Giáo án dạy thêm Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021

Giáo án dạy thêm Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021

1. Hoạt động khởi động

- Ổn định lớp

- KTBC:Đọc đoạn 1- 2 bài Tiếng đàn và trả lời câu hỏi 1,2 SGK

- Nhận xét

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

a. Giới thiệu bài: qua tranh

b. Luyện đọc

- GV đọc toàn bài: Diễn cảm.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

- Đọc từng câu: (2 lượt.)

- HD HS đọc: dồn dập, Quắm Đen, Cản Ngũ, nhễ nhại.

- Đọc từng đoạn trước lớp:

- GV nhắc nhở HS ngắt, nghỉ hơi giữa các cụm từ. Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới: tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố

- Đọc từng đoạn trong nhóm

- Gọi đại diện 1 số nhóm đọc

c. Tìm hiểu bài

- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và TLCH:

+ Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật?

- Yêu cầu HS đọc thầm, thảo luận nhóm và TLCH:

+ Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau ?

+ Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào ?

+ Ông Cản Ngũ đã bất ngờ chiến thắng như thế nào?

+ Theo em vì sao ông Cản Ngũ chiến thắng ?

- Cho HS tìm hiểu nội dung câu chuyện

- Nx, chốt nội dung

TIẾT 2

3. Hoạt động luyện tập

- GV đọc diễn cảm đoạn 3.

- Hướng dẫn học sinh ngắt hơi, nhấn giọng

- Gọi HS đọc

- GV cho 4 HS thi đọc

- Cho HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt

KỂ CHUYỆN

- GV cho HS đọc gợi ý và kể lại 5 đoạn của câu chuyện.

- Cho từng cặp HS tập kể 1 đoạn câu chuyện

- YC 5 HS tiếp nối nhau kể 5 đoạn câu chuyện

- 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.

4. Hoạt động mở rộng tìm tòi:

- Nhắc lại nội dung bài học

- GD: giữ vững nét đẹp truyền thống văn hoá về hội vật; bình tĩnh khi xử lí tình huống

- Nhận xét tiết học

- Giao việc: tập kể lại câu chuyện cho người thân mình nghe. Chuẩn bị: Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên.

 

doc 43 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 421Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2
Ngày dạy:thứ 2,18/5/2020
TĐ - KC - TIẾT 5 + 6
HỘI VẬT
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu nội dung bài: cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đo vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi. 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước.
- HS có ý thức yêu thích thể thao.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ, tranh minh họa SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động
- Ổn định lớp
- KTBC:Đọc đoạn 1- 2 bài Tiếng đàn và trả lời câu hỏi 1,2 SGK
- Nhận xét
- Hát
- 2 HS thực hiện
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
a. Giới thiệu bài: qua tranh
- Nêu tên bài
b. Luyện đọc
- GV đọc toàn bài: Diễn cảm.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu: (2 lượt.)
- HD HS đọc: dồn dập, Quắm Đen, Cản Ngũ, nhễ nhại.
- Đọc từng đoạn trước lớp:
- GV nhắc nhở HS ngắt, nghỉ hơi giữa các cụm từ. Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới: tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Gọi đại diện 1 số nhóm đọc
- Đọc thầm
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc theo hướng dẫn
- Đọc từng đoạn: 5 đoạn
- Giải nghĩa từ
- HS đọc trong nhóm
- Đại diện đọc
c. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và TLCH:
+ Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật?
- Yêu cầu HS đọc thầm, thảo luận nhóm và TLCH:
+ Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau ?
+ Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào ?
+ Ông Cản Ngũ đã bất ngờ chiến thắng như thế nào?
+ Theo em vì sao ông Cản Ngũ chiến thắng ?
- HS đọc đoạn 1 trả lời.
+ Trống nổi lên dồn dập, người xem đông như nước chảy, náo nức, chen lấn nhau, quây kín quanh sới vật trèo cả lên cây để xem.
- Thực hiện
+ Quắm Đen: lăn xả vào, dồn dập ráo riết.. Ông Cản Ngũ: lớ ngớ, chậm chạp chủ yếu chống đỡ. 
+ Ông Cán Ngũ bước hụt nhanh như cắt Quắm đen lao vào ôm một bên chân ông bốc lên mọi người reo hò ầm ĩ nghĩ rằng ông Cản Ngũ thua chắc.
+ Quắm đen gò lung không sao nhấc nổi chân ông và ông nắm lấy khố anh ta nhấc nổi lên như nhấc con ếch. 
+ Vì ông điềm đạm giàu kinh nghiệm 
- Cho HS tìm hiểu nội dung câu chuyện
- Nx, chốt nội dung	
- Cùng nhau trao đổi tìm hiểu nội dung câu chuyện
TIẾT 2
3. Hoạt động luyện tập
- GV đọc diễn cảm đoạn 3.
- Hướng dẫn học sinh ngắt hơi, nhấn giọng
- Gọi HS đọc
- GV cho 4 HS thi đọc 
- Cho HS nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt
- Đọc thầm theo
- HS lắng nghe
- 2 HS đọc
- 4 thi đọc diễn cảm 
- HS nhận xét
KỂ CHUYỆN
- GV cho HS đọc gợi ý và kể lại 5 đoạn của câu chuyện.
- Cho từng cặp HS tập kể 1 đoạn câu chuyện
- YC 5 HS tiếp nối nhau kể 5 đoạn câu chuyện
- 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.
- Đọc các gợi ý
- Từng cặp HS kể chuyện.
- HS kể lại 5 đoạn câu chuyện.
- 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- HS nhận xét.
4. Hoạt động mở rộng tìm tòi:
- Nhắc lại nội dung bài học
- GD: giữ vững nét đẹp truyền thống văn hoá về hội vật; bình tĩnh khi xử lí tình huống
- Nhận xét tiết học
- Giao việc: tập kể lại câu chuyện cho người thân mình nghe. Chuẩn bị: Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên.
- Phát biểu
- Lắng nghe
- Nhận việc
TOÁN - TIẾT 7
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Có kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương). 
- Vận dụng phép tính chia để làm tính và giải toán. Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1;Bài 2 (a, b); Bài 3; Bài 4.
- Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động
- Ổn định lớp
- KTBC: Đặt tính rồi tính:
3613 : 3 1275 : 5
- Nhận xét
- Hát
- 2 HS thực hiện
2. Hoạt động luyện tập:
a. Giới thiệu bài:
- Nêu tên bài
b. Làm tính
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Cho HS làm vào bảng con
- Nhắc HS cách thực hiện phép tính chia.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Lớp làm bài vào bảng con
c. Tìm thừa số chưa biết
Bài 2a; b: Tìm x
+ X là thành phần nào của phép tính?
+ Nêu cách tìm X?
- Gọi 2 HS làm vào bảng phụ
- Yêu cầu HS cả lớp làm vào vở
- Nhắc nhở HS cách trình bày toán tìm x
- 1 HS đọc yêu cầu đề
+ Thừa số chưa biết
+ Lấy tích chia cho thừa số đã biết
d. Tính nhẩm, giải toán 
Bài 3: Toán giải 
- Đặt hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS giải toán
- Cho HS làm bài vào vở
- Gọi 1 HS lên tóm tắt; 1 HS lên làm bài giải
- Cho HS nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Trả lời câu hỏi hướng dẫn của GV
- Cả lớp làm bài vào vở
- 1 HS lên tóm tắt; 1 HS lên làm bài giải
Bài giải
Số ki-lô-gam gạo đã bán là:
2024: 4 = 506 (kg)
Số ki-lô-gam gạo còn lại là:
2024 – 506 = 1518 (kg)
Đáp số: 1518 kg gạo.
Bài 4: Tính nhẩm
- Hướng dẫn HS tính nhẩm như trong SGK
- Cho 2 nhóm thi làm tiếp sức. 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Theo dõi GV hướng dẫn
- 2 nhóm thi làm tiếp sức:
 6000: 2 = 3000 8000: 4 = 2000
 9000: 3 = 3000 
3. Hoạt động mở rộng tìm tòi:
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Giao việc: Xem lại bài. Chuẩn bị: Luyện tập chung.
- Phát biểu
- Lắng nghe
- Nhận việc
Buổi chiều
ĐẠO ĐỨC - TIẾT 2
TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (tt)
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Biết: Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
+ Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người.
- Biết: Trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư.
+ Nhắc mọi người cùng thực hiện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ,VBT đạo đức
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động khởi động
- Ổn định lớp
- KTBC: Tại sao phải tôn trọng thư từ tài sản của người khác?
- Nhận xét
- Hát
- 1 HS trả lời
2. Hoạt động luyện tập:
a. Giới thiệu bài:
- Nêu tên bài
b. Nhận xét hành vi 
- Nêu các tình huống
a) Thấy bố đi công tác về Thắng lục túi tìm quà.
b) Mỗi lần sang nhà hàng xóm xem ti vi Bình đều chào hỏi mọi người và xin phép chủ nhà.
c) Sang nhà bạn Phú bảo bạn “ Cậu cho tớ xem những đồ chơi này được không?”
d) Nam viết thư cho bố , các bạn lấy thư xem.
- Nhận xét, tuyên dương.
Kết luận: Tình huống đúng: a, d
- Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm để xem hành vi nào đúng, hành vi nào sai
- Đại diện 1 số cặp trình bày.
a) Việc làm của Thắng là không tôn trọng bố, không biết bố vừa đi công tác về còn đang mệt.
b) Bình rất lễ phép
c) Các bạn không tôn trọng thư từ của Hải.
d) Việc xin phép, hỏi thăm như vậy của Phú là rất đúng.
- Các nhóm khác bổ sung.
c. Đóng vai 
- Nêu yêu cầu
- Chia nhóm.
- Phát phiếu ghi các tình huống
- Kết luận:
+ Tình huống 1: Em sẽ đợi bạn vào lớp rồi mới mượn.
+ Tình huống 2: Em sẽ lấy lại mũ cho Thịnh.
- Các nhóm thảo luận, đóng vai
- Các nhóm đóng vai trước lớp 
- Lớp trao đổi bổ sung.
- Tuyên dương nhóm sắm vai tự nhiên, có cách giải quyết đúng.
Bài 6: Xử lí tình huống
+Tình huống 1: Em sẽ làm gì nếu là Quang?
+Tình huống 2: Em sẽ làm gì nếu là Nguyên?
- Kết luận
- 1 HS đọc yêu cầu
+ Tình huống 1: Em sẽ lấy thư trả lại Mai, giải thích cho Linh hiểu như thế là không nên.
+ Tình huống 2: Em sẽ ngăn chặn hành động đó Bình.
- Cá nhân phát biểu
Bài 7: Đánh giá hành vi
Em có đồng ý với các ý kiến dưới đây không? Vì sao?
- Kết luận
- HS phát biểu ý kiến
a) Không đồng ý.
Trong gia đình có những tài sản cá nhân của mỗi người, cần phải tôn trọng không xâm phạm lẫn nhau.
b) Không đồng ý.
Cần phải hỏi trước khi mượn đồ dùng của nhau là phép lịch sự tối thiểu.
c) Đồng ý.
Mỗi người đều cần tôn trọng khi muốn mượn đồ dùng cá nhân của nhau.
d) Không đồng ý.
Dù là trẻ con thì cũng cần phải tôn trọng.
3. Hoạt động mở rộng tìm tòi:
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn HS
- Nhận xét tiết học
- Giao việc: Xem lại bài. Chuẩn bị: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Phát biểu
- Lắng nghe
- Nhận việc
 TIẾNG VIỆT
LUYỆN ĐỌC: HỘI VẬT
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố và mở rộng kiến thức cho HS về đọc để hiểu nội dung bài.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và đọc hiểu cho học sinh.
- Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ, phiếu bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
- Phát phiếu bài tập.
- Hát
- Lắng nghe.
- Nhận phiếu.
2. Hoạt động luyện tập:
a. Luyện đọc thành tiếng
- GV đưa bảng phụ có viết sẵn đoạn cần luyện đọc:
- Quan sát, đọc thầm đoạn viết.
“Tiếng trống dồn lên,/ gấp rút, giục giã.//Ông Cản Ngũ vẫn chưa ngã.// Ông vẫn đứng như cây trồng giữa sới.// Còn Quắm Đen thì đang loay hoay,/ gò lưng lại,/ không sao bê nổi chân ông lên.// Cái chân tựa như bằng cột sắt chứ không phải là chân người nữa.//
Ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình nhìn Quắm Đen mồ hôi mồ kê nhễ nhại dưới chân.// Lúc lâu,/ ông mới thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen,/ nhấc bổng anh ta lên,/ coi nhẹ nhàng như giơ con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng vậy.//”
- Yc HS nêu lại cách đọc diễn cảm đoạn viết trên bảng.
- GV Yc HS lên bảng gạch dưới (gạch chéo)
 những từ ngữ để nhấn (ngắt) giọng.
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm đôi rồi thi đua đọc trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Nêu lại cách đọc diễn cảm.
- 2 em xung phong lên bảng, lớp nhận xét.
- HS luyện đọc nhóm đôi. Đại diện lên đọc thi đua trước lớp.
- Lớp nhận xét
c. Luyện đọc hiểu
- GV Yc HS lập nhóm 4, thực hiện trên phiếu bài tập của nhóm.
- Gọi 1 em đọc nội dung bài tập trên phiếu.
- 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm.
Bài tập: Đoạn văn nào trong bài miêu tả cảnh
Đáp án: 
 tượng sôi động của hội vật ? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Đoạn 1.
B. Đoạn 2.
C. Đoạn 3.
A
- Yc các nhóm thực hiện và trình bày kết quả.
- Nhận xét, sửa bài.
- Các nhóm thực hiện, trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, sửa bài.
4. Hoạt động mở rộng tìm tòi:
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Giao việc: Xem lại bài. 
- Phát biểu
- Lắng nghe
- Nhận việc
THKNS - TIẾT 2
LỜI HỨA CỦA EM (tt)
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu được tầm quan trọng của việc giữ lời hứa.
- Rèn luyện thói quen giữ lời hứa.
- Yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙN ... ểm sương
Đợi con trước bờ sông bến nước
Rời quê nhà mà không biết trước
Lúc trở về Mẹ đã đi xa
Anh viếng mồ khẽ đặt cành hoa
Khấn người hảy bình yên an nghỉ
- Nêu ý nghĩa bài ứng dụng. GV chốt ý.
- Yc HS thảo luận nhóm 2, trình bày kĩ thuật viết
- GV trình bày kĩ thuật viết: 
+ Các con chữ viết hoa
+ Các con chữ viết thường 1 ô li
+ Các con chữ viết thường 1, 5 ô li
+ Các con chữ viết thường 2 ô li
+ Các con chữ viết thường hơn 1 ô li
+ Các con chữ viết thường 2, 5 ô li
+ Khoảng cách giữa các chữ: 1 con chữ o
+ Cách đánh đấu thanh: Đặt dấu thanh ở âm chính, dấu nặng đặt bên dưới, các dấu khác đặt trên.
- Ổn định
- Thực hiện
- Nêu tên bài
- Sông quê em và sông quê anh
+ Sáng tác: Nghi Lâm
- 2, 3 HS đọc .
- HS phát biểu cá nhân 
- Thảo luận + trình bày
- HS quan sát và lắng nghe. 
3. Hoạt động luyện tập:
- GV nhắc học sinh ngồi viết ngay ngắn, mắt cách vở khoảng 25cm, viết nghiêng 15 độ, trước khi viết đọc thầm cụm từ 1 đến 2 lần để viết khỏi sai lỗi chính tả.
- HS viết bài vào vở luyện viết.
- GV nhận xét bài và nhận xét lỗi sai chung của cả lớp. Tuyên dương những bài HS viết đẹp.
- HS quan sát và lắng nghe. 
- HS viết bài nắn nót.
- HS lắng nghe và ghi nhớ
4. Hoạt động mở rộng tìm tòi:
- Nhận xét tiết học 
- Giao việc: Xem lại bài, hoàn chỉnh bài và xem trước bài sau.
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- Nhận việc
ÔN TOÁN 
BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh bài toán về rút về đơn vị
- Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng
- Tính toán cẩn thận
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ, VBT toán 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động
- Ổn định lớp
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Hoạt động luyện tập:
a. Giao việc
- GV giới thiệu các bài tập, chia nhóm theo trình độ.
- Yêu cầu HS thực hiện các bài tập được giao
b. Thực hành
1. Hướng dẫn HS tóm tắt
+ Tìm số cốc của 1 bàn : Lấy 48 chia cho 8.
+ Tìm số cốc của 3 bàn : Lấy số cái cốc của một bàn nhân với 3.
2. Hướng dẫn HS tóm tắt
- Tìm số bánh của 1 hộp : Lấy 30 cái bánh chia cho 5. 
- Tìm số bánh của 4 hộp : Lấy số cái bánh của một hộp vừa tìm được nhân với 4.
3. Hướng dẫn HS: 
+ Chia hình cần xếp thành các hình tam giác đã cho.
+ Xếp 8 hình tam giác theo cách vừa chia.
c. Sửa bài
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- GV chốt đúng - sai.
3. Hoạt động mở rộng tìm tòi:
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Giao việc: Xem lại bài. Chuẩn bị bài mới.
- Hát
- Lắng nghe
- HS lập nhóm.
 HS CHT, HT tự chọn đề bài.
- Nhận việc
Kết quả:
Bài giải
Mỗi bàn có số cái cốc là :
48 : 8 = 6 (cái)
3 bàn có số cái cốc là :
6 ⨯ 3 = 18 (cái)
Đáp số : 18 cái.
Bài giải
Một hộp có số cái bánh là :
30 : 5 = 6 (cái)
Bốn hộp có số cái bánh là :
6 ⨯ 4 = 24 (cái)
Đáp số : 24 cái.
- Đại diện các nhóm sửa bài theo yêu cầu
- HS nhận xét, sửa bài.
- Phát biểu
- Lắng nghe
- Nhận việc
LUYỆN TOÁN - TIẾT 2
Bài Tập Cuối Tuần
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số; số La Mã; xem đồng hồ.
- Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
- Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ, phiếu bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
- Hát
- Lắng nghe.
2. Hoạt động luyện tập:
a. Giao việc
- GV giới thiệu các bài tập, yêu cầu HS trung bình và khá tự chọn đề bài
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
- HS quan sát và chọn đề bài.
- HS lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc
b. Ôn luyện
Bài 1. Viết số thích hợp vào ô trống:
Kết quả:
I
II
III
XI
VII
VIII
XXI
1
5
20
10
9
Bài 2. Đặt tính rồi tính:
a) 1164 : 3 	b) 4695 : 5
...	...
...	...
...	...
...	...
7164 : 3 =  4695 : 5 =  (dư)
Bài 3. Nối đồng hồ với thời gian tương ứng:
Bài 4. Nối số La mã với cách đọc số đó:
c. Sửa bài
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- GV chốt đúng - sai.
3. Hoạt động mở rộng tìm tòi:
- Nhắc lại nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học
- Giao việc: Xem lại bài.
- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.
- HS nhận xét, sửa bài.
- HS phát biểu.
- Lắng nghe
- Nhận việc
LUYỆN HÁT- TIẾT 2
CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ
I. MỤC TIÊU:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Biết gõ đệm theo phách.
- HS yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Nhạc cụ đệm.
- Băng nghe mẫu.
- Hát chuẩn xác bài hát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Hoạt động luyện tập:
a. Ôn tập bài hát: Bài ca đi học
- GV đệm cho HS hát lại bài hát dưới nhiều hình thức.
- Cho HS tự nhận xét:
- GV nhận xét:
- GV hỏi học sinh: bài hát có tên là gì? Tác giả?
- Cho HS tự nhận xét:
- GV nhận xét:
- GV sửa cho HS hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.
b. Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Yêu cầu HS hát bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp của bài .
- Yêu cầu HS hát bài hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu của bài
- GV nhận xét
3. Hoạt động mở rộng tìm tòi:
- Cho HS hát lại bài hát vừa học một lần trước khi kết thúc tiết học.
- Khen những em hát tốt, biễu diễn tốt trong giờ học, nhắc nhở những em hát chưa tốt, chưa chú ý trong giờ học cần chú ý hơn.
- Giao việc: Xem lại bài, ôn lại bài hát đã học.
- Hát
- Lắng nghe
- HS thực hiện.
+ Hát đồng thanh
+ Hát theo dãy
+ Hát cá nhân.
- HS nhận xét.
- HS chú ý.
- HS trả lời: Chị ong nâu và em bé
+ Nhạc và lời: Tân Huyền
- HS nhận xét
- HS chú ý.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS chú ý.
- Thực hiện
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Buổi chiều
LUYỆN VẼ - TIẾT 24
BƯU THIẾP TẶNG MẸ VÀ CÔ (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được ý nghĩa của bưu thiếp.
- Làm được bưu thiếp đơn giản tặng mẹ, cô giáo hoặc người phụ nữ mà mình yêu quí.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình minh họa hướng dẫn cách thực hiên, một số bưu thiếp, giấy bìa màu, keo dán, kéo, giấy màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động
- Ổn định lớp
- KTBC: Kiểm tra dụng cụ HS
- Nhận xét
- Hát
- Chuẩn bị
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
a. Giới thiệu bài:
- Nêu tên bài
b. Tìm hiểu về bưu thiếp.
 - GV cho HS xem một số bưu thiếp và thảo luận nhóm đôi để tìm hiểu:
 + Bưu thiếp dùng để làm gì?
 + Bưu thiếp thường có hình dạng gì?
 + Các hình ảnh, chữ số trên bưu thiếp được sắp xếp thế nào?
 + Có thể làm bưu thiếp bằng những chất liệu gì?
 - Sau đó GV giới thiệu và kết luận: Bưu thiếp dùng để tặng chúc mừng cho những người thân yêu hay bạn bè nhân dịp sinh nhật, ngày lễ, ngày tết,...Bưu thiếp thường có dạng hình chữ nhật hoặc vuông, các hình ảnh, chữ số được sắp xếp cân đối, hài hòa. Khi làm bưu thiếp có thể sử dụng nhiều chất liệu khác nhau như màu vẽ, giấy màu, lá cây khô,...
 - GV cho HS tham khảo hình 9.1 sgk và hướng dẫn HS về bưu thiếp. 
- HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS xem hình sgk và nêu lại ghi nhớ.
c. Cách thực hiện.
 - GV cho HS xem hình hướng dẫn cách thực hiện và nêu từng bước:
 + Xác định bưu thiếp dành tặng ai, nhân dịp gì?
 + Tạo hình dạng của bưu thiếp.
 + Phân mảng chữ và hình trang trí.
 + Vẽ hoặc cắt dán hình ảnh trang trí và chữ vừa với mảng được chia.
 + Vẽ màu theo ý thích.
 + Viết thêm nội dung thể hiện tình cảm của mình vào phần trong bưu thiếp.
 - GV làm minh họa.
 - Cho HS tham khảo hình 9.2 sgk và đọc ghi nhớ.
 - Cho HS quan sát hình 9.3 sgk để có thêm ý tưởng sáng tạo bưu thiếp cho mình.
- HS quan sát
- HS chú ý quan sát
- HS tham khảo, đọc ghi nhớ.
- HS quan sát hình 9.3
3. Hoạt động mở rộng tìm tòi:
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Giao việc: Xem lại bài. Chuẩn bị cho bài sau.
- Phát biểu
- Lắng nghe
- Nhận việc
TIẾNG VIỆT 
LUYỆN ĐỌC: SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố và mở rộng kiến thức cho HS về đọc để hiểu nội dung bài.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và đọc hiểu cho học sinh.
- Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ, phiếu bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
- Phát phiếu bài tập.
- Hát
- Lắng nghe.
- Nhận phiếu.
2. Hoạt động luyện tập:
a. Luyện đọc thành tiếng
- GV đưa bảng phụ có viết sẵn đoạn cần luyện đọc:
- Quan sát, đọc thầm đoạn viết.
“Sau đó,/ vợ chồng Chử Đồng Tử không về kinh mà tìm thầy học đạo và đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa,/ nuôi tằm,/ dệt vải.// Cuối cùng cả hai đều hoá lên trời.// Sau khi đã về trời,/ Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.//
Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử,/ lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng.// Cũng từ đó hằng năm,/ suốt mấy tháng mùa xuân,/ cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ,/ mở hội để tưởng nhớ ông.//”
- Yc HS nêu lại cách đọc diễn cảm đoạn viết trên bảng.
- GV Yc HS lên bảng gạch dưới (gạch chéo)
 những từ ngữ để nhấn (ngắt) giọng.
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm đôi rồi thi đua đọc trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Nêu lại cách đọc diễn cảm.
- 2 em xung phong lên bảng, lớp nhận xét.
- HS luyện đọc nhóm đôi. Đại diện lên đọc thi đua trước lớp.
- Lớp nhận xét
c. Luyện đọc hiểu
- GV Yc HS lập nhóm 4, thực hiện trên phiếu bài tập của nhóm.
- Gọi 1 em đọc nội dung bài tập trên phiếu.
- 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm.
Bài tập: Chử Đồng Tử giúp người dân làm gì?
Đáp án: 
 Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng :
A. Kéo chày, bắt cá.
B. Trồng lúa, nuôi tằm, dệt vài.
C. Sản xuất vải.
- Yc các nhóm thực hiện và trình bày kết quả.
- Nhận xét, sửa bài.
- Các nhóm thực hiện, trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, sửa bài.
4. Hoạt động mở rộng tìm tòi:
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Giao việc: Xem lại bài. 
- Phát biểu
- Lắng nghe
- Nhận việc

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_them_lop_3_tuan_2_nam_hoc_2020_2021.doc