Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 8 (67)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 8 (67)

Toán

SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU

I. Mục tiêu:

1- Nắm được những kiến thức về số thập phân bằng nhau.

2- Biết viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của 3 số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.

- Lớp làm BT 1.Bài 2(3 phân số thứ: 2,3,4).Bài 3.Còn lại HDHSkhá,giỏi.

3- Giáo dục HS tính cẩn thận, tập trung chú ý.

II. đồ dùng dạy học:

1- GV : Bảng phụ, phấn màu, tài liệu tham khảo.Hệ thống bài tập.

2- HS : Vở, bảng con, nháp, ôn lại kiến thức cũ.

I.Các hoạt động dạy – học

 

doc 32 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 8 (67)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
 Thứ hai, ngày 10 tháng 10 năm 2011
Toán
SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU
I. Mục tiêu:
1- Nắm được những kiến thức về số thập phân bằng nhau.
2- Biết viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của 3 số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
- Lớp làm BT 1.Bài 2(3 phân số thứ: 2,3,4).Bài 3.Còn lại HDHSkhá,giỏi.
3- Giáo dục HS tính cẩn thận, tập trung chú ý.
II. đồ dùng dạy học:
1- GV : Bảng phụ, phấn màu, tài liệu tham khảo.Hệ thống bài tập.
2- HS : Vở, bảng con, nháp, ôn lại kiến thức cũ.
I.Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
a) = = (Nhân mẫu số cho 2 và 20)
b) = 0,6 ; = 0,60
c) Có thể viết thành 0,6 và 0,60
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn:
a) Ví dụ: Giáo viên ghi số đo lên bảng cho học sinh tự nhận xét để rút ra
Nêu ví dụ :Hãy điền số vào chỗ chấm 
 9dm =  cm
 Gọi 2 HS đổi : 9dm=  m; 
 90cm =  m 
b) Cho học sinh đọc to quy tắc
Giáo viên ghi ví dụ: 0,9 = 0,90 = 0,900 = 0,9.000
- Gọi nhiều em nhắc lại
-Cho HS hoạt động cặp đôi . Một em đưa ra số thập phân, một em viết thêm hoặc bỏ chữ số 0 tận cùng bên phải để có các số thập phân bằng nhau .
Giáo viên ghi ví dụ cho học sinh nhận xét
8,75 = 8,750 = 8,7.500 = 8,75.000
12 = 12,0 = 12,00 = 12,000
- Cho học sinh đọc nối tiếp quy tắc 
c. Thực hành:
Bài 1: Bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân để có các số thập phân viết dưới dạng gọn hơn:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Gọi 6 học sinh lên bảng làm.
+ Giáo viên nhận xét (ghi điểm)
Bài 2:Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phầnTP của các số TP, để các phần thập phân chúng có số chữ số bằng nhau (đều có 3 chữ số) 
- Gọi Học sinh đọc yêu cầu:
- Gọi 6 học sinh lên bảng làm 
+ Giáo viên nhận (ghi điểm)
Bài 3: 
- Gọi Học sinh đọc yêu cầu:
+ HS làm bài ra nhap, một số em nêu kết quả.
+ Giáo viên sửa chữa chung ( ghi điểm)
 - 3 học sinh lên bảng chữa bài 
- Cả lớp theo dõi và nhận xét
- 3 – 4 học sinh nêu nhận xét
9dm = 90cm 
Mà: 9dm = 0,9m ; 90cm = 0,90m 
Nên: 0,9m = 0,90m.
Vậy: 0,9 = 0,90 hay 0,90 = 0,9.
0,90 = 0,900hay 0,900 = 0,90.
-2-3 Học sinh đọc to quy tắc: 
b)Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được số thập phân bằng nó .
Nếu một số thập phân có chữ số 0 tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi , ta được một số thập phân bằng nó .
Ví dụ : 8,75 = 8,750=8,7500=8,75000..
12=12,0=12,00=12,000=12,0000
45,600=45,60=45,6
12,000=12,00=12,0=12.
- Học sinh đọc nối tiếp quy tắc : 
- Học sinh nhận xét
 - 2 học sinh đọc yêu cầu. 
- 6 học sinh lên bảng làm. Lớp làm vào vở rồi nhận xét
a) 7,800 = 7,8 ; 64,9.000 = 64,9 ; 3,0400 = 3,04
b) 2001,300 = 2001,3 ; 
35,020 = 35,02; 100,0100 = 100,01
- Học sinh đọc yêu cầu:
- 6 học sinh lên bảng làm.Lớp làm bảng con. Lớp nhận xét
a) 5,612 ; 17,2 = 17,200 ; 
480,59 = 480,590
b) 24,5 = 24,500 ; 80,01 = 80,010 ; 14,678
- Học sinh đọc yêu cầu:
 - Đại diện 3,4 trả em trả lời. Lớp nhận xét
3/Củng cố - dặn dò : 
H: Khi ta thêm( hoặc bớt )các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập đã cho thì số thập phân đó có thay đổi không?
-Về nhà làm vở bài tập .Xem trước bài “ So sánh hai số thập phân”.
 -Giáo viên nhận xét tiết học . 
 Tập đọc 
KỲ DIỆU RỪNG XANH
 (Theo: Nguyễn Phan Hách)
I. Mục tiêu:
1- Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
2- Cảm nhận được vẻ đẹp kỳ thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng(trả lời được các câu hỏi 1,2,4).
3- GD BVMT (Khai thác trực tiếp) : GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài văn để cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng, thấy được tình cảm yêu mến ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. Từ đó các em biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, thêm yêu quý và bảo vệ môi trường. 
II. Đồ dùng dạy học: 
1- GV : Bức tranh vẽ rừng khộp, ảnh sưu tầm về các con vật có trong bài văn. 
I.Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra:? Gọi 3HS đọc thuộc lòng bài thơ tiếng đàn Ba-la-lai ca trên sông Đà?
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn Luyện đọc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- 1 HS đọc toàn bài.
- Đọc tiếp nối lần1
- Nêu từ khó đọc
- Đọc nối tiếp lần 2 - Đọc chú giải
- Đọc theo cặp cùng bàn
- GV đọc mẫu
- Chia 3 đoạn
+ Đ1: Từ đầulúp xúp dưới chân.
+ Đ2: Tiếp đưa mắt nhìn theo.
+ Đ3: Còn lại.
3. Tìm hiểu bài:
 Đoạn 1: Gọi HS đọc từ đầu  lúp xuống dưới chân.
- 1 HS đọc to - Cả lớp đọc thầm.
? Loanh quanh là rừng, đôi chân đưa tác giả đến đâu?
? Mỗi cây nấm rừng khiến tác giả liên tưởng đến điều gì thú vị?
? Những liên tưởng ấy làm cho cảnh vật đẹp thêm như thế nào?
- Đến 1 lối đầy nấm dại.
- Mỗi cây nấm kết thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa.
Mỗi cây nấm: To bằng cái ấm tích màu sặc sỡ.
Mỗi chiếc nấm: một lâu đài kỳ trúc tân kỳ
- Là một người khổng lồ lạc kinh đô của một vương quốc tí hon mà đến đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.
GV: Từ những liên tưởng của mình, tác giả đã sử dụng phép so sánh rất ngộ nghĩnh khiến cho " Khu rừng nấm " trở nên sống động, kỳ diệu vô cùng: Thần bí như truyện cổ tích.
- Ý 1: Vẻ đẹp huyền bí của thành phố nấm " Trong rừng xanh ".
 Đoạn 2: Gọi HS đọc tiếp  nhìn theo.
? Di chuyển trong rừng sâu, tác giả còn nghe thấy gì?
? Vì sao lại có âm thanh đó?
?Tìm những câu văn miêu tả hành động của chúng?
?Sự có mặt của những loài thú mang lại vẻ đẹp cho cánh rừng.
-Ý 2: Sự sinh động của rừng thú trong rừng.
- 1 HS đọc to - Cả lớp đọc thầm.
- Rừng rào rào chuyển động.
- Thú rừng thấy động, bỏ chạy tứ tán
- Con vượn bạc má nhanh như tia chớp.
- Những con chồn sóc  rút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. 	 
 Chúng thoắt ẩn, thoắt hiện làm cho cánh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ và kì thú.
Đoạn 3: Gọi HS đọc đoạn còn lại.
? Sau một hồi len lách rẽ bụi rậm, tác giả nhìn thấy gì ?
? Rừng khộp hiện ra những nét gì đẹp ?
? Vì sao rừng Khộp lại được gọi là "Giang sơn vàng rượi "?
- 1 HS đọc to - Cả lớp đọc thầm.
- Một loại cây khộp
-> HS đọc chú giải: " Khộp "
- Lá úa vàng như cảnh mùa thu những sắc vàng động đậy.
Những con mang màu vàng  chân vàng dẫm lên thảm lá vàng và sắc nắng rực vàng trên lưng nó.
- Vàng rượi: Màu vàng ngời sáng rực rỡ. Rừng Khộp được gọi như vậy vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng trong một không gian rộng lớn 
- Ý 3: Sắc màu rực rỡ của rừng Khộp
*Nội dung: Bài văn cho thấy tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì thú của rừng xanh.
? Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên?
+ Vẻ đẹp của khu rừng được tgiả miêu tả thật kỳ diệu.
+ Bài văn cho em thấy cảnh rừng rất đẹp và muốn đi tham quan rừng.
+ Đọc bài văn em thấy tác giả rất yêu rừng đến kỳ lạ thì mới có thể quan sát và miêu tả được như vậy.
Đoạn văn giúp em yêu mến hơn những cánh rừng và mong muốn tất cả mọi người hãy bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên của rừng. 
4. Luyện đọc diễn cảm.
- Gọi HS đọc nối tiếp. Cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay của từng bạn.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 1.
- Nhận xét cho điểm
- 3 em đọc nối tiếp.
-Luyện đọc diễn cảm- thi đọc trước lớp- nhận xét bình chọn bạn đọc hay.
5. Củng cố, dặn dò:
-Học sinh nhắc lại nội dung chính của bài.
-Giáo dục học sinh biết yêu quý thiên nhiên và có ý thức bảo vệ rừng
- Luyện đọc trước bài: Trước cổng trời. 
- Đây là một bài văn miêu tả đặc sắc, thể hiện óc quan sát và tinh vi; Trí tưởng tượng phong phú  
 Bài văn như mở ra thế giới kỳ diệu của rừng xanh, làm cho ta thân yêu thiên nhiên, thấy rõ trách nhiệm phải bảo vệ rừng).
Tiếng Việt (Tăng)
LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
I. Mục tiêu:
1- Củng cố cho học sinh hiểu rõ thêm về từ nhiều nghĩa.
2- Vận dụng những kiến thức đã học để đặt câu viết thành một đoạn văn ngắn trong đó có dùng từ nhiều nghĩa.
3- Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn.
II. đồ dùng dạy học:
1- GV : Bảng phụ, phấn màu, tài liệu tham khảo.Hệ thống bài tập.
2- HS : Vở, bảng con, nháp, ôn lại kiến thức cũ.
I.Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra: ? Thế nào là từ nhiều nghĩa? Cho ví dụ?
2. Bài mới: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 Bài tập 1: Trong 3 câu sau, từ chạy trong câu nào được dùng với nghĩa gốc?
a) Bé đang chạy về phía mẹ.
b) Mẹ phải lo chạy ăn cho cả gia đình.
c) Những kẻ có tội lo chạy án vẫn bị trừng trị đích đáng.
 Bài tập 2: Viết một đoạn văn trong đó có dùng một từ chân mang nghĩa gốc và một từ chân mang nghĩa chuyển.
 Bài tập 3: Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ đứng.
HS nêu 
Bài giải: Từ chạy trong câu thứ nhất được dùng với nghĩa gốc.
Ví dụ:
 Sáng nay em cùng mẹ đi thăm đồng. Hai mẹ con đi mỏi nhừ cả chân mới tới được chân ruộng khoán của nhà mình. Mẹ bảo “Lúa nhà mình năm nay được mùa lắm.” Em nhìn những bông lúa vàng trĩu bông mà vui mừng phấn khởi.
a) Bạn Nam đang đi thì lại đứng lại làm cho bạn Tùng suýt nữa ngã.
b) Anh cột điện đứng sừng sững bên vệ đường chờ người mang dây tới mắc.
3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học.
 - Dặn HS về nhà cbị cho bài sau
(Buổi chiều) Lịch sử
XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH 
I. Mục tiêu:
 Sau bài học học sinh nêu được :
-Cuộc biểu tình ngày 12 – 9 – 1930 ở Nghệ An.
-Một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới, văn minh, tiến bộ ở thôn xã.
- cảm kích tinh thần dũng cảm, khả năng cách mạng của nhân dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
II. đồ dùng dạy học:
1- GV : Bảng phụ, phấn màu, tài liệu tham khảo.
I.Các hoạt động dạy - học
1/ Bài cũ :Gọi 2 học sinh trả lời câu hỏi bài “ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời”.
H:Nêu ý nghĩa của việc Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ?
2/Dạy bài mới :
a/ Giới thiệu bài : 
b/Tìm hiểu nội dung của bài:
Hoạt động 1 : Cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 và tinh thần cách mạng của nhân dân Nghệ Tĩnh trong những năm 1930-1931 .
-Treo bản đồ hành chính Việt Nam học sinh quan sát .
Cho HS dựa vào tranh minh họa và đọc nội dung sgk .
H:Em hãy thuật lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An .
H:Cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 cho thấy tinh thần đấu tranh của nh/d Nghệ Tĩnh ntn?
Hoạt động 2 : Những chuyển biến mới ở những nơi nhân dân giành được chính quyền.
H:Trong những năm 1930-1931 trong các thôn xã Nghệ Tĩnh có chính quyền Xô viết đã diễn ra điều gì mới ?
H:Khi được sống dưới chính ... c bài của mình
Ví dụ : Mở bài theo kiểu gián tiếp: 
+Đất nước Việt Nam có muôn vàn danh lam thắng cảnh. Trong đó không thể không kể đến vẻ đẹp của quê hương em. 
Lưu ý thêm:
 Kết bài : Có thể nhắc đến 1 kỉ niệm của mình về nơi đây, hoặc suy nghĩ của mình về những dự định sễ làm gì trong hiện tại, trong tương lai để cảnh thêm đẹp 
VD: Tuổi thơ ai cũng từng được sống trong tiếng ạ ơi của mẹ, những kỷ niệm mơn man của tuổi học trò. Trong ký tôi còn in đậm mãi những chiều hè tắm sông cùng lũ bạn, cùng thả diều trên đê, bắt những chú châu chấu béo mầm trên ruộng lúa. Nhưng có lẽ gắn bó với tôi nhất vẫn là 
3/Củng cố - dặn dò : 
H:Có mấy cách mở bài và kết bài, đó là những cách nào?
-Dặn học sinh về nhà viết lại mở bài và kết bài “Miêu tả cảnh đẹp quê hương”
-Về nhà chuẩn bị bài tiết sau học “Luyện tập thuyết trình tranh luận” .
-Giáo viên nhận xét qua tiết học.
Toán
VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu:
1- Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân (trường hợp đơn giản ).
- Bài tập cần làm BT1,2,3. Còn lại HDHS khá, giỏi.
2- Luyện tập viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
3- Giáo dục tính cẩn thận, tập trung chú ý.
II. đồ dùng dạy học:
1- GV : Bảng phụ, phấn màu, tài liệu tham khảo.Hệ thống bài tập.
I.Các hoạt động dạy – học
1/ Bài cũ : Gọi hai HS ghi tên các đơn vị đo độ dài từ bé đến lớn và ngược lại.
2/Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài: ghi đầu bài lên bảng
b/ Hướng dẫn HS ôn tập:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài.
Em hãy nêu tên các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé.
Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề .
Hai đơn vị đo liền kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ? 
Cho học sinh nêu quan hệ một số đơn vị đo thông dụng.
Hoạt động 2: Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân .
Gọi học sinh nêu cách làm .
Để viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân em làm thế nào ? 
Hoạt động 3: thực hành .
Bài 1: Cho học sinh làm vào vở.
Giáo viên lưu ý cho học sinh : trường hợp phân số thập phân có mẫu số 100 nhưng tử số chỉ 1 chữ số thì thêm 0 sau dấu phẩy sao cho số chữ số phần thập phân bằng số chữ số 0 ở mẫu số của phân số thập phân 
- HS nhận xét, giải thích cách làm.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề.
Cho học sinh làm vào vở –Gọi 2 học sinh lên bảng làm .
HS nhận xét, giải thích cách làm.
Bài 3:(HSKG) Học sinh làm bài vào vở – gọi học sinh lên bảng làm và trình bày cách làm.
Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh và ghi điểm .
Km, hm, dam, m, dm ,cm ,mm.
1km =10hm ; 1m =10dm .
1hm=km=0,1km ; 1dm=m=0,1m 
1hm =10dam 
1dam=hm=0,1hm 
1dam =10m
1m=dam=0,1dam .
Hai đơn vị đo độ dài liền kề gấp kém nhau 10 lần. Mỗi đơn vị đo độ dài gấp 10 lần đơn vị liền sau nó. Mỗi đơn vị đo độ dài bằng hay bằng 0,1 đơn vị liền trươc nó .
1km=1000m 1m=km=0,001km 
1m =100cm ;1cm=m=0,01m
1m = 1000mm ;
1mm =m = 0,001m
Ví dụ 1: Viết số thích hợp vào chỗ trống 
6m4dm = 6m = 6,4m .
Vậy 6m4dm = 6,4m .
Ví dụ 2:Học sinh thực hiện cách đổi .
3m5cm =3m=3,05m .
8m23cm = 8m = 8,23m
Chuyển đổi thành hỗn số với đơn vị đo cần chuyển, sau đó viết dưới dạng số thập phân .
Bài 1 : Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
 8m6dm=8m=8,6m .
2dm2cm=2dm =2,2dm .
3m7cm=3m=3,07m .
23m13cm =23m=23,13m .
Bài 2: Viết dưới dạng số thập phân có số đo là mét.
3m4dm=3m=3,4m .
2m5cm= 2m=2,05m .
21m36cm =21m=21,36m .
Bài 3: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
5km 302m=5km =5,302km.
5km75m=5km =5,075km .
302m= km =0,302km .
3/Củng cố - dặn dò : 
-Học sinh nhắc lại cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
-Dặn học sinh về nhà làm vở bài tập .Xem trước bài “luyện tập” .
-Giáo viên nhận xét qua tiết học.
Kĩ thuật
NẤU CƠM (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1- Biết cách nấu cơm bằng nồi cơm điện .
2- Biết liên hệ với việc nấu cơm ở gia đình.
3- GD: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình .
II. đồ dùng dạy học:
1- GV : - Gạo tẻ , nồi cơm điện, lon sữa bò , rá , chậu , đũa , xô  
2- HS : Vở, SGK.
I.Các hoạt động dạy - học
 1. Khởi động : Hát . 
 2. Bài cũ : Nấu cơm .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : Nấu cơm (tt) .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện .
- Đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện và so sánh với bếp đun .
- Quan sát , uốn nắn , nhận xét .
- Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình nấu cơm bằng nồi điện .
Hoạt động lớp .
- Nhắc lại nội dung đã học tiết trước .
- Đọc mục 2 , quan sát hình 4 .
- So sánh nguyên vật liệu , dụng cụ của cách nấu cơm bằng nồi điện với bếp đun .
- Vài em lên thực hiện thao tác chuẩn bị , các bước nấu cơm bằng nồi điện .
- Trả lời câu hỏi trong mục 2 .
Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập .
- Dùng câu hỏi cuối bài để thực hiện .
- Nêu đáp án của BT.
- Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS .
Hoạt động lớp .
HS làm bài cá nhân
- Đối chiếu kết quả làm bài với đáp án để tự đánh giá .
4. Củng cố : - Nêu lại ghi nhớ SGK .
- Giáo dục HS có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình 
 5. Dặn dò : - Nhận xét tiết học .
Địa lí
DÂN SỐ NƯỚC TA
I. Mục tiêu:
1- Biết sơ lược về dân số, sự gia tăng dân số của VN. Biết tác động của dân số đông và tăng nhanh : gay nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu của người dân về ăn, mặc, ở, học hành, chăm sóc y tế.
2-Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân số và sư gia tăng dân số.
* HS KG : Nêu một số ví dụ cụ thể về hậu quả của sự gia tăng dân số ở địa phương.
3- GD BVMT (Mức độ bộ phận) : Giúp HS thấy mối quan hệ giữa việc số dân đông, gia tăng dân số với việc khai thác MT (sức ép của dân số đối với MT).
II. đồ dùng dạy học:
1- GV: Bảng số liệu về DS các nước ĐN Á năm 2004 (phóng to). Biểu đồ tăng DS VN. 
I.Các hoạt động dạy – học
1/ Bài cũ : Gọi 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi bài “ Ôn tập”. 
H:Nêu vai trò của đất và rừng đối với đời sống sản xuất của nhân dân ta ? 
2/ Dạy bài mới : 
a/Giới thiệu bài: ghi đầu bài lên bảng.
b/ Giảng bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Dân số, so sánh dân số VN với dân số các nước ĐNA 
-Treo bảng đồ số liệu số dân các nước ĐNA, yêu cầu HS đọc bảng số liệu.
H:Năm 2004 dân số nước ta là bao nhiêu người ? 
H:Nước ta có dân số đứng hàng thứ mấy trong các nước Đông Nam Á ?
H:Từ nhận xét kết quả trên em rút ra đặc điểm gì về dân số Việt Nam ? 
* Kết luận ghi bảng
Hoạt động 2 : Sự gia tăng dân số ở Việt Nam
Cho HS quan sát biểu đồ, thảo luận .
H:Biểu đồ thể hiện dân số của nước ta những năm nào ? Cho biết số dân nước ta qua từng năm. 
H: Từ năm 1979 đến 1989 dân số nước ta tăng bao nhiêu người ?
H: Từ năm 1989 đến năm 1999 dân số nước ta tăng bao nhiêu ? Ước tính trong vòng 20 năm qua mỗi năm dân số nước ta tăng bao nhiêu người ? 
H:Em rút ra điều gì về tốc độ gia tăng dân số của nước ta ? 
*GV giảng thêm để học sinh thấy được sự gia tăng dân số nước ta rất nhanh.
- Nhận xét chốt ý, ghi bảng: Dân số nước ta tăng nhanh 
Hoạt động 3: Hậu quả của sự gia tăng dân số.
Cho HS thảo luận theo nhóm 
? Dân số tăng nhanh dẫn tới những hậu quả gì.
- Gọi đại diện nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
- Nhận xét treo bảng phụ ghi kết quả và chót ý.
- Gọi 2 HS nêu tóm tắt nội dung chính của chương trình. 
- Treo bảng ghi nội dung bài học lên bảng.
GVKL: 
- Quan sát vàđọc thầm trong sgk .
-Nêu số liệu- Nhận xét
- Năm 2004 dân số nước ta là 82 triệu người 
-Nước ta có số dân đứng hàng thứ ba các nước Đông Nam Á, sau In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.
- Nước ta có số dân đông và là nước đông dân trên thế giới.
-Quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi .
-Thảo luận theo cặp và trình bày .
Năm 1979: 52,7 triệu người.
Năm 1989: 64,4 triệu người.
Năm 1999 : 76,3 triệu người.
- Từ năm 1979 đến 1989 dân số nước ta tăng khoảng 11,7 triệu người.
- Từ năm 1989 đến 1999 dân số nước ta tăng khoảng 11,9 triệu ngươiø. Ước tính trong vòng 20 năm qua mỗi năm dân số nước ta tăng hơn một triệu người .
- Dân số nước ta tăng rất nhanh.
Tốc độ tăng dân số nước ta rất nhanh. Theo ước tính mỗi năm tăng khoảng 1 triệu người. Số người này bằng số dân của một tỉnh có số dân trung bình như Bình Thuận, Vĩnh Long , ..
-Trao đổi, thảo luận
- Đại diện trình bày- nhận xét, bổ sung
- Gia đình đông con sẽ có nhu cầu về lương thực, thực phẩm, nhu cầu về nhà ở, học hành lớn hơn nhà ít con. Nếu thu nhập của bố mẹ thấp sẽ dẫn đến thiếu ăn, nhà ở chật chội, thiếu tiện nghi ... Dân số tăng nhanh thì tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt vì sử dụng nhiều, trật tự XH có nguy cơ vi phạm cao, việc nâng cao đời sống gặp nhiều khó khăn.
- HS nhắc lại
- Lắng nghe
3/Củng cố - dặn dò : 
-Gọi học sinh nhắc lại nội dung bài học
H: Nêu hậu quả của việc gia tăng dân số.
- Liên hệ giáo dục : Giúp HS thấy mối quan hệ giữa việc số dân đông, gia tăng dân số với việc khai thác MT
-Giáo viên cho HS liên hệ sự gia tăngdân số ngay tại địa phương mình. Gia đình em có bao nhiêu người con? Cuộc sống như thế nào? 
-Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài “ Các dân tộc và sự phân bố dân cư”.
-Giáo viên nhận xét tiết học.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 8
I. Mục tiêu:
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
 - Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể.
 - GD HS ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần vì tập thể, biết giúp đỡ bạn bè.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt.
III. Tiến hành sinh hoạt:
1. Đánh giá các hoạt động trong tuần:
 	a) Hạnh kiểm: - Các em có tư tưởng đạo đức tốt.
 - Đi học chuyên cần, biết giúp đỡ bạn bè.
 - Trang phục và khăn quàng đủ, sạch sẽ gọn gàng.
 	 b) Học tập: - Các em có ý thức học tập, hoàn thành bài trước khi đến lớp.
 - Sinh hoạt 15 phút đầu giờ tương đối tốt.
 - Một số em chữ viết còn xấu, vở bẩn: LêTrọng,Báo, Huyền, Sang,
 - Còn 1 số HS chưa chuẩn bị đủ SGK, vở viết và đồ dùng học tập: 
 c) Thể dục vệ sinh: tập thể dục đều, giữ vệ sinh cá nhân và trường lớp sạch sẽ.
2. Kế hoạch tuần 9:
 - Duy trì tốt nề nếp qui định của trường, lớp. Tham gia sinh hoạt Đội, Sao.
 - Thực hiện tốt an toàn giao thông.
 - Thực hiện tốt “Đôi bạn học tập”để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
 - Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 6CKTKNSBVMT.doc