TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 1, 2)
I .Mục đích yêu cầu:
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc đọc khoảng 55 tiếng/ phút ); trả lời được 1 CH về nội dung đoạn, bài.
-Tìm sự vật đước so sánh với nhautrong các câu đã cho (BT2). Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh (BT3).
-Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai là gì? (BT2). Kể lại từng đoạn câu chuyện đã học (BT3).
- GD ý thức chăm học.
II. Chuẩn bị :
-GV : 1 số thăm ghi bài tập đọc. Chép sẵn BT 2, 3.
-HS : Ôn bài, sách.
III. Hoạt động dạy – học :
TUẦN 9 Ngày soạn: 20/ 10/ 2011 Ngày dạy: Thứ hai 21/10/2011 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN ÔÂN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 1, 2) I .Mục đích yêu cầu: - Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc đọc khoảng 55 tiếng/ phút ); trả lời được 1 CH về nội dung đoạn, bài. -Tìm sự vật đước so sánh với nhautrong các câu đã cho (BT2). Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh (BT3). -Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai là gì? (BT2). Kể lại từng đoạn câu chuyện đã học (BT3). - GD ý thức chăm học. II. Chuẩn bị : -GV : 1 số thăm ghi bài tập đọc. Chép sẵn BT 2, 3. -HS : Ôn bài, sách. III. Hoạt động dạy – học : 1.Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Bài mới : Giới thiệu bài. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Tiết 1: Hoạt động 1 : Ôn tập- Kiểm tra đọc. Mục tiêu: Ôn các bài giảm tải. Kiểm tra kĩ năng đọc. * GV tổ chức cho HS ôn, đọc 2 bài “Đơn xin vào Đội; Khi mẹ vắng nhà” * Kiểm tra đọc: GV nêu yêu cầu và hình thức kiểm ttra.( KT 5,6 em) - GV nhận xét, ghi điểm, công bố điểm. Hoạt động 2 : Bài tập. Mục tiêu: Ôn luyện về phép so sánh. Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS dùng chì gạch chân ở sách; 3 HS lên bảng. - GV nhận xét, sửa sai. Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS làm vào vở, 3 HS lên bảng.( GV chấm 5,7 bài), nhận xét, chữa bài. Tiết 2: Hoạt động 3: Ôn tập- Kiểm tra đọc. Mục tiêu: Ôn các bài giảm tải. Kiểm tra kĩ năng đọc. * GV tổ chức cho HS ôn, đọc 2 bài “Chú sẻ và bông hoa bằng lăng; Mẹ vắng nhà ngày bão” * Kiểm tra đọc: GV nêu yêu cầu và hình thức kiểm ttra.( Kiểm tra 5,6 em) -GV nhận xét, ghi điểm, công bố điểm. Hoạt động 4: Bài tập. Mục tiêu: Ôn kiểu câu Ai là gì? Kể câu chuyện đã học. Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu đề. H: Các em đã được học những mẫu câu nào? H:Bộ phận in đậm trong câu trả lời cho câu hỏi nào? - GV nhận xét, sửa sai. Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu. H:Hãy nói nhanh tên các truyện đã học. - Yêu cầu thảo luận nhóm, chọn nội dung định kể. - Mời HS thi kể. - GV nhận xét, ghi điểm. -HS đọc bằng nhiều hình thức: cá nhân, nhóm; ttrả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung. -Lần lượt từng em lên bốc thăm 1 trong 5 bài quy định, về chỗ chuẩn bị 2 phút. Sau đọc bài, trả lời câu hỏi. Bài 2: Ghi tên các sự vật được so sánh trong các câu sau: a, Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ, sáng long lanh. b, Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. c, Con rùa đầu to như trái bưởi.( Đầu con rùa- trái bưởi) Bài 3: Chọn từtrống để tạo thành h/ảnh so sánh. c, Sương sớm long lanh tựa những hạt ngọc. -HS đọc bằng nhiều hình thức: cá nhân, nhóm; trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung. -Lần lượt từng em lên bốc thăm 1 trong 5 bài “ Ai có lỗi; Trận bóng dưới lòng đường; Nhớ lại buổi đầu đi học; Người mẹ; Người lính dũng cảm” về chỗ chuẩn bị 2 phút. Sau đọc bài, trả lời câu hỏi. Bài 2: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm. -HS trả lời. a, Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường? b, Câu lạc bộ thiếu nhi là gì? Bài 3: Kể lại 1 câu chuyện đã học trong 8 tuần - HS nói. - VD: Hình thức kể: Kể trình tự câu chuyện, kể lời 1 nhân vật, cùng bạn phân vai, - HS thi kể( Lớp nhận xét, bình chọn) 3/ Củng cố- Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Dặn về ôn lại các bài tập đọc và bài học thuộc lòng. ******************************* TOÁN GÓC VUÔNG, GÓC KHÔNG VUÔNG I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Bước đầu có biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông. - Biết dùng ê- ke để nhận biết góc vuông, không vuông, vẽ góc vuông( trường hợp đơn giản). -GD ý thức chăm học, biết ứng dụng bài học vào thực tế. *HS khá, giỏi làm hết bài 2 II/ Cuẩn bị: - GV: Ê- ke, mô hình đồng hồ. - HS: Vở, bảng, phấn, ê- ke. III/ Hoạt động dạy- học: 1/ Bài cũ: ( Hòa, Thỷ) lên bảng tìm X 24 : X = 2 40 : X = 4 2/ Bài mới: GV giới thiệu bài. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Giới thiệu về góc. Mục tiêu: Giúp HS có khái niệm về góc. - GV gắn mô hình đồng hồ: Giảng “ Hai kim đồng hồ tạo thành 1 góc tại tâm o”. - GV vẽ. - GV gắn 2 mô hình đồng hồ tiếp, yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn để nhận biết góc, lên vẽ được( 2 HS lên bảng vẽ; lớp vẽ ra bảng con) H: Qua quan sát và vẽ, em có nhận xét gì về góc? - Yêu cầu HS đặt tên cho 2 cạnh. H: Điểm nào chung của 2 cạnh? GV: Điểm O- đỉnh góc O. Ta có góc đỉnh O, cạnh AO, OB. * Kết luận: Hai kim đồng hồ ở mỗi hình trên tạo thành góc. Hoạt động 2: Giới thiệu góc vuông, góc không vuông. Mục tiêu: HS phân biệt được góc vuông, góc không vuông. - GV vẽ góc, đặt tên, giảng: “ Đây là góc vuông”, giới thiệu đỉnh, cạnh. - GV vẽ tiếp 2 góc: yêu cầu HS đặt tên, đọc và nhận biết xem góc đó có vuông không? H: Tìm xung quanh em những chỗ nào tạo thành góc? Góc đó có vuông không? Hoạt động 3: Giới thiệu ê- ke. Mục tiêu: Nắm cấu tạo và biết cách sử dụng ê- ke. - GV cho HS xem cái ê- ke rồi giơí thiệu: “ Đây là cái ê- ke” H: Em mô tả đặc điểm, cấu tạo, chất liệu của ê- ke. H: Thử đặt ê- ke lên 3 hình xem có hình nào 2 cạnh ê- ke trùng 2 cạnh của hình? H: Em cho biết ê- ke dùng để làm gì? *KL: Ê- ke dùng để kiểm tra góc vuông. Hoạt động 4: Thực hành. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vừa học, làm bài tập. Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu. a, Yêu cầu HS dùng ê- ke để kiểm tra góc của HCN(GV hướng dẫn cách cầm để kiểm tra). Cách đánh dấu góc vuông. b, Gọi 1 HS đọc mẫu; GV vẽ mẫu( 2 HS lên bảng; lớp vẽ ra bảng con) H: Bài 1 củng cố kiến thức gì? Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu.( GV treo bảng) - Yêu cầu HS thảo luận nhóm. - Gọi HS làm miệng(Lớp nhận xét, sửa) (* Có thể dùng ê- ke để kiểm tra góc vuông). Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS vẽ, làm vào vở( GV chấm 1 số bài, Nhận xét- sửa bài) Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu. -Yêu cầu HS khoanh vào sách. - HS quan sát, làm quen với biểu tượng về góc. - Góc gồm có 2 cạnh xuất phát từ 1 điểm. - VD: AO, OB - Điểm O - HS đọc tên góc, cạnh(HS có thể đặt tên khác ) -HS nhắc lại. Góc vuông( đỉnh O, cạnh AO,OB) - Góc đỉnh P, E không vuông. - HS tìm VD, nêu. - HS quan sát. -có 3 tia(3 cạnh khép kín) giống tam giác. - HS thực hành. -kiểm tra góc Bài 1: Dùng ê- ke kiểm tra góc vuông, đánh dấu - có 4 góc vuông. - HS đọc, xem mẫu. Bài 2: Nêu tên đỉnh, cạnh, các góc vuông( không vuông) -HS làm trong nhóm, HS nêu miệng. Bài 3: Trong tứ giác MNPQ, góc nào vuông, - Góc đỉnh M,Q vuông; Góc đỉnh N,P không vuông. Bài 4: Hình đó có 4 góc vuông. 3.Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. Dặn về nhà ôn lại bài. ************************************************************************************ Ngày soạn: 21/ 10/ 2011 Ngày dạy: Thứ ba 22/10/2011 TẬP VIẾT ÔN TẬP – KIỂM TRA ĐỌC(Tiết 3) I/ Mục đích yêu cầu: - Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. -Đặt được 2 – 3 câu theo mẫu Ai là gì? (BT2). -Hoàn thành được đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường, xã, quận, huyện theo mẫu (BT3). - GD ý thức học và chuẩn bị bài. II/ Chuẩn bị: - GV: Một số thăm; 5 tờ giấy lớn, bút dạ. - HS: Sách, ôn bài. III/ Hoạt động dạy- học: 1/ Bài cũ: - (Đại) lên đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm. Trường học là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước. - (Uyển) lên kể chuyện đã học. 2/ Bài mới: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1 : Ôn tập- Kiểm tra đọc. Mục tiêu: Ôn các bài giảm tải. Kiểm tra kĩ năng đọc. * GV tổ chức cho HS ôn, đọc 2 bài “Mùa thu của em; Ngày khai trường” * Kiểm tra đọc: GV nêu yêu cầu và hình thức kiểm tra.( Kiểm tra 5,6 em) - GV nhận xét, ghi điểm, công bố điểm. Hoạt động 2 : Bài tập. Mục tiêu: Ôn kiểu câu Ai là gì? Hoàn thiện lá đơn. Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS thảo luận làm miệng. Sau đọc trước lớp. - GV và HS nhận xét, sửa. Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu và mẫu đơn - Yêu cầu HS dùng chì làm vào sách. - Gọi 3,4 HS đọc đơn trước lớp. - GV chấm 5,7 bài (Nhận xét, sửa). -HS đọc bằng nhiều hình thức: cá nhân, nhóm; trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung. -Lần lượt từng em lên bốc thăm 1 trong 5 bài “ Ai có lỗi; Trận bóng dưới lòng đường; Nhớ lại buổi đầu đi học; Người mẹ; Người lính dũng cảm” về chỗ chuẩn bị 2 phút. Sau đọc bài, trả lời câu hỏi. Bài 2: Đặt 3 câu theo mẫu Ai là gì? -VD: Chúng em là học sinh tiểu học. Bài 3: Hoàn thiện lá đơn theo mẫu - HS làm bài. - HS đọc ( Lớp nhận xét, đánh giá) ******************************** . ĐẠO ĐỨC CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN I.Mục tiêu: Giúp HS hiểu: Cần chia sẻ vui, buồn cùng bạn( bằng cách chúc mừng hoặc an ủi, động viên). Ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn. Trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè, có quyền được đối xử bình đẳng, được hỗ trợ, giúp đỡ khi khó khăn. Biết thông cảm chia sẻ vui buồn cùng bạn trong những tình huống cụ thể, biết đánh giá và tự đánh giá bản thân trong việc quan tâm giúp đỡ bạn. Quý trọng các bạn biết quan tâm chia sẻ buồn vui với bạn bè. * Các KNS cơ bản được GD trong bài: - Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn. -Kĩ năng thể hiện sự ... ùp quan sát, theo dõi. - gồm 2 đơn vị đo( mét, xăng- ti-mét) - Viết tắt: AB dài 1m 9 cm -Đọc: một mét chín xăng- ti- mét b, Viết số vào chỗ chấm( theo mẫu) - HS đọc và phân tích. M: 3m4dm= 30 dm+4 dm = 34 dm 3m 4cm= 300cm + 4 cm = 304 cm -đổi số đo có đơn vị đo lớn hơn ra đơn vị nhỏ hơn cùng thành phần, sau đó cộng lại. 3m 2cm = cm 4 m 7dm = dm Bài 2: Tính 8dam+ 5dam=13dam 720m + 43m = 763m 57hm – 28hm = 29hm 403cm–52cm= 351cm 12km x 4 = 48km 27 mm:3= 9 mm -thực hiện tính có kèm đơn vị đo. Bài 3: Điền dấu >, <, =? 6m 3cm 5m 6m 3cm > 6m 5m 6cm < 6m 6m 3cm < 630cm 5m 6cm = 506cm 6m 3cm = 603cm 5m 6cm < 560cm 3.Củng cố - Dặn dò. -Nhận xét tiết học. Về nhà luyện tập thêm. - Chuẩn bị mỗi em một thước thẳng có vạch chia cm, mỗi nhóm 1 thước mét (hoặc thước dây). ******************************* TẬP LÀM VĂN KIỂM TRA (PHÒNG RA ĐỀ) ******************************** HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ I. Mục tiêu:- Nhận xét các ưu, nhược điểm trong tuần. Nêu kế hoạch tuần 10. Triển khai hoạt động ngoài giờ lên lớp: Đẩy mạnh công tác thi đua học tập chào mừng ngày thành lập HLHPNVN 20/10. GD môi trường; Dạy ATGT bài 2. - HS nắm được ý nghĩa và những hoạt động chính của hội phụ nữ Việt Nam. - HS có ý thức học tập tốt, kính yêu và biết ơn bà, mẹ và cô. II. Chuẩn bị: - GV: Nội dung sinh hoạt; Chỉ tiêu phát động thi đua; kế hoạch tuần 10. - HS: Chỉ tiêu đăng kí thi đua. III. Hoạt động: 1/ Nhận xét các hoạt động trong tuần: * Ưu điểm: - HS đi học đều, trong tuần không có HS nghỉ học. Nề nếp ra vào lớp tốt. - Đa số chăm ngoan, tu dưỡng đạo đức tốt, đoàn kết giúp đỡ bạn bè. - Tích cực hưởng ứng thi đua tiết học tốt, giành nhiều hoa điểm 10 dâng tặng thầy cô. - Có ý thức học và làm bài. Chuẩn bị bài mới khá tốt. Ôn tập, kiểm tra đọc nghiêm túc. - Thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ của người HS. Tích cực tham gia các hoạt động ngoài giờ. - Tham gia giữ VS cá nhân, VS trường lớp sạch sẽ. - Tuyên dương: Huy, Đào Hồng,Nguyễn Hồng, Hòa, Bảo, Trường * Nhược điểm: - Một số HS tiến bộ chậm, chưa chăm học( Quang, Thỷ, Đại,) - Còn một số em bị điểm kém (Quang, Thỷ,) 2/ Kế hoạch tuần 10: - Duy trì sĩ số, HS đi học chuyên cần, nghỉ học phải có lí do chính đáng. - Dạy và học đúng kế hoạch tuần 10. Ôn tập - thi định kì lần I. - Tiếp tục hưởng ứng phong trào thi đua. Bồi dưỡng, cờ vua, vở sạch chữ đẹp. - Duy trì thời gian 15 phút truy bài đầu giờ. - Học và làm bài đầy đủ, chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. - Tích cực tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp. Duy trì các hoạt động học nhóm, “ Đôi bạn học tập” giúp nhau cùng tiến. Tham gia các hoạt động ngoài giờ. - Tham gia giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp. Giữ gìn trường xanh - sạch - đẹp. 3/ Hoạt động ngoài giờ: * Tiếp tục hưởng ứng phong trào thi đua học tập chào mừng ngày TLHLHPNVN 20/10. - GV phát động phong trào thi đua. - Yêu cầu các tổ trao đổi, thảo luận đăng kí các chỉ tiêu thi đua ( cá nhân, tổ, tập thể lớp), đề ra biện pháp thực hiện. - Yêu cầu đại diện các tổ trình bày chỉ tiêu, biện pháp của tổ mình. - GV nhận xét đưa ra phương hướng và biện pháp thực hiện: + Lễ phép vâng lời thầy cô giáo. + Đi học chuyên cần – chuẩn bị bài chu đáo. + Tích cực xây dựng bài. Sôi nổi thi đua giành hoa điểm 10. XD nhiều tiết học tốt. + Ôn tập và thi ĐK lần I đạt kết quả cao. + Tham gia nhiệt tình các hoạt động ngoài giờ: Tập văn nghệ, cờ vua, vở sạch chữ đẹp * GDMT: HS tham gia giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp và khu dân cư. * Dạy ATGT: Giao thông đường sắt. ************************************************************************************* ÔN CHƯƠNG I: PHỐI HỢP CẮT, DÁN HÌNH I/ Mục tiêu: - Ôn lại kiến thức đã học ở chương I(gấp, cắt, dán hình đơn giản.) - Củng cố kĩ năng gấp, cắt, dán và trình bày sản phẩm. - Giáo dục HS biết làm các sản phẩm trang trí nhà cửa, góc học tập. II/Chuẩn bị: GV: Các mẫu bài học. Tranh quy trình. HS: Đồ dùng học thủ công. III/ Hoạt động dạy- học: 1/ Bài cũ: - GV chấm 1 số bài tiết trước( Nhận xét, đánh giá) - Kiểm tra đồ dùng học tập. 2/ Bài mới: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Ôn lại các thao tác gấp, cắt, Mục tiêu: Củng cố quy trình gấp cắt hình đơn giản. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn các yêu cầu sau: + Kể tên các bài đã học trong chương I. + Nhắc lại quy trình thực hiện của từng sản phẩm. + Em có nhận xét gì về quy trình gấp, cắt các bài mới so với các bài đã học. + Từ quy trình gấp, cắt trên, em có thể sáng tạo gấp cắt các sản phẩm khác. Hoạt động 2: Thực hành phối hợp cắt, dán Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để phối hợp cắt, dán 1 số sản phẩm thủ công. -GV chia 3 dãy, mỗi dãy thành 2 nhóm nhỏ. Các nhóm tự chọn bài phối hợp để thực hành( VD: 1 vườn hoa có những chú ếch đang thi nhảy,) - GV theo dõi, kèm và tư vấn cho các nhóm. * Trưng bày, đánh giá sản phẩm. - GV chấm sản phẩm cho các nhóm(Nhận xét) - HS thảo luận, báo cáo trước lớp (NX, bổ sung) -VD: Gấp con ếch gần giống 1 số bước gấp máy bay Gấp sao 5 cánh giống gấp hoa 5 cánh, - VD: Gấp hạc giấy, hoa tuy líp - HS lập nhóm, phân công bạn cắt, bạn dán, bạn trang trí sản phẩm. - Các nhóm gắn sản phẩm lên bảng( Lớp nhận xét, bình chọn) 3/ Củng cố- Dặn dò: - GV củng cố bài. Dặn chuẩn bị bài sau. Hoạt động1: Giải ô chữ. 1. Mục tiêu :Nêu được cấu tạo, vai trò của các cơ quan đã học và biện pháp bảo vệ các cơ quan đó. 2. Cách tiến hành: Bước 1: Thảo luận nhóm. - GV treo bảng phụ có kẻ các ô chữ và nội dung các ô chữ. – Yêu cầu HS quan sát, đọc lại nội dung gợi ý các ô chữ. - Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 3 để giải đáp các ô chữ. Bước 2: Hoạt động chung cả lớp. - GV chia lớp làm 2 đội, mỗi đội cử 1 em phụ trách ô chữ, và 2 em làm giám khảo. -Tổ chức cho HS thi đua giải ô chữ. Ban giám khảo theo dõi chấm điểm cho từng đội, mỗi ô chữ hàng ngang được 5 điểm, ô chữ cột dọc được 30 điểm. * ND gợi ý các ô chữ: 1/ Từ conø thiếu trong câu sau: “Não và tủy sống là trung ương thần kinh mọi hoạt động của cơ thể.” (9 chữ cái) 2/ Bộ phận đưa máu từ các cơ quan của cơ thể về tim. (8 chữ cái) 3/ Cơ quan thần kinh trung ương điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. (3 chữ cái) 4/ Một trạng thái tâm lý rất tốt đối với cơ quan thần kinh. (5 chữ cái) 5/ Nơi sưởi ấm và làm sạch không khí trước khi vào phổi. (3 chữ cái) 6/ Bộ phận đưa máu từ tim tới các cơ quan trong cơ thể (8 chữ cái) 7/ Nhiệm vụ của máu là đưa khí ô xi và chất dinh dưỡng đi (9 chữ cái) 8/ Bộ phận thực hiện trao đổi không khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài (4 chữ cái) 9/ Cơ quan bài tiết nước tiểu bao gồm: 2 quả thận, 2 ống dẫn nước tiểu, ống đái và (7 chữ cái) 10/ Thấp tim là bận tim mạch thường gặp ở trẻ em, rất cần phải đề phòng (8 chữ cái) 11/ Bộ phận lọc chất thải có trong má u thành nước tiểu (4 chữ cái) 12/ Nhiệm vụ quan trong của thận là (6 chữ cái) 13/ Khí thải ra ngoài cơ thể (8 chữ cái) 14/ Bộ phận “Đập thì sống, không đập thì chết” (3 chữ cái.) 15/ Đây là cách sống cần thiết để được khoẻ mạnh. (12 chữ cái) 16/ Bộ phận điều khiển các phản xạ của cơ thể (7 chữ cái) - GV nhận xét, tuyên dương đội thắng. Bước 3: Kết luận - Yêu cầu HS đọc lại các ô chữ đúng. - Giáo viên chốt lại các nội dung cơ bản về cấu tạo, chức năng của các cơ quan và cách bảo vệ các cơ quan đó. Hoạt động 2: Chơi trò chơi: “ Ai nhanh – Ai đúng” 1. Mục tiêu: Củng cố về các nội dung cơ bản của bài ôn tập. 2. Cách tiến hành: Bước 1: Hướng dẫn và tổ chức. - GV nêu luật chơi – cách chơi. * Cách chơi: GV cho HS bốc các câu hỏi trong hộp và trả lời nhanh – lớp nhận xét + Đ – S. - Tổ chức cho HS chơi. * Các câu hỏi: H.Nêu tên và nêu chức năng của cơ quan tuần hoàn? H. Để bảo vệ cơ quan tuần hoàn, em nên làm gì và không nên làm gì? H. Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào? Nêu chức năng của cơ quan hô hấp? H.Để bảo vệ cơ quan hô hấp, em phải làm gì? H. Kể tên các cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng? H.Em phải làm gì để bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu? H. Nêu tên và chức năng của các bộ phận trong cơ quan bài tiết nước tiểu? H. Cơ quan thần kinh gồm những bộ phận nào? Chúng có chức năng gì? H.Để bảo vệ cơ quan thần kinh, em nên làm gì và không nên làm gì? Bước 2: Kết luận - GV nhận xét – chốt ý đúng. - HS quan sát – 1HS đọc nội dung các ô chữ – lớp đọc thầm theo. - HS thảo luận nhóm 2 . - HS theo dõi, chia 2 đội và thực hiện theo yêu cầu. - HS tham gia giải ô chữ. * Đáp án: + dòng 1: điều khiển. + dòng 2: tĩnh mạch. + dòng 3: não. + dòng 4: vui vẻ. + dòng 5: mũi. + dòng 6: động mạch. + dòng 7: nuôi cơ thể. + dòng 8: phổi. + dòng 9: bóng đái. + dòng 10: nguy hiểm. + dòng 11: thận. + dòng 12: lọc máu. + dòng 13: các bô níc. + dòng 14: tim. + dòng 15: sống lành mạnh. + dòng 16: tủy sống. * Cột dọc: Khỏe mạnh để học tốt. - HS theo dõi – nhận xét. - Một số HS đọc ô chữ. - HS theo dõi. - HS theo dõi nắm cách chơi. - Tham gia trò chơi. - HS theo dõi – ghi nhớ.
Tài liệu đính kèm: