Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 34 (10)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 34 (10)

TOÁN

ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 00 (tiếp theo)

I. Mục tiêu:

- Biết làm tính cộng, trừ, nhân, chia (nhẩm, viết) các số trong phạm vi 100 000.

- Giải được bài toán bằng hai phép tính.

+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4 (cột 1, 2)

II. Đồ dùng dạy học:

* GV: Bảng phụ, phấn màu.

* HS: vở, bảng con.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 34 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 34 (10)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN
ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 00 (TIẾP THEO)
I. Mục tiêu:
- Biết làm tính cộng, trừ, nhân, chia (nhẩm, viết) các số trong phạm vi 100 000.
- Giải được bài toán bằng hai phép tính.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4 (cột 1, 2)
II. Đồ dùng dạy học:
* GV: Bảng phụ, phấn màu.
* HS: vở, bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Oân tập bốn phép tính trong phạm vi 100.000 (tiết 2).
-Gọi 1 HS lên bảng sửa bài 2.
-Nhận xét ghi điểm.
-Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và ghi đề. Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 (tiếp theo)
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Làm bài 1, 2.
- Mục tiêu: Củng cố cho Hs cách về cộng , trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100.000 trong đó có trường hợp cộng nhiều số.
Cho HS mở vở bài tập.
Bài 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu hs nhắc lại các quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
- Gv yêu cầu Hs tự làm.
- Gv mời 4 Hs lên bảng thi làm bài và nêu cách tính nhẩm.
- Gv yêu cầu Hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Gv nhận xét, chốt lại:
a) 2.000 + 4.000 x 2 = 10.000
(2.000 + 4.000) x 2 = 16.000
b) 18.000 – 4000 : 2 = 16.000
(18.000 – 4000) : 2 = 7.000
Bài 2:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv mời 8 Hs lên bảng sửa bài và nêu cách tính. Cả lớp làm bài vào vở.
- Gv nhận xét, chốt lại:
897 + 7103 = 8000 5000 – 75 = 4925
5142 x 8 = 4136 3805 x 6 = 22830
13889 : 7 = 1984 dư 1. 65080 : 8 = 8135
8942 + 5457 + 105 = 14.504
9090 + 505 + 807 = 10.402
* Hoạt động 2: Làm bài 3.
- Mục tiêu: Củng cố cho Hs về về giải toán bằng hai phép tính.
Bài 3:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv mời 1 Hs lên bảng tóm tắt đề bài. Một Hs lên bảng giải.
- Gv yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- Gv nhận xét, chốt lại:
Số Hs cầm hoa vàng là:
2450 : 5 = 590 (học sinh)
Số HS cầm hoa đỏ:
2450 – 590 = 1860 (học sinh)
Đáp số : 1860 học sinh.
Bài 4 (cột 1, 2)
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv chia lớp thành 2 nhóm. Mời 2 Hs lên bảng giải.
- Gv yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- Gv nhận xét, chốt lại:
5. Tổng kết:
Nhận xét tiết học.
6. Dặn dò.
- Về tập làm lại bài.
Làm bài 2, 3.
Chuẩn bị bài: Oân tập về đại lượng.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs nêu.
HS cả lớp làm bài vào vở.
Bốn Hs lên bảng thi làm sửa bài.
Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
HS cả lớp làm bài vào vở.
Tám Hs lên bảng sửa bài.
Hs nhận xét bài của bạn.
Hs chữa bài đúng vào vở.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Cả lớp làm bài vào vở.
Một hs tóm tắt bài toán.
Một Hs lên bảng làm bài.
Hs cả lớp nhận xét.
Hs sửa bài đúng vào vở.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs đại diện nhóm lên bảng làm bài.
Cả lớp làm nháp.
Hs cả lớp nhận xét.
TOÁN
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG.
I. Mục tiêu
- Biết làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học (độ dài, khối lượng, thời gian, tiền Việt Nam)
- Biết giải các bài toán liên quan đến những đại lượng đã học.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4.
II. Đồ dùng dạy học:
* GV: Bảng phụ, phấn màu.
* HS: vở, bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Oân tập bốn phép tính trong phạm vi 100.000.
- Gv gọi 2 Hs làm bài 2 bài 3.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Làm bài 1, 2.
- Mục tiêu: Củng cố cho Hs về các đơn vị đo của các đại lượng đã học.
Cho HS mở vở bài tập.
Bài 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv hướng dẫn Hs đổi (nhẩm):7m5cm = 705cm.
- Gv yêu cầu Hs tự làm. Hai Hs lên bảng sửa bài.
- Gv yêu cầu Hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Gv nhận xét, chốt lại:
7m5cm > 7m 7m5cm > 75cm
7m5cm < 8m 7m5cm = 705cm
7m5cm < 750cm.
Bài 2:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình vẽ.
- Gv mời 2 Hs đứng lên đọc kết quả.
- Gv nhận xét, chốt lại:
+ Quả lê cân nặng 600g
+ Quả táo cân nặng 300g.
+ Quả lê nặng hơn quả táo là 300 g.
* Hoạt động 2: Làm bài 3, 4.
- Mục tiêu: Củng cố cho Hs cách xem giờ, biết đổi tiền Việt Nam
Bài 3:
- Gv mời 1 Hs yêu cầu đề bài.
- Gv chia Hs thành 4 nhóm nhỏ. Cho các em chơi trò chơi “ Ai nhanh”:
- Yêu cầu: Các nhóm sẽ lên thi làm bài tiếp sức. Trong thời gian 7 phút, nhóm nào làm xong, đúng sẽ chiến tthắng.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Minh đi từ trường về nhà hết 20 phút.
Bài 4:
- Gv mời 1 Hs yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm bài vào vở.
- Gv mời 1 Hs lên bảng làm bài.
Số tiền Châu mua 2 quyển vở là:
1500 x 2 = 3000 (đồng)
Số tiền Châu còn lại là:
5000 – 3000 = 2000 (đồng)
Đáp số : 2000 đồng.
5. Tổng kết:
Nhận xét tiết học.
6. Dặn dò.
- Về tập làm lại bài.
Làm bài 1, 2.
Chuẩn bị bài: Luyện tập.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
HS cả lớp làm bài vào vở.
Hai Hs lên bảng sửa bài.
Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
HS cả lớp làm bài vào vở.
Hai Hs đứng lên đọc kết quả.
Hs nhận xét bài của bạn.
Hs chữa bài đúng vào vở.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Các nhóm thi làm bài với nhau.
Hs cả lớp nhận xét.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs cả lớp làm bài vào vở.
Một Hs lên bảng sửa bài.
TOÁN
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC.
I. Mục tiêu:
- Xác định được góc vuông, trung điểm của đoạn thẳng.
- Tính được chu vi hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4.
II. Đồ dùng dạy học:
* GV: Bảng phụ, phấn màu.
* HS: vở, bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Oân tập về đại lượng.
Gọi 1 HS lên bảng sửa bài 2.
Ba Hs đọc bảng chia 3.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Làm bài 1.
- Mục tiêu: Giúp Hs củng cố về góc vuông, trung điểm của đoạn thẳng.
Cho HS mở vở bài tập.
Bài 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs tự làm.
- Gv mời 1 Hs đứng lên đọc và chỉ tên các góc vuông. Một Hs xác định trung điểm của đoạn thẳng MN.
- Gv yêu cầu Hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Gv nhận xét, chốt lại:
+ Trong hình bên có 7 góc vuông.
+ M là trung điểm của đoạn thẳng BC.
+ N là trung điểm của đoạn thẳng ED.
* Hoạt động 2: Làm bài 2, 3.
- Mục tiêu: Củng cố cho Hs cách tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông.
Bài 2:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs nêu cách tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông.
- Gv mời 3 Hs lên bảng sửa bài. Cả lớp làm vào vở.
- Gv nhận xét, chốt lại:
a) Chu vi hình tam giác ABC là:
12 + 12 + 12 = 36 (cm)
Đáp số: 36 cm.
b) Chu vi hình vuông MNPQ là:
9 x 4 = 36 (cm)
Đáp số: 36 cm.
c) Chu vi hình chữ nhật là:
(10 + 8) x 2 =16 (cm)
Đáp số: 36 cm.
Bài 3.
- Gv mời 1 Hs yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại cách tính chu vi hình vuông.
- Gv mời 2 Hs lên bảng sửa bài. Cả lớp làm vào vở.
- Gv nhận xét, chốt lại.
a) Chu vi hình vuông
25 x 4 = 100 (cm)
Đáp số: 100cm
b) Chiều rộng hình chữ nhật là:
100 : 2 – 36 = (14 cm)
Đáp số 14 cm.
Bài 4.
- Gv mời 1 Hs yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại cách tính chu vi chữ nhật, cạnh hình vuông.
- Gv mời 2 Hs lên bảng sửa bài. Cả lớp làm vào vở.
- Gv nhận xét, chốt lại.
Chu vi hình chữ nhật là:
(60 + 40) x 2 = 200 (m)
Cạnh hình vuông là:
200 x 4 = 50 (m)
Đáp số: 50 m
5. Tổng kết:
Nhận xét tiết học.
6. Dặn dò.
- Về tập làm lại bài.
Làm bài 1, 2.
Chuẩn bị bài: Oân tập về hình học.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
HS cả lớp làm bài vào vở.
Hai Hs lên bảng sửa bài.
Hs nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs nhắc lại.
HS cả lớp làm bài vào vở.
Ba Hs lên bảng sửa bài.
Hs nhận xét bài của bạn.
Hs sửa bài đúng vào vở.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs cả lớp làm vào vở. Hai em lên bảng sửa bài.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
HS nhắc lại.
Hs cả lớp làm vào vở. Gọi HS lên bảng sửa bài.
TOÁN
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (TIẾP THEO)
I. Mục tiêu:
a)Kiến thức:
- Biết tính diện tích các hình chữ nhật, hình vuông và hình đơn giản tạo bởi hình chữ nhật, hình vuông.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3.
b) Kỹ năng: Làm bài đúng, chính xác.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
* GV: Bảng phụ, phấn màu.
* HS: vở, bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học:
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Oân tập về hình học.
Gọi 1 HS lên bảng sửa bài 2.
Một Hs sửa bài 3.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Làm bài 1, 2.
- Mục tiêu: Giúp Hs củng cố về biểu tượng về diện tích và cách tính diện tích hình vuông và hình chữ nhật.
Cho HS mở vở bài tập.
Bài  ... ạt động 2: Hs thực hành.
- Mục đích: Giúp Hs biết ghi vào sổ tay những ý chính của từng tin.
- Gv yêu cầu Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv nhắc Hs lựa chọn những ý chính của từng tin để ghi vào sổ tay.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc trước lớp.
- Gv nhận xét.
+ Ý 1: Người đầu tiên bay vào vũ trụ: Ga-ga-rin, 12 – 4 – 1961.
+ Ý 2: Ngừơi đầu tiên lên mặt trăng: Am-tơ-rông, người Mĩ, ngày 21 – 7 – 1969.
+ Ý 3: Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ: Phạm Tuân, 1980.
5. Tổng kết:
Nhận xét tiết học.
6. Dặn dò.
Về nhà tập kể lại chuyện.
Chuẩn bị bài: Oân tập.
PP: Quan sát, giảng giải, thực hành.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs quan sát tranh minh họa và đọc tên tàu vũ trụ và tên hai nhà du hành vũ tru.
Ngày 12 – 4 – 1961.
Ga-ga-rin.
Một vòng.
Ngày 21 – 7 – 1969.
Năm 1980.
Hs ghi chép để điều chỉnh bổ sung những điều chưa nghe rõ ở các lần trước.
Đại diện các cặp lên phát biểu.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs viết bài vào vở.
Cả lớp viết bài vào vở.
Hs tiếp nối nhau đọc trước lớp.
Hs nhận xét.
Bề mặt lục địa 
I/ MỤC TIÊU :
Nêu được đặc điểm bề mặt lục địa.
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên : các hình trang 128, 129 trong SGK, tranh, ảnh suối, sông, hồ do Giáo viên và học sinh sưu tầm 
Học sinh : SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Tg
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Khởi động : ( 1’ ) 
Bài cũ: Bề mặt Trái Đất ( 4’ )
Quan sát em thấy quả địa cầu có những màu gì ?
Màu nào chiếm diện tích nhiều nhất trên quả địa cầu ?
Nước hay đất chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất ?
Có mấy châu lục ? 
Có mấy đại dương ? 
Nhận xét 
 Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Bề mặt lục địa ( 1’ )
Hoạt động 1: Làm việc theo cặp ( 17’ )
Mục tiêu: Biết mô tả bề mặt lục địa
Phương pháp: thảo luận, giảng giải 
Cách tiến hành :
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 1 trong SGK trang 128 trả lời với bạn các câu hỏi sau:
+ Chỉ trên hình 1 chỗ nào mặt đất nhô cao, chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào có nước.
+ Mô tả bề mặt lục địa
Giáo viên yêu cầu một số học sinh trình bày trước lớp 
Giáo viên cho lớp nhận xét.
Kết luận: Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao (đồi, núi), có chỗ bằng phẳng (đồng bằng, cao nguyên), có những dòng nước chảy (sông, suối) và những nơi chứa nước (ao, hồ,),
Hoạt động 2: thực hành theo nhóm ( 16’ )
Mục tiêu: Nhận biết được suối, sông, hồ
Phương pháp: thảo luận, giảng giải 
Cách tiến hành :
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 1 trong SGK trang 128 trả lời với bạn các câu hỏi sau:
+ Chỉ con sông, con suối trên sơ đồ.
+ Con suối thường bắt nguồn từ đâu ?
+ Chỉ trên sơ đồ dòng chảy của các con suối, con sông
+ Nước suối, nước sông thường chảy đi đâu ?
+ Sông, suối, hồ giống và khác nhau ở điểm nào ?
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên cho lớp nhận xét.
Giáo viên: dựa vào vốn hiểu biết, hãy trả lời câu hỏi: Trong 3 hình (hình 2, 3, 4), hình nào thể hiện suối, hình nào thể hiện sông, hình nào thể hiện hồ?
Kết luận: Nước theo những khe chảy ra thành suối, thành sông rồi chảy ra biển hoặc đọng lại các chỗ trũng tạo thành hồ. 
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp ( 16’ )
Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố các biểu tượng suối, sông, hồ. 
Phương pháp: thảo luận, giảng giải 
Cách tiến hành :
Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ thực tế ở địa phương để nêu tên một số con suối, sông, hồ.
Cho học sinh trình bày câu trả lời kết hợp với trưng bày tranh ảnh
Giáo viên giới thiệu thêm cho học sinh biết một vài con sông, hồ, nổi tiếng ở nước ta
Giáo viên cho cả lớp đánh giá kết quả làm việc của học sinh. 
Nhận xét( 1’ )
Nhận xét tiết học.
6. Dặn dò.
Chuẩn bị bài 68: bề mặt lục địa ( tiếp theo )
Hát
Học sinh quan sát 
Học sinh trình bày kết quả thảo luận của mình
Các bạn khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Học sinh quan sát 
Nước suối, nước sông thường chảy ra biển hoặc đại dương 
Giống: đều là nơi chứa nước.
Khác: hồ là nơi nước không lưu thông được ; suối là nơi nước cvhảy từ nguồn xuống các khe núi ; sông là nơi nước chảy có lưu thông được.
Học sinh trình bày kết quả thảo luận của mình
Các bạn khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Hình 2 thể hiện sông vì quan sát thấy nhiều thuyền đi lại trên đó.
Hình 3 thể hiện hồ vì quan sát thấy có tháp Rùa, đây là hồ Gươm ở thủ đô Hà Nội và không nhìn thấy thuyền nào đi lại 
Hình 4 thể hiện suối vì thấy có nước chảy từ trên khe xuống tạo thành dòng.
Học sinh liên hệ
Học sinh tập trình bày kết hợp trưng bày tranh ảnh.
Các bạn khác nghe và nhận xét, bổ sung 
Bề mặt lục địa (tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU :
So sánh một số địa hình giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng, giữa sông và suối
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên : các hình trang 130, 131 trong SGK, tranh, ảnh về đồi núi, cao nguyên và đồng bằng.
Học sinh : SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Tg
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Khởi động : ( 1’ ) 
Bài cũ: Bề mặt lục địa ( 4’ ) 
Mô tả bề mặt lục địa
Con suối thường bắt nguồn từ đâu ?
Nước suối, nước sông thường chảy đi đâu ?
Sông, suối, hồ giống và khác nhau ở điểm nào ?
Nhận xét 
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Bề mặt lục địa ( tiếp theo ) 
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm ( 9’ )
Mục tiêu: Nhận biết được núi, đồi
Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi
Phương pháp: thảo luận, giảng giải 
Cách tiến hành :
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 1, 2 trong SGK trang 130, thảo luận và hoàn thành bảng sau:
Núi
Đồi
Độ cao
Cao
Thấp
Đỉnh
Nhọn
Tương đối tròn
Sườn
Dốc
Thoai thoải
Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày trước lớp
Giáo viên cho học sinh trao đổi và nhận xét 
Kết luận: Đồi và núi hoàn toàn khác nhau. Núi thường cao, có đỉnh nhọn và có sườn dốc. Còn đồi thì thấp hơn, đỉnh thường tròn và hai bên sườn thoai thoải.
Hoạt động 2: Quan sát tranh theo cặp (9’ )
Mục tiêu: Nhận biết được đồng bằng, cao nguyên.
Nhận ra sự giống nhau và khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng 
Phương pháp: thảo luận, giảng giải 
Cách tiến hành :
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 3, 4, 5 trong SGK trang 131, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau:
+ So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên.
+ Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào ?
Giáo viên gọi một số học sinh trình bày trước lớp
Giáo viên cho học sinh trao đổi và nhận xét 
Kết luận: Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc. 
Hoạt động 3: Vẽ hình mô tả đồi núi, cao nguyên và đồng bằng ( 8’ )
Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu các biểu tượng về đồi núi, cao nguyên và đồng bằng
Phương pháp: thảo luận, giảng giải 
Cách tiến hành :
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 4 trong SGK trang 131, yêu cầu học sinh vẽ hình mô tả đồi núi, cao nguyên và đồng bằng. Giáo viên chỉ yêu cầu học sinh vẽ đơn giản thể hiện được các dạng địa hình trên bề mặt lục địa đó.
Giáo viên cho học sinh trưng bày sản phẩm của nhóm trước lớp
Giáo viên cho cả lớp đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm. 
Tuyên dương nhóm làm xong trước, đúng, đẹp
Nhận xét( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
9. Dặn dò.
Chuẩn bị : bài 69 : Ôn tập và kiểm tra HKII. 
Hát
Học sinh quan sát, thảo luận và hoàn thành bảng
Đại diện học sinh trình bày kết quả thảo luận của mình. 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh quan sát và thảo luận nhóm đôi
Giống nhau: cùng tương đối bằng phẳng
Khác nhau: Cao nguyên: cao, đất thường màu đỏ ; đồng bằng: thấp hơn, đất màu nâu.
Học sinh trình bày kết quả thảo luận của mình. 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh quan sát và vẽ
Học sinh trưng bày sản phẩm của nhóm trước lớp.
Tiết sinh hoạt chủ nhiệm
Tuần 34
I Mục tiêu
HS tự nhận xét tuần 34
Rèn kĩ năng tự quản. 
Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể.
- Rèn luyện cho học sinh có thói quen tự tin và mạnh dạn phát biểu trước tập thể lớp.
- Rèn luyện thói quen báo cáo đúng sự thật.
2. Những tổng kết tuần qua:
1. Các tổ trưởng tổng kết tình hình tổ.
 Lớp tổng kết :
Học tập: HS làm bài và học tập chăm chỉ. Đi học đầy đủ, chuyên cần.
Trật tự:
Xếp hàng thẳng, nhanh, ngay ngắn.
Nếp tự quản tốt. Hát văn nghệ to, rõ ràng, thuộc bài hát chủ đề tháng.
Giữa giờ hát văn nghệ tốt. Giờ học nghiêm túc.
Vệ sinh:
Vệ sinh cá nhân tốt
Lớp sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. 
 - Khắc phục hạn chế tuần qua.
Thực hiện thi đua giữa các tổ.
Đảm bảo sĩ số chuyên cần.
Thực hiện tốt An toàn giao thông, khi tham ATGT phải đội mũ bảo hiểm.
 * Thực hiện diệt muỗi vằn để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
 * Ăn chín uống chín phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp.
 * Phòng tránh tai nạn thương tích và té nước và H1N1.
* Thực hiện tốt An tồn giao thông
Sinh hoạt sao Nhi Đồng vào thứ sáu hàng tuần.
Văn nghệ, trò chơi:
Văn nghệ: Ôn lại các bài hát chủ đề tháng. 
Tổ trưởng chuyên mơn duyệt
Phĩ Hiệu teưởng chuyên mơn duyệt
An Thạnh , ngày.. tháng.. năm 2010
Tổ trưởng
An Thïnhngày.. tháng.. năm 2010
Phĩ Hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 34 3 Cot.doc