Giáo án Lớp 3 Tuần 10 - Trường Tiểu học An Sơn

Giáo án Lớp 3 Tuần 10 - Trường Tiểu học An Sơn

Tập đọc-Kể chuyên

GIỌNG QUÊ HƯƠNG ( 2 TIẾT)

I- Mục tiêu: A- Tập đọc.

 HS đọc to, rõ ràng, rành mạch.

 Rèn kỹ năng đọc đúng một số từ ngữ: Luôn miệng, vui lòng, ánh lên, dứt lời, lẳng lặng cúi đầu.

- Đọc đúng giọng đối thoại đối thoại của các nhân vật, ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu.

- Hiểu nghĩa 1 số từ ngữ: Đôn hậu, thành thực, trung kỳ, bùi ngùi, .

 HS nắm được cốt truyện, ý nghĩa câu chuyện.

HS K- G: Trả lời CH5

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 585Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 10 - Trường Tiểu học An Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Thứ hai ngày 01 tháng 11 năm 2010
Sáng :
 Chào cờ
I.Mục tiêu :
- HS nắm được những ưu điểm đã đạt được trong tuần trước và phương hướng, hoạt động tuần tiếp theo.
Rèn thói quen thực hiện tốt nền nếp và nội quy trường lớp.
Giáo dục h/s ý thức đạo đức . 
II. Nội dung :
	Nhà trường và Đội triển khai
–––––––––––––––––––––––––––––––––
Tập đọc-Kể chuyên
Giọng Quê hương ( 2 tiết)
I- Mục tiêu: A- Tập đọc.
 HS đọc to, rõ ràng, rành mạch.
 Rèn kỹ năng đọc đúng một số từ ngữ: Luôn miệng, vui lòng, ánh lên, dứt lời, lẳng lặng cúi đầu.
- Đọc đúng giọng đối thoại đối thoại của các nhân vật, ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu.
- Hiểu nghĩa 1 số từ ngữ: Đôn hậu, thành thực, trung kỳ, bùi ngùi, ...
 HS nắm được cốt truyện, ý nghĩa câu chuyện.
HS K- G: Trả lời CH5
B- Kể chuyện:
- Rèn kỹ năng nói nghe cho HS; kể lại từng đoạn của câu chuyện, biết thay đổi giọng kể.
- Giáo dục HS biết yêu quê hương.
II- Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ trong SGK.
III- Hoạt động dạy học.
Tập đọc.
1. Kiểm tra bài cũ:
 GV cho HS đọc bài: Tiếng ru.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung: * Luyện đọc:
- GV đọc mẫu.
- HD quan sát tranh SGK.
- HD đọc nối tiếp câu.
- HD đọc phát âm 1 số từ ngữ như mục I.
- HD đọc đoạn: 3 đoạn.
- HD đọc từng đoạn.
Đoạn 1: Giọng người dẫn truyện chậm rãi, nhẹ nhàng.
Đoạn 2: Chú ý ngắt hơi, nhấn giọng: Xin lỗi // Tôi ....ra // anh là ...// (kéo dài từ là).
- Dạ, không ! Bây giờ ....... anh.
Tôi muốn làm quen. ...
- Mẹ tôi là người ... Trung // Bà qua đời / đã .... rồi .. // (giọng trầm xúc động).
Đoạn 3: 
- Yêu cầu 3 HS đọc lại.
 *Hướng dẫn tìn hiểu bài:
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 1
? Thuyên và Đông cùng ăn trong quán với những ai?
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 2.
? Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đông ngạc nhiên?
- Đọc thầm đoạn 3, trả lời câu 3, 4.
- GV cho HS đọc nối tiếp đoạn 3.
- Qua câu truyện em nghĩ gì về giọng quê hương?.
* Luyện đọc lại:
- GV gọi HS đọc diễn cảm đoạn 2, 3.
- Đoạn này cần đọc chú ý gì?.
- Hướng dẫn đọc phân vai
- Thi đọc cả bài
- HS nghe.
- HS quan sát tranh.
- HS đọc từng câu.
- HS đọc cá nhân.
- HS theo dõi và đánh dấu trong SGK.
- 3 HS đọc, nhận xét.
- ăn quán cùng 3 thanh niên.
- HS đọc thầm, trả lời, nhận xét.
Xin vui lòng cho tôi được trả tiền.
- 3 HS đọc, nhận xét.
- HS tự do phát biểu theo suy nghĩ của mình, nhận xét.
- 1 HS đọc.
- Lời các nhân vật.
- HS theo dõi, nhận xét.
Kể chuyện
1- Giáo viên giao nhiệm vụ.
2- HD kể lại truyện theo tranh.
- GV cho HS quan sát tranh, nêu nội dung.
- HD kể nhóm đôi.
- HD kể trước lớp.
- Yêu cầu HS kể cả chuyện.
Em hãy nêu cảm nghĩ của mình về câu chuyện 
 3.Củng cố dặn dò:
 Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- HS nghe.
HS quan sát từng tranh, 1 HS giỏi nêu nhanh sự việc được kể trong từng tranh, ứng với từng đoạn.
Từng cặp HS tập kể.
3 HS nối tiếp nhau kể trước lớp theo 3 tranh. 
1 HS kể toàn bộ câu chuyện. 
Cả lớp và GV nhận xét người kể hay nhất.
- HS lần lượt quan sát và nêu nội dung, nhận xét.
Giọng quê hương rất có ý nghĩa đối với mỗi người : gợi nhớ đến quê hương, đến những người thân, đến những kỉ niệm thân thiết...
Toán
Thực hành đo độ dài
I- Mục tiêu:
 HS biết dùng thước và bút vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước, đo độ dài đoạn thẳng, đọc kết quả đo.
 Rèn kỹ năng vẽ, đo độ dài chính xác. Dùng mắt ước lượng độ dài tương đối chính xác.
 Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán.
II- Đồ dùng dạy học:
- Thước có vạch cm, thước mét (dây).
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Nêu kết quả của bài tập tiết trước.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
b. Nội dung: Bài thực hành.
Bài tập 1:
- HD vẽ đoạn thẳng 7 cm.
- Đặt thước thế nào ? Điểm đặt đầu tiên từ vạch số nào ? Kết thúc vạch số nào ?
- GV cho HS vẽ nháp.
- GV cùng HS chữa bài.
Bài tập 2:
- HD để HS làm nháp (phần a).
- Phần b: GV cho HS từng nhóm dùng thước mét đo chiều cao chân bàn.
Bài tập 3:(a; b)
- Hướng dẫn để HS ước lượng bằng mắt.
3. Củng cố dặn dò:
- GV tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc HS về xem lại bài, chuẩn bị thước mét để tiết sau học tiếp.
 3 HS nêu
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS vẽ nháp, 1 HS lên bảng.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS làm vở nháp, kiểm tra chéo nhau.
- Các nhóm làm việc, ghi kết quả vào vở nháp.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS nêu kết quả ước lượng bằng mắt của mình.
Chiều : Đ/c Nhuần soạn giảng
Thứ ba ngày 02 tháng 11 năm 2010
Sáng : Đ/c Nhuần soạn giảng
––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Chiều : GV chuyên soạn giảng
Thứ tư ngày 03 tháng 11 năm 2010
Sáng Âm nhạc
học hát : Bài lớp chúng ta đoàn kết.
GV chuyên soạn giảng
Tập đọc
Thư gửi bà
I. Mục tiêu.
- Đọc đúng một số từ khó trong bài: lâu rồi, dạo này, khoẻ, năm nay, ánh trăng...Bước đầu bộc lộ được tình cảm thân mật qua giọng đọc, thích hợp với từng kiểu câu. 
- Rèn kĩ năng sống : Tự nhận thức bản thân; thể hiện sự cảm thông.
- Hiểu được ý nghĩa của bài: tình cảm gắn bó với quê hương, quý mến bà của người cháu. Bước đầu có hiểu biết về thư và cách viết thư.
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ ( SGK ) 
III. Các hoạt động dạy -học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài Giọng quê hương và TLCH
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b.Luyện đọc
- GV đọc mẫu .
- Yêu cầu đọc nối tiếp câu. HD luyện phát âm 
- Yêu cầu đọc nối tiếp từng đoạn. Luyện ngắt, nghỉ, nhấn giọng. 
- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm .
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài .
- Yêu cầu đọc từng đoạn, TL lần lượt từng câu hỏi trong SGK.
 Nxét, chốt.
d. Luyện đọc lại:
- Gọi HS đọc toàn bộ bức thư
- Mời thi đọc toàn bộ bức thư. .
 Nxét, bình chọn.
- Nối tiếp nhau đọc. Luyện phát âm.
- Nối tiếp nhau đọc. Nghe.
- Từng nhóm luyện đọc.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.
- 3 HS đọc toàn bộ bức thư.
- Đọc thầm từng đoạn , TL.
- 1 HS khá đọc.
- 4-5 HS nối tiếp nhau thi đọc.
3. Củng cố- dặn dò 
? Qua bài , em thấy tình cảm của Đức đối với bà như thế nào?
- Dặn HS về chuẩn bị cho bài TLV Tập viết thư và phong bì thư
Toán
Thực hành đo độ dài (tiếp)
I- Mục tiêu:
 HS biết cách đo và ghi kết quả đo độ dài, củng cố so sánh đo độ dài, cách đo chiều dài.
 Rèn kỹ năng đo chiều dài, ghi kết quả và so sánh.
 Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán.
II- Đồ dùng dạy học:
- Thước mét và ê ke cỡ to.
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Lồng vào giờ
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Nội dung:
Bài tập 1:
- GV cho HS đọc mẫu (a).
- GV cho HS đọc.
- GV cho HS đọc yêu cầu.
- GV cho HS tự làm.
- Bạn nào cao nhất ? Bạn nào thấp nhất ?
* Bài tập 2:
- GV cho HS tự đo các bạn trong tổ và ghi kết quả ra giấy theo mẫu SGK.
- GV cùng HS chữa bài.
- Phần b: GV cho HS tìm phần kết quả để biết ai cao, ai thấp.
3. Củng cố dặn dò:
GV đánh giá KQ hoạt động của CN, từng nhóm. 
về nhà tập đo độ dài 1 số vật xung quanh bàn học của em.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 1 HS đọc.
- 1 HS đọc, HS khác nhận xét.
- 1 HS đọc.
- 1 HS đọc, HS khác nhận xét.
- Hương cao nhất, Nam thấp nhất.
- 1 HS đọc yêu cầu phần a.
HS làm bài theo nhóm.
GV HD HS cách đo chiều cao, HS thực hành đo rồi ghi KQ. GVkiểm tra, giúp đỡ HS. 
HS sắp xếp các bạn có chiều cao từ thấp đến cao.
Mỗi HS ghi KQ vào phần bài làm của mình.
- Các tổ làm việc và nộp cho GV.
Luyện từ và câu
So Sánh - dấu chấm
I- Mục tiêu:
HS tiếp tục làm quen với một kiểu so sánh (so sánh âm thanh với âm thanh); dùng dấu chấm để ngắt câu.
 Biết so sánh các âm thanh trong câu thơ, câu văn; biết chấm thành thạo khi viết và đọc.
 Giáo dục HS có ý thức tốt học tập.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép bài 1.
- Bảng lớp chép bài tập 3.
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Nêu lại bài tập ở tiết 1.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu.
b. Nội dung: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1: GV treo bảng phụ.
- GV giải thích về cây cọ.
- GV cho HS làm vở bài tập.
- GV cùng HS chữa bài.
Bài tập 2:
- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi trong vở bài tập.
- GV cùng HS chữa bài.
- GV kết luận lời giải đúng:
Tiếng suối - Tiếng đàn cầm.
Tiếng suối - Tiếng hát xa.
Tiếng chim - Tiếng xoá ... đồng
? Những câu thơ câu văn nói trên tả cảnh thiên nhiên ở những vùng nào trên đất nước ta?
* Bài tập 3:
- GV cho HS làm vở bài tập.
- GV cùng HS chữa bài.
- GV kết luận:
Trên nương, ... việc. Người ...... cày.
Các ... ngô. Các ... lá. Mấy ... cơm.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS làm vở bài tập.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS làm việc - Đại diện nhóm trả lời câu hỏi.
- HS đọc lại.
- Cảnh Côn Sơn- Chí Linh nơi Nguyễn Trãi về ở ẩn.
- Cảnh rừng ở chiến khu Việt Bắc.
- Cảnh vườn chim ở Nam Bộ.
Đó là những cảnh thiên nhiên rất đẹp trên đất nước ta.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 1 HS lên bảng.
- HS đọc lại cho đúng.
3. Củng cố- dặn dò:
- HS lấy Vd về kiểu so sánh âm thanh với âm thanh.
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
Chiều Tiếng Việt (tăng) 
Ôn LT- C: Ôn tập câu: Ai làm gì ?
I- Mục tiêu : 
 Củng cố, ôn tập cho HS kiểu câu : Ai làm gì ?
 Rèn luyện kĩ năng nói: Kể về người hàng xóm.
 Có ý thức lựa chọn từ ngữ trong diễn đạt.
II- Đồ dùng dạy học:
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào giờ.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu:
b. Nội dung:
Ôn tập câu : Ai làm gì ?
Bài 1 : Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? Gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi: Làm gì? trong các câu sau:
Các bạn nam đang chơi đá bóng.
Những chú chim non đang chuyền từ cành nọ sang cành kia.
Chúng em đang chăm chú nghe cô giáo giảng bài.
Bài 2 : Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây :
 Chú cá heo này đã cứu sống một phi công.
 Bác để hộ cái kho báu ấy vào một góc lò nung.
 Sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn.
Bài 3: Kể về người hàng xóm ( trong đó có sử dụng kiểu câu Ai-làm gì?.
 GV gợi ý.
 HS chuẩn bị trong 3 phút. 
 Cả lớp và GV nhận xét.
Từng cặp HS kể cho nhau nghe.
3, 4 HS thi kể trước lớp.
 GV cùng lớp nhận xét, bình chọn.
3.Củng cố, dặn dò :
 Ghi nhớ mẫu câu: Ai làm gì ? 
 Về xem lại bài 
 HS đọc y/c
HS viết vào vở sau dùng bút chì gạch chân.
3 HS chữa bài, lớp nhận xét.
 HS nêu y/c
 Làm bài vào  ...  bảng.
 HS lên bảng.
 HS làm bảng con theo nhóm.
 Chữa bài, nhận xét.
 HS đọc y/c.
HS làm vở.
Chấm chữa bài, nhận xét.
 HS đọc y/c.
HS làm vở.
Chấm chữa bài, nhận xét.
Tiếng Việt (tăng)
Luyện đọc: Quê hương
I- Mục tiêu:
 HS đọc đúng, đọc to, rõ ràng, rành mạch. Học thuộc lòng bài thơ.
 Đọc phát âm đúng các từ ngữ: Trèo hái, rợp bướm vàng bay, nón lá, nghiêng che, 
- Ngắt đúng nhịp 2/4 hoặc 4/2.
 - Nhấn giọng ở các từ gợi tả: Chùm khế ngọt, đường đi học, rợp bướm vàng bay, - Hiểu được một số từ ngữ: Cầu tre, nón lá.
 Giáo dục HS thấy đợc sự đẹp giản dị, thân thuộc của cảnh vật quê hương; HS thấy yêu quê hương.
II- Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ SGK.
III- Hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ: 
HS đọc bài: Giọng quê hương.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung: * Luyện đọc:
- GV đọc lần 1.
- HS đọc nối tiếp 2 dòng thơ.
- HD đọc đúng 1 số từ ngữ (mục 1).
- GV cho HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ.
- HD đọc ngắt nhịp, nhấn giọng.
Quê hương/ là con ... biếc/
Tuổi thơ / .... đồng /
Quê hương / ...... nhỏ /
Êm đềm .... nước / ....... sông /
- GV giảng để HS hiểu, nón lá.
- Yêu cầu HS đọc thi 2 khổ thơ
* Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- GV cho đọc thầm 3 khổ thơ đầu 
? Nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương?
- GV cho đọc thầm khổ thơ cuối. 
? Vì sao quê hương được so sánh với mẹ?
- GV cho HS đọc 2 dòng cuối.
- Em hiểu ý 2 dòng thơ đó thế nào ?
* Học thuộc lòng bài thơ.
- HD đọc thuộc từng khổ thơ.
- HD thi đọc thuộc.
3. Củng cố dặn dò:
- Về học thuộc bài thơ.
- Chuẩn bị bài sau.
 3 HS đọc bài, TLCH.
- HS theo dõi.
- HS đọc nối tiếp.
- HS đọc - cả lớp đọc.
- 4 HS đọc.
- 2 HS đọc thi, nhận xét.
- HS đọc thầm . 
- HS trả lời, nhận xét.
- HS đọc thầm . 
- HS trả lời, nhận xét.
- 1 HS đọc to.
- HS giải thích theo ý hiểu.
- HS đọc nhiều lần cho nhớ.
Tự nhiên và xã hội
Họ nội; họ ngoại
I- Mục tiêu:
 HS giải thích được thế nào là họ nội, họ ngoại biết cách xưng hô đúng với mọi người trong họ nội, họ ngoại.
HS K- G: Giới thiệu được về họ nội, họ ngoại của mình.
 Không phân biệt họ nội, họ ngoại trong ứng xử.
Giáo dục HS yêu quý mọi người trong họ nội, họ ngoại.
II- Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ SGK.
III- Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
Gia đình em gồm mấy thế hệ?
Hãy giới thiệu về các thế hệ trong gia đình mình
2. Bài mới:
a. Giới thiệu: Nêu mục tiêu bài học
b. Nội dung:
* Hoạt động 1: 
- GV yêu cầu quan sát tranh SGK.
- GV nêu câu hỏi để HS thấy được Hương cho các bạn xem ảnh của ông bà ngoại, mẹ và các bác. (tương tự đối với Quang).
- GV hỏi thêm ông bà nội ngoại sinh ra ai trong ảnh.
- GV nêu câu hỏi để HS trả lời được những ai là họ nội, họ ngoại.
- GV nhận xét, kết luận.
+ Ông sinh ra bố và các anh chị em ruột của bố, các con của họ - họ nội.
+ Ông sinh ra mẹ và các anh chị em ruột của mẹ, các con của họ - họ ngoại.
* Hoạt động 2 (HS K- G)
- Yêu cầu HS giới thiệu về họ nội, họ ngoại của mình và cách xưng hô với anh chị em của bố, mẹ và các con của họ.
- GV cùng HS nhận xét.
* Hoạt động 3:
- HS đóng vai các tình huống khi có người trong họ nội hay họ ngoại đến chơi mà bố mẹ đi vắng, hoặc họ bị ốm em cùng bố mẹ đến thăm.
- GV nhận xét và chọn nhóm đóng vai tốt nhất.
+ GV kết luận: Những người trong họ nội, họ ngoại của mình là nhhững người ruột thịt nên phải yêu quý quan tâm giúp đỡ.
3. Củng cố dặn dò.
- Nhắc HS biết cách ứng xử, xưng hô với mọi người ruột thịt của mình cho đúng.
2 HS lên bảng
Nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát tranh.
- HS suy nghĩ và trả lời.
- HS quan sát tranh SGK trả lời,
 HS khác nhận xét.
- HS trả lời câu hỏi.
- 1 vài HS nhắc lại.
- HS hoạt động cá nhân.
- Đại diện nhóm nói lại.
- HS lên đóng vai.
- HS khác nhận xét.
- HS nhắc lại.
Thứ sáu ngày 05 tháng 11 năm 2010
Sáng Chính tả 
Nghe viết: Quê hương
I- Mục tiêu:
 HS nghe, viết 3 khổ thơ đầu của bài thơ: Quê hương
- Tập giải những câu đố.
 Rèn kỹ năng nghe để viết các chữ có vần khó. Biết viết hoa đúng chữ cái đầu tên bài, đầu dòng thơ.
 Giáo dục HS có ý thức trong học tập.
II- Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ chép 2 lần bài 2.
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 3 HS lên bảng viết: Quả xoài, nước xoáy, đứng lên, ...
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu.
b. Nội dung: Hướng dẫn HS viết chính tả.
- GV đọc thong thả, rõ ràng 3 khổ thơ đầu.
Nêu những nội dung bài ?
- Những hình ảnh gắn liền với quê hương là gì ?
- Những chữ nào phải viết hoa ?
- HD viết chữ ghi tiếng khó.
- HD HD nhận xét chính tả.
+ Bài thơ viết theo thể thơ gì ?
+ Những chữ nào cần viết hoa ?
+ Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở ?
- GV đọc cho HS viết.
- GV thu chấm và chữa bài.
* Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 2: GV treo bảng phụ.
- HD làm vở bài tập.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài tập 3a: 
- GV cho HS làm việc theo nhóm đôi.
- GV cùng HS nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
- GVtóm tắt nội dung bài.
- Về viết lại bài cho đẹp.
 HS viết bảng con.
- HS nghe GV đọc;
 2 HS đọc lại, HS khác theo dõi.
- 1 HS trả lời.
- 1 HS: Chùm khế.
- 1 HS nêu.
- HD viết bảng và đọc lại.
- HS viết bài.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- 2 HS lên làm bài trên bảng phụ, dưới làm vở bài tập.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS hoạt động theo nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời.
Toán
Bài toán giải bằng hai phép tính
I- Mục tiêu:
 HS biết cách giải bài toán bằng hai phép tính.
 Rèn cách giải và cách trình bày bài giải.
 Giáo dục HS có ý thức trong học tập, tự tìm tòi, phát hiện.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ SGK.
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào giờ
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ dạy.
b. Nội dung:
 HS quan sát tranh minh hoạ.
Bài toán 1:
- GV hỏi để hướng dẫn HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ (chú ý phần ứng với 1 cái kèn).
- HD cách tìm lời giải và phép tính.
- GV ghi bảng.
Bài toán 2:
- HD tóm tắt.
- GV hướng dẫn để HS biết tìm phép tính tương ứng, nêu lời giải.
- GV cho HS nhận xét 2 bài toán rút ra kết luận bài toán giải hai phép tính.
Luyện tập:
Bài tập 1:
- GV cho HS tóm tắt và giải nháp.
- GV cho HS nhận xét bài của nhau.
Bài tập 3:
- Nhìn tóm tắt nêu nội dung bài toán.
- Hướng dẫn giải bài toán.
- GV cùng HS chữa bài.
Bài tập 2:(HS K- G)
- Hướng dẫn để tìm cách tóm tắt.
- HD tìm cách giải và giải vở.
- GV cùng HS chữa bài và chấm.
3. Củng cố dặn dò:
- GV tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc HS về làm lại vở bài tập.
 Hs nêu tên bài học.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác đọc thầm.
- HS nêu cách tóm tắt.
- HS nêu lời giải, phép tính.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác đọc thầm.
- HS tóm tắt nháp, HS kiểm tra nhau.
- HS nêu lời giải, phép tính và nhận xét.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- HS làm việc trên nháp.
- 1 HS chữa trên bảng.
- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.
- HS làm nháp, 1 HS lên bảng.
- HS làm nháp, 1 HS chữa.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 2 HS nêu, nhận xét.
- HS giải vở, HS kiểm tra chéo.
Tập làm văn
Tập viết thư và phong bì thư
I- Mục tiêu:
 HS viết 1 bức thư ngắn (khoảng từ 4 câu) để thăm hỏi, báo tin cho người thân. Biết ghi phong bì thư.
 Trình bày đúng hình thức, diễn đạt rõ ý, đặt câu đúng.
 Rèn kỹ năng viết: viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn, diễn đạt rõ ràng.
 Giáo dục HS có tình cảm đối với người thân. Có ý thức trong học tập.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép phần gợi ý.
- Một bức thư và phong bì thư viết mẫu.
- Mỗi HS 1 phong bì và 1 tờ giấy để thực hành.
III- Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
 1 HS đọc bài “Thư gửi bà”.
 Nêu nhận xét cách trình bày.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung: Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài tập 1: GV treo bảng phụ.
- Em sẽ viết bức thư cho ai ?
- GV gọi HS làm mẫu, nói về bức thư mình viết theo gợi ý.
- Một bức thư có mấy phần ?
- GV gợi ý để HS nêu từng phần.
- GV cho HS viết vở bài tập.
- GV cùng HS nhận xét, cho điểm.
- GV đọc bức thư mẫu đã chuẩn bị.
Bài tập 2:
- GV cho HS quan sát phong bì viết mẫu trong SGK.
- GV cho HS nêu cách trình bày.
- GV cho HS trình bày trên giấy rời.
- GV chữa và kết luận.
- GV cho HS viết vào phong bì thật.
- GV cho đổi chéo, nhận xét.
3. Củng cố-Dặn dò: 
-2 HS nhắc lại cách viết thư và phong bì.
- Về hoàn thiện lại bài trong vở bài tập. 
 Nhận xét, bổ sung.
 HS nêu tên bài học
- 1 HS đọc yêu cầu, đọc phần gợi ý.
- Từ 4 - 5 HS trả lời.
- 1 HS, HS khác nhận xét.
- Phần đầu thư, nội dung, phần cuối.
- HS viết vở bài tập - đọc trước lớp.
- HS nghe và nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát và trao đổi với bạn.
- HS trả lời, nhận xét.
- HS thực hành, GV cho HS nhận xét.
- HS viết phong bì.
Sinh hoạt
Phát động phong trào thi đua:
 Hoa điểm 10 mừng ngày 20- 11
I - Mục tiêu: 
 HS thấy được kết quả học tập và rèn luyện trong tuần của mình, của bạn.
 Phát động thi đua theo chủ điểm của tháng 11: Hoa điểm 10 dâng thầy cô giáo
II . Nội dung
 Tổ chức cho HS buổi sinh hoạt( cuộc họp) dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
- Lớp trưởng nhận xét ưu, khuyết điểm về học tập của lớp trong tuần
- Các tổ trưởng tổ bổ sung hoạt động tổ
- Cá nhân nêu ý kiến.
 GV nêu nhận xét chung về các mặt :
 Giáo viên nhận xét buổi sinh hoạt, phát động thi đua theo chủ điểm của tháng
1. Nhận xét kết quả học tập và rèn luyện trong tuần
- Tích cực học tập , rèn luyện trong các giờ học.
- Duy trì mọi nền nếp lớp, tham gia các hoạt động ngoài giờ đầy đủ.
- Một số bạn gương mẫu trong học tập, và các hoạt động khác của lớp: 
Hường, Ngọc Anh, Đảng
- Có nhiều bạn học tập chăm chỉ, có nhiều tiến bộ : Hường; Hương
* Tồn tại:
- Còn hiện tượng mất trật tự chưa chú ý nghe giảng: Hoàn; An
- Còn có bạn chưa học bài ở nhà, và chưa chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp nên kết quả học tập chưa cao: Hoan, Bình.
- Còn nhiều bạn chữ viết bẩn, không cẩn thận: Diễm, Hoan ...
- Các bạn có tên trên cần rút kinh nghiệm tuần sau 
 2. Phát động phong trào thi đua: Hoa điểm 10 dâng thầy cô giáo
Thời gian từ 8/ 11 đến 19/11
Thi đua giành nhiều điểm 10 kính tặng thầy, cô giáo nhân ngày 20- 11
Tổng kết vào tiết HĐTT ngày 19- 11
 3. Sinh hoạt Sao nhi đồng- Sinh hoạt văn nghệ
 Lớp trưởng, lớp phó tự điều hành: Văn nghệ chào mừng 20- 11
Chiều: Đ/c Nhuần soạn giảng 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 10(8).doc