Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 9 (4)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 9 (4)

Tập đọc - kể chuyện

ÔN TẬP (TIẾT 1)

TẬP ĐỌC: ĐƠN XIN VÀO ĐỘI

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng :

- Đọc trôi chảy cả bài: Chú ý đọc đúng các từ rễ viết s vai do ảnh hưởng cách phát âm địa phương Liên đội, thiếu niên .

- Biết đọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch , rứt khoát .

2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:

- Nắm được nghĩa của các từ mới (điều lệ, danh dự). Hiểu nội dung bài.

- Bước đầu có hiểu biết về đơn từ và cách viết đơn .

II. Công việc chuẩn bị : - Bảng phụ, 1 lá đơn xin vào đội của HS trong trường

 

doc 28 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1010Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 9 (4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010
Chào cờ
Tập đọc - kể chuyện 
Ôn tập (tiết 1)
Tập đọc: Đơn xin vào đội
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng : 
- Đọc trôi chảy cả bài: Chú ý đọc đúng các từ rễ viết s vai do ảnh hưởng cách phát âm địa phương Liên đội, thiếu niên ....
- Biết đọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch , rứt khoát .
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu: 
- Nắm được nghĩa của các từ mới (điều lệ, danh dự). Hiểu nội dung bài.
- Bước đầu có hiểu biết về đơn từ và cách viết đơn .
II. Công việc chuẩn bị : - Bảng phụ, 1 lá đơn xin vào đội của HS trong trường
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ: Hai bàn tay em và trả lời 4 câu hỏi 
3. Bài mới:
*HĐ1. Giới thiệu và ghi tên bài 
*HĐ2. Hướng dẫn:
- GV đọc mẫu toàn bài 
- HD luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ: 
- Đọc từng câu 
- Đọc từng đoạn trước lớp 
+ GV chia đoạn 
+ GV HD đọc câu văn dài 
+ GV kết hợp giúp HS giải nghĩa các từ ngữ mới trong từng đoạn 
- Đọc từng đoạn trong nhóm 
+ GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng 
*HĐ3. Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc bài và hỏi:
+ Đơn này là của ai gửi cho ai ? 
+ Nhờ đâu mà em biết điều đó ?
+ Bạn HS viết đơn để làm gì ? 
+ Những câu nào trong đơn cho biết điều đó? 
+ Nêu nhận xét cách trình bày đơn? 
- GV giới thiệu đơn xin vào đội TNTP HCM của một HS trong trường cho cả lớp xem 
*HĐ4. Luyện đọc lại
- GV HD các em đọc rõ ràng, rành mạch, ngắt nghỉ hơi đúng 
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Hát tập thể một bài hát 
- 2HS đọc, lớp nhận xét,
- Lắng nghe
- HS chú ý nghe 
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu 
(chú ý đọc đúng các từ khó) 
- HS đánh dấu vào sách giáo khoa 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài 
- HS đọc theo nhóm 4 
- 3 HS đọc toàn bài. Lớp nhận xét 
- lớp đọc thầm bài tập đọc 
+ Của bạn Lưu Tường Vân gửi bạn phụ trách đội ...
 + Nhờ nội dung đơn ghi rất rõ địa chỉ 
gửi đến.
+ Để xin vào đội 
+ Em làm đơn này ...
- HS nêu trong SGK 
- HS chú ý quan sát 
- 1 HS khá, giỏi đọc lại đơn 
- 1 số HS thi đọc đơn 
- Về nhà chuẩn bị bài học sau.
Tập đọc- kể chuyện 
Ôn tập (tiết 1)
Tập đọc: khi mẹ vắng nhà
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trôi chảy cả bài: Chú ý đọc đúng các từ HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai: luộc khoai, nắng cháy ...
- Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ .
2. Rèn kỹ năng đọc hiẻu 
- Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ mới được giải nghĩa sau bài học (buổi, quang) 
- Hiểu tình cảm thương yêu mẹ rất sâu nặng của bạn nhỏ : Bạn tự nhận là mình chưa ngoan vì chưa làm cho mẹ hết vất vả, khó nhọc .
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Công việc chuẩn bị : - Bảng phụ, Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- HS nối tiếp nhau, mỗi em kể lại 1 đoạn của câu chuyện “Ai có lỗi” bằng lời của mình .
3. Bài mới:
*HĐ1. Giới thiệu và ghi tên bài 
*HĐ2. Hướng dẫn:
- GV đọc bài thơ (giọng vui, nhịp nhàng,
tình cảm) 
- HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng dòng thơ trước lớp 
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm 
+ GV theo dõi, HD HS đọc đúng 
- GV cho lớp đọc đồng thanh cả bài 
*HĐ3. Tìm hiểu bài: 
- Gọi HS đọc và hỏi:
+ Bạn nhỏ làm những việc gì đỡ mẹ ? 
+ Kết quả công việc của bạn nhỏ như thế nào? 
+ Vì sao bạn nhỏ không dám nhận lời khen của mẹ?
- GV: Bạn nhỏ tự thấy mình chưa ngoan vì chưa giúp mẹ được nhiều ...
+ Em thấy bạn nhỏ có ngoan không? vì sao? 
+ Em có thương mẹ như bạn nhỏ trong bài không? ở nhà đã làm gì giúp đỡ mẹ? 
*HĐ4. Học thuộc lòng bài thơ
- GV HD HS học thuộc lòng bài thơ 
- GV nhận xét đánh ghi điểm 
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Hát tập thể một bài hát 
- 2 HS đọc, lớp nhận xét,
- Lắng nghe
- HS chú ý nghe 
- HS nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ 
- HS nối tiếp nhau đọc 2 khổ thơ (2 lượt) 
- HS giải nghĩa các từ chú giải 
- Từng cặp HS luyện đọc 
- lớp đọc đồng thanh cả bài 
- HS đọc thầm khổ thơ 1 
+  Luộc khoai, giã gạo, thổi cơm, nhổ cỏ vườn, quét sân 
- 2 HS đọc khổ thơ còn lại 
+ Lúc nào mẹ đi làm về cũng thấy mọi việc đã làm xong... mẹ khen bạn nhỏ ngoan.
- HS trao đổi nhóm 
- Đại diện nhóm phát biểu 
- Lớp đọc thầm lại bài thơ, trao đổi nhóm.
- HS trả lời 
- HS tự liên hệ 
- HS đọc khổ thơ, cả bài theo cách xoá dần từng dòng, khổ thơ 
- HS thi đọc thuộc lòng, khổ , bài ....
- Lớp nhận xét bình chọn 
- Về nhà học thuộc bài chuẩn bị bài sau 
Toán
Góc vuông, góc không vuông
I. Mục đích - yêu cầu: Giúp HS:
- Bước đầu làm quen với khái niệm về góc, góc vuông, góc không vuông.
- Biết dùng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và để vẽ góc vuông trong trường hợp đơn giản.
II. Công việc chuẩn bị: - Ê ke, thước dài, Bảng phụ vẽ sẵn hình bài 1,2, 3
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS thực hiện: Tìm x: 
x ´ 4 = 28	75 – x = 69
x : 4 = 28	75 : x = 5
3. Bài mới: 
*HĐ1.Giới thiệu và ghi tên bài 
*HĐ2. Hướng dẫn:
 *Giới thiệu về góc, góc vuông, góc không vuông 
- YC HS lần lượt vẽ:
+ 1 đoạn thẳng bất kỳ và đặt tên cho đoạn thẳng ấy. Từ 1 đầu của đoạn thẳng vừa vẽ, vẽ tiếp 1 đoạn thẳng khác sao cho:
ị Các hình trên được gọi là góc. 
+ Vậy góc do mấy cạnh tạo thành?
+ 2 cạnh đó phải như thế nào với nhau mới tạo thành góc?
ị Điểm chung đó gọi là điểm gốc.
*Giới thiệu ê ke
+ Ê ke có hình gì? Mấy cạnh? Mấy góc?
 Góc nào vuông? Góc nào không vuông?
+ Nêu tác dụng của ê ke?
- HD HS dùng ê ke để kiểm tra và vẽ góc vuông.
*HĐ3. Hướng dẫn thực hành
Bài 1 (Cả lớp)
- Gọi HS nêu YC bài tập.
- YC lớp làm bài, gọi HS chữa bài.
+ Nêu cách dùng ê ke để nhận biết góc vuông của hình chữ nhật đó?
+ Muốn vẽ một góc vuông ta làm thế nào?
Bài 2 (Cá nhân)
- Gọi HS nêu YC bài tập.
+ Trong các hình đã cho, hình nào là góc vuông, hình nào là góc không vuông?
- YC lớp làm bài, gọi HS chữa bài.
Bài 3 (Nhóm)
- Gọi HS nêu YC bài tập.
- YC lớp làm bài, gọi HS chữa bài.
+ Muốn xác định góc vuông hay không vuông ta làm thế nào?
Bài 4 (Cá nhân)
- Gọi HS nêu YC bài tập.
- YC HS quan sát để khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. 
- Gọi HS chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- 4 HS lên bảng làm.
- Lớp làm vào nháp.
- Lắng nghe,
- 3 HS lên bảng, lớp vẽ vào nháp.
+  2 cạnh
+  có 1 điểm chung
- 5"6 HS TL
+ Dùng ê ke để nhận biết góc vuông 
- Dùng ê ke để vẽ
- 1 HS nêu. 
- HS tự làm bài, 2 HS lên bảng chữa bài.
- 1"2 HS trả lời.
- 1 HS trả lời: Nêu tên đỉnh, cạnh góc vuông, góc không vuông 
+ Góc vuông: DAE, MDN, XGY
 Góc không vuông: GBH, ICK, PEQ
- HS tự làm bài, HS lên bảng chữa bài.
- 1HS nêu. Thảo luận nhóm đôi nêu ý kiến
- HS nêu kết quả, lớp bổ sung: Góc vuông đỉnh Q, M. Góc không vuông đỉnh N, P
- 1"2 HS trả lời.
- 1 HS nêu: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
- HS tự làm bài.
- Đáp án: D
- Chuẩn bị bài sau
Chiều
Thủ công*
Ôn tập chương I – Phối hợp gấp, cắt, dán hình
I. Mục đích - Yêu cầu:
- Đánh giá kiến thức kỹ năng của H qua các sản phẩm gấp hình hoặc phối hợp gấp, cắt, dán một trong những hình đã học.
- Rèn óc sáng tao, đôi tay khéo léo
II. Công việc chuẩn bị: - GV: Các mẫu bài 1, 2, 3, 4, 5. – HS: Giấy mầu, hồ, kéo
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới.
*HĐ1. Giới thiệu bài và ghi tên bài 
*HĐ2. Hướng dẫn.
* HĐ1: Ôn tập
+ Nêu tên các bài đã học từ tuần 1 đến tuần 8?
- GV Cho H quan sát mẫu, các bài đã học
- YC H nêu cách làm từng sản phẩm
*HĐ3: Thực hành
- Chia nhóm 6
- YC các nhóm làm các bài đã học
- GV quan sát, uốn nắn HS, giúp HS còn lúng túng
*Nhận xét, đánh giá
- Cho HS trưng bày sản phẩm
- NX, đánh giá.
4. Củng cố - dặn dò: 
- GV đánh giá tiết học.
- KT sự chuẩn bị của HS, KT chéo.
- HS nêu các bài đã học:
+ Gấp tàu thuỷ 2 ống khói
+ Gấp con ếch
+ Gấp cát, dán ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng
+ Gấp, cắt, dán bông hoa 5 cánh 
- Vài HS nhắc lại
- Các nhóm thi làm và trang trí sản phẩm
- Trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét, đánh giá.
- Chọn sản phẩm đẹp.
- Chuẩn bị bài sau.
Toán
Luyện tập về hình học
I. Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh
- Biết dùng ê ke để kiểm tra và nhận biết góc vuông, góc không vuông.
- Biết cách dùng ê ke để vẽ góc vuông.
II. Công việc chuẩn bị: - GV: Ê ke loại to	- HS: ê ke nhỏ, giấy A4
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới.
*HĐ1. Giới thiệu bài và ghi tên bài 
*HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập
- GV yêu cầu HS thực hiện hoàn thành các bài tập tại lớp.
Bài 1 /43 (Nhóm tổ)
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. Hỏi:
+ Góc được tạo bởi mấy cạnh?
- Yêu cầu mỗi tổ làm 1 hình.
- Gọi HS lên bảng làm
- GV nhận xét và chốt kết quả đúng
Bài 2/43 (Cá nhân)
- Yêu cầu HS quan sát và trả lời
- GV nhận xét và chốt kết quả đúng
Bài 3/43 . 
- Hướng dẫn như bài 2
Bài 4/43. 
- Cho HS tự gấp hình
- GV nhận xét, đánh giá,
4. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học. 
- Lắng nghe,
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- 1 HS nêu. Lớp đọc yêu cầu bài
+ Góc dược tạo bởi hai cạnh xuất phát từ 1 điểm.
- Thực hiện cá nhân theo tổ.
- 3 HS lên bảng vẽ. Lớp nhận xét bổ sung
- Nêu yêu cầu bài
- Quan sát hình vẽ và tưởng tượng rồi vẽ.
- HS lên bảng dùng ê ke đo và trả lời.
Lớp nhận xét bổ sung
- HS quan sát hình/ SGK, tưởng tượng và chỉ ra 2 miếng bìa nào có thể ghép lại với nhau.
Thực hành
Luyện đọc : Các em nhỏ và cụ già
I. Mục đích - yêu cầu: 
	Luyện đọc bài: Các em nhỏ và cụ già.
1. Đọc đúng, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu & giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài.
2. Hiểu: Chúng ta cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh ta 
II. Công việc chuẩn bị : - Bảng phụ, tranh minh hoạ SGK
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới :
*HĐ1. GV giới thiệu & ghi bảng tên bài
*HĐ2. Hướng dẫn luyện đọc
- GV đọc mẫu giọng thong thả, nhẹ nhàng & có lúc băn khoăn, lo lắng.
- GV gọi HS đọc đoạn theo SGK
* Luyện đọc theo nhó ... II Công việc chuẩn bị: - Phiếu học tập (VBT),...
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu tên 4 cơ quan trong cơ thể người đã học? Nêu các bộ phận của từng cơ quan đó?
+ Cần làm gì để bảo vệ sức khoẻ?
3. Bài mới: 
*HĐ1. Giới thiệu và ghi tên bài 
*HĐ2. Hướng dẫn
* HĐ1: Trò chơi “Ai nhanh ai đúng”
- Chia lớp thành 4 đội, lập ban giám khảo.
- Cách chơi: Giáo viên đưa ra 1 câu hỏi. Đội nào có tín hiệu nhanh nhất sẽ được trả lời và trả lời đúng được 10 điểm. Nếu không trả lời đúng thì đội khác được quyền trả lời và đội đó trả lời đúng sẽ được 5 điểm. Các câu phải phù hợp với chủ đề ôn tập về “con người và sức khoẻ” và nằm trong phạm vi kiến thức đã học. Nếu câu hỏi không hợp lệ thì đội ra câu hỏi bị trừ 5 điểm.
- HD HS chơi thử.
- Tổ chức cho HS chơi thật.
- Tổng kết trò chơi.
* HĐ3: Thi vẽ tranh cổ động 
- YC mỗi đội cử 1 đại diện lên nhận giấy vẽ.
- YC các đội thảo luận chọn chủ đề vẽ tranh cổ động.
- YC HS tiến hành vẽ trong thời gian 15 phút .
- YC đại diện từng đội lên trình bày và giới thiệu nội dung tranh vẽ.
- NX các đội chơi.
4. Củng cố, dặn dò:
- NX giờ học.
- 3 HS trả lời kết hợp chỉ trên hình vẽ minh hoạ phóng to hoặc liên hệ.
- Lắng nghe cách chơi 
- Chơi thử 
- Tiến hành chơi trong thời gian 10 phút.
- Ban giám khảo tổng kết điểm của các đội.
- Đại diện các đội lên nhận giấy vẽ. 
- Từng đội thảo luận chủ đề vẽ như:
+ Không hút thuốc lá, không uống rượu bia.
+ Không sử dụng ma tuý.
+ Ăn uống, vui chơi, nghỉ ngơi hợp lý.
+ Giữ vệ sinh môi trường..
- Vẽ tranh
- Đại diện từng đội lên trình bày và giới thiệu nội dung tranh vẽ.
- NX bài vẽ của đội bạn.
- Ban giám khảo công bố kết quả của HĐ2 và kết quả chung của cả 2 HĐ
- VN HS thực hiện các việc nên làm bảo vệ sức khoẻ
Chiều
Toán
Luyện tập
I. Mục đích - yêu cầu: Giúp HS:
- Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng.
- Biết làm các phép tính với các số đo độ dài.
II. Công việc chuẩn bị: - Bảng phụ, VBT,
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
*HĐ1. Giới thiệu và ghi tên bài 
*HĐ2. Hướng dẫn thực hành VBT/52
Bài 1/52
- Gọi HS nêu YC bài tập.
- YC lớp làm bài (không nhìn vào bảng đã lập sẵn). Gọi HS chữa bài.
- Nhận xét, chữa bài
Bài 2/52
- Gọi HS nêu YC bài tập.
- YC lớp làm bài.
- Gọi HS chữa bài. Hỏi:
+ Tại sao: 7hm = 700m? 
Bài 3/52
- Gọi HS nêu YC bài tập và quan sát mẫu:
26m x 2 = 52m
- YC lớp làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
+ Khi nhân, chia số đo độ dài ta cần lưu ý điều gì?
Bài 4/53
- Gọi HS đọc bài toán.
- GV cho HS suy nghĩ và làm vào vở
- Nhận xét, đánh giá
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Lắng nghe,
- 1 HS nêu: Số?
- HS tự làm bài. 2 HS làm bảng phụ chữa bài.
 Lớp NX, bổ sung.
- 1 HS nêu: Số?
- HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
+ 1hm = 100m ị 7hm = 700m 
- 1 HS nêu: Tính (theo mẫu)
- HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- 2HS đọc bài toán
- Lớp làm bài vào vở. 1HS làm bảng phụ
- VN ôn lại bài và CBBS
Ngoài giờ lên lớp 
An toàn giao thông Bài 6
 (Có giáo trình riêng)
Âm nhạc*
(Cô Mai soạn giảng)
Thứ sáu ngày 29 tháng 10 năm 2010
Tập làm văn
Kiểm tra: Đọc hiểu – Luyện từ và câu
I- Mục đích, yêu cầu:
- Kiểm tra đọc hiểu, luyện từ và câu
II. Công việc chuẩn bị: - Đề kiểm tra của tổ,
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới: 
*HĐ1. Giới thiệu và ghi tên bài 
- Giáo viên nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết kiểm tra.
- Giáo viên phát đề kiểm tra.
*HĐ2. Hướng dẫn
- Hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của bài, cách làm bài :
+ Đọc kĩ bài văn (thơ) trong khoảng 15 phút.
+ Khoanh tròn ý đúng trong giấy kiểm tra để trả lời câu hỏi
+ Lúc đầu tạm đánh dấu bằng bút chì
+ Làm bài xong kiểm tra lại kết quả bằng cách đọc kỹ bài văn, và soát lời giải, cuối cùng đánh dáu chính thức bằng bút mực
- Yêu cầu HS làm bài
- Thu bài chấm điểm
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ kiểm tra
- Nhận đề kiểm tra
- Lắng nghe
- Đọc thầm toàn bài
- Học sinh làm bài
- Kiểm tra lại bài trước khi nộp bài
- VN ôn lại bài và CBBS
Toán
Luyện tập
I. Mục đích – yêu cầu:
- Làm quen với việc đọc, viết số đo độ dài có 2 tên đơn vị đo
- Làm quen với việc đổi số đo độ dài có có 2 tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo (nhỏ hơn đơn vị đo còn lại)
- Củng cố phép cộng, phép trừ các số đo độ dài.
- Củng cố cách so sánh các độ dài dựa vào số đo của chúng.
II. Công việc chuẩn bị : - Bảng phụ, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- YC HS đọc bảng đơn vị đo độ dài , nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài 
- Đổi 	 5 hm = m	 4 dm = m
 3 m = cm 1 m =  mm
3. Bài mới: 
 *HĐ1. Giới thiệu và ghi tên bài 
 *HĐ2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 (Miệng):
- YC HS đọc phần a
- Gọi HS nêu YC phần b và cách làm, mẫu
- YC lớp làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
+ Vì sao 3 m 2 cm = 32 cm
 9 m 3 dm = 93 dm?
Bài 2 (Cá nhân):
- Gọi HS nêu YC bài tập.
- YC lớp làm bài, gọi HS chữa bài.
+ Khi thực hiện các phép tính liên quan đến số đo độ dài ta cần lưu ý gì?
Bài 3 (Nhóm):
- Gọi HS nêu YC bài tập.
- YC lớp làm bài theo nhóm đôi, gọi HS chữa bài. Hỏi:
+ Vì sao 6 m 3 cm < 7 m?
+ Muốn so sánh số đo độ dài có 2 tên đơn vị đo với số đo độ dài có 1 tên đơn vị đo, ta làm thế nào?
4. Củng cố, dặn dò:
- NX giờ học.
- 2 HS đọc
- 1HS lên bảng làm, lớp làm nháp 
- Lắng nghe
- 1 HS đọc
- 1 HS nêu: Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
- HS tự làm bài.
- 5 HS nối tiếp nhau lên bảng điền số. 
- 1"2 HS trả lời.
- 1 HS nêu: Tính
- HS tự làm bài, 2 HS lên bảng chữa bài.
+ ghi đơn vị đo độ dài vào kết quả
- 1 HS nêu
- HS tự làm bài, 2 nhóm làm bảng phụ, Lớp nhận xét chữa bài.
+ Nêu: 6 m 3 cm = 630 cm 
 7 m = 700 m 
 ị 6 m 3 cm < 7 m
- Vài HS nêu
- CBBS: Thực hành đo độ dài 
Thể dục
Ôn hai động tác: vươn thở – tay 
của bài thể dục phát triển chung
I. Mục đích - yêu cầu:
- Ôn động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát tiển chung. 
- Yêu cầu học sinh thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi “ Chim về tổ”. Yêu cầu học sinh biết cách và chơi tương đối chủ động
II. Phương pháp dạy - học: - Quan sát, làm mẫu, luyện tập, trò chơi
III. Công việc chuẩn bị: - Còi, vạch kẻ sân, vẽ vòng tròn
IV. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV cùng HS kiểm tra, vệ sinh nơi tập.
3. Bài mới: 
*HĐ1. Phần mở đầu
- Giáo viên nêu nội dung yêu cầu của tiết học
- Cho HS tập 1 số động tác khởi động
* HĐ2. Phần cơ bản
* Ôn động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung.
- Cho HS ôn theo nhóm
- Lưu ý: 
+ Động tác thở cần hít thở mạnh kết hợp với động tác.
+ Động tác tay: khi dang tay phải duỗi thẳng tay
* Trò chơi “Chim về tổ”
- YC HS nhắc lại cách chơi
- Nhận xét
*HĐ3. Phần kết thúc
- GV hệ thống lại bài
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Lớp chạy 1 vòng quanh sân trường
- Khởi động quay các khớp
- Học sinh ôn theo nhóm
- 1 số học sinh làm mẫu
- Luyện theo tổ
- Thi đua giữa các tổ
- Học sinh chơi 6 – 8 phút
- HS đi thường theo nhịp
- VN ôn lại các động tác đã học.
Tiếng Anh
(Cô Nga soạn giảng)
Chiều 
Thực hành
Tiếng việt: kiểm tra viết (chính tả - tập làm văn)
(Đề kiểm tra do tổ ra, phô tô riêng cho mỗi HS 1 đề)
Tiếng việt
ôn tập tổng hợp
I. Mục đích, yêu cầu:
- Luyện tập củng cố vốn từ: Chọn từ ngữ thích hợp bổ xung ý nghĩa cho các từ chỉ sự vật.
- Ôn luyện về dấu phảy (ngăn cách các bộ phận trạng ngữ trong câu, các thành phần đồng thức).
II. Công việc chuẩn bị: - Các phiếu ghi tên các bài tập đọc,
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
*HĐ1. Giới thiệu bài và ghi tên bài
*HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1 (Cá nhân)
- GV đưa bài tập và gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập
- GV cho HS xem mấy bông hoa hồng, hoa huệ, hoa cúc có ghi nội dung bài tập đọc yêu cầu cần kiểm tra
- GV mời HS lên bảng thực hiện tiếp phần kiểm tra đọc, 
- GV nhận xét, chấm điểm 
Bài 2 (Cá nhân):
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- GV gọi HS lên bảng làm 
- GV nhận xét – chốt lại lời giải đúng
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Lắng nghe,
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS nghe 
- HS quan sát, lắng nghe nhiệm vụ,
- HS đọc thầm đoạn văn - làm bài cá nhân 
- HS lên bảng thi làm bài trên phiếu - đọc kết quả - HS nhận xét.
- 2 HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS làm bài vào vở:
+ Hằng năm cứ vào....tháng 9, các trường ...năm học mới?
+ Sau 3 tháng hè....trường, chúng em ....gặp thầy, gặp bạn?
- 3 HS làm bảng phụ, lớp NX bài làm 
- HS nhận xét. Chữa bài cho bạn 
- VN ôn lại bài và CBBS
Hoạt động tập thể
Sơ kết tuần 9
I. Mục đích, yêu cầu:
- Kiểm tra học tập trong tuần
- Sinh hoạt văn nghệ
- Phương hướng tuần tới
II. Công việc chuẩn bị: - Nội dung cuộc họp
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
*HĐ1. Giới thiệu bài và ghi tên bài
*HĐ2. Hướng dẫn kiểm điểm
- GV yêu cầu các tổ trưởng lên báo cáo tình hình học tập, nề nếp của tổ mình trong tuần. Mỗi tổ báo cáo xong, yêu cầu các tổ khác đóng góp ý kiến nhận xét về tổ bạn.
- Sau khi 3 tổ báo cáo xong, yêu cầu cả lớp bình chọn bạn ngoan, học giỏi, viết đẹp trong tuần.
- GV nhận xét, nhắc nhở nề nếp ra vào lớp, chuẩn bị đồ dùng. Nề nếp ăn ngủ buổi trưa.
- Khen bạn được bình chọn và khuyến khích HS cần cố gắng hơn nữa.
* HĐ3. Phương hướng tuần tới
- Tiếp tục giữ vững nề nếp học tập, đi học đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ. ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. 
- Nhắc nhở HS chuẩn bị hết những đồ dùng học tập và soạn sách vở, đồ dùng cẩn thận.
- Cho HS vui văn nghệ
4. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Lắng nghe,
- Lần lượt từng tổ lên báo cáo trước lớp
- Lớp nhận xét bổ sung ý kiến:
+ Nêu những mặt còn tồn tại cần khắc phục của tổ bạn và những điểm mạnh của tổ bạn.
- Lớp bình chọn bạn xuất sắc nhất trong tuần.
- Lắng nghe,
- Vui văn nghệ,
- VN ôn lại bài và CBBS

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9 Sau.doc