Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 9 (15)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 9 (15)

TOÁN: GÓC VUÔNG, GÓC KHÔNG VUÔNG

I. Mục tiêu: Giúp HS

- Bước đầu có biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông.

- Biết sử dụng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông (theo mẫu).

II. Chuẩn bị:

- Ê ke - thước góc.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 15 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1183Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 9 (15)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
 Thứ Hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
TOÁN: GÓC VUÔNG, GÓC KHÔNG VUÔNG
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Bước đầu có biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông.
- Biết sử dụng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông (theo mẫu).
II. Chuẩn bị:
- Ê ke - thước góc. 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KTBC: Luyện tập.
- KT việc sửa bài tập.
- Trong phép chia hết, muốn tìm số chia ta phải làm sao?
- Nhận xét - ghi điểm.
3. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu nội dung bài học
b. Hướng dẫn bài học:
 a/ GT cho HS xem hình ảnh của 2 kim đồng hồ tạo thành 1 góc vuông.
‰ 
- GV đưa ra hình vẽ góc.
b/ GT góc vuông và góc không vuông.
- GV vẽ 1 góc vuông: AOB. 
 A
 O B 
và GT đây là góc vuông, sau đó GT tên đỉnh, cạnh của góc vuông.
Ta có góc vuông: AOB
+ Đỉnh O
+ Cạnh OA, OB 
c. GT êke.
GV cho HS xem xét êke và GT đây là êke.
Dùng để nhận biết hoặc KT góc vuông, hoặc góc không vuông.
Thực hành bài tập: 
Bài 1: Dùng êke vẽ góc vuông, góc không vuông.
Bài 2: Nêu tên đỉnh và cạnh của mỗi góc sau:
Bài 3: Trong hình tứ giác MNPQ góc nào 
là góc vuông, góc nào là góc không vuông.
Bài 4: GV cho HS làm bài rồi chữa bài
Nhận xét ghi điểm.
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Cho 1 số hình để HS KT góc vuông và góc không vuông.
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng sửa bài 4.
- Khoanh tròn vào chữ B.
- Đồng hồ ghi 1 giờ 25’
..... ta lấy số bị chia, chia cho thương.
- HS quan sát để có biểu tượng về góc gồm có 2 cạnh xuất phát từ 1 điểm.
- HS nêu hai tác dụng của êke. 
+ Dùng êke để KT góc vuông HS dùng êke để KT trực tiếp 4 góc của hình chữ nhật, là có góc vuông hay không?
+ Dùng êke để vẽ góc vuông, có đỉnh O, có cạnh OA và OB.
- Đặt tính góc vuông của êke trùng với đỉnh O, vẽ cạnh OA và cạnh OB theo cạnh của êke, ta được góc vuông đỉnh O, cạnh OA và OB.
- Cho HS tự vẽ góc vuông đỉnh M, cạnh MC và MD vào vở.
- Cả lớp quan sát, sau đó HS nêu tên đỉnh và cạnh của mỗi góc chẳng hạn: Góc vuông đỉnh A, cạnh AD. AE
- Góc không vuông đỉnh B, cạnh BG và BH.
- Góc không vuông đỉnh C, cạnh CI, CK
- HS nêu góc vuông, góc không vuông
- HS khoanh vào D
TẬP ĐỌC: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HKI (T1)
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng rành mạch doạn văn, bài văn đã học(tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/phút); trả lời được 1 CH về nội dung đoạn, bài.
- Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho(BT2)
- Chọn đúng những từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh(BT3).
- HS khá giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 55Tiếng /phút)
II. Chuẩn bị:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc Từ tuần 1 đến tuần 8 sách Tiếng Việt 3, tập một
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KTBC: 
3. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: Nội dung học tập trong tuần ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt trong 8 tuần đầu của học kì 1. 
b. Kiểm tra tập đọc:
-GV căn cứ vào số HS trong lớp, phân phối thời gian hợp lí để mỗi HS đều có điểm, Cách kiểm tra như sau: 
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc 
sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 2 (phút ) 
- HS đọc 1 đoạn theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc –nhận xét - ghi điểm. 
c/ Bài tập 2: 
- GV mở bảng phụ đã viết 3 câu văn, mời 1 HS phân tích câu 1 làm mẫu: 
- Tìm hình ảnh so sánh (nói miệng): 
+ GV gạch dưới tên 2 sự vật được so sánh với nhau: Hồ - chiếc gương.
- Lời giải đúng 
+ Hồ nước như một chiếc gương bầu dục lớn khổng lồ.
+ Cầu Thê Húc cong cong như con tôm.
+ Con rùa đầu to như trái bưởi.
d/ Bài tập 3: 
Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo thành hình ảnh so sánh.
(một cánh diều, những hạt ngọc, tiếng sáo.)
4. Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về học thuộc những câu văn có hình ảnh so sánh.
Nhắc HS đọc lại các truyện đã học trong các tiết tập đọc từ đầu năm, nhớ lại các câu chuyện được nghe trong các tiết TLV, chọn kể lại 1 câu chuyện trong giờ học tới.
- HS lắng nghe.
- Một HS đọc thành tiếng yêu cấu của bài tập. Cả lớp theo dõi trong SGK
- HS phân tích câu 1 làm mẫu 
- Hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ.
- 4 HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến , cả lớp nhận xét.
+ Hồ - chiếc gương bầu dục khổng lồ.
+ Cầu Thê Húc - con tôm.
+ Đầu con rùa - trái bưởi.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập. Cả lớp theo dõi SGK.
- Giải vào vở. 
- 2HS lên bảng thi viết. Sau đó từng em đọc lại bài làm.
Cả lớp nhận xét .
+ Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như một cánh diều.
+ Tiếng gió rừng vi vu như tiếng sáo.
+ Sương sớm long lanh như những hạt ngọc.
TẬP ĐỌC: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HKI (T2)
I. Mục tiêu:
- Mức độ,yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Đặt được câu hỏi cho từng bộ phậncâu Ai là gì?(BT2).
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện đã học(BT3)
II. Chuẩn bị:
- Phiếu ghi tên từng bài tập đọc .
- Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KTBC: 
3. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: 
b. Kiểm tra tập đọc: 
(1/ 4 số HS) thực hiện như ở tiết 1.
3/ Bài tập:
Bài tập 2: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm.
- GV nhắc HS: Để làm đúng bài tập, các em phải xem các câu văn được cấu tạo theo mẫu câu nào. Trong 8 tuần vừa qua các em đã học những mẫu câu nào? 
- GV nhận xét, viết lên bảng câu hỏi đúng.
Bài tập 3: Kể lại được từng đo một câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu.
4. Củng cố - Dặn dò: 
GV khen ngợi, biểu dương những HS kể chuyện hấp dẫn, nhắc những HS chưa KT đọc hoặc KT chưa đạt Y/C về nhà tiếp tục luyện đọc.
- 1-2 em đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo.
- Ai là gì? Ai làm gì? 
- HS giải vào vở.
- Nhiều HS tiếp nối nhau nêu câu hỏi mình đặt được.
- 2 HS đọc lại 
a/ Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường?
b/ Câu lạc bộ thiếu nhi là gì? 
- 1 em đọc yêu cầu của bài.
- HS nêu tên truyện đã học. 
- Truyện trong tiết tập đọc: 
Cậu bé thông minh; Ai có lỗi?; Chiếc áo len; Chú sẻ và bông hoa bằng lăng; Người mẹ; Người lính dũng cảm; Bài tập làm văn; Trận bóng dưới lòng đường; Lừa và ngựa; Các em nhỏ và cụ già. 
- Truyện trong tiết TLV: Dại gì mà đổi,
- HS tự chọn nội dung để kể 1 đoạn.
- HS thi đua kể. 
- Cả lớp nhận xét.
 Thứ Ba ngày 19 tháng 10 năm 2010
TẬP ĐỌC: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HKI (T3)
I. Mục tiêu:
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Đặt được 2 – 3 câu theo mẫu Ai là gì? (BT2)
- Hoàn thành được đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường (xã, quận, huyện) theo mẫu (BT3).
II. Chuẩn bị: Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KTBC: 
3. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: 
- Tiếp tục ôn lại kiến thức đã học
b. Kiểm tra tập đọc: 
- KT tập đọc ¼ số HS. Nhận xét ghi điểm.
c. Bài tập 2: Đặt 3 câu theo mẫu Ai là gì? 
- GV HD HS cách làm.
Bài tập 3: Em hãy hoàn thành đơn tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường (xã, quận, huyện) theo mẫu.
- Nhận xét về nội dung điền và hình thức trình bày đơn.
4. Củng cố - Dặn dò: 
Yêu cầu HS ghi nhớ mẩu đơn để biết viết một lá đơn đúng thủ tục khi cần thiết. Nhắc những HS chưa kiểm tra tập đọc về nhà tiếp tục luyện đọc.
.
- HS lên đọc bài và TLCH.
- HS làm vào nháp.
- Đọc kết quả làm được. 
+ Bố em là công nhân nhà máy điện
+ Chúng em là những học trò ngoan.
- HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- Làm vào phiếu học tập.
- 4 em đọc lá đơn của mình trước lớp.
TOÁN: THỰC HÀNH : NHẬN BIẾT VÀ VẼ GÓC VUÔNG BẰNG Ê KE
I. Mục tiêu:
- Biết sử dụng êke để kiểm tra, nhận biết góc vuông góc không vuông trong trường hợp đơn giản.
II. Chuẩn bị: Ê ke
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KTBC: Góc vuông, góc không vuông
3. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn bài tập:
Bài 1: GV có thể hướng dẫn vẽ góc vuông đỉnh
N
O
M
.
Bài 2: Dùng êke kiểm tra trong mỗi hình sau có mấy góc vuông. 
Bài 3: 
- Hai miếng bìa nào có thể ghép lại được 1 góc vuông như hình A, hoặc hình B. (SGK)
- GV cho HS thực hành ghép các miếng bìa đã cắt sẵn để được góc vuông .
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Trò chơi: Gấp mảnh giấy để được góc vuông.
- Nhận xét tiết học. 
- Về nhà tập nhận biết vẽ góc vuông và chuẩn bị bài Đề ca mét, Héc tô mét
- HS lên bảng sửa bài 4.
- Số góc vuông trong hình là D4.
- HS tự vẽ góc vuông đỉnh A, đỉnh B chẳng hạn.
- Đặt êke sao cho đỉnh góc vuông của êke trùng với điểm và 1 cạnh êke trùng với cạnh cho trước.
- Đọc theo cạnh của êke vẽ tia ON.
Ta được góc vuông đỉnh O, cạnh OM và ON.
-HS quan sát có thể dùng êke để kiểm tra góc nào là góc vuông, góc nào là góc không vuông rồi đếm số góc vuông có trong mỗi hình bên trái có 4 góc vuông; hình bên phải có 2 góc vuông.
- HS quan sát hình vẽ SGK tưởng tượng rồi chỉ ra 2 miếng bìa có đánh số 1 và 4 hoặc 2 và 3 có thể ghép lại để được góc vuông 
- 2 dãy thi đua. 
CHÍNH TẢ: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HKI (T4) 
I. Mục tiêu:
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Đặt được câu hỏi cho bộ phận câu Ai làm gì?(BT2).
- Nghe - viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bàiCT(BT3); tốc độ viết khoảng 55 chũ/phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- HS khá giỏi viết tương đối đep bài chính tả tốc độ trên 55 chữ/phút
II. Chuẩn bị: - Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KTBC: 
3. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: Tiếp tục củng cố kiến thức đã học.
b. KT tập đọc ( số HS còn lại ).
- GV nhận xét ghi điểm.
c. Bài tâp 2: Nêu YC.
- Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm dưới đây.
 - Trong câu lạc bộ chúng em chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa.
 - Em thường đến các câu lạc bộ vào những ngày nghỉ. 
- Nhận xét 
d. Bài tập 3: 
- Nghe viết 
- GV đọc một đoạn văn.
- Nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố - Dặn dò: 
- GV yêu cầu cả lớp về nhà đọc bài những bài HTL trong SGK Tiếng Việt 3 tập 1 (8 tuần đầu, để chuẩn bị cho tiết KT tới.
- HS đọc lại và TLCH.
- 1 HS nêu YC BT.
- HS làm vở trắng.
- HS đọc câu hỏi mình đặt trước.
a/ Ở câu lạc bộ em làm gì?
b/Ai thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ?
- Cả lớp theo dõi SGK.
- HS tự viết ra nháp những từ ngữ hay sai 
- Gấp sách 
- HS viết vào  ... ai trường; Nhớ lại buổi đầu đi học; Bận; Tiếng ru).
- Bảng phụ chép đoạn văn Bài tập2.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KTBC: 
3. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: 
- Củng cố lại kiến thức đã học. 
b. Kiểm tra: ¼ số HS trong lớp.
Nhận xét ghi điểm 
c/ Bài tập 2: 
- Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để bổ sung ý nghĩa cho các từ in đậm.
- GV đính bảng đoạn văn .
- Mỗi bông hoa cỏ may như một cái tháp xinh xắn nhiều tầng.
- Khó có thể tưởng tượng bàn tay tinh xảo nào có thể hoàn thành hàng loạt công trình đẹp đẽ tinh tế đến vậy.
Bài tập 3: 
- Đặt 3 câu theo mẫu Ai làm gì?
- Nhận xét 
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhắc HS chưa có điểm HTL về nhà tiếp tục luyện đọc.
- HS về nhà tập làm phần luyện tập tiết 6.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài, sau khi bốc thăm, xem lại trong bài vừa chọn 1, 2 phút.
- HS đọc bài theo yêu cầu.
- HS đọc, trao đổi nhóm đối, làm vào vở.
- 3 HS lên bảng giải.
- Đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.
- Chọn từ xinh xắn vì hoa cỏ may giản dị không lộng lẫy.
- Chọn từ tinh xảo vì tinh xảo là khéo léo, còn tinh khôn là khôn ngoan.
- Hoa cỏ may mảnh, xinh xắn nên là một công trình đẹp đẽ, to lớn.
- HS đọc yêu cầu. 
- HS suy nghĩ ghi nháp. 
- Đọc kết quả: 
- Ví dụ: 
+ Chúng em đang lao động.
+ Mẹ dẫn tôi đến trường.
+ Nam đang học bài.
Thứ Năm ngày 21 tháng 10 năm 2010
THỂ DỤC: HỌC ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ, TAY
 CỦA BÀI TD PHÁT TRIỂN CHUNG
 TRÒ CHƠI « Chim về tổ »
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung. 
- Biết cách chơi và tham gia chơi được chơi trò chơi “ Chim về tổ”.
II. Địa điểm và phương tiện: 
 1. Địa điểm: sân trường, vệ sinh sạch, thoáng mát.
 2. Phương tiện: còi. 
III. Các hoạt động dạy - học:
 Nội dung và phương pháp
TG
Đội hình tập luyện
1. Phần mở đầu: 
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Cho HS khởi động.
2. Phần cơ bản.: 
- Học động tác vươn thở và động tác tay của bài TD phát triển chung.
- GV cho cả lớp triển khai đội hình 4 hàng ngang.
* Tập động tác vươn thở
- GV nêu động tác 
- GV làm mẫu.
- GV nhận xét uốn nắn chú ý nhắc nhở nhịp 1 và 5 chân nào bước lên phía trước trọng tâm phải dồn lên chân trụ, mặt ngữa, hít thở sâu từ từ bằng mũi.
- Ở nhịp 2 khi thở ra bụng hóp, thân người hơi cúi và thở ra từ từ bằng miệng. 
Động tác tay: 
- GV nêu tên động tác đó làm mẫu.
Ở nhịp 1 và 5, bước chân sang ngang rộng bằng vai 2 tay duỗi thẳng về phía trước cánh tay ngang vai, nhịp 2 và 6, hai tay thẳng trên cao và vỗ vào nhau.
Sau khi tập cả 2 động tác, GV chia tổ ôn luyện.
Chơi trò chơi: Chim về tổ
3. Phần kết thúc: 
- Đi theo, nhịp và hát.
- GV hệ thống lại bài. 
- Nhận xét chung về nhà tiếp tục ôn lại 2 động tác đã học.
5 phút
23 phút
7 phút
- Cả lớp chạy chậm theo hàng dọc xung quanh sân tập.
 - Cán sự điều khiển lớp khởi động. 
- HS chú ý theo dõi.
- HS tập 3, 4 lần, 2 lần 8 nhịp.
- HS thực hiện chậm
- Tập 3-4 lần, mỗi lần 2 lần 8 nhịp.
- HS thực hiện
- HS tiến hành chơi theo vòng tròn.
- Thực hiện theo YC của GV.
CHÍNH TẢ: ÔN TẬP KIỂM TRA ĐỌC
 Thời gian: 40 phút.
 (Chuyên môn ra đề)
TOÁN: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu thuộc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và ngược lại.
- Biết mối quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng(km và m; m và mm)
- Biết làm các phép tính với các số đo độ dài.
II. Chuẩn bị: - 1 bảng có kẻ sẵn các dòng các cột như ở trong khung bài học nhưng chưa viết chữ và số.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KTBC: Đề-ca-mét, Héc-tô-mét.
3. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: - Bảng đo độ dài gồm: km, hm, dam, m, dm, cm, mm.
- GV viết ra bảng.
b. Hướng dẫn bài học:
- GV điền chữ mét vào cột giữa của bảng kẻ sẵn ghi kí hiệu “mét”ở dòng dưới cùng 1 cột.
- GV ghi chữ “nhỏ hơn mét “ vào bảng kẻ sẵn, có các đơn vị lớn hơn mét ở bên trái của cột mét. GV ghi chữ lớn hơn mét vào bảng kẻ sẵn.
GV giới thiệu thêm 1km = 10 hm
Thực hành: 
Bài 1: Điền số:
- HS tự làm sau đó nêu kết quả cả lớp cùng nhận xét và ghi vào vở.
Bài 2: Số?
- HD tương tự bài tập 1.
- Nhận xét ghi điểm.
Bài 3:Tính (theo mẫu):
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở BT.
- Thu bài chấm điểm.
4. Củng cố - Dặn dò: 
- HS đọc lại bảng đơn vị đo độ dài.
- Trò chơi điền số thích hợp: GV cho vài BT tương tự BT 1, 2 để HS chơi.
- Nhận xét tuyên dương nhóm chơi tốt.
- Về nhà học thuộc bảng đơn vị đo độ dài.
- 1 HS sửa BT2. 
	7dam = 70m 7hm = 700m
	9 dam = 90m 9hm = 900m
	6 dam = 60m 5hm = 500m
	1dam =? m 1km =? m
- Cả lớp cùng thành lập bảng đơn vị đo độ dài.
- Cho HS nêu đơn vị đo cơ bản là mét.
- HS nhận xét có những đơn vị đo nhỏ hơn mét ta ghi ở các cột bên phải của cột mét.
- HS nhìn bảng và lần lượt nêu lên quan hệ giữa hai đơn vị liền nhau 	1 m = 10 dm; 1dm = 10 cm.
	1 cm= 10mm
	1 hm = 10 dam; 1dam = 10 m.
HS nhận xét: 2 đơn vị đo độ dài liên tiếp gấp hoặc kém nhau 10 lần.
	1 km = 1000m
	1 m = 1000mm
- Cả lớp đọc lại nhiều lần để ghi nhớ ỏ bảng đơn vị đo độ dài.
- HS làm vào vở nháp + sửa bài.
	1 km = 10hm 1m = 10dm
	1 km = 1000m 1m = 100cm
	1 hm = 10 dam 1m = 1000mm
 - HS làm vào vở
 8 hm = 800m 8m = 80dm
	9 hm = 900m 6m = 600cm
	7 dam = 70m 8cm = 80 mm
- Gọi HS nêu YC BT.
25m x 2 = 50m 36hm : 3 = 12 hm
 15km x 4 = 60km 70km : 7 = 10km
- 3 HS đọc.
- VD: 10hm = m 9dam = dm
- HS tham gia chơi tích cực.
THỦ CÔNG: ÔN TẬP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH (T1)
I. Mục tiêu: 
- Ôn tập, củng cố được kiến thu6c1, kĩ năng phối hợp gấp,cắt, dán để làm đồ chơi.
- Làm được ít nhất hai đồ chơi đã học.
* Với HS khéo tay: - Làm được ít nhất ba đồ chơi đã học.
 - Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
II. Chuẩn bị: - Mẫu của các bài 1, 2, 3, 4. 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KTBC: 
- Kiểm tra đồ dùng. 
- Giáo viên nhận xét. 
3. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu.
b. Hướng dẫn bài học:
*Tiết kiểm tra: 
- GV ghi đề lên bảng: Em hãy gấp, hoặc phối hợp cắt, gấp, 1 trong những hình đã học ở chương I. 
Þ Giáo viên hướng dẫn 
- Chọn hình rồi thực hiện các thao tác theo tưng hướng dẫn để hoàn thành đề yêu cầu 
- GV cho HS xem lại các bài mẫu vàquan sát lại các bước tiến hành. 
Thực hành: 
- GV theo dõi nhận xét, giúp đỡ HS yếu. 
- GV thu sản phẩm. 
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét chung giờ kiểm tra. 
Nêu tên các sản phẩm đã thực hành gấp ở tiết 1, 2, 3, 4
- Tàu thủy
- Con ếch
- Ngôi sao 5 cánh
- những bông hoa 
- HS tự chọn mẫu bài thực hành. 
- HS thực hành gấp theo nhóm, cá nhân. 
- Chuẩn bị bài sau 
Thứ Sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010
 THỂ DỤC: ÔN ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ, TAY
 CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
I. Mục tiêu:
- Ôn động tác vươn thở và động tác tay của bài thể dục phát triển chung, yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
 - Chơi trò chơi: “ Chim về tổ “.
II. Địa điểm và phương tiện: 
 Địa điểm, còi, kẻ vạch sẵn.
III. Các hoạt động dạy - học:
 Nội dung và phương pháp
TG
Đội hình tập luyện
1. Phần mở đầu: 
- Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Cho HS chạy khởi động.
- Chơi trò chơi do GV chọn.
2. Phần cơ bản.: 
- Ôn động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung.
- YC tập hợp 4 hàng ngang sau đó luyện tập.
- GV vừa làm mẫu vừa hô nhịp.
- Hô liên tục hết động tác này đến động tác kia.
- Trước khi chuyển sang động tác tay cần nêu tên động tác.
+ Chơi trò chơi: “Chim về tổ”.
3. Phần kết thúc: 
- Đi thường theo nhịp và hát.
- GV cùng HS hệ thống lại bài học.
- Nhận xét.
5 phút
23 phút
7 phút
- Tập hợp 4 hàng dọc điểm số báo cáo.
- Chạy chậm vòng tròn xung quanh sân.
- Đứng theo vòng tròn khởi động các khớp.
- Ôn tập từng động tác, sau đó tập liên hoàn cả 2 động tác.
- HS chú ý theo dõi.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện 
- HS tham gia trò chơi
TOÁN: LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Bước đầu biết đọc, viết số đo độ dài có hai tên đơn vị đo.
- Biết cách đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo (nhỏ hơn đơn vị đo kia).
II. Chuẩn bị: 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: 
2. KTBC: 
Bảng đơn vị đo độ dài.
- Gọi 1, 2 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét ghi điểm.
- Cho HS đọc bảng đơn vị đo độ dài theo thừ tự từ nhỏ đến lớn, từ lớn đến nhỏ.
- Giáo viên nhận xét. 
3. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: Củng cố kiến thức luyện tập về đơn vị đo độ dài.
b. GT về số đo có hai đơn vị đo:
- Vẽ lên bảng đoạn thẳng AB dài 1m 9 cm và YC HS đo độ dài đoạn thẳng này bằng thước mét.
- Đoạn thẳng AB dài 1m và 9cm là 1m9cm và đọc là 1 mét 9 xăng - ti - mét.
- Viết lên bảng 3m2dm = dm và YC HS đọc.
- Muốn đổi 3m2dm thành dm ta thực hiện như sau:
+ 3m bằng bao nhiêu dm?
+ Vậy 3m2dm bằng 30 cộng 2dm bằng 32 dm.
- Vậy khi muốn đổi số đo có hai đơn vị thành số đo có một đơn vị nào đó ta đổi từng thành phần của số đo có hai đơn vị cần đổi, sau đó cộng các thành phần đã được đổi với nhau. YC HS làm BT.
Bài tập:
Bài 1/ Viết số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu):
- HS làm bài.
- Nhận xét ghi điểm.
Bài 2/ Tính:
- HD HS làm bài.
- HS tự làm vào VBT.
- Nhận xét ghi điểm
Bài 3/ So sánh:( ; =)
- GV HD HS làm bài, trước hết phải đổi các số về cùng 1 đơn vị đo. Sau đó so sánh hai số như SS hai số tự nhiên.
- GV HD HS sửa bài.
- Nhận xét ghi điểm.
4. Củng cố - Dặn dò: 
- YC HS về nhà luyện tập thêm về các số đo độ dài.
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS lên bảng làm BT.
	25 m x2 = 50m 
	15 km x 4 = 60 km 
	34 cm x 6 = 204 cm
	36 hm: 3 =12hm
	70 km: 7 =10km 
	55 dm: 5 = 11dm
- 4 HS đọc.
- Đoạn thẳng AB dài 1m và 9cm.
- Đọc: 1 mét 9 xăng - ti - mét.
- Đọc 3 mét 2 đề -xi- mét bằng 32 đề xi-mét.
+ 3 m bằng 30 dm.
+ Thực hiện phép cộng 30dm + 2dm = 32 dm
- HS làm bài vào vở dòng 1,2,3
 - Nhận xét + sửa bài
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
a/ 	8 dam + 5 dam = 13 dam
	57 hm – 28 hm = 29 hm
	12 km x 4 = 48 km
b/ 	720 m + 43 m = 763m
	403 cm – 52 cm = 351cm
	27 mm : 3 = 9 mm
- Nhận xét, sửa bài.
- 1 HS nêu YC BT.
- Gọi 2 HS lên bảng làm BT:
 6 m 3 cm < 7 m 
 6m 3cm > 6m
 6m 3cm < 630cm
 6m 3cm = 603cm 
- HS sửa bài vào vở.
TẬP LÀM VĂN : KIỂM TRA VIẾT 
 Thời gian: 40 phút.
 (Chuyên môn ra đề)

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3 TUAN 9 CKTKN(2).doc