết định; tự nhận thức bản thân; lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bản đồ thế giới để chỉ tên một số nước trong bài, một số cuốn sổ tay đã ghi chép 
III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2.Kiểm tra: 
- Gọi 3 HS lên đọc và trả lời câu hỏi bài: Người đi săn và con vượn.
- Nhận xét, đánh giá. 
3.Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ2. Luyện đọc:
-Đọc mẫu toàn bài với giọng kể.
- HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
- Yêu cầu đọc từng câu trước lớp.
- HDHS luyện đọc đúng.
- Yêu cầu đọc từng đoạn trước lớp 
- Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Yêu cầu hai em đọc lại cả bài.
HĐ3. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
-Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và cả bài, kết hợp thảo luạn nhóm để trả lời câu hỏi:
+ Thanh dùng cuốn sổ tay làm gì ? 
+ Hãy nói một vài điều lí thú ghi trong sổ tay của Thanh ?
+ Vì sao Lân khuyên Tuấn không nên tự ý xe ... . 
II. Đồ dùng dạy - học:
- Mẫu quạt tròn, tranh quy trình làm quạt tròn.Bìa màu giấy A4, giấy thủ công, bút màu, kéo thủ công, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2.Kiểm tra: 
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
- Nhận xét, đánh giá. 
3.Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ2.Yêu cầu làm quạt tròn trang trí.
- Yêu cầu nhắc lại các bước làm quạt tròn bằng cách gấp giấy.
- Nhận xét và dùng tranh quy trình làm quạt tròn để hệ thống lại các bước.
- Thực hành làm quạt giấy.
- Cho các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét, đánh giá.
4.Củng cố, dặn dò:
- Dọn vệ sinh lớp học.
- Dặn về tiếp tục tập gấp quạt tròn bằng giấy. 
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Hai em nhắc lại các bước về quy trình quạt tròn.
- Quan sát và lắng nghe.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp, cử người lên giới thiệu sản phẩm của nhóm mình.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Dọn vệ sinh lớp học.
- Lắng nghe, thực hiện.
Thứ sáu ngày 26 tháng 04 năm 2013
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết 32 BÀI: NÓI-VIẾT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Biết kể lại một việc tốt đã làm để bảo vệ môi trường dựa theo gợi ý (SGK). 
- Viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) kể lại việc làm trên. 
- KNS:Giao tiếp: Lắng nghe, cảm nhận, chia sẻ, bình luận; đảm nhận trách nhiệm; xác định giá trị; tư duy sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh ảnh về một số việc làm bảo vệ môi trường . Bảng lớp ghi các câu hỏi gợi ý để học sinh kể
III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
.Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, HS hát tập thể.
2.Kiểm tra: 
- Gọi hai em lên bảng đọc lại bài viết nói về một số việc làm bảo vệ môi trường đã học ở tiết tập làm văn trước.
- Nhận xét, đánh giá. 
3.Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc bài tập và gợi ý mục a và b.
- Yêu cầu 1 em giải thích yêu cầu bài tập.
- Giới thiệu đến HS một số bức tranh về bảo vệ môi trường. 
- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm chỉ định nhóm trưởng để điều khiển trong nhóm, kể các việc làm bảo vệ môi trường.
- Mời ba em thi kể trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá, bình chọn HS kể hay nhất.
Bài tập 2:
- Gọi 1 HS nêu đề bài.
- Yêu cầu lớp thực hiện viết lại các ý vừa trao đổi vào vở.
- Một số em đọc lại đoạn văn trước lớp.
- Nhận xét, chấm điểm 1 số bài văn tốt. 
4.Củng cố, dặn dò:
- Xem lại bài ở nhà, chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét, đánh giá tiết học. 
- Hát đầu giờ.
-Hai em lên bảng “Đọc bài viết về những việc làm nhằm bảo vệ môi trường đã học”.
- Lắng nghe, bổ sung.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS đọc bài tập và gợi ý mục a và b.
- Một HS giải thích yêu cầu bài tập: 
+ Nói về vấn đề làm thế nào để bảo vệ môi trường 
- Quan sát các bức tranh bảo vệ môi trường.
- Lớp tiến hành chia thành các nhóm. Các nhóm kể cho nhau nghe những việc làm nhằm để bảo vệ môi trường.
- Ba em thi kể trước lớp.
- Lớp lắng nghe và bình chọn bạn kể hay và có nội dung đúng nhất.
- 1 HS nêu đề bài.
- Thực hiện viết lại những điều vừa kể về các biện pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo đúng các yêu cầu trình bày như GV đã lưu ý vào vở.
- HS đọc lại đoạn văn của mình trước lớp.
- Lắng nghe, bình chọn.
- Lắng nghe, thực hiện.
Môn: TOÁN
Tiết 160 Bài: LUYỆN TẬP CHUNG 
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS
- Biết tính giá trị của biểu thức số.
- Biết giải Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. 
- Bài tập cần làm: Bài 1; bài 3; bài 4.
- KNS: Tư duy sáng tạo; quản lý thời gian; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Viết sẵn bài tập 1 lên bảng.
III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2.Kiểm tra: 
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài tập 4 tiết trước. 
- Nhận xét, đánh giá. 
3.Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ2. Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập 1. 
- Gọi HS nêu cách thực hiện.
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài. Yêu cầu lớp làm vào vở.
- Nhận xét, đánha giá.
Bài 2: Khuyến khích HS khá giỏi. 
- Gọi 1 HS nêu bài toán.
- Gọi 1 HSlên bảng giải bài.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 3:
- Gọi 1 HS nêu bài toán.
- Hướng dẫn HS giải theo hai bước.
- Mời một em lên bảng giải bài.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 4 
- Gọi 1 HS nêu bài toán.
- Hướng dẫn đổi về cùng một đơn vị đo rồi giải theo hai bước.
- Mời một em lên bảng giải bài.
- Nhận xét, đánh giá.
4.Củng cố, dặn dò:
- Xem lại bài ở nhà, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập 1. 
- 1 HS nêu cách thực hiện.
- Cả lớp làm vào vở bài tập. 4 HS lên bảng giải bài 
a. (13829 + 20718 ) x 2 = 34547 x 2 
 = 69094
b. (20354 – 9638) x 4 = 10716 x 4 
 = 2864
- Cùng GV nhận xét bài bạn.
1 HS nêu bài toán.
- 1 HS giải bài trên bảng.
Giải:
Số tuần lễ Hường học trong một năm
học là: 175 : 5 = 35 (tuần)
 Đáp số: 35 tuần
- Lắng nghe, sửa sai.
- 1 HS nêu bài toán.
- Lắng nghe, thực hiện.
- Một em lên bảng giải bài.
Giải:
Mỗi người nhận số tiền là:
75000 : 3 = 25 000 (đồng)
Hai người nhận số tiền là:
25 000 x 2 = 50 000 (đồng)
 Đáp số: 50 000 đồng
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- 1 HS nêu bài toán.
- Lắng nghe, thực hiện. 
- Lớp làm vào vở, 1 em sửa bài trên bảng Giải:
Đổi: 2 dm 4 cm = 24 cm
Cạnh hình vuông là: 24 : 4 = 6 (cm)
Diện tích hình vuông là: 6 x 6=36(cm2)
 Đáp số: 36 cm2
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Lắng nghe, thực hiện. 
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết 64 Bài: NĂM, THÁNG VÀ MÙA 
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Biết được một năm trên Trái Đất có bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày và mấy mùa ?
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh ảnh trong sách trang 122, 123 . Một số quyển lịch. 
III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2.Kiểm tra: 
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
- Nhận xét, đánh giá. 
3.Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ2: Quan sát lịch theo nhóm.
Bước 1:
- Hướng dẫn quan sát các quyển lịch, dựa vào vốn hiểu biết của mình để thảo luận.
+ Một năm có bao nhiêu ngày ? Bao nhiêu tháng ?
+ Số ngày các tháng có bằng nhau không?
+ Những tháng nào có 31 ngày, 30 ngày và 28 hoặc 29 ngày ?
Bước 2: 
- Yêu cầu các nhóm lên trả lời trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
- Kết luận: sách giáo khoa.
HĐ3: Làm việc với SGK theo cặp:
Bước 1: 
- Yêu cầu từng cặp làm việc với nhau quan sát tranh và theo gợi ý.
+ Tại các vị trí A,B,C,D của Trái Đất trong H2 vị trí nào của Trái Đất thể hiện Bắc bán cầu là mùa xuân, hạ, thu, đông ?
- Hãy cho biết các mùa ở Bắc bán cầu vào các tháng 3, 6 , 9 , 12 ?
Bước 2: 
- Yêu cầu 1 số em lên trả lời trước lớp.
-Theo dõi và hoàn chỉnh phần trả lời của HS.
HĐ4. Trò chơi: Xuân,Hạ,Thu,Đông. 
- Hướng dẫn cách chơi cho từng nhóm 
- Nhận xét, bổ sung. 
4.Củng cố, dặn dò:
- Liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Về học bài và xem trước bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Chia ra từng nhóm quan sát các quyển lịch thảo luận và trả lời theo các câu hỏi gợi ý.
+ Một năm thường có 365 ngày. Mỗi năm được chia ra thành 12 tháng.
+ Số ngày trong các tháng không bằng nhau 
+ Nêu.
- Các nhóm cử đại diện lần lượt lên trình bày kết quả trước lớp.
- Lớp lắng nghe và nhận xét.
- Hai em nhắc lại.
- Từng cặp quay mặt với nhau quan sát tranh SGK trao đổi theo sự gợi ý của GV.
- Lớp quan sát H2 SGK. Thực hành chỉ hình 2 trang 123 SGK và nêu: Có một số nơi (Việt Nam) có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông; các mùa ở Bắc bán cầu, Nam bán cầu trái ngược nhau.
- Các em khác nhận xét ý kiến của bạn.
- Làm việc theo nhóm.
- Một số em đóng vai Xuân, Hạ, Thu, Đông.
- Mùa hạ: (Ve kêu)
- Mùa thu: (Rụng lá)
- Mùa đông: (Lạnh quá)
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Lắng nghe, thực hiện. 
SINH HOẠT TẬP THỂ CUỐI TUẦN
 TUẦN 32
I. Mục tiêu:
- Nhận xét, đánh giá các hoạt động, công việc của lớp trong tuần 32.
- Tiếp tục thực hiện thi đua đợt 4 - Học kì II từ 26/03/2013 đến 31/5/2013.
- Định hướng các hoạt động tuần 33, tháng 05.
II. Chuẩn bị:
- Thống kê số liệu, tổng hợp thông tin từ giáo viên bộ môn, từ Tổng phụ trách Đội và cờ đỏ, hoa điểm 10 tặng nhóm, tổ.
III. Nội dung:
1. Tuyên bố lý do:
- Sinh hoạt lớp định kì. 
2. Hát tập thể:
- Lớp phó văn nghệ bắt nhịp, lớp hát chung.
3. Giới thiệu thành phần tham dự:
- GV chủ nhiệm.
- Các thành viên trong lớp.
4. Tiến hành sinh hoạt:
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động tuần qua: Các nội dung về duy trì sĩ số, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần, tích cực tham gia các hoạt động học tập, hoạt động Sao - Đội, tham gia vệ sinh trường lớp, tích cực tham gia các phong trào thi đua chào mừng và kỉ niệm các ngày lễ lớn 30/4 và 1/5
- Công bố kết quả học tập và thi đua trong trong tuần 32.
- Ý kiến các thành viên trong lớp:.
- GV nhận xét chung: Sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc và đúng lịch, đi học đều, không có hiện tượng đi học muộn. Nhiều em có ý thức tự giác trong học tập. Trong giờ học hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài. Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. Giữ vệ sinh lớp học sạch sẽ. Có ý thức tự quản. Nhiều em đạt hoa điểm 10 trong tuần và hàng ngày. Tích cực và tự giác trong tham gia sinh hoạt Sao, Đội, Luyện tập văn nghệ kỉ niệm 30/4 và 1/5.
+ Hạn chế:
- Một số em ăn mặc chưa đúng cách theo mùa, chưa đảm bảo sức khỏe, tình trạng làm việc riêng trong giờ học vẫn còn. Chưa học kĩ bài khi đến trường. Cần thực hiện đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, an toàn vệ sinh trường lớp. Một số em chưa nỗ lực phấn đấu trong học tập và rèn luyện bản thân.
- Trao hoa điểm 10 cho tổ đạt giải nhất. 
5. Các hoạt động tuần tới:
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
 - Thi đua học tập hướng đến kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm học 19/5 và ngày tổng kết năm học. 
- Thực hiện an toàn giao thông,...

Tài liệu đính kèm:

  • docLỚP 3 TUẦN 32.doc