Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 4 (12)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 4 (12)

Toán (tiết 16)

LUYỆN TẬP CHUNG

A. MT

Biết làm tính cộng,trừ các số có ba chữ số, tính nhân, chia trong bảng đã học.

Biết giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn, kém nhau một số đơn vị).

B. HĐD - H

I. Ổn định

II. KTBC : HS đọc bảng nhân, chia

III. Bài mới

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1005Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 4 (12)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 4
TỪ NGÀY 05/09 – 09/9/2011
Tiết
Thứ/ ngày
Phân Mơn
Tiết
Tên Bài Dạy
1
Thứ hai
05/09/11
SHĐT
Chào Cờ
2
Tốn
16
Luyện tập chung (tr 18)
3
Tập Đọc
7
Người mẹ
4
KChuyện
3
Người mẹ
5
TNXH
7
Hoạt động tuần hồn.
1
Thứ ba
06/09/11
Mĩ Thuật
Giáo Viên Chuyên
2
Thể Dục
7
Tập họp hàng ngang, dĩng hàng, điểm số, quay phải, quay trái,đi theo vạch kẻ
3
Chính Tả
7
Nghe viết: Người mẹ 
4
Tập Đọc
8
Ơng ngoại
5
Tốn
17
Kiểm tra 
1
Thứ tư
07/09/11
LT Câu 
4
Từ ngữ về gia đình. Ơn tập câu Ai là gì?
2
Tập Viết
4
Chữ hoa C
3
Tốn
18
Bảng nhân 6 (tr 19)
4
Âm Nhạc
Giáo Viên Chuyên
5
T Anh
Giáo Viên Chuyên
1
Thứ năm
08/09/11
Chính Tả
8
Nghe viết: Ơng ngoại 
2
Thể Dục
8
Đi vượt chướng ngại vật thấp. trị chơi “thi đua xếp hàng”
3
Tốn
19
Luyện tập (tr 20)
4
TNXH
8
Vệ sinh cơ quan tuần hồn.
5
Đạo Đức
4
Giữ lời hứa (tiết 2)
1
Thứ sáu
09/09/11
ThủCơng
4
Gấp con ếch (T2)
2
TL Văn
4
Nghe – kể: Dại gì mà đổi. Điền vào giấy tờ in sẵn
3
T Anh
Giáo Viên Chuyên
4
Tốn
20
Nhân số cĩ hai chữ số với số cĩ một chữ số(khơng nhớ)(tr 21)
5
SHL
4
Sinh hoạt lớp.
Thứ hai, ngày 5 tháng 09 năm 2011
Toán (tiết 16)
LUYỆN TẬP CHUNG
A. MT
Biết làm tính cộng,trừ các số có ba chữ số, tính nhân, chia trong bảng đã học.
Biết giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn, kém nhau một số đơn vị).
B. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : HS đọc bảng nhân, chia
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : Gv ghi tựa
2. Thực hành
- Bài 1 : Đặt tính rồi tính
YC tự đặt tính và tìm kết quả
a) 415 + 415 b) 234 + 432
 356 – 156 652 – 126 
- Bài 2 : Tìm x
 YC nắm quan hệ giữa thành phần và kết quả phép tính để "tìm x"
+ Tìm thừa số trong một tích
+ X gọi là gì? Biết chưa?
+ Số 4 gọi là gì?
+ Số 32 gọi là gì?
+Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?
- Tìm số bị chia
+ X gọi là gì? Biết chưa?
+ Số 8 gọi là gì?
+ Số 4 gọi là gì?
+Muốn tìm số bị chia chưa biết ta làm như thế nào?
+ Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Bài 3 : Tính và nêu cách giải
+ Trong phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện như thế nào?
a) 5 x 9 + 27 = b) 80 : 2 – 13 =
 45 + 27 = 72 40 - 13 = 27
+ Gọi học sinh đọc đề bài, bài 4.
-Bài 4 : Bài toán : Thùng thứ nhất có 125 l dầu, thùng thứ hai có 160 l dầu. Hỏi thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất bao nhiêu lít dầu ?
- Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì?
- Muốn biết thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất bao nhiêu lít dầu ta phải làm thế nào?
- Yêu cầu hs làm bài.
- Chấm bai và cho điểm học sinh
3. Củng cố - Dặn dò
YC HS xung phong đọc bảng nhân, chia
Nhận xét
- HSLL
- HS tự đặt tính rồi tính kết quả
a) 415 356 b) 234 652
 +415 -156 +432 -126
 830 200 666 526
+ X gọi là thừa số chưa biết.
+ Số 4 gọi là thừa số đã biết.
+ Số 32 gọi là tích.
+Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- Tìm X 
 X x 4 = 32 
 X = 32 : 4 
 X = 8 
+ X gọi là số bị chia chưa biết.
+ Số 8 gọi là số chia.
+ Số 4 gọi là thương.
+Muốn tìm số bị chia chưa biết ta lấy thương nhân với số chia.
 X : 8 = 4
 X = 4 x 8
 X = 32
- HS đọc yêu cầu bài.
- Thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau
+ Học sinh lên bảng thực hiện .
+1 Học sinh đọc đề bài 
- Bài toán yêu cầu chúng ta tìm số lít dầu của thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất.
- Ta lấy số lít dầu thùng thứ hai trừ đi số lít dầu của thùng thứ nhất. 
- 1 hs lên bảng làm bài. Hs cả lớp làm vào vở bài tập.
 Bài giải
 Số dầu thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất là :
 160 - 125 = 35 (l)
 Đáp số : 35 l dầu
 Xung phong đọc bảng nhân, chia
Tập đọc - Kể chuyện (tiết 10)
NGƯỜI MẸ
A. MĐ - YC
* Tập đọc :
Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
Hiểu ND: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả. ( trả lời được các CH trong SGK ).
* Kể chuyện :
Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.
B. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : bài "Chú sẻ và bông hoa bằng lăng" và trả lời câu hỏi
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : - Chúng ta đều biết mẹ là người sinh ra va nuôi dưỡng, chăm sóc chúng ta khôn lớn. Người mẹ nào cũng yêu con và sẵn sàng hi sinh cho con. Trong bài tập này, các em sẽ cùng đọc và tìm hiểu về câu chuyện cổ rất xúc động của An-đéc-xen. Đó là chuyện người mẹ.
GV ghi tựa bài lên bảng.
2. Luyện đọc
a. GV đọc toàn bài văn
b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ ngữ
- Đọc từng câu
+ Luyện đọc: hớt hải, áo choàng, khẩn khoản, ủ ấm, sưởi ấm, nảy lộc, nở hoa, lã chã, lạnh lõe,
- Đọc từng đoạn trước lớp
+ Rút từ khó - luyện đọc
+ Hiểu nghĩa từ khó. 
- Em hiểu từ hớt hải trong câu bà mẹ hớt hải gọi con như thế nào?
- Thế nào là thiếp đi?
- Khẩn khoảng có nghĩa là gì?
- Em hình dung cảnh bà mẹ nước mắt tuôn rơi lã chã như thế nào?
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
- YC đọc thầm đoạn 1
+ Kể vắn tắt truyện xảy ra ở đoạn 1 
- YC 1 HS đọc thành tiếng đoạn 2, trả lời :
+ Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà ?
- YC đọc thầm đoạn 3, trả lời :
+ Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà ?
- YC 2 HS đọc đoạn 4, trả lời :
+ Thái độ của Thần Chết ntn khi thấy người mẹ ?
+ Người mẹ trả lời ntn ?
- GV kết luận: Cả 3 ý đều đúng. Bà mẹ là người rất dũng cảm, vì dũng cảm nên bà mẹ thực hiện được những yêu cầu khó khăn của bụi gai, của hồ nước. Bà mẹ cũng không hề sợ thần chết và sẵn sàng đi tìm thần chết để đòi lại con. Tuy nhiên, ý 3 là ý đúng nhất vì chính sự huy sinh cao cả đã cho bà mẹ lòng dCũng cảm vượt qua mọi thử thách và đến nơi ở lạnh lẽo của thần Chết để đòi con. Vì con, người mẹ có thể huy sinh tất cả.
- YC đọc thầm toàn bài, trao đổi chọn ý đúng nhất nói lên nội dung câu chuyện. Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.
4. Luyện đọc lại
- Đọc lại đoạn 4
- Hướng dẫn đọc phân vai
- Hướng dẫn đọc :
+ Thấy bà,/ Thần Chết ngạc nhiên / hỏi : //
+ Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây ? //
Bà mẹ trả lời : //
+ Vì tôi là mẹ. // Hãy trả con cho tôi. // ( Giọng người mẹ điềm đạm, khiêm tốn nhưng cương quyết, dứt khoát )
- HSLL
- HS Đọc tiếp nối
- HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài
- Cố ý nói để người khác đồng với yêu cầu của mình.
- Là ngủ hoặc lả đi do quá mệt.
- Bà mẹ hoảng hốt, vội vàng gọi con.
- Nước mắt bà rơi nhiều, liên tục, không dứt.
+ Bà mẹ thức mấy đêm ròng trong đứa con ốm. Mệt quá, bà thiếp đi. Tỉnh dậy, thấy mất con, bà hớt hải gọi tìm. Thần Đêm Tối nói cho bà biết : Con bà đã bị Thần Chết bắt. Bà cầu xin Thần Đêm Tối chỉ đường cho bà đuổi theo Thần Chết. Thần Đêm Tối chỉ đường cho bà.
+ Bà mẹ chấp nhận yêu cầu của bụi gai : ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm nó, làm nó đâm chồi, nảy lộc và nở hoa giữa mùa đông buốt giá.
+ Bà mẹ làm theo yêu cầu của hồ nước : khóc đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ, hoá thành hai hòn ngọc.
+ Ngạc nhiên, không hiểu vì sao người mẹ có thể tìm đến tận nơi mình ở.
+ Người mẹ trả lời vì bà là mẹ - người mẹ có thế làm tất cả vì con, và bà đòi Thần Chết trả con cho mình.
- Cả 3 ý đều đúng vì người mẹ quả là rất dũng cảm, rất yêu con. Song ý đúng nhất là ý 3 : Người mẹ có thể làm tất cả vì con.
- HS phát biểu:
- Các nhóm đọc phân vai.
Kể Chuyện
* Giúp HS nắm được nhiệm vụ
- YC HS đọc đề bài và gợi ý.
- Nhắc HS : Nói lời nhân vật mình đóng vai theo trí nhớ, không nhìn sách. Có thế kèm với động tác, cử chỉ, điệu bộ như là đang đóng một màn kịch nhỏ.
- Nhận xét, bình chọn nhóm đóng vai hay nhất.
III. Củng cố - Dặn dò
- Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì về tấm lòng người mẹ ?
- Nhận xét tiết học, khuyến khích HSVN kể lại
- YC VN tập kể lại câu chuyện.
Nhận xét
- 1 HS đọc
- HS tự lập nhóm và phân vai
- Thi dựng lại câu chuyện theo vai.
- Người mẹ rất yêu con, rất dũng cảm. Người mẹ có thể làm tất cả vì con. Người mẹ có thể hy sinh bản thân cho con được sống.
TN&XH (tiết 7)
HOẠT ĐỘNG TUẦN HOÀN
A. MT
Biết tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết.
B. ĐDD - H
Tranh sgk; phiếu học tập
C. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : bài "Máu và cơ quan tuần hoàn"
- Máu là chất gì ? gồm mấy thành phần ? Đó là những thành phần nào ? (Máu là một chất lỏng màu đỏ, gồm hai thành phần là huyết tương (phần nước vàng ở trên) và huyết cầu, còn gọi là các tế bào máu(phần màu đỏ lắng xuống dưới) 
- Trong cơ thể, máu làm nhiệm vụ gì ?
- Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể được gọi là gì ?(Cơ quan tuần hoàn)
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : GV ghi tựa
2. Hoạt động 1 : Thực hành
* Bước 1 : Làm việc cả lớp
- Yêu cầu HS quan sát hình 1,2 trang 16
- Các bạn trong hình đang làm gì?
- GV hướng dẫn cả lớp thực hành :
+ Áp tai vào ngực của bạn để nghe tim đập và đếm số nhịp đập của tim trong 1 phút.
+ Đặt ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải lên cổ tay trái của mình hoặc tay trái của bạn ( phía dưới ngón cái ), đếm số nhịp mạch đập trong 1 phút.
* Bước 2 : Làm việc theo cặp
* Bước 3 : Là ... n chung : Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy và tôn trọng.
Nhận xét
- HSLL
- Các nhóm thảo luận
- Trình bày kết quả thảo luận
- Thảo luận đóng vai
- Các nhóm lên đóng vai
- Các em bày tỏ ý kiến của mình và giải thích
Thứ sáu, ngày 09 tháng 9 năm 2011
TN&XH (tiết 8)
VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN
A. MT
Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn,bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
B. ĐDD - H
Tranh sgk
C. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : bài " Hoạt động tuần hoàn"
- Tim luôn đập để làm gì ? Nếu tim ngừng đập thì điều gì xảy ra ? (Tim luôn luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập cơ thể sẽ chết).
 - Tim luôn co bóp để làm gì ? (Tim luôn co bóp để đẩy máu vào hai vòng tuần hoàn). )
 - Nêu đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn ? (Vòng tuần hoàn lớn : đưa máu chứa nhiều khí ô-xi và chất dinh dưỡng từ tim đi nuôi các cơ quan của cơ thể, đồng thời nhận khí các-bô-níc và chất thải của các cơ quan rồi trờ về tim).
 - Nêu đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ ? (Vòng tuần hoàn nhỏ : đưa máu từ tim đến phổi lấy khí ô-xi và thải khí các-bô-níc rồi trở về tim).
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : - GV ghi tựa
2. Hoạt động 1 : Chơi trò chơi vận động
- Hướng dẫn chơi trò chơi "Con thỏ"
- YC HS vận động mạnh và đặt câu hỏi :
+ So sánh nhịp đập của tim và mạch khi vận động mạnh với khi vận động nhẹ hoặc khi nghỉ ngơi.
* Kết luận : Khi ta vận động mạnh hoặc lao động chân tay thì nhịp đập của tim và mạch nhanh hơn bình thường. Vì vậy, lao động và vui chơi rất có lợi cho hoạt động của tim mạch. Tuy nhiên, nếu lao động hoặc hoạt động quá sức, tim có thể bị mệt, có hại cho sức khoẻ.
3. Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm
- Phân nhóm và giao nhiệm vụ.
- YC Qs /19 và kết hợp với hiểu biết bản thân để thảo luận các câu hỏi sau :
+ Hoạt động nào có lợi cho tim, mạch ? Tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức ?
+ Theo bạn những trạng thái cảm xúc nào dưới đây có thể làm cho tim đập mạnh hơn ?
. Khi quá vui.
. Lúc hồi hộp, xúc động mạnh.
. Lúc tức giận.
. Thư giãn.
+ Tại sao chúng ta không nên mặc quần áo, đi giày dép quá chật ?
+ Kể tên một số thức ăn, đồ uống giúp bảo vệ tim mạch và tên những thức ăn, đồ uống . Làm tăng huyết áp, gây xơ vữa động mạch.
* Kết luận :
- Tập thể dục thể thao, đi bộ  có lợi cho tim mạch. Tuy nhiên, vận động hoặc lao động quá sức sẽ không có lợi cho tim mạch.
- Cuộc sống vui vẻ, thư thái, tránh những xúc động mạnh hay tức giận, .. sẽ giúp cơ quan tuần hoàn hoạt động vừa phải, nhịp nhàng, tránh được tăng huyết áp và những cơn co, thắt tim đột ngột có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Các loại thức ăn : các loại rau, các loại quả, thịt bò, thịt gà, thịt lợn, cá, lạc, vừng  đều có lợi cho tim mạch. Các thức ăn chứa nhiều chất béo như mỡ động vật, các chất kích thích như rượu, thuốc lá, ma tuý làm tăng huyết áp gây xơ vữa động mạch.
4. Củng cố - dặn dò
Hỏi lại nội dung bài học
Nhận xét
- HSLL
- Cả lớp cùng chơi trò chơi
- Tim đập mạnh hơn và mạch cũng đập mạnh hơn.
- HSTL
- Tập thể dục thể thao, đi bộ  có lợi cho tim mạch. Tuy nhiên, vận động hoặc lao động quá sức sẽ không có lợi cho tim mạch.
. Lúc hồi hộp, xúc động mạnh
. Lúc tức giận
+ Vì làm cho ta khó chịu.
+ Các loại thức ăn giúp bảo vệ tim mạch : các loại rau, các loại quả, thịt bò, thịt gà, thịt lợn, cá, lạc, vừng. Các thức ăn chứa nhiều chất béo như mỡ động vật, các chất kích thích như rượu, thuốc lá, ma tuý làm tăng huyết áp gây xơ vữa động mạch.
- HSTL
Tập làm văn (tiết 4)
NGHE - KỂ : DẠY GÌ MÀ ĐỔI
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SÃN
A. MĐ - YC
Nghe – kể lại được câu chuyện Dại gì mà đổi (BT 1).
Điền đúng nội dung vào mẫu Điện báo (BT2).
B. ĐDD - H
Tranh sgk, Viết 3 câu hỏi trong sgk làm điểm tựa để HS kế chuỵên.
Mẫu điện báo.
C. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : 
1 HS làm lại BT1; 1 HS làm lại BT2
- 1 HS kể về gia đình của mình với một người bạn mới quen.
- 1 HS đọc đơn xin phép nghỉ học.
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : - GV ghi tựa
Nêu MĐ, YC của tiết học
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
a. BT1 : 
- YC quan sát tranh minh hoạ sgk, đọc thầm các gợi ý
- GV kể chuyện 2 lần 
Dại gì mà đổi
 Có một cậu bé 4 tuổi rất nghịch ngợm. Một hôm, mẹ cậu dọa sẽ đổi cậu để lấy đứa trẻ ngoan về nuôi. Cậu bé nói: 
 - Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu!
 Mẹ ngạc nhiên hỏi:
 - Vì sau thế?
 - Cậu bé trả lời:
 - Vì chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con ngịch ngợm đâu, mẹ ạ.
 Hỏi HS ( theo các câu hỏi )
+ Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé ?
+ Cậu bé trả lời mẹ như thế nào ?
+ Vì sao cậu bé nghĩ như vậy ?
- GV kể lần 3.
- Truyện này buồn cười ở điểm nào ?
- Bình chọn những HS kể đúng, kể hay nhất, hiểu chuyện nhất.
b. BT2 : Điền nội dung vào điện báo
- Giúp HS nắm tình huống cần viết điện báo và YC của bài. GV hỏi :
+ Tình huống cần viết điện báo là gì ?
+ Bài tập yêu cầu em viết những nội dung gì trong điện báo?
- Người nhận điện ở đây là ai ?
- Khi viết địa chỉ người nhận điện, chúng ta cần lưu ý điều gì để bức điện đến tay người nhận?
- Phần tiếp theo chúng ta cần ghi là nội dung bức điện. Vì là điện báo chúng ta cần ghi ngắn gọn, rõ ràng, đủ ý.Chạn có thể ghi: Con đã đến nơi an toàn/ Con khỏe và đã đến nhà bà 
* Hướng dẫn HS điền đúng nội dung vào mẫu điện báo. Giải thích rõ các phần :
+ Họ, tên, địa chỉ người nhận : cần viết chính xác, cụ thể. Đây là phần bắt buộc phải có ( nếu không thì bưu điện sẽ không biết cần chuyển tin cho ai )
+ Nội dung : Thông báo trong phần này nên ghi thật vắn tắt nhưng phải đủ ý để người nhận điện hiểu. Bưu điện sẽ đếm chữ tính tiền. Nếu ghi dài sẽ phải trả tiền nhiều.
+ Họ, tên, địa chỉ người gửi ( cần chuyển thì ghi, không thì thôi ) ( ở dòng trên ) : Phần này cũng phải trả tiền nên nếu không cần thì không ghi; nếu ghi, phải ngắn gọn.
+ Họ, tên, địa chỉ người gửi ( ở dòng dưới ) : Phần này không chuyển nên không tính tiền cước nhưng người gửi vẫn phải ghi đầy đủ, rõ ràng để Bưu điện tiện liên hệ khi chuyển điện báo gặp khó khăn. Nếu khách hàng không ghi đủ theo yêu cầu thì bưu điện không chịu trách nhiệm.
3. Củng cố - Dặn dò
YC VN kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi cho người thân, ghi nhớ cách điền nội dung điện báo để thực hành khi cần gửi điện báo.
Nhận xét
- HSLL
- 1 HS đọc YC
- QS tranh và đọc thầm gợi ý
HS lắng nghe.
+ Vì cậu rất nghịch
+ Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu
+ Cậu cho là không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm.
- Nhìn bảng các câu gợi ý, tập kể lại nội dung câu chuyện theo các bước sau :
+ Lần 1 : 1 HS khá, giỏi kể. 
+ Lần 2 : 5 hoặc 6 HS thi kể
- Truyện buồn cười vì cậu bé nghịch ngợm mới 4 tuổi cũng biết rằng không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm.
-
 1 HS đọc YC, cả lớp đọc thầm theo
+ Em được đi chơi xa ( đi tham quan, đi thăm nhà bà con). Trước khi đi, ông bà, bố mẹ lo lắng, nhắc em đến nơi phải gửi điện về ngay. Đến nơi, em gửi điện báo tin cho gia đình biết để mọi người ở nhà yên tâm.
+ Viết tên, địa chỉ người gửi, người nhận và nội dung bức điện.
+ Là gia đình em.
+ Chúng ta phải viết rõ tên và địa chỉ thật chính xác.
+ Một số HS nói địa chỉ người nhận trước lớp.
- HS nói phần nội dung mình sẽ ghi trong bức điện trước lớp. Các khác thoe dõi và góp ý để bức điện ngắn gọn và gia đình yên tâm. 
- Cả lớp nhận xét.
- Cả lớp viết vào vở những nội dung theo yêu cầu của BT
Toán (tiết 20)
NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
A. MT
Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ).
Vận dụng được để giải bài toán có một phép nhân.
B. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : HS đọc thuộc lòng bảng nhân 6
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : - Trong giờ học toán này, các em sẽ học về phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số, không nhớ . 
- GV ghi tựa
2. Giới thiệu nhân số có hai chữ số với số có một chữ số
- Nêu và viết phép nhân lên bảng : 26 x 3 = ?
YC HS suy nghĩ và tìm kết quả của phép nhân nói trên.
- Gọi HS lên bảng đặt tính dọc
- Khi thực phép nhân này ta phải thực hiện tính từ đâu?
- Hướng dẫn nhân (như SGK ) : Nhân từ phải sang trái; 
+ 3 nhân 6 bằng 18, viết 8 ( thẳng cột với 6 và 3 )
+ 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7 ( bên trái 8 )
Vậy : 26 x 3 = 78
- Làm tương tự với phép nhân 54 x 6
3. Thực hành
- Bài 1 : Tính
- Bài 2 : Bài toán
- Bài 3 : Tìm x
4. Củng cố - Dặn dò
YC xung phong đọc bảng nhân
Nhận xét
- HSLL
HS đọc phép nhân.
- Chuyển phép nhân thành tổng 12 +12 + 12 = 36 Vậy 12 x 3 = 36 
- Đặt tính dọc 
 26
 x
 3
- Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó mới tính đến hàng chục.
 12 * 3 nhân 2 bằng 6, viết 6.
x 3 * 3 nhân 1 bằng 3, viết 3.
 36 * Vậy 12 nhân 3 bằng 36.
- Đặt tính và tính kết quả (HS TB,Y)
 Bài giải
 Độ dài của 2 cuộn vải là :
 35 x 2 = 70 (m)
 Đáp số : 70 m
- HS tự tìm x : nêu cách tìm số bị chia chưa biết (HS K,G)
- Xung phong đọc bảng nhân

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 4.doc