1. Hoạt động khởi động
- Ổn định lớp
- KTBC: Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Sự tích Lễ hội Chử Đồng Tử.
- Nhận xét
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
a. Giới thiệu bài:
b. Kiểm tra tập đọc
- Ghi phiếu tên từng bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 trong sách giáo khoa và yêu cầu HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
- Đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc.
- Nhận xét cho điểm.
- Thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại
3. Hoạt động luyện tập
Làm bài tập 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Cho HS quan sát kĩ 6 tranh minh họa, đọc kĩ phần chữ trong tranh để hiểu nội dung truyện.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp tập kể
- Gọi HS tiếp nối nhau thi kể theo từng tranh.
- Gọi 1 HS kể lại câu chuyện.
- Nhận xét, chốt lại
- Nhắc nhở HS khi kể dùng phép nhân hoá để lời kể được sinh động.
+ Tranh 1: Thỏ đang đi kiếm ăn, ngẩng lên nhìn, bỗng thấy một quả táo. Nó định nhảy lên hái táo, nhưng chẳng tới. Nhìn quanh, nó thấy chị Nhím đang say sưa ngủ dưới gốc táo. Ơû một cây thông bên cạnh, một anh quạ đang đậu trên cành. Thỏ mừng quá, bèn cất tiếng ngọt ngào:
- Anh Quạ ơi ! Anh làm ơn hái hộ tôi quả táo với !
+ Tranh 2: Nghe vậy, Quạ bay ngay đến cành táo, cúi xuống mổ. Quả táo rơi, cắm vào bộ lông sắc nhọn của chị Nhím. Nhím choàng tỉnh dậy, khiếp đảm bỏ chạy thục mạng. Thỏ liền chạy theo, gọi:
- Chị Nhím đừng sợ ! Quả táo của tôi rơi đấy ! Cho tôi xin quả táo nào!
+ Tranh 3: Nghe Thỏ nói vậy, chị Nhím hết sợ dừng lại. Vừa lúc đó, Thỏ và quạ cũng tới nơi. Cả ba đều nhận là quả táo của mình.Thỏ quả quyết : “ Tôi nhìn thấy quả táo trước.” Qụa khăng khăng : “ Nhưng tôi là người đã hái táo.” Còn Nhím bảo : “Chính tôi mới là người bắt được quả táo!” Ba con vật chẳng ai chịu ai.
4. Hoạt động mở rộng tìm tòi:
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn
- Giao việc: Xem lại bài. Chuẩn bị: ôn tập tiết 2.
Tuần: 3 Ngày dạy:thứ 2,25/5/2020 TIẾNG VIỆT - TIẾT 1 + 2 ÔN TẬP GIỮA HKII (tiết 1) I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút) trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc. - Kể lại được từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh (sách giáo khoa) biết dùng phép nhân hóa để lời kể thêm sinh động. - Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ. Phiếu viết tên từng bài tập đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động khởi động - Ổn định lớp - KTBC: Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Sự tích Lễ hội Chử Đồng Tử. - Nhận xét - Hát - 2 HS đọc và trả lời 2. Hoạt động hình thành kiến thức: a. Giới thiệu bài: - Nêu tên bài b. Kiểm tra tập đọc - Ghi phiếu tên từng bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 trong sách giáo khoa và yêu cầu HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc. - Đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc. - Nhận xét cho điểm. - Thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại - HS nghe gọi tên, lên bốc thăm, chọn bài đọc. Chuẩn bị 2 phút và tiến hành đọc bài đã chọn. - Trả lời câu hỏi của GV. 3. Hoạt động luyện tập Làm bài tập 2 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài - Cho HS quan sát kĩ 6 tranh minh họa, đọc kĩ phần chữ trong tranh để hiểu nội dung truyện. - Yêu cầu HS trao đổi theo cặp tập kể - Gọi HS tiếp nối nhau thi kể theo từng tranh. - Gọi 1 HS kể lại câu chuyện. - Nhận xét, chốt lại - Nhắc nhở HS khi kể dùng phép nhân hoá để lời kể được sinh động. + Tranh 1: Thỏ đang đi kiếm ăn, ngẩng lên nhìn, bỗng thấy một quả táo. Nó định nhảy lên hái táo, nhưng chẳng tới. Nhìn quanh, nó thấy chị Nhím đang say sưa ngủ dưới gốc táo. Ơû một cây thông bên cạnh, một anh quạ đang đậu trên cành. Thỏ mừng quá, bèn cất tiếng ngọt ngào: - Anh Quạ ơi ! Anh làm ơn hái hộ tôi quả táo với ! + Tranh 2: Nghe vậy, Quạ bay ngay đến cành táo, cúi xuống mổ. Quả táo rơi, cắm vào bộ lông sắc nhọn của chị Nhím. Nhím choàng tỉnh dậy, khiếp đảm bỏ chạy thục mạng. Thỏ liền chạy theo, gọi: - Chị Nhím đừng sợ ! Quả táo của tôi rơi đấy ! Cho tôi xin quả táo nào! + Tranh 3: Nghe Thỏ nói vậy, chị Nhím hết sợ dừng lại. Vừa lúc đó, Thỏ và quạ cũng tới nơi. Cả ba đều nhận là quả táo của mình.Thỏ quả quyết : “ Tôi nhìn thấy quả táo trước.” Qụa khăng khăng : “ Nhưng tôi là người đã hái táo.” Còn Nhím bảo : “Chính tôi mới là người bắt được quả táo!” Ba con vật chẳng ai chịu ai. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Quan sát tranh. - Trao đổi theo cặp. - Tiếp nối thi kể chuyện. - 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - Cả lớp nhận xét. + Tranh 4: Ba con vật cãi nhau. Bỗng bác Gấu đi tới. Thấy Thỏ, Nhím và Quạ cãi nhau, bác Gấu bèn hỏi: - Có chuyện gì thế, các cháu? - Thỏ, Quạ, Nhím tranh nhau nói. Ai cũng cho rằng mình đáng được hưởng quả táo. + Tranh 5: Sau hiểu đầu đuôi câu chuyện. Bác Gấu ôn tồn bảo: - Các cháu người nào cũng có góp công. Góp sức để được quả táo này. Vậy các cháu nên chia quả táo thành 3 phần đều nhau. + Tranh 6: Nghe bác Gấu nói vậy, cả ba đều hiểu ra ngay. Thỏ bèn chia quả táo thành 4 phần, phần thứ 4 mời bác Gấu. Bác Gấu bảo : “ Bác có công gì đâu mà các cháu chia phần cho Bác!” Cả ba đều thưa : “ Bác có công lớn là đã giúp các cháu hiểu ra lẽ công bằng. Chúng cháu xin cảm ơn bác!” Thế là tất cả vui vẻ ăn táo. Có lẽ, chưa bao giờ, họ được ăn một miếng táo ngon lành đến thế. 4. Hoạt động mở rộng tìm tòi: - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn - Giao việc: Xem lại bài. Chuẩn bị: ôn tập tiết 2. - Phát biểu - Lắng nghe - Nhận việc ÔN TẬP GIỮA HKII (tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút) trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc. - Nhận biết được phép nhân hóa, các cách nhân hóa (Bài tập 2 a / b). -Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ. Phiếu viết tên từng bài tập đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động khởi động - Ổn định lớp - KTBC: Gọi 2HS đọc và trả lời câu hỏi của bài tập đọc tiết trước - Nhận xét - Hát - 2 HS đọc và trả lời 2. Hoạt động hình thành kiến thức: a. Giới thiệu bài: - Nêu tên bài b. Kiểm tra tập đọc - Ghi phiếu tên từng bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26 trong sách giáo khoa và yêu cầu HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc. - Đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc. - Nhận xét cho điểm. - Thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại. - HS nghe gọi tên, lên bốc thăm, chọn bài đọc. Chuẩn bị 2 phút và tiến hành đọc bài đã chọn. - Trả lời câu hỏi của GV. 3. Hoạt động luyện tập Nhân hoá - Yêu cầu HS đọc đề bài - Đọc mẫu bài thơ - Gọi 1 HS đọc lại bài thơ - Gọi 1 HS đọc thành tiếng câu hỏi a, b, c; yêu cầu cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa. - Phát phiếu học tập cho các nhóm. - Cho HS học nhóm 4. - Yêu cầu các nhóm làm xong dán bài lên bảng - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng: a) Nhân hoá bằng từ chỉ đặc điểm và hoạt động: - Sự vật được nhân hóa: làn gió, sợi nắng. - Từ chỉ đặc điểm của con người: mồ côi, gầy. - Từ chỉ hoạt động của con người: tìm, ngồi, run run, ngã. b) Nối kết quả đúng: - Làn gió --> giống một bạn nhỏ mồ côi. - Sợi nắng --> giống một người bạn ngồi trong vườn cây -->giống một người gầy yếu. c/ Tác giả bài thơ rất yêu thương, thông cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn,những người ốm yếu, khônh nơi nương tựa. Kết luận: Tác giả bài thơ rất yêu thương, thông cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn, những người ốm yếu không nơi nương tựa. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Đọc thầm theo - 1 HS đọc bài thơ. - 1 HS đọc câu hỏi trong sách giáo khoa, cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa. - Nhận phiếu học tập. - Học nhóm 4 - Đại diện các nhóm dán bài lên bảng - Cả lớp nhận xét. 4. Hoạt động mở rộng tìm tòi: - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn. - Giao việc: Xem lại bài. Chuẩn bị: tiết 3. - Phát biểu - Lắng nghe - Nhận việc TOÁN - TIẾT 13 LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU I. MỤC TIÊU: - Bước đầu làm quen với dãy số liệu. - Biết xử lí số liệu và lập được dãy số liệu (ở mức độ đơn giản). Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1; Bài 3. - Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động khởi động - Ổn định lớp - KTBC: Tính:5000-2000+1000; 5000+5000-3000 - Nhận xét - Hát - 2 HS lên bảng, lớp làm bảng con 2. Hoạt động hình thành kiến thức: a. Giới thiệu bài: - Nêu tên bài b. Làm quen với dãy số liệu * Quan sát để hình thành dãy số liệu: + Tranh vẽ gì? + Chiều cao của các bạn Anh, Phong, Ngân, Minh là bao nhiêu? - Giới thiệu: “Các số đo chiều cao trên là dãy số liệu” * Làm quen với thứ tự và số hạng của dãy. + Hỏi: Số 122 cm là số thứ mấy trong dãy? Số 130 cm là số thứ mấy trong dãy? Số 118 cm là số thứ mấy trong dãy? + Hỏi: Dãy số liệu trên có mấy số? - Sau đó GV gọi 1 HS lên bảng ghi tên của 4 bạn theo thứ tự chiều cao để được danh sách. - Gọi HS nhìn vào danh sách và dãy số liệu đọc chiều cao của từng bạn - Thứ tự các số ghi trên bảng chính là dãy số liệu - Quan sát tranh. - Suy nghĩ và trả lời. - 122cm,130cm,127cm,118cm + Số 122 cm số thứ nhất trong dãy, số 130 cm là số thứ hai,... + Dãy số liệu trên có 4 số. - 1 HS lên bảng ghi - Vài HS đọc 3. Hoạt động luyện tập Bài 1: Dựa vào dãy số liệu, trả lời câu hỏi - Cho HS học nhóm đôi 1em hỏi -1 em đáp (và ngược lại). - Gọi 1 số nhóm trình bày - Nhận xét, chốt lại. - 1 HS đọc yêu cầu bài. - Học nhóm đôi a. Hùng cao125cm,Dũng cao 129cm, Hà cao 132cm, Quân cao135cm b. Dũng cao hơn Hùng 4cm, Hà thấp hơn Quân 3cm, Dũng thấp hơn Quân - 1 số nhóm trình bày - Nhóm khác nhận xét Bài 3: Hãy viết số kg gạo của 5 bao gạo trên: - Cho học cá nhân - Cho 2 HS lên bảng thi làm nhanh - Nhận xét, chốt lại - 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - Học cá nhân - 2 HS lên bảng thi làm nhanh a/ Theo thứ tự từ bé đến lớn : 35 kg ; 40 kg ; 45 kg ; 50 kg ; 60 kg b/ Theo thứ tự từ lớn đến bé : 60 kg ; 50 kg ; 45 kg ; 40 kg ; 35 kg. - Lớp nhận xét, chọn bạn thắng cuộc 4. Hoạt động mở rộng tìm tòi: - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Giao việc: Xem lại bài. Chuẩn bị: làm quen với số liệu thống kê. - Phát biểu - Lắng nghe - Nhận việc LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU (tiếp theo) I. MỤC TIÊU: - Biết những khái niệm cơ bản của bảng số liệu thống kê hàng, cột. - Biết cách đọc các số liệu của một bảng. Biết cách phân biệt các số liệu của một bảng. Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1 - Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ, bảng thống kê số con của 3 gia đình trên khổ giấy 40 cm x 80 cm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động khởi động - Ổn định lớp - KTBC:Gọi HS lên bảng làm lại BT4 tiết trước. - Nhận xét - Hát - 1 em lên bảng làm bài tập 4. 2. Hoạt động hình thành kiến thức: a. Giới thiệu bài: - Nêu tên bài b. Làm quen với dãy số liệu - Yêu cầu HS quan sát bảng thống kê của ba gia đình và trả lời câu hỏi: + Bảng thống kê nói lên điều gì? + Cấu tạo của bảng thống kê bao gồm mấy hàng, mấy cột. + Hàng trên ghi gì? + Hàng dưới ghi gì? - Hướng dẫn HS đọc số liệu của bảng. GV kết luận: + Ba gia đình được ghi trong bảng là: gia đình cô Mai, gia đình cô Lan, gia đình cô Hồng. + Gia đình cô Mai có 2 con, gia đình cô Lan có 1 con, gia đình cô Hồng có 2 con. - Quan sát hình. - Suy nghĩ và trả lời. + Biết về số con của mỗi gia đình. - HS nêu - Đọc theo hướng dẫn của GV 3. Hoạt động luyện tập Bài 1: Dưạ vào bảng trong sách giáo khoa hãy trả lời câu hỏi. - Cho HS học nhóm đôi - Gọi 1 số nhóm trình bày - Nhận xét, chốt lại. - 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - Học nhóm đôi + Lớp 3Bcó 13 HS giỏi,lớp 3Dcó 15 HS giỏi. + Lớp 3C có nhiều hơn lớp 3A7 HS giỏi + Lớp 3C có nhiều HS giỏi nhất, lớp 3B có nhiều HS ít HS giỏi nhất - Nhóm khác nhận xét 4. Hoạt động mở rộng tìm tòi: - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Giao việc: Xem lại bài. Chuẩn bị: Luyện tập. - Phát biểu - Lắng nghe - Nhận việc KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HKII I. MỤC TIÊU: Tập trung vào việc đánh giá: Xác định số liền trước hoặc liền sau của số có bốn chữ số; xác định số lớn nhất hoặc bé nhất trong một ... cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về số 100 000 - Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng - Tính toán cẩn thận II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ, VBT toán 3 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động khởi động - Ổn định lớp - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Hoạt động luyện tập: a. Giao việc - GV giới thiệu các bài tập, chia nhóm theo trình độ. - Yêu cầu HS thực hiện các bài tập được giao b. Thực hành 1. Số? - Hướng dẫn HS: - Xác định khoảng cách giữa hai số liên tiếp trong mỗi câu. - Đếm cách rồi điền số còn thiếu vào chỗ trống. 2.Viết tiếp số thích hợp vào dưới mỗi vạch của tia số : - Hướng dẫn HS: Liệt kê các số tròn chục nghìn, bắt đầu từ 50 000 rồi điền số còn thiếu vào các vạch trên tia số. 3. Giải toán Tóm tắt Có : 8000 chỗ ngồi Đã ngồi : 6000 chỗ ngồi Còn lại : ... chỗ ngồi ? - HD HS: Muốn tìm lời giải ta lấy số ghế của nhà thi đấu có lúc đầu trừ đi số ghế đã có người ngồi. 4. Hướng dẫn HS: - Số liền trước của số a thì bé hơn a một đơn vị. - Số liền sau của số a thì lớn hơn a một đơn vị. c. Sửa bài - Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài. - GV chốt đúng - sai. 3. Hoạt động mở rộng tìm tòi: - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Giao việc: Xem lại bài. Chuẩn bị bài mới. - Hát - Lắng nghe - HS lập nhóm. HS CHT, HT tự chọn đề bài. - Nhận việc Kết quả: a) 50000;60000;70000;80000;90000;100000 b) 17000;18000;19000;20000;21000;22000 c) 16500;16600;16700;16800;16900;17000 d) 23475;23476;23477;23478;23479;23480 Bài giải Còn số chỗ chưa có người ngồi là: 8000 – 6000 = 2000 (chỗ ngồi) Đáp số: 2000 chỗ ngồi. Số liền trước Số đã cho Số liền sau 31 653 31 654 31 655 23 788 23 789 23 790 40 106 40 107 40 108 62 179 62 180 62 181 75 698 75 699 75 700 99 998 99 999 100 000 - Đại diện các nhóm sửa bài theo yêu cầu - HS nhận xét, sửa bài. - Phát biểu - Lắng nghe - Nhận việc LUYỆN TOÁN Bài Tập Cuối Tuần I. MỤC TIÊU: - Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về tiền Việt Nam - Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng. - Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ, phiếu bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động khởi động - Ổn định tổ chức. - Giới thiệu nội dung rèn luyện. - Hát - Lắng nghe. 2. Hoạt động luyện tập: a. Giao việc - GV giới thiệu các bài tập, yêu cầu HS trung bình và khá tự chọn đề bài - Phát phiếu luyện tập cho các nhóm. - HS quan sát và chọn đề bài. - HS lập nhóm. - Nhận phiếu và làm việc b. Ôn luyện Bài 1. Bốn lớp 3A, 3B, 3C, 3D có số học sinh lần lượt là: 28 học sinh, 30 học sinh, 25 học sinh, 27 học sinh. Trong 4 lớp trên: - Số học sinh nhiều nhất ở một lớp là: - Lớp có số học sinh ít nhất là: - Viết tên các lớp có số học sinh theo thứ tự từ bé đến lớn: Kết quả: - 30 học sinh. - Lớp 3C. 3C ; 3D ; 3A ; 3B Bài 2. Xem tranh rồi viết tiếp vào chỗ chấm: 2000 đồng 3000 đồng 6000 đồng 8000 đồng 4000 đồng a) Bình có 5000 đồng thì Bình có thể mua được : ...................................................................... b) Hòa có 8000 đồng thì Hòa có thể mua được : ....................................................................... c) Việt có 9000 đồng thì Việt có thể mua được: ....................................................................... Bài 3. Xem tranh rồi viết tiếp vào chỗ chấm: a) Mua 5 quả bóng bay phải trả số tiền là: ................................................................................ b) Mua 6 cái bút chì phải trả số tiền là: ..................................................................................... c) Mua 1 quyển truyện và 1 lọ hoa phải trả số tiền là: .............................................................. d) Đồ vật nhiều tiền nhất hơn món đồ vật ít tiền nhất số tiền là: .............................................. e) Em mua 5 cái lược phải trả số tiền là: .................................................................................. c. Sửa bài - Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài. - GV chốt đúng - sai. 3. Hoạt động mở rộng tìm tòi: - Nhắc lại nội dung rèn luyện. - Nhận xét tiết học - Giao việc: Xem lại bài. - Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp. - HS nhận xét, sửa bài. - HS phát biểu. - Lắng nghe - Nhận việc LUYỆN HÁT CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ I. MỤC TIÊU: - Biết hát theo giai điệu và lời ca - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Biết gõ đệm theo phách. - HS yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Nhạc cụ đệm. - Băng nghe mẫu. - Hát chuẩn xác bài hát. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động khởi động - Ổn định tổ chức. - Giới thiệu nội dung rèn luyện. 2. Hoạt động luyện tập: a. Ôn tập bài hát: Bài ca đi học - GV đệm cho HS hát lại bài hát dưới nhiều hình thức. - Cho HS tự nhận xét: - GV nhận xét: - GV hỏi học sinh: bài hát có tên là gì? Tác giả? - Cho HS tự nhận xét: - GV nhận xét: - GV sửa cho HS hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát. b. Hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Yêu cầu HS hát bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp của bài . - Yêu cầu HS hát bài hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu của bài - GV nhận xét 3. Hoạt động mở rộng tìm tòi: - Cho HS hát lại bài hát vừa học một lần trước khi kết thúc tiết học. - Khen những em hát tốt, biễu diễn tốt trong giờ học, nhắc nhở những em hát chưa tốt, chưa chú ý trong giờ học cần chú ý hơn. - Giao việc: Xem lại bài, ôn lại bài hát đã học. - Hát - Lắng nghe - HS thực hiện. + Hát đồng thanh + Hát theo dãy + Hát cá nhân. - HS nhận xét. - HS chú ý. - HS trả lời: Chị ong nâu và em bé + Nhạc và lời: Tân Huyền - HS nhận xét - HS chú ý. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS chú ý. - Thực hiện - HS lắng nghe và ghi nhớ. Buổi chiều LUYỆN VẼ BƯU THIẾP TẶNG MẸ VÀ CÔ (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: - Nêu được ý nghĩa của bưu thiếp. - Làm được bưu thiếp đơn giản tặng mẹ, cô giáo hoặc người phụ nữ mà mình yêu quí. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình minh họa hướng dẫn cách thực hiên, một số bưu thiếp, giấy bìa màu, keo dán, kéo, giấy màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động khởi động - Ổn định lớp - KTBC: Kiểm tra dụng cụ HS - Nhận xét - Hát - Chuẩn bị 2. Hoạt động hình thành kiến thức: a. Giới thiệu bài: - Nêu tên bài b. Tìm hiểu về bưu thiếp. - GV cho HS xem một số bưu thiếp và thảo luận nhóm đôi để tìm hiểu: + Bưu thiếp dùng để làm gì? + Bưu thiếp thường có hình dạng gì? + Các hình ảnh, chữ số trên bưu thiếp được sắp xếp thế nào? + Có thể làm bưu thiếp bằng những chất liệu gì? - Sau đó GV giới thiệu và kết luận: Bưu thiếp dùng để tặng chúc mừng cho những người thân yêu hay bạn bè nhân dịp sinh nhật, ngày lễ, ngày tết,...Bưu thiếp thường có dạng hình chữ nhật hoặc vuông, các hình ảnh, chữ số được sắp xếp cân đối, hài hòa. Khi làm bưu thiếp có thể sử dụng nhiều chất liệu khác nhau như màu vẽ, giấy màu, lá cây khô,... - GV cho HS tham khảo hình 9.1 sgk và hướng dẫn HS về bưu thiếp. - HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe. - HS xem hình sgk và nêu lại ghi nhớ. c. Cách thực hiện. - GV cho HS xem hình hướng dẫn cách thực hiện và nêu từng bước: + Xác định bưu thiếp dành tặng ai, nhân dịp gì? + Tạo hình dạng của bưu thiếp. + Phân mảng chữ và hình trang trí. + Vẽ hoặc cắt dán hình ảnh trang trí và chữ vừa với mảng được chia. + Vẽ màu theo ý thích. + Viết thêm nội dung thể hiện tình cảm của mình vào phần trong bưu thiếp. - GV làm minh họa. - Cho HS tham khảo hình 9.2 sgk và đọc ghi nhớ. - Cho HS quan sát hình 9.3 sgk để có thêm ý tưởng sáng tạo bưu thiếp cho mình. - HS quan sát - HS chú ý quan sát - HS tham khảo, đọc ghi nhớ. - HS quan sát hình 9.3 3. Hoạt động mở rộng tìm tòi: - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Giao việc: Xem lại bài. Chuẩn bị cho bài sau. - Phát biểu - Lắng nghe - Nhận việc TIẾNG VIỆT LUYỆN ĐỌC: ÔN TẬP GIỮA HKII CHUYỆN CỦA LOÀI CHIM I. MỤC TIÊU: - Củng cố và mở rộng kiến thức cho HS về đọc để hiểu nội dung bài. - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và đọc hiểu cho học sinh. - Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ, phiếu bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động khởi động - Ổn định tổ chức - Giới thiệu nội dung rèn luyện. - Phát phiếu bài tập. - Hát - Lắng nghe. - Nhận phiếu. 2. Hoạt động luyện tập: a. Luyện đọc thành tiếng - GV đưa bảng phụ có viết sẵn đoạn cần luyện đọc: - Quan sát, đọc thầm đoạn viết. “Chim chóc trong rừng đang trò chuyện vui vẻ,/ chợt Bồ Chao ập đến,/ hớt hải nói :// - Xin báo một tin khẩn cấp !// Tôi vừa biết người ta đang dựng hai cái trụ cao đến mây xanh.// Chắc là để // chống trời.// Tôi lo quá !// Chắc phải đưa gấp các cháu đi ở chỗ khác để tránh trời sập.// Chích Choè lo sợ xuýt xoa :// - Hèn gì !// Tôi cứ nghe đất đá đổ ầm ầm.// Sợ quá !//” - Yc HS nêu lại cách đọc diễn cảm đoạn viết trên bảng. - GV Yc HS lên bảng gạch dưới (gạch chéo) những từ ngữ để nhấn (ngắt) giọng. - Tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm đôi rồi thi đua đọc trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. - Nêu lại cách đọc diễn cảm. - 2 em xung phong lên bảng, lớp nhận xét. - HS luyện đọc nhóm đôi. Đại diện lên đọc thi đua trước lớp. - Lớp nhận xét c. Luyện đọc hiểu - GV Yc HS lập nhóm 4, thực hiện trên phiếu bài tập của nhóm. - Gọi 1 em đọc nội dung bài tập trên phiếu. - 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm. Bài tập:"Trụ chống trời" được Bồ Chao so Đáp án: sánh với hình ảnh nào ? A. Ống khói vĩ đại chọc thẳng lên trời cao. B. Cái cầu khổng lồ dựng đứng lên trời cao. C. Trụ buồm cao lớn đến tận mây xanh. B - Yc các nhóm thực hiện và trình bày kết quả. - Nhận xét, sửa bài. - Các nhóm thực hiện, trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét, sửa bài. 4. Hoạt động mở rộng tìm tòi: - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Giao việc: Xem lại bài. - Phát biểu - Lắng nghe - Nhận việc
Tài liệu đính kèm: