Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 8 (74)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 8 (74)

Toán:

LUYỆN TẬP

I.Mục tiêu :

- Thuộc bảng nhân 7 và vận dụng được phép chia 7 trong giải toán .

- Biết xác định 1/7 của một hình đơn giản.

- BT cần làm bài 1 bài 2 ( cột 1 , 2, 3) , bài 3 , bài 4 . EmHuy, Lâm làm được bài 1

II. Tài liệu và đồ dùng dạy học : Nội dung bài dạy.

III. Các hoạt động dạy học :

 

doc 26 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 8 (74)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8:
Thứ hai, ngày 15 tháng 10 năm 2012
Toán:
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu :
- Thuộc bảng nhân 7 và vận dụng được phép chia 7 trong giải toán .
- Biết xác định 1/7 của một hình đơn giản.
- BT cần làm bài 1 bài 2 ( cột 1 , 2, 3) , bài 3 , bài 4 . EmHuy, Lâm làm được bài 1
II. Tài liệu và đồ dùng dạy học : Nội dung bài dạy.
III. Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 1 em lên bảng đọc bảng nhân 7. Tính 
 7 x 3= ?; 7 x 5 = ?; 7 x 7 = ?
- Gọi 1 em đọc bảng chia 7. Tính :
 28 : 7 = ?; 42 : 7 = ?; 56 : 7 = ?
- Nhận xét 
B.Luyện tập
Bài 1: Bài tập yêu cầu gì ?
- Tính nhẩm là tính thế nào ?
- Đưa bài 1a lên bảng:
7 x 8 = ? 7 x 9 = ?
56 : 7 = ? 63 : 7 = ?
7 x 6 = ? 7 x 7 = ?
42 : 7 = ? 49 : 7 = ?
- Qua các phép tính của bài 1a em có nhận xét gì ?
- Cho HS nhẩm, nêu kết quả.
Bài 2: Gọi 3 em HS lên bảng mỗi em làm 2 phép tính.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét – GV sửa bài.
Bài 3: Gọi học sinh đọc đề?
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Có 35 học sinh chia đều thành các nhóm, mỗi nhóm có 7 học sinh. Em tìm số nhóm thế nào ?
- Gọi 1 em lên bảng tóm tắt
- 1 em lên bảng giải
- Cả lớp làm bài vào vở
- Chấm 10 vở em, nhận xét, sửa bài
Bài 4: (HSK-G)
- Yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV treo hình a, b/ 36 lên bảng
+ Cách 1: Nhận xét số cột và số con ở mỗi cột trong 1 hình.
- Vậy số con mèo trong hình nào ?
- con mèo có mấy con mèo ?
+ Cách 2: GV gợi ý thêm cho HS giỏi
- Tìm tổng số mèo ở mỗi hình rồi chia thành 7 phần bằng nhau, số mèo ở hình nào có số phần bằng nhau?
- 1 em lên bảng khoanh vào số con mèo.
C. Củng cố - dặn dò:
- HS xung phong đọc bảng đọc bảng nhân, chia 7.
- Về nhà học thuộc các bảng nhân, chia 7 đã học
- Bài sau: Giảm đi một số lần.
- 2 em lên bảng đọc bảng nhân, chia 7
- Học sinh mở SGK/36.
 - Tính nhẩm
- Nhẩm kết quả ghi vào phép tính
- Từ phép nhân ta chuyển thành phép chia. Lấy tích chia cho thừa số này ta được thừa số kia.
- 3 HS lên bảng làm mỗi em làm 2 phép tính 
- Cả lớp làm bài.
- HS nhận xét bài trên bảng.
- 1 em đọc đề - cả lớp đọc thầm
- Chia 35 học sinh thành các nhóm mỗi nhóm có 7 học sinh.
- Chia được bao nhiêu nhóm?
- Lấy 35 : 7
- 1 em lên bảng tóm tắt:
 7 học sinh: 1 nhóm
 35 học sinh:...? nhóm
- 1em lên bảng giải:
35 học sinh xếp được số nhóm là:
35 : 7 = 5 (nhóm)
 Đáp số: 5 nhóm
- Tìm số con mèo trong mỗi hình
- Hình a có 7 cột, mỗi cột có 3 con mèo.
+ Hình b có 4 cột, số con mèo ở mỗi cột không giống nhau.
- số con mèo trong hình a
- số con mèo có 3 con mèo
- HS trả lời
- 1 em lên bảng khoanh vào số con mèo - cả lớp khoanh bằng bút chì vào SGK.
- 1 em đọc bảng nhân 7 
- 1 em đọc bảng chia 7
Tập đọc-kể chuyện
CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
 I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức và kĩ năng :
- Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.Hd hs yếu đọc trơn và trả lơi câu hỏi
-HS khá, giỏi kể được từng đoạn hoặc ca câu chuyện theo lời một bạn nhỏ 
- Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau, (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4 )
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện. 
2. Thái độ : Biết kính trọng người già và yêu thương em nhỏ.
* Giáo dục KNS : 
- Xác định giá trị ( nhận biết những điều tốt đẹp mà bọn trẻ quan tâm đến ông cụ )
- Thể hiện sự cảm thông, chia sẻ
II/ Chuẩn bị : 
 - GV: Tranh minh họa bài đọc (SGK).
 - HS: SGK, VTHTV, đồ dùng học tập cá nhân.
III/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi ba em đọc thuộc lòng bài thơ: “Bận“ và trả lời câu hỏi.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
 2.Bài mới: Tập đọc:
 Hoạt động1:Phần giới thiệu. 
Hoạt động2:Luyện dọc kết hợp giải 
nghĩa từ: 
* Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài. 
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Yêu cầu HS đọc từng câu trước lớp.
+ Theo dõi sửa chữa những từ HS phát âm sai. 
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp.
+ Lắng nghe nhắc nhớ học sinh ngắt nghỉ hơi đúng , đọc đoạn văn với giọng thích hợp.
+ Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới: sếu, u sầu, nghẹn ngào.
- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Cho 5 nhóm nối tiếp đọc 5 đoạn.
- Gọi một học sinh đọc lại cả bài.
Hoạt động3: HD tìm hiểu bài. 
KNS : Xác định giá trị và thể hiện sự cảm thông. 
-Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn vàTLCH:
+ Các bạn nhỏ đi đâu? 
+ Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại?
+Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào? 
+Vì sao các bạn quan tâm ông cụ như vậy?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và 4.
+ Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
*Giáo viên chốt ý. 
Hoạt động4:Luyện đọc lại.
- Đọc mẫu đoạn 2.
- Hướng dẫn đọc đúng câu khó trong đoạn.
-Mời 4 em nối tiếp nhau thi đọc các đoạn 2 , 3 ,4 , 5.
- Mời 1 tốp (6 em) thi đọc truyện theo vai.
- Giáo viên và lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.
- 3 em lên bảng đọc và TLCH theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
- Từng HS nối tiếp nhau đọc từng câu, luyện đọc các từ ở mục A.
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, tìm hiếu nghĩa các từ mới ở mục chú giải SGK.
- HS đọc chú giải.
- HS luyện đọc theo nhóm (nhóm 5 em).
- 5 nhóm đọc nối tiếp 5 đoạn.
- Một học sinh đọc lại cả câu truyện.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 và 2, trả lời:
+ Các bạn đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ. 
+ Các bạn gặp một ông cụ đang ngồi ven đường, vẻ mặt buồn rầu, cặp mắt lộ vẻ u sầu.
+ Các bạn băn khoăn trao đổi với nhau. Có bạn đoán ông cụ bị ốm, có bạn đoán ông bị mất cái gì đó. Cuối cùng cả tốp đến tận nơi hỏi thăm cụ 
+ Các bạn là những người con ngoan, nhân hậu muốn giúp đỡ ông cụ.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3 và 4 của bài. 
+ Cụ bà bị ốm nặng đang nằm trong bệnh viện , rất khó qua khỏi .
+ Ông cụ thấy nỗi buồn được chia sẻ, ông thấy không còn cô đơn 
- Lớp đọc thầm trả lời câu hỏi tìm tên khác cho câu chuyện: Ví dụ Những ñöùa trẻ tốt bụng 
- Cả lớp đọc thầm đoạn, trả lời.
- HS trả lời.
- HS Nhắc lại.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc. 
- 4 em nối tiếp thi đọc.
Kể chuyện:
1. GV nêu nhiệm vụ 
- Vừa rồi các em đã thi đọc truyện “Các em nhỏ và cụ già” theo cách phân vai, trong đó có 4 em đóng vai 4 bạn nhỏ trong câu chuyện. Sang phần kể chuyện các em sẽ thực hiện 1 nhiệm vụ mới : tưởng tượng mình là 1 bạn nhỏ trong chuyện và kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của bạn. 
2. Hướng dẫn HS kể chuyện 
-GV chọn một HS kể mẫu 1 đọan của chuyện. Trước khi kể cần nói rõ em chọn đóng vai nào? 
-Yêu cầu học sinh tập kể.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn người kể hay nhất. 
C. Củng cố dặn dò :
-Về nhà tiếp tục kể chuyện kể lại cho bạn bè và người thân nghe.
GV nhận xét tiết học .
- HS khá, giỏi kể được từng đoạn hoặc cả câu chuyện theo lời một bạn nhỏ 
-Từng cặp HS tập kể theo lời nhân vật.
-1 vài HS thi kể trước lớp 
-1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
Buổi chiều
Thể dục
 ÔN ĐI CHUYỆN HƯỚNG PHẢI,TRÁI. TRÒ CHƠI : “ CHIM VỀ TỔ “ 
I/ Mục tiêu :
 - Ôn động tác đi chuyển hướng phải, trái. Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
 - Biết cách đi chuyển hướng phải trái.
 - Học trò chơi : “ Chim về tổ “. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu chơi theo đúng luật.
II/ Địa điểm, phương tiện :
 - Trên sân trường vệ sinh an toàn nơi tập.
 - Một còi giáo viên, kẻ sân để tập đi chuyển hướng phải, trái.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp :
	PHẦN & NỘI DUNG
LVĐ
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1/ Phần mở đầu :
 - GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
 - Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập.
3p-5p
xxxxxxxxxxxxx
xxxxxxxxxxxxx
xxxxxxxxxxxxx
r
2/ Phần cơ bản : 
 - Ôn động tác đi chuyển hướng phải, trái : 
 Chia tổ tập luyện, sau đó từng tổ lên trình diễn dưới dạng thi đua, tổ nào thực hiện tốt được biểu dương, tổ nào thực hiện chưa tốt phải chạy 1 vòng xung quanh các bạn.
 - Học trò chơi : “ Chim về tổ “ 
 GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi và quy luật chơi sau đó cho HS chơi thử 1-2 lần để hiểu cách chơi và nhớ nhiệm vụ của mình, rồi mới cho chơi chính thức.
 Khi tổ chức chơi, GV dùng còi hoặc các hiệu lệnh khác để phát lệnh chuyển. Sau vài lần chơi thì GV thay đổi vị trí các em đứng làm tổ thành chim và ngược lại để các em đều được tham gia chơi.
 Khi có lệnh chơi, các em đứng làm tổ mở cửa để các em chim trong tổ bay ra đi tìm tổ mới, kể cả những em đứng trong ô vuông ở giữa vòng tròn cũng phải di chuyển. Mỗi tổ chỉ được phép nhận 1 chim, những chim nào không vào được tổ phải đứng vào hình vuông giữa vòng tròn. Sau 3 lần chơi chim nào không vào được tổ 2 lần liên tiếp sẽ bị phạt. GV luôn nhắc các em đảm bảo an tòan trong tập luyện và vui chơi.
22p-25p
2L-3L
2L-4L
xxxxxxxxxxxxx
xxxxxxxxxxxxx
xxxxxxxxxxxxx
 r
3/ Phần kết thúc :
 - HS thả lỏng.
 - Giáo viên cùng HS hệ thống bài.
 - Giáo viên nhận xét giờ học.
 - Giao bài tập về nhà : ôn ĐHĐN và RLTTCB đã học.
3p-5p
xxxxxxxxxxxxx
xxxxxxxxxxxxx
xxxxxxxxxxxxx
xxxxxxxxxxxxx
r
HDTH:
Toán: ÔN BẢNG CHIA 7
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh :
- Thuộc bảng chia 7 và vận dụng được phép chia 7 trong giải toán
-Rèn kn ghi nhớ và giải toán có lời văn ch HS.
II. Chuận bị : bảng con, VTHT3
III.Các hoạt động dạy học
Giới thiệu bài
Hướng dẫn Hs làm bài tập
Bài 1: Tính nhẩm (Y-K)
	7 x 8 =	7 x 5 =	7 x 4 = 	7 x 9 =
	56 : 7 = 	35 : 7 =	28 : 7 = 	63 : 7 =
Bài 2: (HSTB)Tính nhẩm:
	42 : 7 = 	49 : 7 =	14 : 7 = 	21 : 7 =
	42 : 6 = 	45 : 5 =	35 : 7 =	70 : 7 =
	24 : 6 =	56 : 7 =	35 : 5 =	21 : 3 =
Bài 3: Đặt tính rồi tính
	57 : 7	42 : 7	19 : 2
	29 : 4	48 : 6	35 : 7
Bài 4(HSK-G) Mẹ chia 56 kg ngô vào các túi, mỗi túi đựng 7 kg. H ỏi mẹ chia được bao nhiêu túi như thế?
	3. Gv hướng dẫn Hs làm bài
- Hs làm bài và chữa bài
- Gv chấm chữa bài
	4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn Hs về học thuộc lại các bảng nhân
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
Toán:
GIẢM ĐI MỘT SỐ LẦN
I.Mục tiêu :
- Biết thực hiện giảm một số đi một số lần và vận dụng để giải toán .
- Biết phân biệt giảm đi một số lần với giảm đi một số đơn vị.
- Bài tập cần làm : bài 1, 2,3 . Em Lâm làm được bài 1
II.Chuận bị: Bảng con. VTHT3
- Hình minh hoạ bài giảng ( hình con gà) . 
III. Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 em lên bảng đọc bảng nhân chia 7
- GV hỏi thêm một s ... giảm) một số đi nhiều lần, ta làm thế nào?
3.Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS về nhà tiếp tục ôn tập chuẩn bị thi giữa học kì 
- Đọc đề
- Dành cho HSY
- 2 HS làm bảng, lớp làm vào vở
- HS nêu.
- 1 HSY-TB làm bảng, lớp làm vở
- 1HSTB làm bảng, lớp làm vào vở
- HS nêu
Thứ sáu , Ngày 19 tháng 10 năm 2012
Tập làm văn
KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM
I .Mục tiêu:
	- Biết kể về một người hàng xóm theo gợi ý (BT1).
	- Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu)(BT2).
*GDBVMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong xã hội
II .Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp viết 4 câu hỏi gợi ý kể về người hàng xóm
III . Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn và nêu nội dung câu chuyện. 
- Nhận xét, cho điểm HS.
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, ghi đề lên bảng.
2. Hướng dẫn HS làm BT
Bài 1: GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của.
- GV yêu cầu HS hãy nhớ lại những đặc điểm của người hàng xóm mà mình định kể theo định hướng: Người đó tên là gì, bao nhiêu tuổi? Người đó làm nghề gì? Hình dáng, tính tình của người đó như thế nào? Tình cảm của gia đình em với người hàng xóm đó như thế nào? Tình cảm của người hàng xóm đó đối voéi gia đình em ra sao?
- Gọi 1 HS sinh khá kể mẫu.
- Yêu cầu HS tự kể cho bạn bên cạnh nghe về người hàng xóm mà mình yêu quý.
- Gọi một số học sinh kể trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung vào bài kể cho từng HS.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 2.
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi một số em đọc bài trước lớp.
- Nhận xét bài viết của HS.
- Liên hệ giáo dục HS biết và có tình cảm với hàng xóm láng giềng, có tình cảm đẹp đẽ trong xã hội.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại và bổ sung cho bài viết hoàn chỉnh.
- Chuẩn bị bài sau: Nói về quê hương.
- 2 HS lên bảng kể
- HS đọc trước lớp.
- Suy nghĩ về người hàng xóm.
- 1 HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Làm việc theo cặp.
- 5 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc
- Học sinh làm bài
Tập viết:
ÔN CHỮ HOA G
I .Mục tiêu:
	- Viết đúng chữ hoa G (1 dòng); C, Kh (1 dòng); viết đúng tên riêng Gò Công (1 dòng) và câu ứng dụng : Khôn ngoan.chớ hoài đá nhau (1lần) bằng chữ cỡ nhỏ . 
 -GDHS có thói quen luyện viết chữ đẹp, đúng mẫu. 	
II .Đồ dùng dạy học:
	- Mẫu chữ viết hoa G, vở TV.
	- Tên riêng Gò Công và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li. 
III .Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ: Gọi1 HS lên viết: Ê-đê, Em.
- Nhận xét, sửa chữa, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, ghi đề lên bảng.
2. Hướng dẫn HS viết chữ hoa:
a) Quan sát và nêu quy trình viết chữ G, C, K hoa.
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ?
- Treo bảng các chữ cái viết hoa và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học.
- Viết lại mẫu chữ cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình.
b) Viết bảng:
- Yêu cầu HS viết các chữ viết hoa trên.
- Theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
3. Hướng dẫn HS viết từ ứng dụng:
a) Giới thiệu từ ứng dụng:
- Gọi 1 HS đọc từ Ư/D: Gò Công
- GV giới thiệu từ ứng dụng: Gò Công là tên một thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, trước đây là nơi đóng quân của ông Trương Định - một lãnh tụ nghĩa quân chống thực dân Pháp.
b) Quan sát và nhận xét.
- Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
c) Viết bảng: 
- Yêu cầu HS viết từ Ư/D: Gò Công.
- Nhận xét, sửa chữa.
4. Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
a) Giới thiệu câu ứng dụng:
- Gọi HS đọc câu ứng dụng
- GV giải thích: Câu tục ngữ khuyên anh em trong nhà phải đoàn kết, yêu thương nhau.
b) Quan sát và nhận xét:
- Trong câu ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào?
c) Viết bảng:
- Yêu cầu HS viết từ Khôn, Gà vào bảng con.
- Theo dõi, sửa lỗi cho từng HS.
5. Hướng dẫn HS viết vào VTV
 - Cho HS xem bài viết mẫu.
- Yêu cầu HS viết bài.
- Theo dõi và hướng dẫn cho HS yếu.
- Thu và chấm một số vở.
6.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Dặn HS về nhà hoàn thành bài viết trong VTV, học thuộc câu Ư/D.
- 2 HS viết bảng, lớp viết b/c.
- HS nghe giới thiệu bài.
- Có các chữ hoa : G, C, K
- 2 HS nhắc lại, lớp theo dõi, lắng nghe.
- 2 HS viết bảng . Lớp viết b/c.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc Gò Công..
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- Bằng 1 con chữ o.
- 2 HS viết bảng .Lớp viết b/c.
- 3 HS lần lượt đọc.
- Lớp chú ý lắng nghe.
- HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- 2 HS viết bảng Lớp viết b/c.
- Nhận xét, sửa chữa.
- HS viết bài vào vở.
Tiếng Việt:
ÔN CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?
I. Mục tiêu:
- Biết tìm các bộ phận của câu trả lời câu hỏi: Ai ( cái gì, con gì)? Làm gì?(BT3)
- Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận câu đã xác định.
II. Các hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài
Hướng dẫn Hs làm bài tập
Bài 1: Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (con gì?, cái gi?) và gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì?
Các bác nông dân đang gặt lúa.
Các bạn học sinh tập thể dục.
Trên cành cây, mấy chú chim hót líu lo.
Bài 2. Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân dưới đây:
Mẹ em đang nấu cơm ở dưới bếp.
Sau một hồi trống, mấy người học trò cũ sắp hàng rồi đi vào lớp.
c. Trên cánh đồng, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.
Bài 3: (K-G) Điền bộ phận còn thiếu trong các câu sau để thành câu kể Ai làm gì?
	a. Trên sân trường, . đang say sưa đá cầu.
	b. Dưới gốc cây phượng,  đang rúi rít trò chuyện sôi nổi.
	c. . Hót lúi lo như cũng muốn xuống chơi với chúng em.
 3. Hướng dẫn Hs làm bài
- Hs làm bài và chữa bài
- Gv chấm chữa bài
 4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn Hs về nhà làm lại bài tập	 
Toán
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu :
 - Củng cố về: Tìm một thành phần chưa biết của phép tính; nhân số có 2 chữ số 
 với số có một chữ số; chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số; xem đồng hồ.
 -HS cả lớp làm được các bài 1,2,3.HSK-G làm thêm bài 4.
 -GDHS tính sáng tạo, linh hoạt yêu thích môn toán.
II. Chuận bị: -VTHT3
 III/ Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động cảu HS
A.Bài cũ 
- Gọi 2HS lên bảng làm BT: Tìm x
 56 : x = 7 28 : x = 4
- Nhận xét ghi điểm.
B.Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Tổ chức, hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập .
-Yêu cầu lớp cùng làm mẫu một bài. 
- Yêu cầu cả lớp tự làm vào vở .
- Mời 4HS lên bảng chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh gia.
Bài 2 : 
- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu BT.
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở.
- Mời hai học sinh lên bảng làm bài.
- Cho HS đổi vở KT bài nhau. 
- Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh. 
Bài 3 
- Gọi 2 học sinh đọc bài 3.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm, phân tích bài toán. 
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Mời 1 học sinh lên bảng giải.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 4 (HSK-G)
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 1số em nêu miệng kết quả. 
- GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại ý đúng.
Khoanh vào kết quả đúng:
 63 : x = 7 a/ x = 70; b/ x = 6; c/ x = 9
3) Củng cố - Dặn dò: 
- Muốn tìm số chia chưa biết ta làm thế nào?
- Muốn nhân một số có hai chữ số với số có một chữ số ta làm thế nào?
- Có mấy cách xem đồng hồ? làm những cách nào?
- Dặn về nhà học và làm bài tập.
- 2 em lên bảng làm bài .
- Một em nêu yêu cầu bài 1 .
- Học sinh làm mẫu một bài và giải thích 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở. 
- 4 học sinh lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét bổ sung. 
 x + 12 = 36 x : 6 = 5
 x = 36 -12 x = 6 x 5 
 x = 24 x = 30
 80 - x = 30 42 : x = 7 
 x = 80 - 30 x = 42 : 7 
 x = 50 x = 6
- Một em nêu yêu cầu bài 2 .
- Cả lớp tự làm bài rồi chữa bài. 
a/ 35 32 26 20
 x 2 x 6 x 4 x 7
 70 192 104 140
b/ 64 4 80 4 77 7 
 24 16 00 20 07 11
 0 0 0
- Học sinh nêu đề bài. Cả lớp cùng phân tích bài toán rồi tự làm vào vở.
- 1HS lên bảng trình bày bài giải. Cả lớp nhận xét bổ sung.
Giải :
Số lít dầu còn lại trong thùng :
36 : 3 = 12 (lít)
 Đ/S :12 lít dầu 
- Một học sinh nêu đề bài .
- Lớp quan sát và tự làm bài.
- 3HS nêu miệng kết quả, cả lớp bổ sung.
 (Đồng hồ B là đúng)
- HS xung phong lên khoanh vào đáp án đúng.
An toàn giao thông
NGUY HIỂM KHI CHƠI ĐÙA Ở NHỮNG NƠI KHÔNG AN TOÀN
I.Mục tiêu:
- Giúp các em thấy được những nguy hiểm có thể xảy ra khi chơi đùa ở những nơi không an toàn như đường phố, hè phố, cổng trường hay đường sắt.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh to tình huống
 - Một vài bức ảnh chụp nơi các em có thể chơi đùa như công viên, sân chơi, hè phố, đường sắt.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: Gọi 2HS chia sẻ những nơi giao nhau từ nhà đến trường và làm thế nào để các em qua đường an toàn tại những nơi giao nhau này. 
- Nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu: GV đặt câu hỏi:
+ Các em thường chơi đùa ở đâu?
+ Chuyện gì có thể xảy ra khi các em chơi đùa trên đường phố, hè phố, gần đường sắt?
- GV bổ sung và nhấn mạnh kết luận.
b. HĐ 1: Xem tranh
- Cho HS xem tranh, thảo luận nhóm theo câu hỏi?
+ Trong tranh, các bạn đang chơi đùa ở đâu?
+ Những bạn nào đang gặp nguy hiểm?
+ Để tránh nguy hiểm, các bạn nên chơi ở đâu?
- GV bổ sung và nhấn mạnh kết luận.
c. HĐ 2:Sự nguy hiểm khi chơi ở những nơi không an toàn.
- GV nêu:
+ Chơi đùa trên đường phố: Các em mải miết chơi nên không quan sát được xe chạy, người lái xe không đoán được hướng di chuyển của các em nên dễ gây tai nạn.
+ Chơi ở cổng trường hay gần đường phố: Cổng tường vào giờ đặc biệt tập trung nhiều người nên dễ xảy ra tai nạn giao thông.
+ Chơi đùa trên hè phố: Chơi đùa trên hè phố sẽ cản trở người đi bộ. Các em mải chơi có thể chạy xuống đường phố gây tai nạn.
+ Chơi đùa xung quanh ôtô đang dừng đỗ: Ô tô có thể chuyển động bất ngờ. Hơn nữa xe đậu khiến tầm nhìn bị che khuất nên các em khó quan sát. 
+ Chơi đùa gần đường sắt: Khi mải chơi các em không nhận biết đoàn tàu đang đến và tránh kịp thời nên dễ xảy ra tai nạn.
- GV mở rộng
d. HĐ 3:Góc vui học
- Xem tranh và cho biết bức tranh nào vẽ khu vực an toàn cho các em chơi đùa.
- GV kiểm tra, giải đáp
3.Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Dặn HS về nhà tìm những nơi an toàn khi chơi đùa để chia sẻ với các bạn trong tiết học sau.
- HS trả lời.
- HS trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe
- HS quan sát, thảo luận và trả lời
- HS nghe
- Lắng nghe và nhắc lại
- Xem tranh, thảo luận.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 8cokns cktknbvmtca ngay.doc