Giáo án dạy thêm Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021

Giáo án dạy thêm Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021

1. Hoạt động khởi động

- Ổn định lớp

- KTBC: Gọi 1 HS lên bảng làm

36405 kg thóc : 3 kho

84945kg thóc : .kho?

- Nhận xét

- Hát

- 1 HS thực hiện, lớp làm nháp

2. Hoạt động luyện tập:

a. Giới thiệu bài:

- Nêu tên bài

b. Giải toán

Bài 1: Toán giải

- Hướng dẫn HS giải toán theo hai bước theo

+ Bước 1: Tìm số HS trong mỗi bàn học.

+ Bước 2: 2 HS một bàn, 36 HS thì cần bao nhiêu bàn học.

- Yêu cầu HS tự làm, 1 HS làm trên bảng

Tóm tắt:

 48 cái đĩa : 8 hộp

 30 cái đĩa : hộp?

- Yêu cầu nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- Nhận xét, chốt lại

- Đọc yêu cầu đề bài.

- Phát biểu tìm cách làm

- Cả lớp làm bài vào vở 1 HS lên bảng

Bài giải

Số cái đĩa trong mỗi hộp là:

48: 8 = 6 (cái)

Số hộp cần có để chứa hết 30 cái đĩa là:

30: 6 = 5 (hộp)

Đáp số: 5 hộp đĩa.

- Nhận xét.

Bài 2: Toán giải

- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán và tự làm.

- Mời 1 HS lên bảng sửa bài.

Tóm tắt:

 45 học sinh xếp : 9 hàng

 60 học sinh xếp : hàng?

- Nhận xét, chốt lại

- Chú ý HS về đơn vị tính của 2 bước tính - Đọc yêu cầu đề bài.

- Cả lớp làm bài vào vở

- 1 HS lên bảng sửa bài.

Bài giải

Số học sinh trong mỗi hàng là:

45: 9 = 5 (học sinh)

Số hàng 60 học sinh xếp được là:

60: 5 = 12 (hàng)

Đáp số: 12 hàng.

- Nhận xét bài của bạn.

c. Giá trị biểu thức

Bài 3: Mỗi số trong ô vuông là giá trị của biểu thức nào?

- Chia HS thành 2 nhóm nhỏ. Cho các em chơi trò chơi “Ai nhanh”:

- Yêu cầu: Các nhóm sẽ lên thi làm bài tiếp sức. Trong thời gian 3 phút, nhóm nào làm xong, đúng sẽ chiến thắng.

- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc

- Đọc yêu cầu đề bài.

- Các nhóm thi làm bài với nhau.

56 : 7 : 2 = 4

48 : 8 x 2 = 12 36 : 3 x 3 = 36

48 : 8 : 2 = 3 4 x 8 : 4 = 8

- Nhận xét.

3. Hoạt động mở rộng tìm tòi:

- Nhắc lại nội dung bài học

- Nhận xét tiết học

- Giao việc: Xem lại bài. Chuẩn bị: luyện tập.

- Phát biểu

- Lắng nghe

- Nhận việc

 

doc 42 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 325Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7
Ngày dạy:thứ2,22/6/2020
TĐ - KC - TIẾT 25 + 26
SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG 
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội; giải thích các hiện tượng thiên nhiện và ước mơ bay lên cung trăng của loài người. 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. Kể lại được tửng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý.
- HS ý thức luôn sống vui vẻ, biết yêu quý cuộc sống xung quanh
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ, tranh minh họa SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động
- Ổn định lớp
- KTBC: Gọi 2 HS đọc bài Mặt trời xanh của tôi và TLCH
- Nhận xét
- Ổn chỗ ngồi
- Thực hiện
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
a. Giới thiệu bài: qua tranh
- Nêu tên bài
b. Luyện đọc
- GV đọc mẫu (diễn cảm) toàn bài.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Cho HS luyện đọc từng câu (2 lượt)
- Cho HS luyện đọc từng đoạn trước lớp.
- GV nhắc nhở HS ngắt nghỉ hơi giữa các cụm từ. Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới: tiều phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt, chứng
- Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Gọi đại diện 1 số nhóm đọc
- GV nhận xét.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- HS lắng nghe.
- HS tiếp nối nhau đọc.
- HS đọc tiếp nối: 3 đoạn
- Giải nghĩa từ
- HS đọc trong nhóm
- Đại diện đọc
- 1 HS đọc toàn bài.
c. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và TLCH:
+ Nhờ đâu chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý?
- Yêu cầu HS đọc thầm, thảo luận nhóm và TLCH:
+ Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì?
+ Thuật lại những việc đã xảy ra với vợ của chú Cuội?
+ Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng?
+ Em tưởng tượng chú Cuội sống trên cung trăng như thế nào? Chọn một ý em cho là đúng
- 1 HS đọc
+ Do tình cờ thấy hổ mẹ cứu sống hổ con bằng lá thuốc, Cuội đã phát hiện ra cây thuốc quý.
+ Cuội dùng cây thuốc để cứu sống mọi người. Cuội đã cứu sống được rất nhiều người, trong đó có con gái của một phú ông, được phú ông gả con cho.
+ Vợ Cuội bị trượt chân ngã vỡ đầu. Cuội rịt thuốc vợ vẫn không tỉnh lại nên nặn một bộ óc bằng đất sét, rồi mới rịt thuốc. Vợ Cuội sống lại nhưng từ đó mắc chứng hay quên.
+ Vì vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc, khiến cây bay lên trời. Cuội sợ mất cây, nhảy bổ tới, túm rễ cây. Cây thuốc cứ bay lên, đưa Cuội lên tận cung trăng.
- HS thảo luận, trao đổi về lí do chọn ý a, b, c. các em có thể chọn ý a, c với các lý do: 
+ Sống trên cung Trăng, chú Cuội rất buồn vì nhớ nhà. Trong tranh, chú ngồi bó gối, vẻ mặt rầu rĩ.
+ Chú Cuội sống trên cung trăng rất khổ vì mọi thứ trên mặt trăng rất khác Trái Đất. Chú cảm thấy rất cô đơn, luôn mong nhớ Trái Đất 
- Cho HS tìm hiểu nội dung câu chuyện
- Nx, chốt nội dung	
- Cùng nhau trao đổi tìm hiểu nội dung câu chuyện
TIẾT 2
3. Hoạt động luyện tập
- GV hướng dẫn đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
- Đọc diễn cảm đoạn 3
- Gọi 3 HS đọc trước lớp.
- Cho HS thi đọc toàn bộ câu chuyện
- Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
- Theo dõi
- Nghe mẫu
- 3 HS tiếp nối nhau đọc
- 2 HS đọc toàn bộ câu chuyện
KỂ CHUYỆN
- GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào các gợi ý trong SGK kể được tự nhiên từng đoạn của câu chuyện
- Gọi HS tập kể từng đoạn truyện
- Cho HS thi kể
- Cả lớp và GV bình chọn bạn kể hay nhất.
- 1 HS đọc lại gợi ý 
- Từng cặp HS tập kể 
- 3 HS thi tiếp nối nhau kể 3 đoạn của câu chuyện trước lớp.
4. Hoạt động mở rộng tìm tòi:
- Nhắc lại nội dung bài học
- GDHS: cố gắng học tập để thực hiện ước mơ của mình.
- Nhận xét tiết học
- Giao việc: Chia sẻ với người thân nội dung bài học. Chuẩn bị: Mưa.
- Phát biểu
- Lắng nghe
- Nhận việc
TOÁN - TIẾT 37
BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ 
( tiếp theo )
I. MỤC TIÊU:
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. 
- Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1; Bài 2; Bài 3.
- Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động
- Ổn định lớp
- KTBC: Có 42 cái cốc như nhau xếp đều vào 7 hộp. Hỏi 5 hộp như thế thì có bao nhiêu cái cốc ?
- Nhận xét
- Hát
- 2 HS thực hiện, lớp làm nháp
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
a. Giới thiệu bài:
- Nêu tên bài
b. Hướng dẫn giải bài toán
- Tóm tắt bài toán:
 35l: 7 can
 10l:  can?
- Hướng dẫn HS lập kế hoạch giải toán.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- Hướng dẫn HS tìm:
+ Số l mật ong trong mỗi can.
+ Tìm số can chứa 10 lít mật ong.
- Hỏi:
+ Muốn tìm mỗi can chứa mấy l mật ong phải làm phép tính gì?
+ Muốn tìm số can chứa 10 lít mật ong phải làm phép tính gì? 
- Nêu cụ thể các bước giải 
- Gọi HS lên bảng giải
+ Trong bài toán trên, bước nào được gọi là bước rút về đơn vị ?
* GV giới thiệu: Các bài toán liên quan đến rút về đơn vị thường được giải bằng hai bước:
+ Bước 1: Tìm giá trị của một phần trong các phần bằng nhau ( thực hiện phép chia).
+ Bước 2: Tìm số phần bằng nhau của một giá trị ( thực hiện phép chia).
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- 1 HS đọc đề toán
- Phát biểu cá nhân
+ Thực hiện phép chia: 35 : 7 = 5 ( l )
+ Thực hiện phép chia: 10:5=2 ( can )
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở nháp
+ Bước tìm số lít mật ong trong 1 can gọi là bước rút về đơn vị.
- Nhiều HS nhắc lại
3. Hoạt động luyện tập
Bài 1: Toán giải
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
+ Vậy trước hết chúng ta phải làm gì?
+ Biết 5 kg đường đựng trong 1 túi, vậy 15kg đường đựng trong mấy túi?
- Yêu cầu HS tự làm, 1 HS làm trên bảng
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Nhận xét, chốt lại
- Đọc yêu cầu đề bài.
+ Bài toán cho biết 40kg đường đựng đều trong 8 túi.
+ Bài toán hỏi 15kg đường đựng trong mấy túi.
+ Dạng toán có liên quan đến rút về đơn vị
+ Phải tìm số đường đựng trong 1 túi: 40 : 8 = 5 ( kg )
+ 15 kg đường đựng trong 15 : 5 = 3 ( túi )
- Cả lớp làm bài vào vở, 1HS lên bảng sửa bài.
Bài giải
Số ki-lô-gam đường đựng trong mỗi túi là:
40: 8 = 5 (kg)
Số túi cần để đựng hết 15kg đường là:
15: 5 = 3 (túi)
Đáp số: 3 túi.
- Nhận xét.
Bài 2: Toán giải
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán và tự làm.
- Mời 1HS lên bảng sửa bài.
- Nhận xét, chốt lại
- Đọc yêu cầu đề bài.
- Cả lớp làm bài vào vở
Tóm tắt
24 cúc áo: 4 cái áo
42 cúc áo:cái áo?
- 1 HS lên bảng sửa bài.
Bài giải
Số cúc áo cần cho một chiếc áo là:
24 : 4 = 6 ( cúc áo )
Số áo loại đó dùng hết 42 cúc áo là:
42 : 6 = 7 ( cái áo )
Đáp số: 7 cái áo.
- Nhận xét bài của bạn.
Bài 3: Cách nào làm đúng cách nào làm sai
- Chia HS thành 2 nhóm nhỏ. Cho các em chơi trò chơi “Ai nhanh”:
- Yêu cầu: Các nhóm sẽ lên thi làm bài tiếp sức. Trong thời gian 3 phút, nhóm nào làm xong, đúng sẽ chiến thắng.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. 
- Đọc yêu cầu đề bài.
- Các nhóm thi làm bài với nhau.
 a,d đúng
 b,c sai
- Nhận xét.
4. Hoạt động mở rộng tìm tòi:
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Giao việc: Xem lại bài. Chuẩn bị: Luyện tập.
- Phát biểu
- Lắng nghe
- Nhận việc
Buổi chiều
ĐẠO ĐỨC - TIẾT 7
Dành cho địa phương
VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
- HS biết môi trường trong sạch sẽ mang lại cho con người sức khỏe.
- HS biết bảo vệ môi trường để môi trường không bị ô nhiễm.
- HS có thái độ phản đối những hành vi phá hoại môi trường sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ, đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động khởi động
- Ổn định lớp
- KTBC: Gọi HS làm BT6 của tiết trước
- Nhận xét
- Hát
- 2 HS thực hiện
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
a. Giới thiệu bài:
- Nêu tên bài
b. Báo cáo kết quả điều tra
- Yêu cầu lớp vẽ tranh mô tả môi trường nơi em đang sống.
- Mời lần lượt từng em mô tả lại bức tranh môi trường em vẽ.
+ Theo em nơi mình đang sống có phải là môi trường trong sạch không?
+ Em đã tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường sạch đẹp như thế nào? 
- GV lắng nghe nhận xét và bổ sung nếu có .
- Lớp làm việc cá nhân, nhớ hình dung lại môi trường nơi mình đang ở để vẽ tranh.
- Lần lượt từng em lên giới thiệu bức tranh của mình trước lớp.
- Tự nêu lên nhận xét về môi trường nơi đang ở
- Giữ vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi, tiêu tiểu đúng nơi quy định, 
3. Hoạt động luyện tập
a. Thảo luận theo nhóm
- Yêu cầu các nhóm mỗi nhóm trao đổi bày tỏ thái độ đối với các ý kiến do GV đưa ra và giải thích.
- Lần lượt nêu các ý kiến thông qua phiếu như trong sách GV .
- Mời đại diện từng nhóm lên trả lời trước lớp trước lớp. 
- Nhận xét đánh giá về kết quả công việc của các nhóm.
* GV kết luận.
- Lớp chia ra từng nhóm và thảo luận theo yêu cầu của GV .
- Lần lượt các nhóm cử đại diện lên giải quyết và nêu thái độcủa nhóm mình cho cả lớp cùng nghe.
- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét ý kiến nhóm bạn.
- Lớp bình chọn nhóm có cách giải quyết hay và đúng nhất.
b. Xử lí tình huống 
- Yêu cầu các nhóm HS thảo luận tìm cách xử lí tình huống và sắm vai thể hiện.
+ Tình huống 1: Em và Nam cùng nhau đi dọc bờ suối. Bổng Nam dừng lại, nhặt một vỏ hộp thuốc sâu quẳng xuống sông cho nó trôi bập bềnh. Nam còn nói: ”Nước sạch ở đây chẳng bao giờ bị bẩn đâu, chỗ này bị bẩn rồi sẽ trôi đi chỗ khác, chẳng việc gì phải lo”- Trong trường hợp đó, em sẽ làm gì?(hoặc nói gì?).
+ Tình huống 2: Mai và An đang đi trên đường phố thì phát hiện 1 chỗ ống nước sạch bị rò rỉ. Nước chảy ra khá nhiều và nhanh. Mai định dừng lại xem xét thì An cau lại: ”Ôi dào, nước này chẳng cạn được đâu. Cậu lo làm gì cho mệt”. Nếu em là Mai em sẽ làm gì?
- Yêu cầu HS trình bày cách xử lí.
- Các nhóm thảo luận tìm giải đáp cho từng trường hợp. Chẳng hạn:
+ Trường hợp 1: Giải thích cho Nam rằng làm như thế sẽ làm cho những người ở phía dưới nguồn phải dùng nước ô nhiễm. Như thế là không tốt. Em sẽ cùng Nam vớt hộp lên vứt vào đống rác (nếu không em có thể làm một mình và nhờ cô giáo nhắc nhở bạn Nam).
+ Trương hợp2: Xem chỗ rò rỉ to hay nhỏ. Nếu nhỏ nhờ người bịt lại rồi đi báo cho thợ sữa chữa. Giải thích cho An nghe về sự cần thiết phải tiết kiệm nước.
4. Hoạt động mở rộng tìm tòi:
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Giao việc: Xem lại b ... a xe đạp.
- Đội bóng đá quốc gia Việt Nam đã thi đấu rất tốt tại vòng loại giải bóng đá Châu Á. Các cầu thủ trên sân tranh bóng rất nhanh, chuyền chính xác cho đồng đội. Môn bóng đá là môn thể thao thu hút đông đảo khán giả.
- Hát
- Lắng nghe
- Nhận việc
Cổ vũ, chạy, bóng ném, đá bóng, đánh cờ, cờ vua, nhảy xa, bơi, thi đua, giải nhất.
- Võ thuật
- Đua xe đạp
- Bóng đá
HĐ 2: Tìm từ
BT1: a. Viết tiếp những từ ngữ chỉ các môn thể thao: (môn) bóng chuyền,...
b. Viết tiếp những từ ngữ chỉ dụng cụ thể thao: (trái) bóng, (quả) tạ,
BT2: Tìm những tiếng có khả năng kết hợp với các tiếng sau đây để gọi tên các môn thể thao: 
- Bóng.............................................................
- Nhảy.............................................................
- Chạy.............................................................
- Nhảy.............................................................
- Đua...............................................................
- Vận động viên..............................................
- bóng đá, lướt ván, trượt băng, trượt tuyết,
- ván trượt, cầu, quả bóng, vợt,
- Bóng bàn
- Nhảy dù
- Chạy việt dã
- Nhảy dây
- Đua xe moto
- Vận động viên thể hình
3. Hoạt động mở rộng tìm tòi:
- GDTT: tham gia vào các hoạt động thể thao
- Nhận xét tiết học
- Giao việc: Xem lại bài. Chuẩn bị bài mới.
- Ghi nhớ
- Lắng nghe
- Nhận việc
LUYỆN TOÁN 
Bài Tập Cuối Tuần
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về 4 phép tính; tính nhẩm; tìm thành phần chưa biết; giải toán bằng 2 cách.
- Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
- Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ, phiếu bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
- Hát
- Lắng nghe.
2. Hoạt động luyện tập:
a. Giao việc
- GV giới thiệu các bài tập, yêu cầu HS trung bình và khá tự chọn đề bài
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
- HS quan sát và chọn đề bài.
- HS lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc
b. Ôn luyện
Bài 1. Tính nhẩm:
a) 90000 - (40000 + 10000) = .
c) 3000 x 2 : 3	= . 
b) 90000 - 40000 - 10000 	= .
d) 3000 : 3 x 2 	= .
Kết quả:
a) 90000 - (40000 + 10000) 	= 40000
c) 3000 x 2 : 3	= 2000
b) 90000 - 40000 - 10000 	= 40000
d) 3000 : 3 x 2 	= 2000
Bài 2. Đặt tính rồi tính :
14070 : 6	7003 : 5
2509 5	 9874 – 3579
Bài 3. Tìm x :
	a) 1789 + x = 2010	b) x x 4 = 2052
a) 1789 + x = 2010	 	b) x x 4 = 2052
	 x = 2010 - 1789	x	 = 2052:4
	 x	= 221 x = 513
Bài 4. Nhà máy sản xuất được 30000 chiếc lốp xe. Đợt đầu nhà máy đã bán được 12000 chiếc lốp, lần sau bán được 8000 chiếc lốp. Hỏi nhà máy còn lại bao nhiêu chiếc lốp ? (Giải bằng 2 cách khác nhau)
Cách 1: 	
Số lốp xe đã bán 2 đợt là:
12000 + 8000 = 20000 (chiếc)
Số lốp còn lại là:
30000 - 20000 = 10000 (chiếc)
Đáp số: 10000 chiếc.
Cách 2: 	
Số lớp xe còn lại sau khi bán đợt 1 là:
30000 - 12000 = 18000 (chiếc)
Số lốp xe còn lại sau 2 đợt bán là:
18000 - 8000 = 10000 (chiếc)
Đáp số: 10000 chiếc.
c. Sửa bài
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- GV chốt đúng - sai.
3. Hoạt động mở rộng tìm tòi:
- Nhắc lại nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học
- Giao việc: Xem lại bài.
- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.
- HS nhận xét, sửa bài.
- HS phát biểu.
- Lắng nghe
- Nhận việc
TIẾNG VIỆT 
LUYỆN VIẾT : NHÂN HÓA; DẤU PHẨY, DẤU CHẤM;TỪ NGỮ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về phép nhân hóa; dấu phẩy, dấu chấm; từ ngữ về bào vệ môi trường.
- Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành, làm tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
- Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ, bài ôn luyện
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động
- Ổn định lớp
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Hoạt động luyện tập:
a. Giao việc
- GV giới thiệu các bài tập, chia nhóm theo trình độ.
- Yêu cầu HS thực hiện các bài tập được giao
b. Thực hành
- Ổn chỗ ngồi
- Lắng nghe
- HS lập nhóm.
- Nhận việc
Kết quả:
Bài 1. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu có hình ảnh nhân hóa:
	A. Một cọng rơm to, vàng óng được nhúng vào chiếc lọ nhỏ chứa đầy nước xà phòng.
	B. Mặt nước dập dềnh đàm bèo lục bình xanh với những bông hoa tim tím.
	C. Bong bóng thích giọt nước quá, định sà xuống.
Bài 2. Điền dấu phẩy hoặc dấu chấm vào ô trống cho thích hợp. Viết hoa lại chữ đầu câu:
Buổi tối hôm đó £ ông trải chiếu ra đầu hiên để hai ông cháu cùng ngắm sao £ đêm nay, trời nhiều sao quá. Đêm không trăng £ các vì sao càng sáng hơn £ bỗng một vệt lóe sáng keo đuôi dài rực lên ngang trời. Tôi reo: “Ông ơi, sao đổi ngôi!”. Nhưng ông bảo: “Không phải sao đổi ngôi mà là vệ tinh. Vệ tinh dáng dài và bay thong thả hơn sao đổi ngôi” £ tôi hồi hộp ngắm nhìn. Kìa £ một chiếc vệ tinh nữa từ phía chân trời lừ lừ bay lên £ trông như đang vỗ cánh bay len lỏi giữa các vì sao. Tôi thầm nghĩ: “Trong đốm sáng đương bay tít mù xanh trên kia có người ngồi lẫn giữa các vì sao đấy”. 
Câu có hình ảnh nhân hóa:
C. Bong bóng thích giọt nước quá, định sà xuống
Buổi tối hôm đó, ông trải chiếu ra đầu hiên để hai ông cháu cùng ngắm sao. Đêm nay, trời nhiều sao quá. Đêm không trăng, các vì sao càng sáng hơn. Bỗng một vệt lóe sáng keo đuôi dài rực lên ngang trời. Tôi reo: “Ông ơi, sao đổi ngôi!”. Nhưng ông bảo: “Không phải sao đổi ngôi mà là vệ tinh. Vệ tinh dáng dài và bay thong thả hơn sao đổi ngôi”. Tôi hồi hộp ngắm nhìn. Kìa, một chiếc vệ tinh nữa từ phía chân trời lừ lừ bay lên, trông như đang vỗ cánh bay len lỏi giữa các vì sao. Tôi thầm nghĩ: “Trong đốm sáng đương bay tít mù xanh trên kia có người ngồi lẫn giữa các vì sao đấy”.
Bài 3. Viết dưới mỗi tấm ảnh một việc mà con người đã làm để trái đất thêm giàu đẹp:
..
c. Sửa bài
- Yêu cầu đại diện các nhóm sửa bài.
- GV chốt đúng - sai.
3. Hoạt động mở rộng tìm tòi:
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Giao việc: Xem lại bài. Chuẩn bị bài mới.
- Đại diện các nhóm sửa bài theo yêu cầu
- HS nhận xét, sửa bài.
- Phát biểu
- Lắng nghe
- Nhận việc
Buổi chiều
LUYỆN VẼ 
CỦA HÀNG GỐM SỨ(tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
- HS hiểu và nêu được đặc điểm hình dạng,cách trang trí của một số đồ gốm,sứ như:lọ hoa,chậu cảnh,ấm chén,bát đĩa...
- HS nặn và tạo được mốt số sản phẩm như:lọ hoa,chậu cảnh,ấm chén ,bát đĩa...
- HS giới thiệu,nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình/của nhóm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh ảnh,hình vẽ về 1 số loại gốm sứ
- Một số loại vật dụng gốm sứ như:chén đĩa,chậu hoa...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động
- Ổn định lớp
- KTBC: Kiểm tra dụng cụ HS
- Nhận xét
- Hát
- Chuẩn bị
2. Hoạt động luyện tập
a. Giới thiệu bài:
- Nêu tên bài
b. Trưng bày giới thiệu sản phẩm
- GV cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm của mình
- Cho các nhóm thảo luận 5 đến 7 phút để chuẩn bị thuyết trình.
+ Gợi ý các HS khác tham gia đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thuyết trình tự đánh giá, cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau. 
+ Khuyến khích các nhóm thuyết trình theo phương pháp kể chuyện và minh họa.
- Trong quá trình thuyết trình có thể cho các thành viên khác trong nhóm bổ sung.
- GV và các thành viên nhóm khác có thể đặt câu hỏi thêm. Có thể dùng phương pháp phỏng vấn.
- Nhận xét khen ngợi các nhóm : Giáo dục HS thông qua các bức tranh.
- HS trưng bày sản phẩm theo hướng dẫn của GV.
- Lần lượt đại diện thành viên của mỗi nhóm lên thuyết trình về các sản phẩm trong nhóm mình theo các hình thức khác nhau, các nhóm khác đặt câu hỏi cùng chia sẻ và bổ sung cho nhóm, bạn.
- HS lắng nghe.
c. Đánh giá
- YC HS tự đánh giá bài học của mình vào sách HMT(trang 52)
- GV đánh giá, chốt lại kiến thức chung của chủ đề. Tuyên dương HS tích cực, động viên khuyến khích các HS chưa hoàn thành bài. 
- HS thực hiện đánh giá.
- HS tích vào ô hoàn thành hoặc chưa hoàn thành theo đánh giá riêng của bản thân.
- HS lắng nghe
4. Hoạt động mở rộng tìm tòi:
- GV hướng dẫn HS tạo dáng và trang trí những đồ vật mà em thích bằng các vật liệu khác mà em tìm được,sau đó hóa trang thành người bán hàng,người sản xuất để chia sẽ về sản phẩm của mình(ví dụ hình 10.5 trang 52)
- Nhận xét tiết học
- Giao việc: Xem lại bài. Chuẩn bị cho bài sau.
- HS lắng nghe và thực hiện
- Lắng nghe
- Nhận việc
TIẾNG VIỆT 
LUYỆN VIẾT: CON ĐƯỜNG LÀNG
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về phân biệt l/n; hỏi/ngã.
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả
- Hợp tác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ, bài ôn luyện
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động
- Ổn định lớp
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Hoạt động luyện tập:
a. Giao việc
- GV giới thiệu các bài tập, chia nhóm theo trình độ.
- Yêu cầu HS thực hiện các bài tập được giao
b. Bài viết
- Ổn chỗ ngồi
- Lắng nghe
- HS lập nhóm.
- Nhận việc
Buổi chiều tím hoàng hôn 
Đàn trâu về lững thững 
Bóng trăng tròn lừng lựng 
Vắt vẻo ngọn tre già... 
Ai một lần đi xa 
Con đường cong nỗi nhớ.
	Buổi sớm sương mơ màng 
	Mắt long lanh ngọn cỏ.
	Buổi trưa thơm cánh gió 
	Nâng bước em tới trường 
	Cây gạo đứng bên đường 
	Mẹ về trưa nghỉ mát.
c. Bài tập
Bài 1. Chọn chữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống :
a) (nỗi, lỗi) : buồn ;  lầm
 (nét, lét) : leo  ;  chữ
 (nương, lương) :  thiện ; rẫy
b) (kỉ, kĩ) :  lưỡng ; niệm
 (ngả, ngã) :  đường ; ba
 (chải, chãi) : vững ; .....đầu
a) - nỗi buồn, lỗi lầm
 - leo lét, nét chữ
 - lương thiện, nương rẫy
b) - kĩ lưỡng, kỉ niệm
 - ngả đường, ngã ba
 - vững chãi, chải đầu
Bài 2. Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm rồi giải câu đố :
	Qua gì nho nho
	Chín đo như hoa
	Tươi đẹp vườn nhà
	Mà cay xé lươi ?
	Là quả 
Quả gì nhỏ nhỏ
Chín đỏ như hoa
Tươi đẹp vườn nhà
Mà cay xé lưỡi ?
	 Là quả ớt
d. Sửa bài
- Yêu cầu đại diện các nhóm sửa bài.
- GV chốt đúng - sai.
3. Hoạt động mở rộng tìm tòi:
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết học
- Giao việc: Xem lại bài. Chuẩn bị bài mới.
- Đại diện các nhóm sửa bài theo yêu cầu
- HS nhận xét, sửa bài.
- Phát biểu
- Lắng nghe
- Nhận việc

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_them_lop_3_tuan_7_nam_hoc_2020_2021.doc